KHẢO SÁT KIẾN THỨC CỦA MẸ CÓ CON BỊ SỐT ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Ngô Anh Vinh 1,, Nguyễn Thị Mai Hoàn 1, Hồ Bích Vân 1, Nguyễn Thị Thu Hằng1, Đặng Thị Hồng Khánh 1, Lê Thị Huân 1, Trương Thị Vân Anh 1, Nguyễn Thị Huyền Sâm 1, Đinh Thị Hồng 1, Đinh Thị Vân Anh 1, Trần Anh Pháp 2, Lê Minh Thi 3
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh
3 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức của người mẹ có con bị sốt điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa thành phố Hà Tĩnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bà mẹ có con bị sốt điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Hà Tĩnh từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2021. Kết quả: Tỷ lệ các bà mẹ hiểu đúng khái niệm về sốt, chỉ định dùng thuốc hạ sốt, thời gian dùng thuốc hạ sốt lần lượt là 56%, 58% và 73%. Có 74% bà mẹ cho rằng thuốc hạ sốt có thể gây tác dụng phụ. Chủ yếu các các bà mẹ được biết kiến thức về sốt từ nhân viên y tế (91%). Trong nuôi dưỡng khi trẻ sốt, đa số các bà mẹ cho rằng cần bù dịch bằng đường uống (79%). Trong cách xử trí khi trẻ co giật, tỉ lệ đưa trẻ đến viện ngay chiếm tỉ lệ 25,3%, dùng thuốc hạ sốt đường hậu môn là 18,1%, nới lỏng quần áo là 16,4% và các biện pháp khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Có mối tương quan giữa trình độ học vấn và kiến thức của bà mẹ về thời gian dùng thuốc hạ sốt với tác dụng phụ của thuốc hạ sốt (p <0,05). Kết luận: Có mối tương quan giữa trình độ học vấn và kiến thức của bà mẹ về thời gian dùng thuốc hạ sốt với tác dụng phụ của thuốc hạ sốt (p <0,05). Cần phải tích cực tuyên truyền giáo dục, cung cấp kiến thức về sốt ở trẻ em và cách xử trí sốt tại cộng đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dong L, Jin Y, Lili Jiang, et al (2015). Fever phobia: a comparison survey between caregivers in the inpatient ward and caregivers at the outpatient department in a children’s hospital in China. BMC Pediatrics; 15(1),163-165.
2. Lipa AthamnehMarwa El-Mughrabi et.al (2014). Parents' Knowledge, Attitudes and Beliefs of Childhood Fever Management in Jordan: a CrossSectional Study. Journal of Applied Research on Children: Informing Policy for Children at Risk. 5 (1); 8-12.
3. Shalam Mohamed Hussain, Osama Al-Wutayd, Ahmed Hamad Aldosary, et al (2020). Knowledge, Attitude, and Practice in Management of Childhood Fever Among Saudi Parents. Glob Pediatr Health. 7: 1-9.
4. Michael Crocetti, Bruce Sabath , Lisa Cranmer, et al (2009). Knowledge and Management of Fever Among Latino Parents. Clinical Pediatrics. 48(2), 183-189.
5. Đặng Thị Hà, Đoàn Thị Vân (2010). Kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ có trẻ bị sốt cao đến khám tại Bệnh viện Phúc Yên. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14 (4), 173-179.
6. Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh (2013). Tìm hiểu kiến thức và hành vi chăm sóc trẻ sốt của các bà mẹ có con nhập viện tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung Ương. Tạp chí Điều dưỡng Việt Nam, Số 3, 69- 73.
7. Michael Crocetti, Bruce Sabath, Lisa Cranmer, et al (2009). Knowledge and management of fever among Latino parents. Clin Pediatr (Phila), 48(2):183-9.