@article{Đinh Lê_Thị Việt Hà_2022, title={ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH CROHN TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG}, volume={519}, url={https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/3607}, DOI={10.51298/vmj.v519i2.3607}, abstractNote={<p>Bệnh Crohn trẻ em có biểu hiện lâm sàng tại đường tiêu hoá và ngoài đường tiêu hoá đa dạng, biểu hiện cận lâm sàng, nội soi và mô bệnh học phức tạp. <strong>Mục tiêu: </strong>mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh Crohn trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 57 trẻ mắc bệnh Crohn từ 01/08/2021 đến 31/07/2022. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ nam:nữ mắc bệnh là 1,2:1. Tuổi trung vị khởi phát là 9 tuổi. Các biểu hiện lâm sàng tại đường tiêu hoá hay gặp nhất là đau bụng (80,7%), đại tiện phân máu (63,2%), mót rặn (47,4%), tổn thương hậu môn (47,4%). Các dấu hiệu cận lâm sàng thường thấy là thiếu máu (75,4%), tăng tiểu cầu (64,9%), tăng tốc độ máu lắng (41,1%), tăng CRP (63,2%) giảm albumin máu (45,6%), tăng calprotectin phân (68,4%). 100% bệnh nhân có tổn thương đường tiêu hoá dưới, 91,1% số trẻ có tổn thương đại tràng. 26,3% số bệnh nhân có hình ảnh u hạt, 52,6% có hình ảnh mô bệnh học điển hình với bệnh Crohn. <strong>Kết luận: </strong>Trẻ em mắc bệnh Crohn có biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng đa dạng. Cần kết hợp cả lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh.</p>}, number={2}, journal={Tạp chí Y học Việt Nam}, author={Đinh Lê, Nguyễn and Thị Việt Hà, Nguyễn}, year={2022}, month={tháng 11} }