TY - JOUR AU - Nguyễn, Đình Tuyến AU - Hồ , Kim Đức PY - 2023/05/26 Y2 - 2024/03/29 TI - ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RẮN LỤC ĐUÔI ĐỎ CẮN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH QUẢNG NGÃI TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2022 JF - Tạp chí Y học Việt Nam JA - VMJ VL - 526 IS - 1B SE - DO - 10.51298/vmj.v526i1B.5428 UR - https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/5428 SP - AB - <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Ở trẻ em, bị rắn độc cắn thường có triệu chứng nặng nề, nguy cơ tử vong cao. Trường hợp bệnh nhi bị rắn lục đuôi đỏ cắn là một cấp cứu nội khoa; đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng đa dạng. <strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị rắn lục đuôi đỏ cắn ở trẻ em tại Bệnh viện sản nhi tỉnh Quảng Ngãi. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Mô tả cắt ngang trẻ nhập viện tại Khoa hồi sức tích cực- chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ngãi từ 01/2020 đến 12/2022. <strong>Kết quả:</strong> Gồm 81 trường hợp, tuổi hay gặp trên 6, trung bình 9,9 ± 3,8 tuổi; nam nhiều hơn nữ. Triệu chứng tại chỗ gồm: móc độc, đau, sưng tại chỗ (&gt;90%), chảy máu tại chỗ 13,5%; bầm tím 65,4%; bóng nước 21%; hoại tử 3,7%; nhiễm trùng 25,9%. Vị trí vết cắn ở chân 77,4%; Chảy máu chân răng 5%, chảy máu cam 5%. Bạch cầu tăng ở nhóm nặng; 21% PT kéo dài; 19,8% INR tăng; 16% aPTT kéo dài; 22,2% rối loạn đông máu; Các biện pháp sơ cứu như đắp thuốc 29,6%, bất động bằng nẹp 18,5%, garrot 11%, rửa vết thương 60,5%. Dùng huyết thanh kháng nọc rắn (HTKNR) 53,1%; truyền 2 lần 4,65%; 3 lần 2,32%. Tổng số lọ HTKNR từ 4-6 34,6%; 90,7% truyền trong 24 giờ kể từ khi bị rắn cắn; 80,2% bệnh nhân dùng kháng sinh. Thời gian nằm viện trung bình là 5,38 ± 3,25 ngày; không có biến chứng và tử vong. <strong>Kết luận:</strong> Triệu chứng tại chỗ chủ yếu là móc độc, đau, sưng. Vết cắn đa số ở bàn chân; tỉ lệ chảy máu ít. Rối loạn đông máu ở nhóm trung bình- nặng, bạch cầu tăng nhóm nặng. Đắp thuốc nam, garrot làm tăng nguy cơ nặng; bất động bằng nẹp, rửa vết thương là yếu tố làm giảm độ nặng. HTKNR sử dụng hiệu quả nhất trong 24 giờ đầu, đặc biệt trong 6 giờ đầu kể từ lúc bị rắn cắn; đa số cần dùng kháng sinh. Thời gian nằm viện ngắn, không có biến chứng và tử vong.</p> ER -