@article{Nguyễn_Nguyễn_2023, title={THỰC TRẠNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN TẠI CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TÂY NGUYÊN NĂM 2012 -2014}, volume={526}, url={https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/5317}, DOI={10.51298/vmj.v526i1A.5317}, abstractNote={<p><strong>Mục tiêu:</strong> mô tả thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên năm 2012- 2014. <strong>Phương pháp:</strong> nghiên cứu hồi cứu, dựa trên số liệu của 69 trạm Y tế xã thuộc 5 tỉnh Tây Nguyên từ năm 2012-2014 về các chỉ tiêu chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bà mẹ và trẻ em. <strong>Kết quả:</strong> Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các tỉnh Tây Nguyên cho thấy số lượng sản phụ được khám thai có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ khám 1,2 và đủ 3 lần tương ứng tỷ lệ 33,3%, 32,3% và 34,4%. Phần lớn (87,4%) sản phụ được tiêm đủ 2 mũi vác xin phòng uốn ván trước sinh. Tỷ lệ sản phụ sinh tại Trạm đạt thấp 27,6%. Tỷ lệ sản phụ được chuyển tuyến là 25,0%. Tỷ lệ sản phụ sinh tại nhà có nhân viên y tế giúp đỡ (kể cả bà đỡ/mụ vườn) 47,4%. Tỷ lệ được tiêm chủng đầy đủ chung là 90,8%. Tỷ lệ bà mẹ dưới 49 tuổi hiện đang áp dụng 1 biện pháp tránh thai hiện đại chung ở 5 tỉnh là 35,8%. <strong>Kết luận:</strong> Hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại vùng Tây Nguyên ngày càng được quan tâm, từ năm 2012-2014 có sự cải thiện về tỉ lệ khám thai, tiêm phòng vắc xin, phòng uốn ván qua các năm. Tỉ lệ các bà mẹ mang thai được chăm sóc y tế có sự cản thiện đáng kể. Các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ đã chú trọng tới sử dụng biện pháp tránh thai tuy nhiên tỉ lệ còn thấp so với yêu cầu chung của cả nước.</p>}, number={1A}, journal={Tạp chí Y học Việt Nam}, author={Nguyễn, Xuân Kiên and Nguyễn, Văn Chuyên}, year={2023}, month={tháng 5} }