TỶ LỆ LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ GIAI ĐOẠN SỚM ĐIỀU TRỊ NỘI TIẾT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175

Hồng Hoa Nguyễn 1,, Thị Thanh Giang Huỳnh 2, Tiến Dũng Nguyễn 1, Thị Huyền Trang Nguyễn 1
1 Đại học Y Dược TP.HCM
2 Bệnh viện Quân Y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sử dụng đồng thời các chất tương tự hormone giải phóng gonadotropin với tamoxifen ở phụ nữ tiền mãn kinh và chất ức chế thụ thể Aromatase ở phụ nữ sau mãn kinh gây mất xương nhanh và tăng nguy cơ gãy xương ở bệnh nhân ung thư vú. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thiếu xương, loãng xương ở bệnh nhân ung thư vú điều trị nội tiết đến khám tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Quân Y 175. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 105 phụ nữ mắc ung thư vú đang điều trị nội tiết tại Bệnh viện Quân Y 175 từ 01/12/2020 đến 30/05/2021. Được đo mật độ xương bằng phương pháp DXA với tiêu chuẩn thiếu xương: -1,5 ≤ T-score < -2,5 và loãng xương: T-score ≤ -2,5. Kết quả: Tình trạng thiếu xương chiếm 32,4% (KTC95%: 23,8-41,9) và loãng xương chiếm 35,2% (KTC95%: 25,7 – 44,8). Phụ nữ có độ tuổi ≥ 50 mắc ung thư vú có nguy cơ loãng xương cao hơn phụ nữ <50 tuổi gấp 5,2 lần (KTC95%: 1,1 – 26,4). Phụ nữ sử dụng thuốc nội tiết Ais có nguy cơ loãng xương cao hơn so với phụ nữ sử dụng Tamoxifen gấp 4,1 lần (KTC95%: 1,01 – 16,2). Phụ nữ có sử dụng thuốc ức chế buồng trứng nội khoa tăng nguy cơ loãng xương gấp 14,2 lần (KTC95%: 2,6 – 77,3). Kết luận: Phụ nữ có mắc ung thư vú từ 50 tuổi có sử dụng thuốc nội tiết và sử dụng thuốc ức chế buồng trứng cần tầm soát loãng xương định kỳ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. Fahad Ullah (2019), "Breast Cancer: Current Perspectives on the Disease Status", Adv Exp Med Biol. 1152, 51-64.
2. A. Muhammad (2018), "Postmenopausal osteoporosis and breast cancer: The biochemical links and beneficial effects of functional foods", Biomed Pharmacother. 107, 571-582.
3. Nguyễn Thị Hoài Châu (2001), "Khảo sát mật độ xương và tìm hiểu những yếu tố liên quan đến bệnh loãng xương của phụ nữ ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ", Tạp chí sinh lý học. 8(2), Tr 1-5.
4. S. Bailey J. Lin (2021), "The association of osteoporosis knowledge and beliefs with preventive behaviors in postmenopausal breast cancer survivors", BMC Womens Health. 21(1), 297.
5. L. F. Baccaro (2015), "The epidemiology and management of postmenopausal osteoporosis: a viewpoint from Brazil", Clin Interv Aging. 10, 583-91.
6. Hoàng Văn Dũng (2017), Nghiên cứu mật độ xương, các yếu tố nguy cơ loãng xương, sự thay đổi một số dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh được bổ sung sữa đậu nành có tăng cường viatmin D và canxi tại cộng đồng, Luận án tiến sỹ Y học, Học Viện Quân Y, Hà Nội.
7. Dương Thanh Bình (2018), "Thực trạng loãng xương ở phụ nữ mãn kinh đến khám tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới", Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình. 5.
8. Nguyễn Trung Hòa và Cs (2011), "Tỷ lệ loãng xương và một số yếu tố liên quan ở người 45 tuổi trở lên tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011", Tạp chí Y học dự phòng,. 12(7), Tr 93.