NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ ST CHÊNH LÊN CÓ CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA THÌ ĐẦU Ở BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Đức Kỷ Ngô 1,, Huy Lợi Nguyễn 1, Thị Anh Thơ Trần 2, Thị Thúy Lê 2
1 Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An
2 Đại học Y Khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Nhồi máu cơ tim cấp một trong những là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, là nguyên nhân thường gặp nhất đối với đau thắt ngực ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nguy hiểm. NMCT cấp có ST chênh lên là bệnh khá phổ biến hiện nay, vì vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này. Mục tiêu: tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên có can thiệp mạch vành qua da thì đầu. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tất cả có 106 bệnh nhân được chẩn đoán NMCT cấp có ST chênh lên được can thiệp mạch vành qua da thì đầu tại Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An từ 1/2020-12/2020. Kết quả: Tuổi trung bình 71,67±13,13 tuổi. Tuổi > 60 tuổi chiếm tỷ lệ 78,3%. Nam giới có tỷ lệ 72,6% và nữ giới là 27,4%. Các yếu tố nguy cơ của nhồi máu cơ tim như THA 58,5%, rối loạn lipid máu 45,2%. Triệu chứng đau ngực là 100%, trong đó 78,3 % là đau ngực điển hình. Điểm Killip của bệnh nhân chủ yếu ở nhóm Killip I và II với tỉ lệ lần lượt là 67% và 23,6%. Tổn thương thường gặp nhất trên điện tâm đồ là NMCT vùng sau dưới với 49,1%. Có 82 trường hợp tắc hoàn toàn và 24 trường hợp hẹp trên 70% trên hình ảnh chụp động mạch vành. Tỷ lệ hẹp LAD và RCA tương đương nhau là 47,17%. Tổn thương 1 nhánh động mạch vành chiếm 64,2% nhưng cũng có đến 10,3% bệnh nhân có tổn thương 3 thân động mạch vành. Kết luận: Các bệnh nhân đều có yếu tố nguy cơ,  đặc biệt là THA và rối loạn lipid máu. Tất cả bệnh nhân khởi phát với triệu chứng đau ngực, trong đó 78,3 % là đau ngực điển hình. Vị trí tổn thương các nhánh độngng mạch vành đều gặp đặc biệt tổn thương 1 nhánh chiếm 64,2% nhưng cũng có đến 10,3% bệnh nhân có tổn thương 3 thân động mạch vành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jayaraj J.C., Davatyan K., Subramanian S.S., et al (2018). Epidemiology
of Myocardial Infarction. Myocard Infarct.
2. Sanchis-Gomar F., Perez-Quilis C., Leischik R., et al (2016). Epidemiology of coronary heart disease and acute coronary syndrome. Ann Transl Med 2016;4(13):256.
3. Nguyễn Văn Tân, Châu Văn Vinh (2019). Nghiên cứu đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân cao tuổi nhồi máu cơ tin cấp thất phải. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 23(2):176 – 181.
4. Huỳnh Kim Phượng, Trương Thành Viễn (2016). Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên bị nhồi máu cơ tim cấp kèm đái tháo đường type 2 (2016). Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 20(2):220 – 233.
5. Nguyễn Thị Thanh Trung (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng, kết quả điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại bệnh việ đa khoa Thái Bình. Y học thực hành (905). Số 2/2014, tr 16-19.
6. Lê Cao Phương Duy (2019). Hiệu quả sớm của thủ thuật hút huyết khối trong can thiệp mạch vành qua da thì đầu ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Tạp chí y học TP. Hồ Chí Minh, 23(6):83-90.
7. Trần Hòa, Vũ Văn Hoàng, Nguyễn Hữu Khoa Nguyên, Trương Quang Bình (2012). Kết quả can thiệp động mạch vành tiên phát (thì đầu) trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Bệnh viện Y Dược TP Hồ Chí Minh.Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 16(1):94-100.