NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ ABI, TỐC ĐỘ LAN TRUYỀN SÓNG MẠCH VỚI MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH THEO THANG ĐIỂM SYNTAX II Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP

Đình Linh Nguyễn 1, Thị Kim Ngân Hồ 1, Đức Hùng Trần 2,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu mối liên quan giữa chỉ số huyết áp tâm thu cổ chân-cánh tay (Ankle Brachial Index – ABI), tốc độ lan truyền sóng mạch (pulse wave velocity - PWV) với mức độ tổn thương động mạch vành (ĐMV) ở bệnh nhân (BN) nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2 nhóm: nhóm bệnh gồm 60 người bị NMCT cấp và nhóm chứng gồm 33 người có cùng độ tuổi và các yếu tố nguy cơ và chụp ĐMV không tổn thương. Cả 2 nhóm đều  được đo ABI, PWV, chụp ĐMV, nhóm bệnh được đánh giá mức độ tổn thương theo thang điểm SYNTAX II. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm bệnh và nhóm chứng tương ứng là 67,05 ± 12,04 và 67,67 ± 6,80 năm. ABI của nhóm bệnh (1,04 ± 0,10) thấp hơn nhóm chứng (1,12 ± 0,13), p<0,01. PWV của nhóm bệnh (15,90 ±1,49 m/s) cao hơn nhóm chứng (13,32 ± 1,98 m/s), p<0,01. PWV ở nhóm tổn thương 1 nhánh và ≥2 nhánh tương ứng là 15,25 ± 1,09 m/s và 16,22 ± 1,57 m/s. Có sự tương quan chặt chẽ giữa PWV với điểm SYNTAX (r = 0,477; p<0,01). Kết luận: ở nhóm NMCT cấp PWV cao hơn và ABI thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa. PWV tương quan chặt chẽ với mức độ tổn thương ĐMV theo thang điểm SYNTAX II.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wang H., Naghavi M., Allen C., et al. (2016), "Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015", The Lancet, 388(10053), 1459-1544.
2. Benjamin EJ., Blaha MJ., Chiuve SE., et al. (2017), "Heart disease and stroke statistics—2017 update: a report from the American Heart Association", circulation, 135(10), e146-e603.
3. Kristian Thygesen, Joseph S. Alpert, Allan S. Jaffe, et al. (2012), "Third Universal Definition of Myocardial Infarction", Circulation, 126, 2020–2035.
4. Kim HL., Kim SH. (2019), "Pulse wave velocity in atherosclerosis", Frontiers in cardiovascular medicine, 6, 41.
5. Myslinski W., Stanek A., Feldo M., et al. (2020), "Ankle-brachial index as the best predictor of first acute coronary syndrome in patients with treated systemic hypertension", BioMed Research International, 2020.
6. Koji Y., Tomiyama H., Ichihashi H., et al. (2004), "Comparison of ankle-brachial pressure index and pulse wave velocity as markers of the presence of coronary artery disease in subjects with a high risk of atherosclerotic cardiovascular disease", Am J Cardiol, 94(7), 868-72.
7. Alarhabi A.Y., et al. (2009), "Pulse Wave Velocity as a marker of severity of coronary artery disease" J Clin Hypertens (Greenwich): 17-21.
8. Linh Phan Đồng Bảo (2013), Nghiên cứu đặc điểm tổn thương mạch vành và vận tốc sóng mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có bệnh mạch vành;, Đại học y dược Huế, Bộ y tế.
9. Chung CM., Tseng Y., Lin YS., et al. (2015), "Association of brachial-ankle pulse wave velocity with atherosclerosis and presence of coronary artery disease in older patients", Clinical interventions in aging, 10, 1369.
10. Zhang F., Liu J., Huang W., et al. (2013), "Associations of SYNTAX score with serum homocysteine and brachial-ankle pulse wave velocity [J]", Journal of Chinese Practical Diagnosis and Therapy, 2.