https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/issue/feedTạp chí Y học Việt Nam2025-05-14T02:46:36+00:00Tạp chí Y học Việt Namtapchiyhocvietnam@gmail.comOpen Journal Systems<p><strong>1. Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in (báo in, tạp chí in):</strong></p> <p><strong>Tổng hội Y học Việt Nam</strong></p> <p><strong>Địa chỉ:</strong> 68A Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội</p> <p><strong>Điện thoại:</strong> 024 39431866 </p> <p><strong>2. Tôn chỉ, mục đích:</strong></p> <p>- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về y học;</p> <p>- Phổ biến những thành tựu khoa học, công trình nghiên cứu, kiến thức khoa học trong nước và quốc tế về nghiệp vụ y tế.</p> <p><strong>3. Đối tượng phục vụ: </strong>Hội viên Tổng hội Y học Việt Nam, các cán bộ y tế, sinh viên y, dược và bạn đọc quan tâm.</p> <p><strong>4. Thể thức xuất bản: </strong>Ấn phẩm in</p> <p><strong>5. Ấn phẩm chính:</strong></p> <p>- Tên gọi: Tạp chí Y học Việt Nam.</p> <p>- Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt, tiếng Anh.</p> <p>- Kỳ hạn xuất bản: 02 kỳ/tháng tiếng Việt và 02 kỳ/năm tiếng Anh.</p> <p>- Thời gian phát hành: Ngày 15&30 hàng tháng;</p> <p>- Khuôn khổ: 19cmx27cm;</p> <p>- Số trang: 250 trang kỳ tiếng Việt và 180 trang kỳ tiếng Anh.</p> <p> </p>https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14035KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐÓNG LỖ MỞ ĐẠI TRÀNG, HỒI TRÀNG RA DA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ2025-05-09T02:07:34+00:00La Văn Phúlvphu@ctump.edu.vnTống Hải Dươngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Việc mở đại tràng hoặc hồi tràng ra da có thể được chỉ định tạm thời hoặc vĩnh viễn trong điều trị nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau của ống tiêu hóa. <strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giá kết quả phẫu thuật đóng lỗ mở đại tràng, hồi tràng ra da tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. <strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: Mô tả cắt ngang trên 31 bệnh nhân được phẫu thuật đóng lỗ mở đại tràng, hồi tràng ra da tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2023. <strong>Kết quả</strong>: Tỷ lệ nữ/nam là 7/24. Độ tuổi chiếm nhiều nhất là trên 60 tuổi. Chỉ có 7 trường hợp không có bệnh kết hợp chiếm (22,6%). Nguyên nhân chủ yếu do bệnh lý thủng túi thừa đại trực tràng có 14 trường hợp (45,2%). Trong đó 23 trường hợp hậu môn nhân tạo hai đầu chiếm 74,2%. Thời gian mang lỗ mở đại tràng, hồi tràng ra da ít nhất là 20 ngày, trường hợp có thời gian nhiều nhất là 8 tháng và thời gian trung bình 2,3 tháng. Biến chứng nhiều nhất là nhiễm trùng vết mổ 61,3%, kết quả phẫu thuật khá và tốt (87,1%).<strong> Kết luận:</strong> Chỉ định đúng thời điểm và kỹ năng phẫu thuật viên tốt, đóng lỗ mở đại tràng, hồi tràng ra da hạn chế được biến chứng sau phẫu thuật và đạt kết quả điều trị cao.</p>Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14036KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY KÈM CÁC TẠNG LÂN CẬN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY2025-05-09T02:10:25+00:00Đặng Thanh Sơndr.dangthanhson@gmail.comTrịnh Hồng Sơntapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Văn Tâmtapchiyhocvietnam@gmail.comDương Hoàng Hảitapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Đánh giá kết quả gần phẫu thuật cắt dạ dày kèm các tạng lân cận trong điều trị ung thư biểu mô dạ dày tại khoa Ung bướu và Xạ trị, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ 01/2019 – 06/2024. <strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả trên 69 bệnh nhân (BN) ung thư dạ dày (UTDD) được phẫu thuật cắt dạ dày kèm các tạng lân cận trong ổ bụng do UTDD xâm lấn, di căn, ung thư khác, do tai biến hoặc do bệnh kèm theo. <strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình 64,83 ± 13,94 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 17, lớn nhất là 93. Tỷ lệ nam/nữ tương đương 3/2. BMI trung bình là 21,3 ± 2,55. U ở vị trí 1/3 dưới chiếm chủ yếu với 71%, vị trí 1/3 trên chiếm 8,7%. Kích thước u trung bình là 5,34 ± 3,24 cm, lớn nhất là 15 cm. Có 34 BN có u ở giai đoạn T4, 21/34 BN là T4b. Có 63,8% BN di căn hạch. Giai đoạn III, IV chiếm 56,5%. Cắt dạ dày toàn bộ chiếm 26,1%, mổ cấp cứu có 2 BN chiếm 2,9%, mổ mở chiếm chủ yếu 97,1%, mổ cấp cứu 2,9%. Có 47,8% trường hợp do ung thư, trong đó do UTDD xâm lấn là 34,8%, do ung thư khác chiếm 13,0%, do tai biến có 3 BN đều cắt lách, do bệnh kèm theo chiếm 47,8%, chủ yếu là bệnh lý túi mật. Tạng được cắt chủ yếu là túi mật (43,5%), gan (14,5%), tụy (13,0%), đại trực tràng (13,0%), lách (5,8%) và lách thân đuôi tụy (5,8%). Thời gian phẫu thuật trung bình là 236,5 ± 77,49 phút. Tai biến trong mổ chiếm 5,8%. Thời gian hậu phẫu trung bình sau mổ là 11,54 ± 5,84 ngày. Tỷ lệ biến chứng chung sau mổ là 21,7%, trong đó có 01 trường hợp tử vong nặng về do chảy máu sau mổ, 03 trường hợp chảy máu sau mổ chiếm 4,3%, 01 trường hợp rò miệng nối chiếm 1,5%. <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật cắt dạ dày kèm các tạng khác trong điều trị ung thư biểu mô dạ dày có tỷ lệ biến chứng cao hơn so với cắt dạ dày tiêu chuẩn.</p>Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14037ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DÃN NÃO THẤT – KHUYẾT SỌ2025-05-09T02:15:36+00:00Phạm Tuấn Dũngtuandung.102@gmail.comĐồng Văn Hệtapchiyhocvietnam@gmail.comBùi Xuân Cươngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Việt Đứctapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề</strong><strong>:</strong> Các bệnh nhân dãn não thất – khuyết sọ cần được tạo hình hộp sọ và dẫn lưu não thất ổ bụng, nhưng hai phẫu thuật này được tiến hành đồng thời hay trong hai lần riêng biệt vẫn chưa được thống nhất. <strong>Phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Trong thời gian từ 8/2020 tới 10/2022, khoa phẫu thuật Thần kinh I, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tiến hành phẫu thuật cho 27 bệnh nhân dãn não thất – khuyết sọ sau chấn thương sọ não. Các chỉ số nghiên cứu được thu thập: tuổi, giới, điểm Glasgow trước mổ, sau mổ dẫn lưu 24h và sau mổ ghép xương 1 tháng; các biến chứng sau mổ. <strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> 27 Bệnh nhân: 14 ca thực hiện 2 phẫu thuật đồng thời; 13 ca thực hiện 2 phẫu thuật trong 2 lần. Tuổi: 39,6±16,6; giới: Nam/nữ=23/4; khoảng cách từ mép trên diện mở xương tới đường giữa 19,35±8,76 mm; tri giác trước mổ: 9,96±1,53; tri giác sau mổ dẫn lưu 24h: 10,41±1,74. Bề dày trung bình khối máu tụ ngoài màng cứng ở nhóm tiến hành đồng thời và nhóm thực hiện trong 2 lần lần lượt 9,71 mm và 4,23 mm. Tỷ lệ dập não ở nhóm đồng thời và nhóm 2 lần tương ứng là 6/14 và 1/13. 4 bệnh nhân mổ lại đểu ở nhóm phẫu thuật đồng thời. Tỷ lệ biến chứng chung của nhóm phẫu thuật đồng thời và 2 lần tương ứng 9/14 và 2/13.</p>Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14038ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ KHÔ MẮT SAU PHẪU THUẬT PHACO BẰNG DIQUAFOSOL SODIUM 3% TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG2025-05-09T02:24:38+00:00Dương Thị Uyênduonguyen1993@gmail.comLê Xuân Cungtapchiyhocvietnam@gmail.comBùi Thị Vân Anhtapchiyhocvietnam@gmail.comDương Mai Ngatapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả điều trị khô mắt sau phẫu thuật Phaco (phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh bằng sóng siêu âm) bằng thuốc nhỏ mắt diquafosol sodium 3%. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Mô tả lâm sàng, tiến cứu, không nhóm chứng. Nghiên cứu được thực hiện trên 56 mắt (41 bệnh nhân) có tình trạng khô mắt sau phẫu thuật đục thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco 1 tuần tại bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 8/2024 đến tháng 02/2025. Các bệnh nhân được điều trị bằng thuốc tra mắt diquafosol sodium 3% 6 lần/ngày và khám lại sau điều trị 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần. Các chỉ số theo dõi gồm điểm OSDI, TBUT, test Schirmer I, chiều cao liềm nước mắt, điểm nhuộm bề mặt nhãn cầu. <strong>Kết quả nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu gồm 2 mắt có tình trạng khô mắt độ 1, 34 mắt khô mắt độ 2 và 24 mắt khô mắt độ 3 sau phẫu thuật Phaco 1 tuần. Tuổi trung bình của 41 bệnh nhân là 64,5±9,9 tuổi. Điểm OSDI trước và sau điều trị 4 tuần, 8 tuần, 12 tuần bằng diquafosol 3% lần lượt là 31,4±8,2 điểm; 29,6±5,3 điểm; 25,6±5,1 điểm; 23,5±5,8 điểm (p<0,01). TBUT trung bình trước điều trị là 4,8±1,5 giây, tăng lên 5,6±1,2 giây sau 4 tuần, 6,9±1,2 giây sau 8 tuần và 7,6±1,8 giây sau 12 tuần (p<0,01). Chế tiết nước mắt toàn phần tăng dần sau điều trị, với giá trị test Schirmer I trước điều trị là 6,5±2,4 mm, cải thiện qua các lần khám và đạt lần lượt 6,8±2,1 mm; 7,3±1,9 mm; 9,3±2,6 mm sau điều trị 4, 8, 12 tuần (p<0,01). Điểm nhuộm fluorescein trên giác mạc giảm dần từ 6,7±2,3 điểm trước điều trị xuống 3,5±1,6 điểm sau điều trị 12 tuần (p<0,01). Mức độ nặng của khô mắt giảm dần tại các thời điểm khám sau điều trị. <strong>Kết luận: </strong>Diquafosol sodium 3% có hiệu quả trong điều trị khô mắt sau phẫu thuật Phaco.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14039KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN ĐẦU NGOÀI XƯƠNG ĐÒN BẰNG KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT KHÓA ĐA HƯỚNG TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 1752025-05-09T03:46:08+00:00Nguyễn Ảnh Sangdr.anhsang@gmail.comTrần Quốc Doanhtapchiyhocvietnam@gmail.comBùi Văn Phúctapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị gãy kín đầu ngoài xương đòn (ĐNXĐ) bằng phẫu thuật kết hợp xương (KHX) nẹp vít khóa đa hướng. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu (NC) hồi cứu kết hợp tiến cứu thực hiện trên 35 bệnh nhân (BN) trưởng thành bị gãy kín ĐNXĐ được phẫu thuật KHX nẹp vít khóa đa hướng tại Bệnh viện quân y 175 trong khoảng thời gian từ tháng 01/2022 đến tháng 05/2024. <strong>Kết quả</strong><strong> và kết luận</strong><strong>:</strong> Theo dõi kết quả gần, thời gian hậu phẫu trung bình là 3,31 ± 1,45 ngày. 100% BN liền vết mổ kỳ đầu và xương thẳng trục hết di lệch. Theo dõi kết quả xa, 100% người bệnh sẹo mổ liền. Kết quả liền xương đạt được là 100%. Điểm Constant trung bình của đối tượng NC là 79,05 ± 11,34 điểm. Theo phân loại của Boehm với điểm Constant đánh giá chức năng khớp vai, thì trong NC này, tỉ lệ tốt và rất tốt chiếm 82,86%, tỉ lệ khá là 17,14%. Nhóm chúng tôi thấy phương pháp KHX điều trị gãy ĐNXĐ bằng nẹp vít khóa đa hướng đem lại kết quả tốt, và sự hài lòng về vận động khớp vai sau mổ cho người bệnh.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14041ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÌNH TRẠNG DI CĂN HẠCH CỔ TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP2025-05-09T05:15:37+00:00Hoàng Minh Cươnghoangminhcuong@tnmc.edu.vnPhạm Ngọc Minhtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Thu Yếntapchiyhocvietnam@gmail.comTrịnh Xuân Trángtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thành Lamtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng di căn hạch ở bệnh nhân Ung thư tuyến giáp đến khám và điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 107 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2024 đến tháng 12 năm 2024. <strong>Kết quả: </strong>Ung thư tuyến giáp gặp ở mọi lứa tuổi với độ tuổi trung bình là 46,8 ± 11,5 tuổi và gặp ở cả 2 giới, tuy nhiên phần lớn gặp ở nữ giới với 94,39%. Lí do chính khiến các bệnh nhân phát hiện có u giáp là tình cờ thông qua khám sức khoẻ định kỳ (40,19%) và khối u chủ yếu ở thuỳ phải (37,4%). Trên siêu âm, có 75,7% khối u của bệnh nhân được đánh giá TIRADS 5. Di căn hạch gặp ở 34 bệnh nhân, trong đó di căn đến hạch cổ trung tâm đơn thuần chiếm 41,2%. Tỷ lệ di căn hạch cổ cao hơn ở những bệnh nhân có kích thước khối u trên 0,5cm và tình trạng khối u xâm lấn ra ngoài tuyến giáp làm tăng nguy cơ di căn hạch có ý nghĩa thống kê với p < 0,05</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14040KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ TAXAN KẾT HỢP TRASTUZUMAB VÀ PERTUZUMAB TRONG UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT DI CĂN CÓ HER2 DƯƠNG TÍNH2025-05-09T05:13:35+00:00Bùi Thị Thu Hoàihoaihmu@gmail.comLê Thanh Đứctapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá đáp ứng và thời gian sống thêm không tiến triển bệnh ung thư vú tái phát di căn có HER2 dương tính điều trị phác đồ taxan kết hợp trastuzumab và pertuzumab. <strong>Đối tượng nghiên cứu: </strong>30 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vú giai đoạn tái phát di căn, được điều trị bằng phác đồ taxan kết hợp trastuzumab và pertuzumab tại Bệnh viện K từ 2018 đến 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả.<strong> Kết quả: </strong>Tỷ lệ đáp ứng chung của phác đồ là 93,4%, trong đó tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn là 16,7%, đáp ứng 1 phần là 76,7%. Thời gian sống thêm không tiến triển trung bình là 27,0 ± 4,0 (tháng), trung vị là 24,4 ± 6,5 (tháng) (ngắn nhất: 2 tháng; dài nhất: 50,8 tháng). Không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa giữa thời gian sống thêm không tiến triển với nhóm tuổi, tình trạng thụ thể nội tiết, tình trạng di căn tạng, tiền sử điều trị trastuzumab trước đó và loại taxan. <strong>Kết luận:</strong> Taxan kết hợp trastuzumab và pertuzumab là phác đồ điều trị bước một mang lại hiệu quả cao trên bệnh nhân ung thư vú tái phát di căn có Her2 dương tính.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14042HIỆU QUẢ CỦA PHẪU THUẬT VẠT KẾT HỢP VỚI LASER TRONG ĐIỀU TRỊ TÚI NHA CHU TỒN TẠI2025-05-09T05:41:08+00:00Trần Yến Ngayennga281@yahoo.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mục tiêu của nghiên cứu này là so sánh hiệu quả lâm sàng giữa hai phương pháp điều trị phẫu thuật có và không kết hợp với laser laser diode 810 nm cho các túi nha chu tồn tại. <strong>Đối</strong><strong> tượng - Phương pháp: </strong>Tổng cộng có 20 bệnh nhân viêm nha chu đã qua giai đoạn điều trị không phẫu thuật có chỉ định phẫu thuật vạt làm sạch được tuyển vào nghiên cứu. Các vị trí túi nha chu ≥5mm có biểu hiện chảy máu khi thăm khám ở hai phần hàm đối bên được chỉ định ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Nhóm chứng chỉ phẫu thuật vạt, nhóm laser phẫu thuật vạt kết hợp với laser 810nm loại bỏ biểu mô mặt trong/ngoài vạt và kích thích sinh học. Các thông số nha chu lâm sàng được thu thập ở trước phẫu thuật, 3, 6, 9 tháng sau phẫu thuật. Kiểm định Wicoxon signed rank, Mann-Whitney, và Chi bình phương được áp dụng để phân tích các dữ liệu. <strong>Kết quả: </strong>9 tháng sau phẫu thuật, các túi có độ sâu ban đầu ≥7 mm ở nhóm laser giảm độ sâu nhiều hơn (p<0,05) và đạt tỉ lệ phần trăm túi đóng cao hơn (p<0,05) so với nhóm chứng. Trên đối tượng hút thuốc lá, các túi có độ sâu ban đầu ≥5 mm ở nhóm laser đều có tỉ lệ phần trăm túi ≥6 mm ít hơn so với nhóm chứng ở cả 3 thời điểm sau điều trị. Khác biệt về tỉ lệ phần trăm túi ≥6 mm giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê ở T3 (p<0,05). <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật vạt kết hợp với laser mang lại lợi ích cho các túi nha chu tồn tại sâu và cho đối tượng người hút thuốc lá về phương diện giảm độ sâu túi.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14043KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TÚI MẬT CÓ ỨNG DỤNG GÓC NHÌN AN TOÀN2025-05-09T05:44:01+00:00Đặng Thanh Sơndr.dangthanhson@gmail.comLương Ngọc Cươngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Văn Chungtapchiyhocvietnam@gmail.comDương Hoàng Hảitapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Văn Tâmtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị sớm phẫu thuật nội soi cắt túi mật có ứng dụng góc nhìn an toàn. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Mô tả cắt ngang 58 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật nội soi cắt túi mật có ứng dụng góc nhìn an toàn (GNAT) tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên từ tháng 1/2023 – tháng 9/2023. <strong>Kết quả: </strong>Có 31 BN(53,4%) không có viêm túi mật và 27 BN(46,6%) có viêm túi mật cấp được phân chia thành 3 độ theo (TG 2018): Độ I: 39,9%; Độ II: 5,2%; Độ III: 3,5%. Tỷ lệ ứng dụng thành công góc nhìn an toàn trong phẫu thuật là 96,6%. Tỷ lệ biến chứng trong phẫu thuật : 3,4%. Kết quả: Tốt chiếm 96,6%; Trung bình: Chiếm: 3,4%. <strong>Kết luận: </strong>Đạt được GNAT trong PTNSCTM là rất quan trọng để giảm tỷ lệ biến chứng trong và sau phẫu thuật.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14044ĐẶC ĐIỂM SIÊU ÂM VÀ XẠ HÌNH THẬN Ở BỆNH NHÂN Ứ NƯỚC THẬN DO HẸP KHÚC NỐI BỂ THẬN NIỆU QUẢN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI HỖ TRỢ SAU PHÚC MẠC 1 TROCAR2025-05-09T05:46:54+00:00Nguyễn Thị Mai Thủynguyenmaithuy@yahoo.comLê Anh Dũngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Góp phần mô tả đặc điểm về siêu âm và xạ hình thận ở bệnh nhân được phẫu thuật ứ nước thận do hẹp khúc nối bể thận niệu quản bẩm sinh. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> chúng tôi nghiên cứu hồi cứu hồ sơ của 70 bệnh nhân dưới 5 tuổi được chẩn đoán ứ nước thận bẩm sinh do hẹp khúc nối niệu quản bể thận và được phẫu thuật bằng nội soi hỗ trợ sau phúc mạc 1 trocar từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2013 tại khoa Ngoại tiết niệu Bệnh viện Nhi trung ương. Các thông số về tuổi, giới, triệu chứng lâm sàng, đường kính trước sau của bể thận trên siêu âm và đặc điểm bài tiết nước tiểu trên xạ hình thận được ghi lại. <strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> có 70 hồ sơ phù hợp trong thời gian nghiên cứu; 65 trẻ nam (92,86%), 5 trẻ nữ (7,14%); tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi (tuổi trung bình là 22,9 ±18,6 tháng). 100% bệnh nhân được làm siêu âm trước mổ đo đường kính trước sau của bể thận, đánh giá mức độ giãn của các đài thận, độ dày nhu mô. Kích thước bể thận trung bình trước mổ là 34,3+/-8,1mm (từ 25mm đến 50mm). 56/70 (80%) bệnh nhân được làm xạ hình thận trước mổ. Chức năng thận trung bình trước mổ 47,9±9,8%. 36/56 (64,3%) bệnh nhân có đường cong bài tiết dạng tích lũy, 20/56 (35,7%) bệnh nhân có đồ thị dạng chậm bài tiết nước tiểu. Không có trường hợp nào có đồ thị bài tiết bình thường. Có sự khác biệt về chức năng thận ở nhóm bệnh nhân có đường kính bể thận trên 35mm và dưới 35 mm (p<0,05). <strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> siêu âm và xạ hình thận là những thăm dò có giá trị để chẩn đoán và xác định mức độ tắc nghẽn nước tiểu qua khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ bị ứ nước thận bẩm sinh.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14045ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN UNG THƯ DẠ DÀY THỦNG2025-05-09T16:50:46+00:00Thái Nguyên Hưngthainguyenhung70@gmail.comViên Đình Bìnhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân UTDD thủng. 2. Kết quả chẩn đoán ung thư dạ dày thủng. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Mô tả hồi cứu. <strong>Kết quả nghiên cứu</strong><strong>:</strong> 35 BN thủng UTDD, nam 28 BN, nữ 7 BN; Tuổi TB 65,2 T, Tỷ lệ nam/nữ 4/1. 8/35 BN (22,9%) có TS loét DD-TT hoặc khâu thủng ổ loét DD-TT; 3/35 BN (8,6%) đã khâu thủng UTDD hay nối vị tràng do UTDD. Lâm sàng: 26/35 BN (74,3%) đau bụng dữ dội, đột ngột; 2/35 BN (5,7%) đau bụng có sốt; 4/35 BN (11,4%) đau bụng có XHTH; Khám 24 /35 BN (68,%) bụng co cứng; Xét nghiệm: 16/35 BN (45,7%) thiếu máu nặng và trung bình; 25/35 BN (71,4%) BC tăng > 10.000 G/L. XQ bụng 22/35 BN có liềm hơi (62,9%); CLVT 22/35 BN (62,9%) có dịch, khí OB; 1 có khí ở HCMN; 1 BN có ổ apxe cạnh bờ cong lớn; 9 BN không có dịch, khí OB (thủng bít). Chẩn đoán UTDD trước mổ 14 /35 (40,0%); 22/35 BN (62,86% ) được mổ ≤ 24 h; 4/35 BN (11,4%) được mổ > 24h; Thủng bít 9/35 BN (25,7%); Kích thước lỗ thủng TB 2,386 cm, KT khối UTDD TB 6,45 cm. <strong>Kết luận: </strong>1. Đặc điểm chung, lâm sàng, cận LS: - 35 BN; Tuổi TB 65,2 T; Nam 80,0%, nữ 20,0%; Tỷ lệ nam nữ 4/1. - Đặc điểm tiền sử: 8/35(22,9%) loét DD-TT hoặc đã khâu thủng DD-TT; 3/35 (8,6%) đã khâu thủng UTDD hoặc nối vị tràng (UTDD di căn phúc mạc, hẹp môn vị),1/33 UT trực tràng đã PT;1 mổ bắc cầu chủ vành. - Đặc điểm LS, CLS: Đau bụng đột ngột, dữ dội 26/35 BN (74,3%), đau bụng kèm sốt 2/35 (5,7%). Co cứng thành bụng 68,6%; 4/35 BN có XHTH (11,4%); Thiếu máu nặng và TB: 16/35 (45,7%); BC > 10.000 G/L 25/35 BN (71,4%). XQ có liềm hơi 68,6% (24/35 BN). CLVT bụng: 33/35 BN (94,3%): 22/35 BN (62,85%) có khí và dịch tự do trong OB, 1 BN apxe cạnh BCL, 1BN khí HCMN, 9/35 BN (25,74%) không có khí OB. 2. Chẩn đoán: Thủng bít 25,7% (9/35); thủng vào OB tự do 68,6% (24/35), 2 BN thủng vào hậu cung mạc nối (HCMN) hay tạo thành ổ apxe. Số BN được mổ ≤24h là 22/35 BN (62,86%); Số BN mổ >24h là 4/35 BN (11,4%). UTDD thủng bít (mổ phiên) 9/35BN (25,74%) </p> <p><strong> </strong></p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14046ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG2025-05-09T16:52:32+00:00Huỳnh Thanh Longbs.huynhlong@gmail.comLương Duy Trườngtapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Hồng Namtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Khắc Triểntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. <strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên các bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Các triệu chứng lâm sàng, chỉ số xét nghiệm, kết quả hình ảnh, kỹ thuật phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, thời gian nằm viện và biến chứng hậu phẫu được phân tích. Xử lý số liệu được thực hiện bằng phần mềm STATA. <strong>Kết quả: </strong>Tổng cộng 180 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, với độ tuổi trung bình là 44,5 ± 17,2 tuổi. Triệu chứng phổ biến nhất là đau hố chậu phải (100%), tiếp theo là buồn nôn/nôn (21,7%). Số lượng bạch cầu trung bình là 14,8 ± 5,0 G/L, và CRP trung vị là 85,9 mg/L. Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa được thực hiện ở 97,8% bệnh nhân, với thời gian phẫu thuật trung bình là 64,4 ± 28,4 phút. Thời gian nằm viện trung bình là 6,8 ± 3,3 ngày. Tỷ lệ biến chứng hậu phẫu thấp (2,2%), với 1,7% bệnh nhân bị áp xe ổ bụng và 0,6% bị tắc ruột. <strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho viêm ruột thừa cấp, với tỷ lệ biến chứng thấp và thời gian hồi phục nhanh. Chẩn đoán sớm và can thiệp phẫu thuật kịp thời có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu biến chứng hậu phẫu. Các nghiên cứu trong tương lai nên tập trung vào việc tối ưu hóa kỹ thuật phẫu thuật và chiến lược chăm sóc hậu phẫu để nâng cao hiệu quả điều trị.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14047ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO NHIỄM KHUẨN DO ESCHERICHIA COLI Ở TRẺ NHŨ NHI TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG2025-05-09T17:04:17+00:00Lương Cao Đạtdatykhoa@gmail.comNguyễn Thị Việt Hàtapchiyhocvietnam@gmail.comĐỗ Thiện Hảitapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn do Escherichia coli ở trẻ nhũ nhi. <strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân viêm màng não do Escherichia coli tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 07/2020-06/2024. <strong>Kết quả: </strong>Bệnh nhân viêm màng não do Escherichia coli gặp chủ yếu ở lứa tuổi sơ sinh và dưới 3 tháng tuổi chiếm tỷ lệ 70%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt (86,7%) và bú kém (70%). 50% bệnh nhân có thay đổi số lượng bạch cầu trong máu; 63,4% trẻ có CRP >100 mg/l. Tỷ lệ trẻ có tăng tế bào trong dịch não tủy >1000 tế bào/mm<sup>3</sup> và protein tăng >1 g/L lần lượt là 56,7% và 76,7%. 56,7% bệnh nhân có tụ dịch hoặc mủ dưới màng cứng trên CT/MRI sọ não. 76,7% trẻ có kết quả kháng sinh đồ trong đó 100% bệnh nhân có nhạy cảm với meronem. Tỷ lệ trẻ kháng ceftriaxone, cefotaxim, ciprofloxacin và gentamycin lần lượt là 65,2%; 73,9%; 34,8% và 13,3%. 100% trẻ kháng với ampicillin và cefuroxime. <strong>Kết luận: </strong>Viêm màng não nhiễm khuẩn do Escherichia coli là bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương nghiêm trọng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với tình trạng kháng kháng sinh cao gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị và gia tăng nguy cơ biến chứng thần kinh.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14048ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH TRƯỚC VÀ SAU HUY ĐỘNG PHẾ NANG TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG2025-05-09T17:07:46+00:00Nguyễn Tiến Đứcducgiangbs@yahoo.comNguyễn Thị Chungtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự thay đổi một số chỉ số khí máu động mạch trước và sau khi huy động phế nang trong phẫu thuật nội soi ổ bụng. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> 41 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng dưới gây mê nội khí quản, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, từ tháng 10/2023 đến tháng 5/2024. <strong>Kết quả: </strong>Chỉ số PaO<sub>2</sub> sau bơm hơi ổ bụng 60 phút là 180, 71±37,12 thấp hơn sau đặt ống nội khí quản 5 phút là 202,76 ± 32,22 (p < 0.05). Chỉ số PaO<sub>2</sub> sau huy động phế nang là 203,41 ± 38,58 cao hơn trước huy động phế nang là 180,71 ± 37,12 (p < 0.05). Chỉ số PaO<sub>2</sub>/ FiO<sub>2</sub> sau huy động phế nang là 510 ± 95 cao hơn trước huy động phế nang là 451 ± 92 (p < 0.05). Chỉ số pH, HCO3 tại các thời điểm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Chỉ số BE tại các thời điểm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). <strong>Kết luận:</strong> Huy động phế nang làm cải thiện các chỉ số PaO<sub>2</sub>, PaO<sub>2</sub>/FiO<sub>2, </sub>làm tăng thông khí tưới máu.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14049ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT HOẠI TỬ CHỎM XƯƠNG ĐÙI Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2025-05-09T17:11:22+00:00Võ Quang Đình Namnamvqd@hotmail.comLê Trọng Hảitapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Điều trị phẫu thuật hoại tử chỏm xương đùi ở trẻ em đã được thực hiện từ lâu tại Việt Nam với hiệu quả lâm sàng khả quan; tuy nhiên, số lượng nghiên cứu đánh giá kết quả lâu dài để xác định hiệu quả và biến chứng của phương pháp phẫu thuật còn hạn chế. <strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình.<strong> Phương pháp nghiên cứu:</strong> Hồi cứu mô tả loạt ca 33 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm xương đùi ở khoa Nhi, Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình thành phố Hồ Chí Minh với thời gian theo dõi sau phẫu thuật ≥ 24 tháng. Phân loại trước mổ theo Herring và đánh giá kết quả theo phân loại chức năng của Harris và phân loại hình thái chỏm xương đùi của Stulberg. <strong>Kết quả:</strong> tỷ lệ bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi được phẫu thuật chủ yếu trên 6 tuổi (90,4 %), phân độ nặng theo Herring (phân độ B/C chiếm tỷ lệ 42,9% và C chiếm tỷ lệ 45,1%). Thời gian theo dõi trung bình là 6,1 (4-8 năm). Theo phân loại Stulberg, loại IV,V chiếm tỉ lệ 38,9%; loại C cho kết quả 8/11 (73%) bệnh nhân được xếp loại Stulberg IV,V nếu phẫu thuật ở giai đoạn phân mảnh và 2/3 (66,7%) bệnh nhân được xếp loại Stulberg IV,V nếu phẫu thuật giai đoạn tái tạo. Kết quả chức năng theo thang điểm Harris, 90,6% bệnh nhân đạt mức "rất tốt" và 9,4% ở mức "tốt". <strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật đã mang lại kết quả tích cực trong việc cải thiện chức năng khớp háng, tuy nhiên ghi nhận 3 trường hợp đi khập khiểng do chiều dài chân chênh lệch ≥ 2cm. Phẫu thuật ở trẻ trên 8 tuổi, tổn thương Herring C tiên lượng xấu hơn.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14050ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGÓN TAY CÒ SÚNG NGÓN I BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP TỐI THIỂU QUA DA TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ2025-05-09T17:13:45+00:00Huỳnh Quốc Hưnghungquoc1701@gmail.comTrần Văn Dươngtapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Thái Hưngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thành Tấntapchiyhocvietnam@gmail.comĐặng Phước Giàutapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Hữu Đạttapchiyhocvietnam@gmail.comPhan Chí Linhtapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Việt Tântapchiyhocvietnam@gmail.comPhan Văn Tuấntapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thị Ngọc Trinhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thị Ngọc Trinhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Ngón tay cò súng là một tổn thương thường gặp trong bệnh lý bàn tay, là tình trạng viêm sưng một vùng gân gấp hoặc bao gân gấp ngón tay, thường là tại vị trí ròng rọc A1, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu tiến hành thực hiện kỹ thuật can thiệp tối thiểu qua da. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu tập trung vào ngón I, ngón thường gặp nhất trong bệnh lý ngón tay cò súng. Vì thế, chúng tôi quyết định tiến hành thực hiện nghiên cứu này. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ngón tay cò súng ngón I của bệnh nhân tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Và đánh giá kết quả điều trị ngón tay cò súng ngón I bằng phương pháp can thiệp tối thiểu qua da với kim 18G. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán ngón tay cò súng ngón I và can thiệp phẫu thuật tối thiểu qua da với kim 18G tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2023 đến tháng 11/2024. <strong>Kết quả:</strong> 30 bệnh nhân nghiên cứu, đa phần là nữ (87%), nam (13%), nhóm tuổi 50-70 là thường gặp (53%), lao động tay chân chiếm phần lớn (86.7%), thường kèm theo hội chứng ống cổ tay (26.7%). Trên lâm sàng, bệnh nhân thường có triệu chứng đau nhiều (80%) và cả ngày (90%), sưng nề (16.7%) và 100% sờ thấy khối nhỏ ở vị trí ròng rọc A1. Trên siêu âm, đa phần thấy tăng chiều dày ròng rọc A1 (76.7%), có dịch quanh gân (20%). Điều trị đánh giá theo thang điểm DASH chủ yếu là tốt (76.7%) và khá (23.3%). 100% không bệnh nhân nào biến chứng sau mổ.<strong> Kết luận: </strong>Điều trị ngón tay cò súng ngón I bằng phương pháp can thiệp tối thiểu qua da với kim 18G cho thấy kết quả điều trị cao, an toàn, chi phí thấp và có thể áp dụng rộng rãi.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14051ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH UNG THƯ THẬN CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC SINH THIẾT DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CẮT LỚP VI TÍNH2025-05-09T17:19:00+00:00Nguyễn Thái Bìnhnguyenthaibinh@hmu.edu.vnLê Đỗ Đạttapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh của bệnh nhân (BN) ung thư thận được sinh thiết dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính (CLVT). <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu (NC) mô tả hồi cứu trên 33 BN ung thư thận được chẩn đoán và phẫu thuật tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ tháng 02/2023 đến tháng 01/2025. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình 51.55±13.89 tuổi. BN đi khám không có triệu chứng chiếm 60.6%, có triệu chứng chiếm 39.4%. Vị trí ung thư thận ở cực trên, giữa và dưới ở hai thận khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0.05. Nhóm khối u kích thước trong khoảng 4 đến 7cm chiếm tỉ lệ cao nhất là 48.56%, sự khác biết giữa các nhóm kích thước của khối u khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p =0.103 > 0.05. Đặc điểm khối u đẩy lồi bao thận chiếm tỉ lệ nhiều nhất (91%), nhóm khối u có phá vỡ bao thận chiếm tỷ lệ thấp nhất (3%). Nhóm u ngấm thuốc mạnh thì động mạnh chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 60.6%. Nhóm ung thư thận có chảy máu và hoại tử trong u gặp tỉ lệ nhiều nhất (lần lượt là 21 và 27%). Đặc điểm hạch cạnh rốn thận gặp ở 3 BN chiếm tỉ lệ 9%, huyết khối tĩnh mạch thận gặp trên 1 BN (3%). <strong>Kết luận:</strong> Ung thư thận thường gặp ở BN trung tuổi hoặc cao tuổi. BN thường phát hiện tình cờ. Trên CLVT, ung thận thường ngấm thuốc mạnh thì ĐM, chảy máu, hoại tử, ngoài ra có thể gặp các đặc điểm khác như huyết khối tĩnh mạch thận và hạch cạnh rốn thận.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14052ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHI SỐT PHÁT BAN KHÔNG DO SỞI VÀ RUBELLA2025-05-09T17:37:51+00:00Triệu Công Doanhdr.tcdoanhvn@gmail.comLê Văn Namtapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Thu Hằngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Việt Phươngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Lĩnh Toàntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề/Mục tiêu: </strong>Sốt phát ban là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em do nhiều căn nguyên khác nhau gây nên. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhi sốt phát ban không do sởi và rubella. <strong>Phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Mô tả cắt ngang 195 bệnh nhi sốt phát ban có xét nghiệm sởi IgM và rubella IgM âm tính tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. <strong>Kết quả:</strong> Triệu chứng về hô hấp hay gặp nhất với 18,97%. Không có triệu chứng về tim mạch và thần kinh. 19,49% bệnh nhi có bất thường trên X quang phổi. <strong>Kết luận:</strong> Sốt phát ban không do sởi và rubella có triệu chứng lâm sàng đa dạng, nhưng phần lớn là tình trạng bệnh nhẹ và trung bình.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14053ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM GIUN LƯƠN Ở BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI2025-05-10T02:44:56+00:00Dương Công Thànhduongcongthanh@hmu.edu.vnTrần Ngọc Ánhtapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Ngọc Ánhtapchiyhocvietnam@gmail.comBùi Thị Ngọc Ánhtapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Ngọc Minhtapchiyhocvietnam@gmail.comĐậu Quang Liêntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Nhiễm giun lươn là một bệnh ký sinh trùng nhiệt đới bị lãng quên, ảnh hưởng đến một bộ phận dân số lớn trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong nếu chẩn đoán muộn, do đó cần nâng cao nhận thức và hiểu biết về bệnh để chẩn đoán và điều trị kịp thời. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên 40 bệnh nhân nhiễm giun lươn đường tiêu hóa tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 1/2021 đến tháng 9/2023. Bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chọn tất cả các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu trong thời gian nghiên cứu. <strong>Kết quả:</strong> bệnh chủ yếu gặp ở người lớn tuổi (trung bình 63,2 tuổi) và thường đi kèm bệnh lý nền hoặc suy giảm miễn dịch. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau bụng (65%), tiêu chảy (47,5%), buồn nôn/nôn (35%), trong khi xét nghiệm thường ghi nhận tăng bạch cầu ái toan (72,5%), giảm albumin huyết thanh (72,5%) và thiếu máu (67,5%). Chẩn đoán dựa trên xét nghiệm ELISA thử nghiệm (95% dương tính) và tìm thấy sự trùng lặp trong phân tích (37,5%). Điều trị bằng sơ đồ ivermectin và albendazol giúp cải thiện triệu chứng và chỉ số xét nghiệm mà không có tác dụng phụ gây hại, với 100% bệnh nhân đáp ứng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14054KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ TRUNG BÌNH VÀ NẶNG BẰNG UỐNG ISOTRETINOIN KẾT HỢP BÔI AZELAIC ACID 20%2025-05-10T02:57:37+00:00Trần Thị Huyềndrhuyentran@gmail.comPhạm Thị Minh Phươngtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Thanh Bìnhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>lứa tuổi thanh thiếu niên, bệnh ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả điều trị trứng cá trung bình và nặng bằng uống isotretinoin kết hợp bôi azelaic acid 20%. Các bệnh nhân tham gia điều trị được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm, mỗi nhóm có 30 bệnh nhân. Nhóm 1 được điều trị bằng uống isotretinoin 20 mg/ngày kết hợp bôi azelaic acid 20%; nhóm 2 được điều trị bằng uống isotretinoin 20 mg/ngày. Kết quả cho thấy, sau 12 tuần điều trị, số lượng tổn thương viêm ở nhóm 1 giảm tốt hơn so với nhóm 2 (0,77 so với 2,10; p < 0,05), điểm mức độ nặng của trứng cá (điểm GAGS) ở nhóm 1 (1,2) thấp hơn nhóm 2 (2,9; p<0,05). Sự bùng phát trứng cá (mức độ nhẹ) sau 4 tuần ở nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 (20% so với 36,7%); sau 12 tuần điều trị, không gặp bùng phát ở cả hai nhóm. Điều trị trứng cá trung bình và nặng bằng uống isotretinoin kết hợp bôi azelaic acid 20% có hiệu quả giảm số lượng thương tổn, mức độ nặng. Tác dụng phụ chủ yếu là khô da, khô môi, nhưng giảm dần theo thời gian.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14055 GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG DỰ BÁO TÁI PHÁT SỚM UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN SAU PHẪU THUẬT CẮT GAN2025-05-10T03:05:28+00:00Võ Tấn Đứcduc.vt@umc.edu.vnLê Duy Mai Huyêntapchiyhocvietnam@gmail.comLê Nguyễn Gia Hytapchiyhocvietnam@gmail.comTrương Thị Phương Thảotapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu liên quan đến ung thư tại Việt Nam. Tái phát sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ không nhỏ. Thông tin về nhóm bệnh nhân (BN) có nguy cơ cao tái phát sớm có thể giúp thay đổi chiến lược điều trị cũng như theo dõi sau phẫu thuật. <strong>Mục tiêu: </strong>Xác định giá trị của các đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính (CLVT) trước phẫu thuật để dự báo tái phát sớm UTBMTBG sau phẫu thuật cắt gan, xây dựng mô hình dự báo tái phát sớm. <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu, lấy mẫu các BN UTBMTBG được phẫu thuật cắt gan tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh (BV ĐHYD TPHCM) từ 01/01/2018 đến 31/12/2020. Các biến số về thông tin lâm sàng, đặc điểm tái phát, giải phẫu bệnh, xét nghiệm, yếu tố phẫu thuật và đặc điểm hình ảnh CLVT được thu thập và phân tích. Mô hình dự báo tái phát sớm được xây dựng dựa trên hồi quy logistic đa biến. <strong>Kết quả: </strong>201 BN được đưa vào nghiên cứu với 79 trường hợp tái phát sớm và 122 trường hợp không tái phát sớm, tỉ lệ tái phát sớm là 39,3%. Thời gian tái phát trung bình là 10 ± 6 tháng. Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố liên quan đến tái phát sớm là phân độ Child–Pugh, giai đoạn BCLC, nồng độ AST và ALT trong máu, mức độ phẫu thuật cắt gan lớn, kích thước u, đặc điểm vỏ bao u, hoại tử, động mạch trong u, xâm lấn mạch máu đại thể, nốt vệ tinh và bắt thuốc quanh u. Phân tích đa biến cho thấy các yếu tố tiên lượng độc lập cho tái phát sớm đều là các đặc điểm trên hình ảnh CLVT trước phẫu thuật, gồm: vỏ bao không hoàn toàn (OR = 4,0), động mạch trong u (OR = 3,1), xâm lấn mạch máu đại thể (OR = 8,2), nốt vệ tinh (OR = 10,2) và bắt thuốc quanh u (OR = 3,3). Mô hình tiên lượng kết hợp cả năm đặc điểm trên có giá trị dự báo tốt với AUC = 0,821 (KTC 95%: 0,759–0,882), có độ nhạy là 65,8%, độ đặc hiệu là 91,8%, độ chính xác là 81,6%. <strong>Kết luận:</strong> CLVT là phương tiện hình ảnh có giá trị tốt trong dự báo tái phát sớm UTBMTBG sau phẫu thuật cắt gan, có thể áp dụng để tiên lượng trước phẫu thuật.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14056KHẢO SÁT TỶ LỆ TĂNG ĐỘ CỨNG ĐỘNG MẠCH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT KÈM HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH MẠN2025-05-10T03:09:10+00:00Nguyễn Văn NhựtDrnguyennhut@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát tỷ lệ tăng độ cứng động mạch và một số yếu tố liên quan. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Thiết kế mô tả cắt ngang, trên bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát kèm hội chứng động mạch vành mạn đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu từ tháng 06/2024 đến tháng 02/2025. Độ cứng động mạch xác định dựa trên vận tốc sóng mạch tại cánh tay - cổ chân (baPWV). <strong>Kết quả:</strong> Tổng số 70 bệnh nhân, nam giới 51,4%. Tỷ lệ tăng độ cứng động mạch là 65,7%. Hút thuốc, đái tháo đường, bệnh thận mạn, đau thắt ngực, thời gian tăng huyết áp trên 10 năm là các yếu tố làm tăng độ cứng động mạch với OR dao động từ 2,50 - 14,17. Độ cứng động mạch tương quan với tuổi, huyết áp tâm thu và thời gian tăng huyết áp với hệ số tương quan lần lượt là r=0,313; r=0,457 và r=0,433. <strong>Kết luận:</strong> Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát kèm hội chứng động mạch vành mạn có tỷ lệ tăng độ cứng động mạch khá cao. Hút thuốc, đái tháo đường, bệnh thận mạn, đau thắt ngực, thời gian tăng huyết áp trên 10 năm là các yếu tố nguy cơ làm tăng độ cứng động mạch.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14057NGUYÊN NHÂN, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN2025-05-10T03:11:15+00:00Nguyễn Thanh Liêmntliem@ctump.edu.vnPhan Thị Kim Tuyếntapchiyhocvietnam@gmail.comVõ Anh Hổtapchiyhocvietnam@gmail.comBồ Kim Phươngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Bệnh nhân xơ gan có xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản nhập viện điều trị. <strong>Kết quả:</strong> Nguyên nhân xơ gan do nghiện rượu, viêm gan siêu vi B, C chiếm tỷ lệ 90,5%. Lúc nhập viện tri giác tỉnh chiếm 85,8%; huyết áp tâm thu <90mmHg chiếm 6,1%. Cổ trướng chiếm 62,8%, Vàng da chiếm 64,9% và Albumin máu giảm <35g/L chiếm 94,6%. 35,5% trường hợp Hemoglobin <7g/dL. Giãn tĩnh mạch thực quản độ III chiếm 64,9%. Bệnh nhân ổn xuất viện là 93,2%. <strong>Kết luận: </strong>Nguyên nhân xơ gan thường gặp do nghiện rượu, viêm gan siêu vi B, C. Bệnh nhân xơ gan có biến chứng xuất huyết tiêu hóa do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản có kết quả điều trị thành công cao.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14058ĐẶC ĐIỂM COVID-19 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI2025-05-10T03:14:11+00:00Võ Triều Lýdrtrieuly@gmail.comPhạm Văn Tântapchiyhocvietnam@gmail.comVõ Thị Hồng Nhitapchiyhocvietnam@gmail.comVũ Thị Hiếutapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Nhiễm COVID-19 đặc biệt nặng ở dân số nguy cơ cao như người cao tuổi, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch và các bệnh lý suy giảm miễn dịch trong đó có bệnh nhân nhiễm HIV. Do đó nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết cục điều trị COVID-19 ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là cần thiết. <strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết cục điều trị và xác định một số yếu tố liên quan đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS mắc COVID-19. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang mô tả, lấy mẫu là các bệnh nhân COVID-19 có nhiễm HIV/AIDS từ 16 tuổi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong thời gian từ ngày 11/2021 đến 03/2023. <strong>Kết quả: </strong>147 trường hợp COVID-19 có nhiễm HIV/AIDS, trong đó nam giới chiếm 81,6%, tuổi trung bình là 36,9 ± 10,1 tuổi. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở giai đoạn lâm sàng 3-4 (79,5%).58,9% đã tiêm đủ từ 2 mũi vắc xin trở lên. Triệu chứng lâm sàng sốt (80,3%), ho (78,9%), khó thở (63,3%) và 65,3% được chẩn đoán COVID-19 mức độ nặng – nguy kịch lúc nhập viện. 88,2% có CD4 <200 TB/µL. Hình ảnh tổn thương mô kẽ (37,4%), tổn thương phối hợp (31,3%) và 4,8% không phát hiện hình ảnh tổn thương trên phim X-quang tại thời điểm nhập viện. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tử vong (34,7%). Bệnh nhân có phân độ nặng – nguy kịch tại thời điểm nhập viện có liên quan đến gia tăng tỉ lệ tử vong và tiêm ngừa COVID-19 đủ liều giảm tỉ lệ tử vong (p<0,05). <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu cho thấy triệu chứng của bệnh nhân COVID-19 có nhiễm HIV/AIDS thường gặp là sốt, ho, khó thở và 65,3% trường hợp được chẩn đoán COVID-19 mức độ nặng – nguy kịch tại thời điểm nhập viện. Tỉ lệ tử vong có tương quan thuận với COVID-19 nặng – nguy kịch tại thời điểm nhập viện, tiêm ngừa COVID-19 đủ liều giảm nguy cơ tử vong.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14059TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ SUY TIM NĂM 2022: NGHIÊN CỨU TẠI MỘT BỆNH VIỆN HẠNG I, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2025-05-10T03:17:39+00:00Võ Quang Trungtrungvq@pnt.edu.vnVõ Văn Quynhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Văn Poltapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Đình Nhântapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Hoàng Yến Nhitapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thành Vinhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mở đầu:</strong> Suy tim là một trong những bệnh mạn tính đang được quan tâm với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể, gây ra gánh nặng kinh tế đối với hệ thống y tế. Chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng thuốc diều trị suy tim nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc. <strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh suy tim tại Bệnh viện Quân Y 175. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Hồi cứu số liệu từ hồ sơ bệnh án điện tử của người có chẩn đoán chính là bệnh suy tim, điều trị nội trú tại bệnh viện Quân Y 175 năm 2022. Nghiên cứu tập trung phân tích cụ thể từng nhóm thuốc sử dụng trong quá trình điều trị HF. <strong>Kết quả</strong><strong> nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Nghiên cứu thu thập 312 người bệnh nội trú điều trị suy tim, với độ tuổi trung bình 67,1 ± 14,9 tuổi. Thuốc lợi tiểu được sử dụng nhiều nhất với 244 người, tiếp đó là thuốc ức chế thụ thể Mineralcorticoid với 225 người và thuốc bổ sung magie và kali với 222 người. Trong số 278 người sử dụng thuốc tim mạch khác, phần lớn sử dụng thuốc chống đông máu với 246 người, tiếp đó là nhóm statins với 217 người. <strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị suy tim tại bệnh viện Quân Y 175, giúp cho nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quát về sử dụng thuốc điều trị suy tim, từ đó xây dựng chiến lược phù hợp để quản lý và phân bổ nguồn lực y tế cho bệnh suy tim.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14060THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM LỢI Ở BỆNH NHÂN SAU XẠ TRỊ UNG THƯ ĐẦU CỔ TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2023-20242025-05-10T03:21:27+00:00Hà Ngọc Chiềungocchieu@hmu.edu.vnLê Thị Thùy Linhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng bệnh viêm lợi của bệnh nhân sau xạ trị ung thư đầu cổ tại bệnh viện K năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 156 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đã xạ trị ung thư đầu cổ từ tháng 02 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024. Các bệnh nhân được thăm khám, đánh giá tình trạng viêm lợi sau điều trị tia xạ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và trên 3 tháng. Kết quả: Tỷ lệ viêm lợi là 82,1% trong đó tỷ lệ viêm lợi ở nhóm 35-59 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (86,0%) và tỷ lệ viêm lợi ở nam giới (86,1%) cao hơn nữ giới (70,7%). Tỷ lệ viêm lợi sau 1 tháng xạ trị là 91,4% và giảm dần sau 2, 3 tháng xạ trị, sau 3 tháng xạ trị tỷ lệ viêm lợi tăng nhẹ. Kết luận: Sau 1, 2 và 3 tháng xạ trị, bệnh nhân ung thư đầu cổ có tỷ lệ bệnh viêm lợi ở mức cao nhưng có xu hướng giảm dần, tuy nhiên từ sau 3 tháng xạ trị tỷ lệ bệnh tăng nhẹ trở lại. Cần tiến hành thêm các nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá được chính xác hơn tỷ lệ và sự thay đổi của bệnh trên nhóm bệnh nhân này.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14062NỒNG ĐỘ HUYẾT THANH MỘT SỐ CYTOKINE (GM-CSF, IL-10, IL-12 VÀ IL-17A) TRONG BỆNH HỒNG BAN ĐA DẠNG LAN TỎA2025-05-10T04:01:28+00:00Trần Thị Huyềndrhuyentran@gmail.comNguyễn Thị Hà Vinhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 33 bệnh nhân được chẩn đoán hồng ban đa dạng (erythema multiforme-EM) có thương tổn da lan tỏa tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 4 năm 2017 tới tháng 8 năm 2019 nhằm khảo sát nồng độ huyết thanh một số cytokine. Sử dụng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang (fluorescence covalent microbead immunosorbent assay) phát hiện đồng thời nhiều cytokine: yếu tố kích thích dòng tế bào hạt-đại thực bào (granulocyte-macrophage colony-stimulating factor, GM-CSF), interleukin(IL)-10 và IL-12 và IL-17A. Kết quả cho thấy tuổi trung bình của các bệnh nhân EM có thương tổn lan tỏa là 42,2. Có 22 bệnh nhân (66,7%) có thời gian bị bệnh dưới 1 tuần. Có 60,6% bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc trước khi bị bệnh. Chỉ có 15,2% bệnh nhân có thương tổn niêm mạc. Ở nhóm EM, nồng độ huyết thanh GM-CSF, IL-12 và IL-17A lần lượt là 5,43±13,22 pg/ml; 0,92±2,19 pg/ml và 0,28±0,29 pg/ml; thấp hơn so với nhóm khỏe mạnh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,001 hay p<0,01. Nồng độ huyết thanh GM-CSF, IL-12 và IL-17A ở nhóm khỏe mạnh lần lượt là 31,99±31,64 pg/ml; 5,47±4,5 pg/ml và 1,46±2,18 pg/ml. Nồng độ huyết thanh IL-10 của nhóm EM là 9,86±15,29 pg/ml, không khác biệt so với nhóm khỏe mạnh (11,84±11,09 pg/ml). Không có mối tương quan giữa nồng độ huyết thanh các cytokine với tuổi của các bệnh nhân EM.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14064KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ RÀO CẢN TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở NGƯỜI CHĂM SÓC2025-05-10T04:04:57+00:00Tống Thị Huếhuehue1041993@gmail.com<p>Mục tiêu: Khảo sát kiến thức về rối loạn phổ tự kỷ và thái độ, rào cản tiếp cận dịch vụ chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ ở người chăm sóc trẻ tự kỷ. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: 150 người chăm sóc trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ được đưa vào nghiên cứu. Kết quả có 73,3% người chăm sóc trẻ đã từng được tiếp cận kiến thức về rối loạn phổ tự kỷ nhưng hầu hết tổng điểm kiến thức ở mức trung bình và dưới trung bình (62,8% và 31,8%). Nguồn tiếp cận kiến thức chủ yếu từ Internet (89,1%), trong khi nguồn từ nhân viên y tế (12,7%) và trường học (9,1%) còn thấp. Kiến thức tốt hơn ở nhóm người chăm sóc có trình độ từ trung cấp trở lên, nhóm có nghề nghiệp là cán bộ viên chức và nhóm sống ở khu vực thành thị (p < 0,05). Có 84,7% người chăm sóc đã có thái độ trì hoãn không cho trẻ đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. Khi phát hiện trẻ có bất thường về phát triển 49,4% người chăm sóc đưa trẻ đi khám tại các phòng khám nhi, chỉ 18,1% trẻ được khám tại phòng khám chuyên khoa tâm thần. Rào cản tiếp cận chẩn đoán chủ yếu do còn thiếu kiến thức và nhận thức: Có 66,3% người chăm sóc cho rằng những bất thường mà họ thấy ở trẻ không phải là bệnh nên không cần đi khám, 87,3% người chăm sóc muốn chờ đợi thêm, 44% bị ảnh hưởng bởi ý kiến gia đình; 8,7% từng khám nhưng được bác sĩ kết luận trẻ bình thường hoặc mắc bệnh khác dẫn đến chủ quan. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy phần lớn người chăm sóc vẫn chưa có đủ kiến thức và thái độ chủ động trong việc đưa trẻ đi khám dẫn tới những rào cản tiếp cận chẩn đoán do thiếu hiểu biết. Do đó, việc tăng cường truyền thông, nâng cao kiến thức về rối loạn phát triển cho cộng động là vô cùng quan trọng giúp cải thiện khả năng phát hiện và can thiệp sớm cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14065THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN GÂY NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN E2025-05-10T04:07:40+00:00Lê Hạ Long Hảilehalonghai@hmu.edu.vnNguyễn Thị Ngatapchiyhocvietnam@gmail.comĐỗ Thị Thu Hươngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Văn Sơntapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Nhiễm khuẩn tiết niệu là bệnh lý phổ biến với khả năng tái phát cao. Tình trạng lây nhiễm các chủng vi khuẩn kháng thuốc gây giảm hiệu quả điều trị và tăng gánh nặng về chi phí. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Nghiên cứu cắt ngang nhằm xác định các vi khuẩn thường gặp và mức độ kháng kháng sinh của chúng trong mẫu cấy nước tiểu tại Bệnh viện E. <strong>Kết quả:</strong> E. coli là tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn tiết niệu với tỉ lệ 30,9%. Tiếp sau là P. aeruginosa, K. pneumoniae, E. faecium và E. faecalis với tỉ lệ lần lượt là 14%, 10%, 8,1% và 4,3%. E. coli kháng cao nhất với trimethoprim/sulfamethoxazole (100%), nhạy cảm cao nhất với ertapenem (98,2%). Tỉ lệ E. coli sinh ESBL là 54,6%. K. pneumoniae kháng cao nhất với trimethoprim/sulfamethoxazole (100%); nhạy cảm cao nhất với amikacin (68,5%). Tỉ lệ K. pneumoniae sinh ESBL là 22,4%. P. aeruginosa kháng cao nhất với levofloxacin (92,6%) và nhạy cảm nhất với piperacillin/tazobactam (41,2%). E. faecium kháng hoàn toàn với penicillin; ampicillin; và ciprofloxacin. Tỉ lệ E. faecium kháng vancomycin là 11,1% và chưa thấy xuất hiện chủng kháng linezolid. E. faecalis kháng cao nhất với tetracycline (91,4%); 100% số chủng còn nhạy cảm với linezolid và vancomycin. <strong>Kết luận:</strong> Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn tiết niệu hàng đầu là E. coli; P. aeruginosa; K. pneumoniae; E. faecium và E. faecalis đã kháng lại hầu hết các kháng sinh thử nghiệm với mức độ đề kháng khác nhau.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 Tạp chí Y học Việt Namhttps://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14069NGHIÊN CỨU BỆNH THẦN KINH NGOẠI BIÊN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG THANG ĐIỂM MICHIGAN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 20242025-05-10T06:18:44+00:00Lưu Ngọc Trânluungoctran76@gmail.comThái Bình Antapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Bệnh thần kinh ngoại biên (BTKNB) do đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh có thể cao hơn do chưa được tầm soát và chẩn đoán sớm, kiểm soát đường huyết kém cùng các yếu tố thúc đẩy khác. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Xác định tỉ lệ BTKNB chi dưới do ĐTĐ bằng thang điểm Michigan và các yếu tố liên quan giữa ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích ở bệnh nhân đã hoặc mới chẩn đoán ĐTĐ típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình là 64,45 ± 10,77, nữ có tỉ lệ cao hơn nam (71,5% và 28,5%). Tỉ lệ BTKNB theo bảng điểm câu hỏi sàng lọc là 33,3%, bảng điểm khám lâm sàng là 71,5% và đạt cả 2 tiêu chí là 30,9%. Thời gian mắc bệnh ĐTĐ, chỉ số ABI, hút thuốc lá, albumin niệu vi thể và đại thể, xơ vữa động mạch chi dưới là các yếu tố liên quan với BTKNB. Trong đó, thời gian mắc bệnh ĐTĐ kéo dài và hút thuốc lá yếu tố nguy cơ độc lập với BTKNB chi dưới do ĐTĐ. <strong>Kết luận:</strong> BTKNB chi dưới do ĐTĐ là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân có thời gian bệnh ĐTĐ kéo dài, hút thuốc lá, albumin niệu và xơ vữa động mạch.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14071NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG - MÔ BỆNH HỌC 135 BỆNH NHÂN UNG THƯ HẮC TỐ DA TẠI BỆNH VIỆN K GIAI ĐOẠN 2016 - 20242025-05-10T06:41:19+00:00Vũ Thanh Phươngvuthanhphuonghm@gmail.comĐỗ Anh Tútapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Văn Chủtapchiyhocvietnam@gmail.comBùi Phương Linhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của 135 bệnh nhân ung thư hắc tố da tại Bệnh viện K. <strong>Phương pháp:</strong> Bệnh nhân ung thư hắc tố da, có u nguyên phát, được chẩn đoán và điều trị bằng phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện K. Thiết kế nghiên cứu mô tả tiến cứu. <strong>Kết quả:</strong> Bệnh hay gặp 40 đến 60 tuổi, nữ/nam = 1,01, làm ruộng chiếm đa số 56,4%, thời gian mắc bệnh trên 6 tháng 66,2%, ung thư phát triển trên nền nốt ruồi 34,1%. Vị trí u chi dưới 49,6%, trong đó u ở gan bàn chân 35,5%, ung thư phát triển trên nền da sừng hóa 43,0%, đau chói tại u 43,7%, đen loang lổ 65,9%. Thể lan tràn nông 52,6%, Clark V 46,7%, giai đoạn thẳng đứng 72,6%. Tỷ lệ nhân chia > 6 nhân chia/1 mm<sup>2</sup> 38,5%. Nhân vệ tinh 34,8%, loét u 48,1%, tế bào lympho xâm nhập thưa 46,7%, u xâm nhập mạch 77,8%. Di căn hạch khu vực 48,1%, di căn hạch trung gian 5,9%, xếp pT3 là 41,5% và pT4 là 54,8%, xếp pN0 51,9%, giai đoạn II, III là 51,9% và 48,1%. <strong>Kết luận:</strong> Nữ/nam = 1,01. Đặc điểm lâm sàng hay gặp: khoảng tuổi từ 40 đến 60, nông dân làm ruộng, thời gian mắc bệnh trên 6 tháng, trên nền da là nốt ruồi và da sừng hóa, ở chi dưới đặc biệt ở gan bàn chân, đau chói tại u, màu sắc đen loang lổ, di căn hạch khu vực. Mô bệnh học hay gặp: thể lan tràn nông, độ dầy u cao, mức độ xâm lấn Clark cao, giai đoạn phát triển thẳng đứng, tỷ lệ phân bào cao, u xâm nhập mạch và loét u.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14072BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: UNG THƯ THẬN T1 DI CĂN XA VÀ HỒI CỨU Y VĂN2025-05-10T06:44:45+00:00Bùi Xuân Nộibuixuannoi@gmail.comĐỗ Anh Tuấntapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Sơn Tùngtapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Trung Toàntapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Huy Phantapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Ung thư biểu mô tế bào thận (RCC) là một nhóm các khối u biểu mô ác tính của thận, chiếm hơn 90% trong số tất cả các loại ung thư thận. Nhiều nghiên cứu chỉ ra có khoảng 2,3% bệnh nhân RCC có di căn xa được phát hiện đồng thời tại thời điểm chẩn đoán (giai đoạn T1N0M1). Trong đó tỷ lệ và vị trí di căn phụ thuộc đáng kể vào loại mô bệnh học của khối u. Phương pháp điều trị cho nhóm bệnh nhân này là điều trị đa mô thức, bao gồm phẫu thuật cắt thận toàn bộ hoặc bán phần, cắt bỏ khối di căn, xạ trị, nút mạch hoặc điều trị hệ thống như liệu pháp miễn dịch, hóa trị hoặc điều trị với mTOR hoặc TKIs, trong đó phẫu thuật cắt thận là phương pháp điều trị đầu tay. Chúng tôi báo cáo một trường hợp ung thư thận T1N0M1 di căn phổi và xương, đã được điều trị bằng phẫu thuật cắt thận bán phần kèm điều trị bổ trợ Panzopanib sau mổ. Qua ca lâm sàng này, chúng tôi hồi cứu lại các phương pháp điều trị trong y văn.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14073KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG2025-05-10T06:54:01+00:00Nguyễn Thanh Thủydrthuy.yhct@hmu.edu.vnNguyễn Thị Thanh Tútapchiyhocvietnam@gmail.comĐinh Thị Maitapchiyhocvietnam@gmail.comVũ Thị Hạnhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát phương pháp và kết quả điều trị bệnh tăng huyết áp tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 454 bệnh án chẩn đoán tăng huyết áp, từ 1/2022 đến 12/2022 tại khoa Lão – Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương. <strong>Kết quả:</strong> 81,5% bệnh nhân được điều trị Y học hiện đại kết hợp Y học cổ truyền. Bệnh nhân phần lớn được điều trị 1 loại thuốc hạ huyết áp (51,3%). Thuốc chẹn kênh canxi là thuốc hạ áp được sử dụng nhiều nhất (45,8%). 94,7% bệnh nhân được sử dụng thuốc cổ truyền trong đó thuốc thang sử dụng nhiều nhất với 91,9%; dạng hoàn là 21,8%; chè hạ áp chiếm 7,0% và 5,1% bệnh nhân được kết hợp phương pháp không dùng thuốc. 89% bệnh nhân tăng huyết áp đạt mục tiêu điều trị. <strong>Kết luận:</strong> Phương pháp Y học hiện đại kết hợp Y học cổ truyền điều trị tăng huyết áp đã cải thiện triệu chứng, chỉ số huyết áp và đạt kết quả điều trị tốt. Tuy nhiên, cần phối hợp thuốc hạ huyết áp ngay từ đầu và tăng cường bào chế và sử dụng chế phẩm thuốc cổ truyền và phương pháp không dùng thuốc để tăng hiệu quả điều trị.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14074KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ SUBTYPE CỦA HIV-1 TẠI ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM THEO CƠ SỞ DỮ LIỆU LOS ALAMOS2025-05-10T06:56:59+00:00Bùi Minh Tríbmtri@ump.edu.vn<p><strong>Đặt vấn đề</strong><strong>:</strong> Do bản chất không đồng nhất và không ngừng tiến hóa của HIV, các biện pháp điều trị, dự phòng và phát triển vắc-xin đòi hỏi phải có hiểu biết cập nhật về sự phân bố của các subtype HIV trong quần thể. Các nghiên cứu trước đây chưa phân tích sự phân bố subtype HIV-1 tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. <strong>Đối tượng, phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phân tích dữ liệu của các bệnh nhân nhiễm HIV-1 trên cơ sở dữ liệu trình tự HIV của Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos. Dữ liệu được chọn lọc dựa trên những tiêu chí cụ thể và tiến hành phân tích phân bố subtype HIV-1 tại khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. <strong>Kết quả:</strong> Thông qua việc phân tích 6.603 dữ liệu của khu vực Đông Nam Á, CRF01_AE (5.679/6.603 – 86%) chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là subtype B (426/6.603 – 6,5%) và CRF33_01B (98/6.603 – 1,5%). Subtype CRF33_01B chỉ xuất hiện tại Malaysia (98%) và Indonesia (2%). Tại Việt Nam, CRF01_AE chiếm tỷ lệ trên 97% qua các giai đoạn. Trong giai đoạn 2012-2021, có sự xuất hiện của các subtype CRF mới: CRF07_BC (0,1%), CRF109_0107 (0,4%) và CRF127_07109 (0,4%). <strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu cho thấy sự đa dạng của HIV-1 theo khu vực Đông Nam Á và Việt Nam. Subtype CRF01_AE chiếm tỷ lệ cao nhưng một số quốc gia có sự xuất hiện và phổ biến của các chủng CRF khác. Vì vậy, việc tiếp tục giám sát dịch tễ học của HIV-1 là rất quan trọng đối với việc thiết kế, thử nghiệm và triển khai vắc-xin phòng ngừa.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14075NGHIÊN CỨU TỶ LỆ NHIỄM CỦA VI KHUẨN ACINETOBACTER BAUMANNII PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2021-20222025-05-10T07:00:24+00:00Nguyễn Hữu Chưởngnhchuong@ctump.edu.vnTrần Thị Thùy Trangtapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Bùi Hoàng Thảotapchiyhocvietnam@gmail.comDương Anh Thưtapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Đăng Khoatapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thanh Tútapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Thái Ngọctapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Acinetobacter baumannii là một loại cầu khuẩn gram âm đã xuất hiện từ một sinh vật có khả năng gây bệnh đáng ngờ thành một tác nhân truyền nhiễm có tầm quan trọng đối với các bệnh viện trên toàn thế giới. <strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm của vi khuẩn Acinetobacter baumannii phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2021-2022. <strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong> nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 434 bệnh phẩm đường hô hấp của bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm trùng hô hấp ở nữ giới (52,3%). Đối tượng ở nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 67,0%. Mẫu bệnh phẩm lấy được chủ yếu là bệnh phẩm đàm 62%<strong>, </strong>khoa có tỷ lệ thu thập mẫu bệnh phẩm cao nhất là tại ICU 41,5%. Nghiên cứu phân lập được 135/434 mẫu vi khuẩn Acinetobacter baumannii từ bệnh phẩm đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao với 31,1%, cao nhất trên các loại bệnh phẩm đàm 80,7% cao nhất so với các chủng vi khuẩn còn lại. Khoa ICU là khoa có tỷ lệ nhiễm Acinetobacter baumannii cao nhất trong các khoa phòng khảo sát chiếm 63,7%. <strong>Kết luận:</strong> Chủng Acinetobacter baumannii chủ yếu gây bệnh đường hô hấp có liên quan chính đến các bệnh lý viêm phổi bao gồm viêm phổi thở máy và viêm phổi thường gặp tại các Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân có liên quan đến thở máy.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14092ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI TẬP TÁI ĐỊNH VỊ THẠCH NHĨ (ORM) ĐIỀU TRỊ CHÓNG MẶT TƯ THẾ LÀNH TÍNH KỊCH PHÁT (BPPV)2025-05-11T04:25:23+00:00Lê Minh Kỳleminhky.ent@gmail.comĐồng Thị Như Quỳnhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Tóm tắt: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:120 bệnh nhân đến khám vì chóng mặt, mất thăng bằng, được chẩn đoán BPPV và điều trị tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội từ tháng 1 năm 2023 đến 9 năm 2023. Tất cả bệnh nhân đều được khám lâm sàng bằng các nghiệm pháp khám tiền đình sàng lọc và khám tiền đình chuyên biệt. Chẩn đoán BPPV dựa trên phân loại quốc tế về rối loạn tiền đình do Hiệp hội Barany. Bệnh nhân trả lời đầy đủ các câu hỏi đánh giá chóng mặt DHI thời điểm bệnh được chẩn đoán và sau khi điều trị. Kết quả: Có 92 nữ (76,7%) và 28 nam (23,3%). Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 55,7 tuổi (± 11,5). BPPV ống bán khuyên sau thường gặp nhất (70,4%), BPPV ống bán khuyên ngang 20,4% và BPPV ống bán khuyên trước 9,2%. Sau điều trị bệnh nhân có điểm DHI ở mức độ nhẹ 91 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 75,8%, chỉ còn 2 bệnh nhân có điểm DHI mức độ nặng (chiếm tỷ lệ 1,7%). Trên cả 3 nhóm DHI vận động, cảm xúc và chức năng thì đều có sự cải thiện rõ rệt về số điểm DHI trước và sau khi điều trị (ở nhóm vận động cải thiện trung bình 14,5 điểm, nhóm cảm xúc cải thiện trung bình16,1 điểm và nhóm chức năng cải thiện trung bình 17,9 điểm). Kết luận: Tập tái định vị thạch nhĩ trên ghế TRV có hiệu quả cao trong điều trị BPPV sau ba lần tập với cách khoảng thời gian một tuần khi được đánh giá bằng DHI, có sự cải thiện đáng kể về DHI của bệnh nhân BPPV về mặt vận động, cảm xúc và chức năng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14077CHỨC NĂNG THỊ GIÁC SAU PHẪU THUẬT PHACO ĐẶT KÍNH ĐƠN TIÊU TĂNG CƯỜNG TECNIS EYHANCE TẠI BỆNH VIỆN MẮT VIỆT HÀN NĂM 20232025-05-11T02:10:32+00:00Đoàn Kim Thànhdkthanh1605@gmail.comNguyễn Vân Anhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát hiệu quả thị giác, độ nhạy tương phản, mức độ hài lòng của bệnh nhân đặt kính nội nhãn đơn tiêu tăng cường Tecnis Eyhance tại Bệnh viện Mắt Việt Hàn năm 2023. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> cắt ngang mô tả loạt ca bệnh trên nhóm bệnh nhân đã phẫu thuật đặt kính nội nhãn TECNIS Eyhance tại Bệnh viện mắt Việt Hàn trong năm 2023. <strong>Kết quả:</strong> 26 mắt đã phẫu thuật đặt kính Eyhance tại Bệnh viện Mắt Việt Hàn cho thị lực nhìn xa và trung gian <0,211 LogMAR, thị lực nhìn gần >0,3 LogMAR. Độ nhạy tương phản nhìn xa và trung gian cao nhất ở tần số không gian 6cpd lần lượt là 2,063 LogCS và 1,697 LogCS; nhìn gần cao nhất (1,405 LogCS) ở tần số không gian 3cpd. Nhìn xa và trung gian không phụ thuộc kính gọng, 57,69% cần đeo thêm kính gọng khi nhìn gần. 84,61% không có rối loạn thị giác (quầng sáng hoặc lóa sáng). Không có bệnh nhân nào đánh giá không hài lòng sau đặt kính Eyhance. <strong>Kết luận:</strong> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14079TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRESS, TRẦM CẢM VÀ LO ÂU Ở CHA/MẸ TRẺ TỰ KỶ TẠI BỆNH VIỆN NHI THÁI BÌNH NĂM 20212025-05-11T02:12:00+00:00Phạm Thị Thu Cúcphamthucuc@ndun.edu.vn<p><strong>Mục tiêu: </strong>Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, trầm cảm và lo âu ở cha/mẹ trẻ tự kỷ tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2020. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện từ tháng 10/2020 - 10/2021 trên 157 cha mẹ (76 cha, 81 mẹ) của 83 trẻ tự kỷ đến khám và điều trị tại khoa Tâm bệnh bệnh viện Nhi Thái Bình. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin cần thiết và thang điểm DASS-21 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cha mẹ trẻ tự kỷ. Sau đó phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, trầm cảm và lo âu ở cha/mẹ trẻ tự kỷ. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ cha mẹ có biểu hiện stress là 23,6%, trầm cảm là 24,8%, lo âu là 21,7%. Cha mẹ có con mắc tự kỷ mức độ nặng, thể điển hình có biểu hiện stress, trầm cảm, lo âu nhiều hơn so với cha mẹ có con tự kỷ mức độ nhẹ - vừa, thể không điển hình. Rối loạn stress, trầm cảm và lo âu gặp ở cha mẹ có con tự kỷ thuộc nhóm tuổi < 36 tháng, tuổi được chẩn đoán ≤ 24 tháng và thời gian đã được chẩn đoán ≤ 12 tháng hơn nhóm cha mẹ có con ≥ 36 tháng, tuổi chẩn đoán > 24 tháng và thời gian đã được chẩn đoán > 12 tháng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14080ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI GIỮA DINH DƯỠNG TĨNH MẠCH VÀ TIÊU HÓA Ở TRẺ DƯỚI 1500G TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH2025-05-11T02:26:47+00:00Nguyễn Trần Thị Huyền Dungbshuyendung@gmail.comNguyễn Thu Tịnhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thanh Thiệntapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thanh Hiềntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Tối ưu hóa dinh dưỡng là nền tảng của chăm sóc sau sinh để ngăn ngừa chậm tăng trưởng ở trẻ non tháng. Hiệu chỉnh, chuyển đổi giữa dinh dưỡng tĩnh mạch và tiêu hóa trong giai đoạn đầu sau sinh có thể liên quan với chậm tăng trưởng. Chưa có hướng dẫn rõ ràng cho việc chuyển đổi nên có sự khác biệt giữa các đơn vị hồi sức cơ sinh. Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm và ảnh hưởng của dinh dưỡng ở giai đoạn này lên chậm tăng trưởng lúc 28 ngày tuổi. <strong>Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: </strong>nghiên cứu mô tả hồi tiến cứu trên trẻ <32 tuần thai và CNLS <1500 g nhập khoa Hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/08/2022 đến 30/04/2024.<strong> Kết quả:</strong> Có 83 trẻ <32 tuần thai và CNLS <1500 g phù hợp tiều chuẩn chọn vào. Tuần tuổi thai trung bình là 27,6 ± 1,7 tuần. CNLS trung bình là 1026,8 ± 200,3g và trung bình ngày đạt CNLS là 13,0 ± 5,2 ngày. Tỉ lệ CTT tăng từ 2 (2,4%) lúc sinh lên 47 (56,7%) trẻ lúc 28 ngày tuổi. Dựa trên tính toán, thành phần các yếu tố đa lượng phù hợp với các khuyến cáo gần đây. Tại thời điểm chuyển tiếp hình thức dinh dưỡng vào khoảng 13 ngày tuổi, năng lượng mà trẻ thực sự hấp thụ được có thể thấp hơn so với tính toán dựa trên thành phần dinh dưỡng, do khả năng hấp thụ từ đường tiêu hóa còn chưa tốt nhưng đã giảm năng lượng từ dinh dưỡng tĩnh mạch. <strong>Kết luận: </strong>Cần có sự điều chỉnh thích hợp thành phần dinh dưỡng dựa trên năng lượng thực tế trẻ nhận được trong giai đoạn chuyển giao dinh dưỡng tĩnh mạch sang tiêu hóa.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14081THÔNG BÁO HAI TRƯỜNG HỢP TRONG MỘT GIA ĐÌNH VIÊM NÃO - MÀNG NÃO DO TOXOPLASMA2025-05-11T02:30:54+00:00Lê Thị Thúy Hạnhthuyhanh171199@gmail.comĐặng Thị Thúytapchiyhocvietnam@gmail.comBùi Vũ Huytapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Bệnh do ký sinh trùng là bệnh còn phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là tại những khu vực có khí hậu nhiệt đới, bao gồm Việt Nam. Trong bài báo này chúng tôi giới thiệu về hai trường hợp mẹ và con cùng nhiễm ký sinh trùng gây viêm não – màng não từ vật nuôi. Thông báo này nhằm cảnh báo sự cần thiết tăng cường công tác giáo dục, nâng cao ý thức và cách phòng chống nhiễm bệnh do ký sinh trùng trong cộng đồng tại Việt Nam.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14082NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NỒNG ĐỘ ACID URIC MÁU VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỨC ĐỘ ĐẠM NIỆU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT2025-05-11T02:35:05+00:00Nguyễn Văn NhựtDrnguyennhut@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát đặc điểm acid uric máu và mối liên quan với mức độ đạm niệu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu từ tháng 09 năm 2024 đến tháng 02 năm 2025. Kết thúc theo dõi, ghi nhận có 83 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn được mời vào tham gia nghiên cứu. <strong>Kết quả:</strong> Nam giới chiếm tỷ lệ 57,8%, tuổi trung bình là 58,20 ± 8,52. Nồng độ acid uric máu trung bình là 287,93 ± 153,72μmol/L. Tỷ lệ tăng acid uric máu là 30,1%. Các yếu tố gồm tăng acid uric máu, huyết áp tâm thu, tiền sử đái tháo đường là các yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ tiểu đạm mức độ nặng với OR lần lượt là OR=7,12; OR=2,08 và OR=4,45. <strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ tăng acid uric máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát khá cao với khoảng 30,0% trường hợp. Tăng acid uric máu, huyết áp tâm thu và tiền sử đái tháo đường là các yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ tiểu đạm mức độ nặng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14083MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊN LƯỢNG SỐC NHIỄM KHUẨN VÀ TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MẮC NHIỄM KHUẨN HUYẾT2025-05-11T02:43:36+00:00Tạ Thị Diệu Ngândr.dieungan@gmail.comĐoàn Thị Hải Yếntapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Nghiên cứu hồi cứu 176 bệnh nhân đái tháo đường mắc nhiễm khuẩn huyết, điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2016-2021 nhằm tìm hiểu các yếu tố liên quan đến sốc nhiễm khuẩn và tử vong ở các bệnh nhân này. Nhiễm khuẩn huyết được chẩn đoán xác định bằng các tiêu chuẩn lâm sàng và kết quả cấy máu phân lập được vi khuẩn. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn trong nghiên cứu là 17,06 %, tỷ lệ tử vong là 9,1%. Không có sự khác biệt về mức glucose huyết và HbA1c khi nhập viện giữa nhóm bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn và không sốc nhiễm khuẩn, giữa nhóm bệnh nhân còn sống và tử vong, giữa nhóm nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram dương so với nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm. Phân tích hồi quy đa biến logistic cho thấy, tại thời điểm nhập viện điểm Glasgow<15 (OR = 4,876; 95%CI: 1,635-14,545; p=0,04) và nồng độ CRP (OR=1,005; 95% CI 1,001-1,009, p=0,018) là các yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng sốc nhiễm khuẩn. Sốc nhiễm khuẩn là yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng tử vong ở các bệnh nhân đái tháo đường mắc nhiễm khuẩn huyết (OR = 33,355; 95%CI: 4,124-269,743; p=0,001). <strong>Kết luận:</strong> Ở các bệnh nhân đái tháo đường mắc nhiễm khuẩn huyết, không có mối liên quan mức glucose huyết, HbA1c lúc nhập viện với sốc nhiễm khuẩn và tử vong. Các yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng sốc nhiễm khuẩn là rối loạn ý thức và tăng nồng độ CRP lúc nhập viện. Yếu tố độc lập có giá trị tiên lượng tử vong là sốc nhiễm khuẩn.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14084LỰA CHỌN BỆNH NHÂN GIÃN ỐNG TỤY ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BẰNG NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG2025-05-11T03:03:37+00:00Mai Thanh Bìnhmaibinhtieuhoa108@gmail.comDoãn Thái Kỳtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Các bệnh lý liên quan đến ống tụy, bao gồm nguyên nhân lành tính (viêm tụy mạn, nang giả tụy, rò tụy) và ác tính (ung thư tụy, u bóng Vater), có thể gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng tụy và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Phẫu thuật từng là phương pháp điều trị chính nhưng có nguy cơ biến chứng cao. Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) với đặt stent tụy hiện là phương pháp ít xâm lấn, giúp giảm triệu chứng và cải thiện tiên lượng bệnh nhân. Tuy nhiên, lựa chọn bệnh nhân phù hợp và đánh giá hiệu quả can thiệp vẫn chưa được thống nhất, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Đối tượng: 44 bệnh nhân giãn ống tụy có chỉ định ERCP đặt stent tụy tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (01/2021 - 03/2024). Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh liên quan tới ống tụy. Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm SPSS 22.0. <strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình 60,4 ± 15,6; nam chiếm 81,8% (tỷ lệ nam/nữ = 4,5/1). Bệnh lý: 77,3% bệnh nhân có tổn thương tại tụy (u đầu tụy 31,8%, nang tụy 18,2%, sỏi tụy 15,9%); 22,7% có bệnh lý ngoài tụy (u bóng Vater 9,1%, u đoạn cuối ống mật chủ 6,7%). Lâm sàng trước can thiệp: 68,2% bệnh nhân đau bụng (45,5% nhẹ, 22,7% vừa), 20,5% sốt. Hình ảnh học: 100% bệnh nhân có giãn ống tụy, với trung vị đường kính ống tụy 6,4mm.<strong> Kết luận: </strong>Nội soi ERCP với đặt stent tụy là phương pháp điều trị ít xâm lấn, hiệu quả, phù hợp với các bệnh lý tụy gây tắc nghẽn. Việc lựa chọn bệnh nhân cần dựa trên đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng để tối ưu hóa hiệu quả và giảm thiểu biến chứng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14085KHẢO SÁT TỶ LỆ MANG GEN ĐỀ KHÁNG MACROLIDE CỦA STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE GÂY VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Ở TRẺ EM2025-05-11T03:06:19+00:00Lê Thị Thanh Nhànnhanle.xn@gmail.comNguyễn Yến Thu Giangtapchiyhocvietnam@gmail.comPhan Thị Cẩm Luyếntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ mang gen kháng macrolide (Mef(A/E) và Erm(B)) của Streptococcus pneumoniae gây viêm phổi cộng đồng ở trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 12/2021 đến tháng 10/2022 trên 36 chủng S. pneumoniae phân lập từ mẫu đàm của trẻ ≤ 16 tuổi được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng và được thu thập tại phòng Vi sinh - Công ty TNHH TMDV Nam Khoa. Kháng sinh đồ và sự hiện diện của các gen kháng thuốc Mef(A/E) và Erm(B) được xác định theo tiêu chuẩn CLSI 2021. Phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm STATA 14.0. <strong>Kết quả: </strong>Trong tổng số 36 mẫu S. pneumoniae, 94,4% (34/36) mẫu mang gen kháng erythromycin. Tỷ lệ mẫu mang 1 gen Erm(B) là 41,7%, 1 gen Mef(A/E) là 30,5%, và đồng thời mang cả 2 gen Erm (B) và Mef(A/E) là 16,7%. Sự phân bố của các gen kháng macrolide cho thấy xu hướng khác nhau về mức độ kháng và kiểu hình kháng thuốc của các chủng S. pneumoniae. <strong>Kết luận: </strong>S. pneumoniae gây viêm phổi cộng đồng ở trẻ em năm 2022 tại TpHCM có tỷ lệ kháng macrolide là 94,4% trong đó gen Erm(B) đóng vai trò quan trọng trong cơ chế kháng macrolide với tỷ lệ 58,4% phát hiện trong các mẫu bệnh phẩm. Việc xuất hiện đồng thời các gen Erm(B) và Mef(A/E) trên 16,7% số mẫu, cho thấy sự xuất hiện những thay đổi trong tình trạng kháng macrolide ở phế cầu khuẩn ngày càng phức tạp, điều này đòi hỏi cần có sự giám sát chặt chẽ hơn trong sử dụng thuốc kháng sinh macrolide.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14086ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VỀ BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA BÀ MẸ CÓ CON ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 20242025-05-11T03:09:27+00:00Hoàng Thị Thu Hàhoangha86.dd@gmail.comVũ Văn Xoatapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giá kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của các bà mẹ có con điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2024. <strong>Phương pháp</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, bộ câu hỏi tự điền đánh giá kiến thức của các bà mẹ về bệnh sốt xuất huyết. <strong>Kết quả</strong>: Lần lượt 87,1% và 85,7% bà mẹ biết đối tượng nguy cơ mắc sốt xuất huyết, bệnh lây truyền do muỗi vằn đốt. Tỷ lệ các bà mẹ bết đến triệu chứng của bệnh như sốt cao liên tục/da xung huyết/nhức đầu, chán ăn/đau cơ, khớp lần lượt là 88,6%/57,1%/71,4%/55,7%. Trên 50% bà mẹ nhận thức đúng các biến chứng bệnh và 67,1% họ biết rằng sốt xuất huyết Dengue không có thuốc điều trị đặc hiệu.Trên 70% bà mẹ có kiến thức đúng về cách phòng ngừa muỗi đốt nhưng mới chỉ 58,6% biết không cho trẻ chơi chỗ tối để không bị sốt xuất huyết. <strong>Kết luận:</strong> Kiến thức về bệnh sốt xuất huyết Dengue của các bà mẹ có con mắc bệnh đang điều trị tương đối tốt với 68,6% có kiến thức đúng và 31,4% có kiến thức chưa đúng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14087NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN NGUY CƠ TIM MẠCH CAO, RẤT CAO TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ2025-05-11T03:11:37+00:00Nguyễn Trung Kiênntkien@ctump.edu.vnNguyễn Thị Thu Sentapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Thị Mai Hậutapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Hòatapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Hồng Hàtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Khảo sát đặc điểm rối loạn lipid máu và một số yếu tố liên quan đến rối loạn lipid máu ở bệnh nhân nguy cơ tim mạch cao, rất cao. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên tổng số 80 bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, rất cao đến khám tại Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 06 năm 2024 đến tháng 01 năm 2025. Tất cả bệnh nhân được khám lâm sàng ghi nhận lại yếu tố nguy cơ, xét nghiệm nồng độ lipid máu và phân tích các yếu tố liên quan. <strong>Kết quả: </strong>Nam giới chiếm tỷ lệ là 33,8%, tuổi trung bình là 62,36 ± 10,49 tuổi, bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao là 70,0% và rất cao là 30,0%. Bệnh nhân nguy cơ tim mạch rất cao có tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần cao hơn so với nguy cơ tim mạch cao, với 58,3% so với 28,6%, tương tự, tỷ lệ tăng LDLc cũng cao hơn với 70,8% so với 48,2%. Bệnh nhân hút thuốc lá (47,7% so với 2,8%), uống rượu bia (47,7% so với 0,0%), thừa cân béo phì (47,7% so với 22,2%), đái tháo đường (36,4% so với 13,9%) có tỷ lệ tăng LDLc cao hơn so với không mắc các yếu tố nguy cơ này. <strong>Kết luận:</strong> Bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, rất cao có tỷ lệ mắc rối loạn lipid máu khá cao, với chủ yếu là tăng cholesterol toàn phần và tăng LDL cholesterol. Các yếu tố nguy cơ gồm hút thuốc lá, uống rượu bia, thừa cân béo phì, đái tháo đường có liên quan đến tăng LDL cholesterol.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14088PHÂN BỐ KIỂU GEN HPV Ở PHỤ NỮ THAM GIA SÀNG LỌC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG TẠI VIỆT NAM2025-05-11T03:14:28+00:00Vũ Thị Huyềnvuthihuyen@hmu.edu.vnNguyễn Thị Trangtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Ngọc Sơntapchiyhocvietnam@gmail.comĐào Thị Luậntapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thanh Tuấntapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Duy Duẩntapchiyhocvietnam@gmail.comĐặng Quang Hùngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thị Thu Phươngtapchiyhocvietnam@gmail.comHoàng Công Minhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thanh Thảotapchiyhocvietnam@gmail.comTô Thị Thu Hàtapchiyhocvietnam@gmail.comTriệu Tiến Sangtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá đặc điểm dịch tễ nhiễm HPV và phân bố kiểu gen HPV ở phụ nữ tham gia sàng lọc ung thư cổ tử cung. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2346 phụ nữ khám sàng lọc bằng xét nghiệm HPV DNA tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Học viện Quân y từ tháng 10/2021 đến tháng 10/2024, sử dụng phương pháp Multiplex - PCR & Nested - PCR để xác định kiểu gen HPV. <strong>Kết quả: </strong>Tỉ lệ nhiễm HPV trong tổng số 2346 phụ nữ tham gia nghiên cứu là 28%, trong đó đơn nhiễm chiếm 2/3. Phát hiện 21 trên 40 type HPV được khảo sát, trong đó HPV type 16 có tỉ lệ mắc cao nhất (11,7%), tiếp theo là type 18 (9,1%) và type 58 (8,2%). <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ tham gia sàng lọc ung thư cổ tử cung là 28%, trong đó đơn nhiễm chiếm đa số, gặp hầu hết ở các lứa tuổi đặc biệt từ 18-50 tuổi. Trong đó HPV type 16 có tỷ lệ mắc cao nhất, tiếp theo là type 18 và type 58.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14089KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ỐNG MŨI KHẨU TRÊN HÌNH ẢNH CBCT NGƯỜI VIỆT2025-05-11T03:20:16+00:00Phạm Thị Hương Loanphamthuongloan@ump.edu.vnTrần Thị Hiềntapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Trang Nguyêntapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Hưngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm hình thái của ống mũi khẩu người Việt trên hình ảnh CBCT. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 145 hình ảnh CBCT hiện đang lưu trữ tại Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Răng Hàm Mặt được được chụp từ các bệnh nhân đến khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. <strong>Kết quả: </strong>Trên mặt phẳng đứng ngang, nghiên cứu ghi nhận ống hình trụ chiếm tỉ lệ cao nhất (38,6%) và ống dạng quả trám chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,2%). Trên mặt phẳng đứng ngang, ống đơn chiếm tỷ lệ 57,9%, ống chữ Y chiếm tỷ lệ 40% và chỉ 2,1% trường hợp là ống đôi. 97,2% ống có 1 lỗ cửa và 55,9% ống có 1 lỗ Stenson với hình dạng oval chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Chiều dài trung bình ống mũi khẩu là 11,42 ± 2,21 mm, với chiều dài trung bình ống mũi khẩu ở nam là 12,28 ± 2,11 mm lớn hơn ở nữ là 10,78 ± 2,08 mm, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Đường kính trước sau trung bình lỗ Stenson là 2,79 ± 0,95mm, đường kính trước sau trung bình lỗ cửa là 4,45 ± 1,07mm. Chiều dày trung bình bản xương ổ phía trước ống tại ba mức: ngang với bờ ngoài lỗ cửa, ngang với bờ trong lỗ cửa, ngang mức giữa ống lần lượt là 7,59 ± 1,25 mm, 7,63 ± 1,26 mm, 7,97 ± 1,46 mm. Trên mặt phẳng đứng dọc, góc trung bình hợp giữa trục dài của ống và sàn mũi là 112,29 ± 6,45<sup>o</sup>. <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu đã chứng minh rằng ống mũi khẩu có nhiều biến đổi phức tạp về mặt giải phẫu, bao gồm cả hình dạng và kích thước. Vì vậy, việc sử dụng hình ảnh ba chiều để xác định chi tiết cấu trúc giải phẫu của ống mũi khẩu là rất cần thiết. Điều này sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc lập kế hoạch điều trị và ngăn ngừa các biến chứng tiềm tàng trong quá trình phẫu thuật.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14090HIỆU QUẢ TÁI KHOÁNG HÓA BỀ MẶT MEN RĂNG VĨNH VIỄN CỦA KEM ĐÁNH RĂNG CHỨA 1450 PPM FLUOR TRÊN THỰC NGHIỆM2025-05-11T03:23:19+00:00Tạ Thúy Loanthuyloandentist@gmail.comVũ Mạnh Tuấntapchiyhocvietnam@gmail.comHoàng Tử Hùngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Đức Hoàngtapchiyhocvietnam@gmail.comVũ Thị Bích Nguyệttapchiyhocvietnam@gmail.comHoàng Thanh Tâmtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Việt Hưngtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Văn Qúytapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá hiệu quả tái khoáng hóa bề mặt men răng vĩnh viễn của kem đánh răng chứa 1450ppm fluor thông qua đánh giá độ cứng bề mặt men răng trên thực nghiệm. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu tiến hành trên các răng hàm lớn vĩnh viễn thứ 3 (n=36) của các bệnh nhân sau nhổ răng. Mẫu men răng ban đầu được khử khoáng tạo tổn thương sâu răng giai đoạn sớm, sau đó chia ngẫu nhiên các mẫu thành 3 nhóm (n=12) đặt trong dung dịch tái khoáng bằng kem đánh răng 0ppm (nhóm 1), 550ppm (nhóm 2), 1450ppm fluor (nhóm 3) theo mô hình chu trình pH trong 14 ngày. Các mẫu men răng được đo độ cứng Vickers bề mặt men răng (VHN), tỉ lệ phần trăm thay đổi tại các thời điểm ban đầu, sau hủy khoáng và sau tái khoáng. <strong>Kết quả:</strong> Sau hủy khoáng, nhóm 1 cho giá trị VHN: 155,58 ± 68,28, nhóm 2: 108,25 ± 50,81, nhóm 3: 121,17 ± 48,41. Sau tái khoáng, giá trị VHN ở nhóm 1 giảm, nhóm 2 và nhóm 3 tăng. Nhóm 3 dùng kem đánh răng 1450ppm cho giá trị VHN cao nhất (185,25 ± 81,22). <strong>Kết luận:</strong> Kem đánh răng chứa 1450ppm fluor có tác dụng tái khoáng hóa làm tăng độ cứng bề mặt men răng sau hủy khoáng trên thực nghiệm. Kem đánh răng chứa</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14091HỘI CHỨNG KHÁNG ANDROGEN: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG VÀ HỒI CỨU Y VĂN2025-05-11T03:27:46+00:00Nguyễn Văn Hảinguyenvanhai.bvk@gmail.com<p>Hội chứng kháng Androgen (AIS) là tình trạng đột biến của gen AR nằm trên đoạn gần của nhánh dài của NST X, di truyền theo đặc tính gen lặn dẫn đến tình trạng tế bào không đáp ứng một phần hay hoàn toàn với các androgen làm ngăn trở sự nam hóa cơ quan sinh dục (CQSD) của thai nhi nam [1,2]. AIS rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1/20.000-1/64.000 ở nam giới [3]. AIS được chủ yếu chia thành 2 loại tùy theo mức độ biệt hóa cơ quan sinh dục: Kháng Andogen hoàn toàn (CAIS) và kháng Androgen một phần (PAIS). Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm nhiễm sắc đồ. Điều trị bằng phẫu thuật và nội tiết thay thế tùy phân loại, bên cạnh đó hỗ trợ tâm lý là rất quan trọng trong công tác chăm sóc người bệnh [3,4]. Do độ hiếm gặp và cần xét nghiệm đặc hiệu nên việc chẩn đoán và điều trị với các bệnh nhân mắc hội chứng kháng Androgen vẫn là một thách thức với các bác sĩ.<strong> Báo cáo ca lâm sàng: </strong>Chúng tôi báo cáo một ca lâm sàng bệnh nhân mắc hội chứng kháng androgen, tinh hoàn trong ổ bụng ung thư hóa được chẩn đoán và phẫu thuật tại bệnh viện K. <strong>Bàn luận: </strong>Trong bài báo cáo này, chúng tôi bàn luận về đặc điểm lâm sàng và phương thức điều trị đối với hội chứng kháng androgen. <strong>Kết luận: </strong>Hội chứng kháng androgen là rất hiếm gặp, việc phát hiện và điều trị các bệnh nhân mắc hội chứng này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Chẩn đoán, phân loại chủ yếu dựa vào nhiễm sắc đồ và lâm sàng. Trong điều trị cần sự kết hợp hài hòa giữa phẫu thuật, hỗ trợ tâm lý cho người bệnh và nội tiết thay thế tùy phân loại.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14097GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM PRISM IV TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TRẺ EM NHẬP KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ2025-05-11T15:25:30+00:00Bùi Quang Nghĩabqnghia@ctump.edu.vnHồ Thanh Huytapchiyhocvietnam@gmail.comDương Mỹ Linhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Phước Sangtapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Thị Huỳnh Nhưtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Tiên lượng tử vong ở trẻ em bệnh nặng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ bác sĩ điều trị đưa ra quyết định xử trí và theo dõi hiệu quả hơn. Có nhiều thang điểm được sử dụng trong lâm sàng để tiên lượng như: PIM, PELOD, pSOFA,… Trong đó phải kể đến thang điểm đánh giá nguy cơ tử vong ở trẻ hay còn được biết đến là Pediatric Risk of Mortality, gọi tắt là PRISM đã được phát triển, hoàn thiện và sử dụng ngày càng nhiều do đạt được sự phân biệt và hiệu chuẩn tốt trong các công cụ. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của trẻ tại khoa cấp cứu sử dụng thang điểm PRISM IV trong tiên lượng tử vong. 2. Xác định giá trị tiên lượng tử vong của thang điểm PRISM IV ở trẻ nhập khoa cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích trên 103 trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi nhập khoa cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Cần thơ từ tháng 7/2023 đến tháng 1/2025. <strong>Kết quả: </strong>Trẻ em bệnh nặng đa số ở nhóm 10-15 tuổi, phần lớn nhập viện vì sốc, tỷ lệ tử vong nói chung là 12,6%, trong đó nhóm bệnh nhân sốc có tỷ lệ tử vong cao. Điểm PRISM IV trung bình của nhóm nghiên cứu là 7,67±6,066. Điểm PRISM IV trung bình của nhóm sống là 6,52±4,636; của nhóm tử vong là 15,62±8,665. Thang điểm PRISM IV có diện tích dưới đường cong ROC = 0,837 với Cl 95% (0,712-0,962), p<0,001. <strong>Kết luận:</strong> Ứng dụng thang điểm PRISM IV tại khoa cấp cứu hỗ trợ bác sĩ tiên lượng mức độ nặng của bệnh, tối ưu hóa xử trí và theo dõi bệnh nhân.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14098NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI NỒNG ĐỘ PROPOFOL TRONG NÃO VÀ TRONG HUYẾT TƯƠNG DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CHỈ SỐ LƯỠNG PHỔ BIS TRONG PHẪU THUẬT UNG THƯ TUYẾN GIÁP2025-05-11T15:30:53+00:00Nguyễn Tiến Đứcducgiangbs@yahoo.comĐặng Hoàng Hảitapchiyhocvietnam@gmail.comVũ Minh Dươngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự biến đổi nồng độ đích propofol trong não và trong huyết tương dưới hướng dẫn của chỉ số lưỡng phổ BIS trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> 82 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp đang được điều trị tại khoa ngoại Lồng ngực, Bệnh viện TWQĐ 108, có chỉ định phẫu thuật cắt gần hoàn toàn hoặc cắt hoàn toàn tuyến giáp thời gian từ tháng 9/2023 đến tháng 2/ 2024. <strong>Kết quả: </strong>Thời gian khởi mê trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 5,28±0,82 phút, ngắn nhất là 4 phút và lâu nhất là 9 phút. Liều của Propofol là 6,61±0,65mg/kg/h. Tại thời điểm T1, nồng độ Ce và Cp tăng lên và BIS giảm xuống. Cp tăng cao hơn Ce, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,005) tại T1 và T3. Sự khác biệt nồng độ Cp và Ce ở cùng thời điểm của các mốc thời gian khác không có ý nghĩa thống kê. Cp cao nhất tại thời điểm T1, Ce cao nhất tại thời điểm T2. Giá trị Ce dao động trong khoảng 2,7-3,3µg/mL, Cp dao động trong khoảng 2,8-3,9 µg/mL. BIS luôn trong khoảng 40-60 trong quá trình gây mê.. <strong>Kết luận:</strong> Chỉ số lưỡng phổ BIS là công cụ hiệu quả để theo dõi độ mê và điều chỉnh nồng độ propofol trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14099ỨNG DỤNG PHẦN MỀM DỰNG HÌNH 3 CHIỀU TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI XOANG TRÁN2025-05-11T15:34:09+00:00Ngô Hồng Ngọcngocnh@pnt.edu.vnTrần Viết Luântapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Phẫu thuật nội soi xoang trán được xem là khó và thách thức đối với phẫu thuật viên do đặc điểm cấu trúc giải phẫu vùng này phức tạp và thay đổi, dễ gây tổn thương các cấu trúc lân cận<sup>1-3</sup>. Phần mềm Scopis Building Blocks sử dụng dữ liệu MSCT mũi xoang, giúp phẫu thuật viên dựng hình ảnh 3 chiều các tế bào ngách trán, vẽ và định hướng đường dẫn lưu xoang trán trước phẫu thuật, từ đó giúp phẫu thuật ngách trán được hiệu quả và an toàn. <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca trên 86 ngách trán của 51 bệnh nhân viêm xoang trán mạn tính, được thực hiện phẫu thuật nội soi xoang trán tại bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM. Sử dụng phần mềm Scopis Building Blocks để xác định tế bào ngách trán và đường dẫn lưu xoang trán trước phẫu thuật, từ đó ứng dụng vào phẫu thuật nội soi xoang trán. <strong>Kết quả: </strong>Tỉ lệ các trường hợp có tế bào agger nasi (ANC): 98,8%, tế bào trên agger nasi (SAC) là 19,8%, tế bào trên agger nasi xoang trán (SAFC): 8,1%, tế bào trên bóng sàng (SBC): 74,4%, tế bào trên bóng sàng xoang trán (SBFC) là 15,1%, tế bào trên ổ mắt (SOEC) là 12,8%, tế bào vách liên xoang trán (FSC): 16,3%. Đối với nhóm tế bào phía trước, đường dẫn lưu xoang trán thường gặp nhất là đi sau ANC (57,7%), đi sau SAC (52,9%), đi trong SAFC (71,4%). Đối với nhóm tế bào phía sau: đường dẫn lưu xoang trán thường gặp nhất là đi trước SBC (100%), trước SBFC (84,6%) và trước SOEC (100%). Trong lúc mổ, tất cả các trường hợp đều xác định được các tế bào ngách trán và đường dẫn lưu xoang trán phù hợp với kết quả phân tích trước đó bằng phần mềm. Phẫu thuật viên đưa dụng cụ vào dẫn lưu giữa các tế bào ngách trán để phẫu thuật các tế bào ngách trán một cách triệt để và an toàn. Không ghi nhận biến chứng nặng xảy ra trong phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi. <strong>Kết luận: </strong>Phần mềm Scopis Building Blocks giúp khảo sát hiệu quả các tế bào ngách trán và đường dẫn lưu xoang trán liên quan với các tế bào ngách trán trước mổ, từ đó giúp phẫu thuật viên phẫu thuật xoang trán được an toàn và hiệu quả.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14100XỬ TRÍ TRẬT KHỚP CHÈ ĐÙI Ở TRẺ EM: VAI TRÒ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ2025-05-11T15:38:39+00:00Võ Quang Đình Namnamvqd@hotmail.comNguyễn Hoàng Trungtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Nắm vững các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh học liên quan trật khớp chè đùi là thiết yếu để chọn lựa cách điều trị tối ưu.<strong> Mục tiêu:</strong> Đánh giá vai trò của cộng hưởng từ trong điều trị trật khớp chè đùi.<strong> Phương pháp nghiên cứu:</strong> Hồi cứu mô tả loạt ca 33 bệnh nhân (35 khớp gối) từ 7-16 tuổi được chỉ định điều trị theo lưu đồ từ 2013 đến 2021: trật lần đầu kèm mảnh gãy xương sụn, trật tái hồi, và trật thường xuyên; theo dõi từ 2-10 năm (trung bình 5,5 năm). Các phương pháp bao gồm khâu cánh trong, tái tạo dây chằng chè đùi trong, cắt cánh ngoài, kéo dài gân tứ đầu. Đánh giá tái phát, biến chứng và chức năng sau cùng theo thang điểm Kujala. Đánh giá các tương quan giữa lâm sàng và cộng hưởng từ bằng Hệ số tương quan Pearson, phép kiểm Chi bình phương. <strong>Kết quả:</strong> Trong số 35 khớp gối, trật lần đầu 2 (5,7%), trật tái hồi 30 (85,7%), và trật thường xuyên 3 (8,6%). Co rút cánh ngoài có tỷ lệ vị trí xương bánh chè bình thường 9,1% thấp hơn đáng kể so với không co rút cánh ngoài 46,2% (p = 0,03); góc Q tương quan khá với khoảng cách LCC-RLC (r = 0,68). Cắt cánh ngoài 27/35 (77,1%), khâu cánh trong 23/35 (65,7%), tái tạo dây chằng chè đùi trong 12/35 (34,3%), kéo dài gân tứ đầu ở 1 khớp gối trật thường xuyên. Tái phát ở 4/35 (11,4%) khớp gối; không liên quan đến khâu cánh trong hoặc tái tạo dây chằng chè đùi trong (p = 0,07). Thang điểm Kujala: 88-100 (trung bình 95,5). <strong>Kết luận:</strong> Phần lớn các dấu hiệu liên quan trật khớp chè đùi có thể được đánh giá trên cộng hưởng từ; tương quan giữa lâm sàng và cộng hưởng từ có ý nghĩa như co rút cánh ngoài (p = 0,03), trục dọc cơ chế duỗi (r = 0,68). Lưu đồ về chỉ định điều trị của nhóm nghiên cứu dựa vào cộng hưởng từ có thể ứng dụng rộng rãi, nhưng cần số liệu lớn hơn và theo dõi dài hơn.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14101ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔN THƯƠNG MÓNG TRONG BỆNH VẢY NẾN2025-05-11T15:45:44+00:00Trần Thị Huyềndrhuyentran@gmail.comPhạm Thị Minh Phươngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Ngọc Thiệntapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 169 bệnh nhân vảy nến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2021 nhằm mô tả các đặc điểm lâm sàng của tổn thương móng trong bệnh vảy nến. Các chỉ số PASI, NAPSI và N-NAIL được áp dụng để đánh giá mức độ tổn thương da và tổn thương móng. Kết quả cho thấy, số móng bị tổn thương trung bình là 7,5 móng (trong số 10 móng). Các biểu hiện phổ biến do tổn thương mầm móng gồm rỗ móng (84,6%), rãnh ngang móng (37,3%), móng xù xì (55,0%) và vạch trắng móng (47,9%); các tổn thương giường móng bao gồm dấu hiệu giọt dầu (65,7%), tách móng (38,5%), dày sừng dưới móng (73,4%) và xuất huyết Splinter (20,7%). Điểm NAPSI là 36,7 ± 13,2 (dao động từ 10 đến 78); điểm N-NAIL là 59,8 ± 21,8 (dao động từ 20 đến 130). Hệ số tương quan giữa PASI và NAPSI là 0,547 (p < 0,001), giữa PASI và N-NAIL là 0,562 (p < 0,001), giữa NAPSI và N-NAIL là 0,965 (p < 0,001). Đa số bệnh nhân cho thấy tổn thương móng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ (133 bệnh nhân; 78,7%); gây đau (42 bệnh nhân; 24,9%); đến vận động (53 bệnh nhân; 31,4%).</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14102BIẾN CHỨNG, THỜI GIAN NẰM VIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG2025-05-11T16:30:00+00:00Huỳnh Thanh Longbs.huynhlong@gmail.comLương Duy Trườngtapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Hồng Namtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Khắc Triểntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu này nhằm đánh giá thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng và các yếu tố liên quan sau phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện trên 180 bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa cấp và điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. Các đặc điểm bệnh nhân, chỉ số xét nghiệm, hình ảnh CT-scan, kỹ thuật phẫu thuật, thời gian từ nhập viện đến phẫu thuật, thời gian nằm viện và biến chứng hậu phẫu được phân tích. Phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến thời gian nằm viện, trong khi hồi quy logistic đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng. <strong>Kết quả:</strong> Tổng cộng 180 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, với tuổi trung bình 44,5 ± 17,2 tuổi. Thời gian nằm viện trung bình là 6,8 ± 3,3 ngày. Các yếu tố có mối liên quan với thời gian nằm viện bao gồm: CRP trung bình (R = 0,332, p = 0,012), kích thước ruột thừa (R = 0,262, p = 0,03), thời gian từ nhập viện đến phẫu thuật (R = 0,303, p < 0,001). Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 2,2%, bao gồm 3 trường hợp áp xe tồn lưu (1,7%) và 1 trường hợp tắc ruột (0,6%). Neutrophil trung bình là yếu tố duy nhất có liên quan đến biến chứng (p = 0,005). <strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn, với tỷ lệ biến chứng thấp (2,2%) và thời gian hồi phục tương đối nhanh. CRP trung bình, kích thước ruột thừa và thời gian từ nhập viện đến phẫu thuật có ảnh hưởng đến thời gian nằm viện, trong khi tỷ lệ bạch cầu trung tính liên quan đến nguy cơ biến chứng. Việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời có thể giúp tối ưu hóa kết quả điều trị.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14103KHẢO SÁT NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 20232025-05-11T16:38:41+00:00La Văn Phúlvphu67@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Việc chăm sóc sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nó không chỉ giúp giảm thiểu các biến chứng sau phẫu thuật mà còn đảm bảo sự hồi phục toàn diện của người bệnh.<strong> Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Khảo sát nhu cầu chăm sóc sức khỏe người bệnh sau phẫu thuật tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Mô tả cắt ngang trên 176 bệnh nhân làm phẫu thuật từ trung phẫu đến đại phẫu tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ trong năm 2023.<strong> Kết quả: </strong>Bệnh nhân nữ chiếm ưu thế với tỷ lệ 51,7%, nhóm tuổi từ 30 đến 60 chiếm phần lớn (63,1%); 72,2% bệnh nhân có trình độ dưới trung học phổ thông; có 90,3% bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế. Nhu cầu chăm sóc y tế và xã hội của người bệnh đều rất cao, lần lượt đạt 96,6% và 93,7%. Trong khi đó, nhu cầu chăm sóc thể chất và tinh thần có phần thấp hơn, lần lượt là 56,2% và 77,3%. Nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn dưới THPT có nhu cầu chăm sóc thể chất và tinh thần cao hơn đáng kể so với nhóm có trình độ THPT trở lên (p < 0,05). <strong>Kết luận: </strong>Nhu cầu chăm sóc y tế của bệnh nhân tại Khoa Ngoại tổng hợp ở mức cao nhất, tiếp theo là nhu cầu chăm sóc xã hội và cuối cùng là nhu cầu chăm sóc về tinh thần và thể chất.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14104TỈ LỆ NHIỄM PARVOVIRUS B19 VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHI SỐT PHÁT BAN KHÔNG DO SỞI VÀ RUBELLA2025-05-11T16:54:47+00:00Triệu Công Doanhdr.tcdoanhvn@gmail.comLê Văn Namtapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Thu Hằngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Việt Phươngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Lĩnh Toàntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề/Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Sốt phát ban là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em do nhiều căn nguyên khác nhau gây ra. Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm Human Parvovirus B19 và mối liên quan với đặc điểm dịch tễ và một số biểu hiện cận lâm sàng ở bệnh nhân sốt phát ban không do sởi và rubella. <strong>Phương pháp nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 195 bệnh nhi sốt phát ban có xét nghiệm sởi IgM và rubella IgM âm tính tại Bệnh viên Nhi tỉnh Thái Bình và Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An được phát hiện kháng thể B19-IgM và B19-IgG. <strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ dương tính B19-IgM là 11,28%, B19-IgG là 12,31%. Không có mối liên quan giữa phát hiện kháng thể B19-IgG với một số đặc điểm cận lâm sàng về huyết học và sinh hóa. <strong>Kết luận</strong>: Tỉ lệ nhiễm Human Parvovirus B19 là 22,05%. Parvovirus B19 có thể đóng vai trò quan trọng trong bệnh lý sốt phát ban không do sởi và rubella</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14105NGHIÊN CỨU TỈ LỆ MANG GEN CAGA CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐ BỆNH LÝ TIÊU HOÁ TRÊN2025-05-11T16:59:31+00:00Nguyễn Thanh Liêmntliem@ctump.edu.vnLâm Phước Thiệntapchiyhocvietnam@gmail.comLê Đức Nhântapchiyhocvietnam@gmail.comVõ Hoàng Nghĩatapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Hoàng Longtapchiyhocvietnam@gmail.comLâm Thị Kim Chitapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu nhằm đánh giá liên quan giữa gene cagA và bệnh lý tiêu hoá trên. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 64 bệnh nhân nội soi tiêu hoá trên chẩn đoán nhiễm H. pylori tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 01 năm 2024 đến tháng 1 năm 2025. <strong>Kết quả: </strong>Về đặc điểm chung, nữ giới chiếm đa số 56,2%, tuổi trung bình là 39,5 ± 12,8, tiền sử hút thuốc lá và sử dụng uống rượu khá thấp, lần lượt là 14,1% và 18,8%, tỷ lệ bệnh nhân có BMI ≥ 23 là 62,5%. Nội soi tiêu hoá trên ghi nhận hình ảnh viêm sung huyết chiếm tỷ lệ cao (65,6%), tập trung chủ yếu tại hang vị (81,3%) và tỷ lệ viêm thực quản trào ngược tương đối cao (57,8%). Tỷ lệ H. pylori mang gene cagA chiếm tỷ lệ 76,6%. BMI, định khu viêm dạ dày và gene cagA có mối liên quan đến viêm thực quản trào ngược, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (tất cả p > 0,05). Tuy nhiên, gen cagA không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa gene cagA và định khu viêm dạ dày (p > 0,05). <strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm H. pylori mang gene cagA khá cao. Kết quả nghiên cứu ghi nhận mối liên quan giữa các yếu tố như BMI, gene cagA, đinh khu viêm dạ dày với tình trạng viêm thực quản trào ngược.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 Tạp chí Y học Việt Namhttps://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14106DIỄN TIẾN PCR SARS-COV-2 Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI2025-05-11T17:06:07+00:00Võ Triều Lýdrtrieuly@gmail.comPhạm Văn Tântapchiyhocvietnam@gmail.comVõ Thị Hồng Nhitapchiyhocvietnam@gmail.comVũ Thị Hiếutapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối năm 2019 và đã gây ra đại dịch toàn cầu. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS được xếp vào dân số nguy cơ cao trong đại dịch Covid-19. <strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả diễn tiến kết quả PCR SARS-CoV-2 ở bệnh nhân nhiễm HIV mắc COVID-19 và các yếu tố liên quan đến thải trừ vi rút SARS-CoV-2. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang mô tả, lấy mẫu là các bệnh nhân COVID-19 có nhiễm HIV/AIDS từ 16 tuổi điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trong thời gian từ ngày 11/2021 đến 03/2023. <strong>Kết quả: </strong>147 trường hợp COVID-19 có nhiễm HIV/AIDS, tuổi trung bình là 36,9 ± 10,1. Tại thời điểm nhập viện có 95,2% bệnh nhân xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Tỉ lệ PCR SARS-CoV-2 dương tính sau 14 ngày nhập viện là 66,7%. Có 2 trường hợp PCR SARS-CoV-2 dương tính ở ngày 49 (Ct: 22,95) và ngày 56 (Ct:33). Nhóm PCR SARS-CoV-2 dương tính có số lượng CD4, tỉ lệ điều trị ARV và thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 thấp hơn so với nhóm có PCR SARS-CoV-2 âm tính. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ tử vong là 34,7%. <strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu ghi nhận 95,2% bệnh nhân tại thời điểm nhập viện có xét nghiệm PCR SARS-CoV-2 dương tính. Tỉ lệ PCR SARS-CoV-2 dương tính sau 14 ngày nhập viện là 66,7%. Có 2 trường hợp PCR SARS-CoV-2 dương tính sau 35 ngày nhập viện. Yếu tố liên quan đến chậm thải trừ SARS-CoV-2 bao gồm số lượng tế bào CD4 thấp, chưa được điều trị ARV và điều trị thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14107KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH LỌC THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT, TP. HỒ CHÍ MINH2025-05-11T17:08:28+00:00Võ Quang Trungtrungvv@pnt.edu.vnVõ Văn Bảytapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Báchtapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Đình Nhântapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Hoàng Yến Nhitapchiyhocvietnam@gmail.comVũ Thị Hoàng Oanhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mở đầu: </strong>Chất lượng cuộc sống (QOL) là yếu tố quan trọng để đánh giá sức khỏe của người bệnh thận giai đoạn cuối và chất lượng chăm sóc. <strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Khảo sát QOL ở người bệnh (NB) lọc máu giai đoạn cuối đang điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và một số yếu tố liên quan. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 192 NB lọc máu định kỳ tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2024. QOL được đánh giá bằng thang điểm Short Form-36. <strong>Kết quả: </strong>QOL ở mức trung bình khá (sức khỏe thể chất 48,36 ± 22,22; sức khỏe tinh thần 60,29 ± 18,13; sức khỏe chung 54,33 ± 17,93). QOL giữa 2 nhóm thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Nơi sinh sống, tình hình kinh tế các nhân, bảo hiểm y tế, hút thuốc, bệnh huyết áp, thời gian lọc máu, số lần lọc/tuần có liên quan đến QOL của NB chạy thận nhân tạo (p≤0,05). <strong>Kết luận: </strong>QOL của NB lọc thận giai đoạn cuối ở mức trung bình khá.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14108ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ở BỆNH NHÂN GHÉP GAN2025-05-11T17:15:14+00:00Dương Công Thànhduongcongthanh@hmu.edu.vnTrần Ngọc Ánhtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Văn Thànhtapchiyhocvietnam@gmail.comTrương Thị Ánh Huyềntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Ghép gan là phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối, giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống và chức năng gan. Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống (CLCS) sau ghép gan cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên đã ghép gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Phương pháp nghiên cứu là hồi cứu kết hợp tiến cứu, sử dụng bộ câu hỏi SF-36 để đánh giá CLCS. Các yếu tố ảnh hưởng được khảo sát bao gồm tuổi, giới tính, loại hình ghép gan, thời gian sau ghép, khả năng lao động và các vấn đề sức khỏe tâm thần. <strong>Kết quả:</strong> CLCS được cải thiện đáng kể, thể hiện qua điểm số SF-36 về sức khỏe thể chất (68.51), sức khỏe tinh thần (75.09) và chức năng thể chất (82.06). Tuy nhiên, vẫn tồn tại hạn chế về hoạt động thể chất (58.21 điểm). Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm tuổi tác, giới tính, loại hình ghép, thời gian sau ghép, khả năng lao động và sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng để cải thiện chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân sau ghép gan.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14109NỒNG ĐỘ INTERLEUKIN-18, INTERLEUKIN-22 Ở CÁC BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG STEVENS-JOHNSON, HOẠI TỬ THƯỢNG BÌ NHIỄM ĐỘC2025-05-11T17:20:17+00:00Trần Thị Huyềndrhuyentran@gmail.comNguyễn Ngọc Minh Anhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN) là những bệnh lý da-niêm mạc nặng, đặc trưng bởi tình trạng hoại tử tế bào sừng và bóc tách thượng bì. Interleukin-18 (IL-18) được sản xuất nhiều bởi tế bào sừng và có vai trò trong phản ứng viêm. Interleukin-22 (IL-22) được tế bào Th17 tiết ra, tác động chủ yếu lên các tế bào biểu mô. Nghiên cứu mô tả cắt ngang này được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của IL-18 và IL-22 ở các bệnh nhân SJS/TEN. Nồng độ IL-18 và IL-22 huyết thanh ở các bệnh nhân SJS/TEN và người khỏe mạnh được đo bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch vi hạt đánh dấu huỳnh quang. Kết quả nghiên cứu trên 22 bệnh nhân SJS, 39 bệnh nhân TEN và 18 người khỏe mạnh cho thấy nồng độ IL-18 ở nhóm TEN có trung vị là 2,997 pg/ml (khoảng tứ phân vị 1,957 - 5,171 pg/ml), cao hơn so với nhóm SJS (trung vị 1,957 pg/ml, khoảng tứ phân vị 1,831 - 3,266 pg/ml) (p=0,042). Nồng độ IL-18 ở nhóm TEN cao hơn so với nhóm khỏe mạnh (trung vị 1,957 pg/ml, khoảng tứ phân vị 0,965 - 2,997 pg/ml) (p=0,007). Nồng độ IL-18 có tương quan với diện tích da tổn thương ở các bệnh nhân SJS/TEN (r=0,326 và p=0,010). Nồng độ IL-18 và IL-22 có mối tương quan ở các bệnh nhân TEN (r=0,375 và p=0,019). IL-18 có thể có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của SJS/TEN, đặc biệt là TEN.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14113THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VỚI TÌNH TRẠNG VỆ SINH RĂNG MIỆNG TRÊN BỆNH NHÂN SAU XẠ TRỊ UNG THƯ ĐẦU CỔ TẠI BỆNH VIỆN K NĂM 2023-20242025-05-12T15:27:24+00:00Hà Ngọc Chiềungocchieu@hmu.edu.vnLê Thị Thùy Linhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan với tình trạng vệ sinh răng miệng trên bệnh nhân sau xạ trị ung thư đầu cổ tại bệnh viện K, năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 156 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, đã xạ trị ung thư đầu cổ từ tháng 02 năm 2023 đến tháng 9 năm 2024. Các bệnh nhân được thăm khám, đánh giá tình trạng vệ sinh răng miệng (bằng chỉ số OHI-S) sau 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng và trên 3 tháng. Kết quả: Chỉ số OHI-S đánh giá ở mức kém tăng dần theo nhóm tuổi: nhóm 18-34 tuổi có tỷ lệ là 25,0%, nhóm 35-59 tuổi có tỷ lệ là 50,5% và nhóm trên 60 tuổi có tỷ lệ là 56,9%. Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số OHI-S với mức đánh giá tốt tăng dần theo thời gian sau xạ trị. Nhóm từ 60 tuổi trở lên có tỷ lệ chỉ số OHI-S ở mức trung bình + kém cao gấp 5,5 lần so với nhóm từ 18-34 tuổi; nữ giới có chỉ số OHI-S ở mức trung bình + kém bằng 0,08 lần so với nam giới; Ung thư họng miệng, hạ họng có tỷ lệ OHI-S trung bình + kém bằng 3,72; 3,61 lần ung thư vòm. Kết luận: Với bệnh nhân ung thư đầu cổ, chỉ số OHI-S đánh giá ở mức kém tăng dần theo nhóm tuổi nhưng chỉ số này được đánh giá ở mức tốt tăng theo thời gian sau xạ trị; nhóm trên 60 tuổi, bệnh nhân là nữ giới, vị trí xạ trị ung thư họng miệng và hạ họng và một số yếu tố về trình độ học vấn, nghề nghiệp là các yếu tố liên quan với tình trạng vệ sinh răng miệng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14114KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN KẾT HỢP Y HỌC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ BỆNH NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG2025-05-12T15:29:41+00:00Nguyễn Thanh Thủydrthuy.yhct@hmu.edu.vnNguyễn Thị Thanh Tútapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thanh Hằngtapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Khánh Duytapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu được tiến hành nhằm khảo sát phương pháp Y học hiện đại kết hợp Y học cổ truyền điều trị bệnh Nhồi máu não tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Thiết kế nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 234 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não ở Khoa Lão, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương ra viện từ tháng 01/2022 đến 12/2022. <strong>Kết quả:</strong> 87,6% bệnh nhân sử dụng phương pháp điều trị Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại. Thuốc hạ huyết áp được sử dụng 87,2% bệnh nhân, statins và thuốc chống kết tập tiểu cầu tỷ lệ lần lượt là 50,0% và 46,2%. Vật lí trị liệu được sử dụng 45,8%; vận động trị liệu chỉ được sử dụng 19,2%. 88,9% bệnh nhân được điện châm và xoa bóp bấm huyệt; ba dạng thuốc cổ truyền được sử dụng nhiều nhất là thuốc thang (96,6%), thuốc hoàn (71,4%), thuốc cao (79,2%). 86% số bệnh nhân đỡ sau thời gian điều trị. <strong>Kết luận: </strong>Phương pháp Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại điều trị nhồi máu não cho hiệu quả tốt, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả điều trị cần: (1) tăng cường dự phòng nhồi máu não thứ cấp bằng thuốc hạ huyết áp, statins và thuốc chống kết tập tiểu cầu; (2) tăng cường phục hồi chức năng bằng vật lí trị liệu, vận động trị liệu; (3) kết hợp sử dụng thuốc thang và các chế phẩm thuốc cổ truyền kết hợp với điện châm và xoa bóp bấm huyệt.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14115KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM VỀ HÀM VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA BỆNH NHÂN ĐƯỢC LÀM PHỤC HÌNH THÁO LẮP TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG HÀ NỘI2025-05-12T15:32:55+00:00Đào Thị Dungquynhhuong@hmu.edu.vnĐào Thị Dungtapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Thùy Linhtapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Minh Trítapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Mất răng gây biến đổi tại chỗ và toàn thân, đặc biệt mất răng toàn hàm gây biến đổi trầm trọng về giải phẫu, rối loạn chức năng tiêu hóa, phát âm thẩm mỹ, ảnh ưởng đến tâm lý sức khỏe, giao tiếp của người bệnh. Để hoàn thiện một PHTL cho bệnh nhân mất răng toàn hàm người bác sĩ cần phải hiểu biết về các giải phẫu liên quan, dựa vào các hình thái tiêu xương sống hàm có thể tiên lượng được mức độ bám dính của hàm giả. <strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu khảo sát các đặc điểm lâm sàng của hàm mất răng toàn hàm và sự hài lòng của bệnh nhân được điều trị bằng hàm giả tháo lắp toàn phần tại bệnh viện răng hàm mặt Trung ương Hà Nội. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> nghiên cứu mô tả can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 20 bệnh nhân mất rang có 30 hàm toàn phần. <strong>Kết quả: </strong>Qua khảo sát các đặc điểm về hàm, sống hàm trên mức độ tiêu xương chiếm loại I, II là chủ yếu (85,7%), sống hàm dưới chiếm loại II, III chủ yếu (81,3%); hình thái tiêu xương sống hàm hàm trên hình đồi đa số (85,8%) hàm dưới sắc cạnh và phẳng chiếm nhiều hơn (56,2%). Kết quả về chức năng và thẩm mỹ đạt kết quả sau 1 tháng sử dụng hàm giả tốt: 100% hàm trên bám dính tốt, có 25% không bám dính tốt là ở các hàm dưới có sống hàm phẳng và tiêu xương độ III. </p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14116BÁO CÁO CHÙM CA BỆNH: PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN GIÁP ĐƯỜNG MIỆNG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NANG2025-05-12T15:33:04+00:00Nguyễn Xuân Hiềndr.nguyenxuanhien@gmail.comNguyễn Xuân Hậutapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Nhật Tântapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Xuân Hoàngtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Văn Quảngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả điều trị ung thư tuyến giáp (UTTG) thể nang bằng phương pháp phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường miệng (TOETVA). <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu chùm ca bệnh UTTG thể nang được điều trị bằng TOETVA tại Bệnh viện đại học Y Hà Nội từ năm 2022-2023. <strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung bình là 31,4 tuổi (21-48 tuổi). Tất cả bệnh nhân là nữ giới. Kích thước trung bình của khối u là 25,9 mm (10,8-48mm). Tất cả trường hợp đều được chẩn đoán UTTG thể nang dựa vào giải phẫu bệnh sau mổ. Cả 5 bệnh nhân đều được phẫu thuật cắt thùy hoặc cắt thùy và eo tuyến giáp bằng TOETVA. Không ghi nhận trường hợp tái phát với thời gian theo dõi trung bình là 28,2 tháng (18-33 tháng). <strong>Kết luận:</strong> UTTG thể nang ít gặp và tiên lượng kém hơn UTTG thể nhú. TOETVA có thể là lựa chọn phù hợp cho phẫu thuật cắt thùy và eo tuyến giáp hoặc cắt tuyến giáp hoàn thành trong UTTG thể nang. </p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14117ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG NHUỘM MẢNH CẮT MÔ BẰNG KỸ THUẬT NHUỘM PERIODIC ACID SCHIFF (PAS) TRONG GIẢI PHẪU BỆNH2025-05-12T15:37:34+00:00Lê Văn Thulvt@huph.edu.vnHoàng Văn Tuântapchiyhocvietnam@gmail.comHà Quốc Dươngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Nhuộm Periodic Acid Schiff (PAS) là một kỹ thuật nhuộm màu phổ biến trong lĩnh vực giải phẫu bệnh nhằm các cấu trúc giàu polysaccharide (glycogen, mucopolysaccharide và glycoprotein…). Chất lượng của mảnh cắt mô nhuộm PAS chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chuẩn bị mẫu mô, độ dày của mảnh cắt, chất lượng và nồng độ hóa chất, thời gian và điều kiện nhuộm. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Đánh giá một số yêu tố ảnh hưởng (loại mô, nhiệt độ phản ứng, nồng độ hóa chất và thời gian nhuộm) đến chất lượng nhuộm màu và đề xuất quy trình kỹ thuật nhuộm Periodic Acid Schiff (PAS) phù hợp được rút ra từ thực tế nghiên cứu. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu là 05 loại mô khác nhau (gan, phổi, thực quản, dạ dày, đại tràng), mỗi loại được chọn 6 mô và cắt 9 lát cắt khác nhau để thực hiện nhuộm PAS đánh giá các yếu tố ảnh hưởng. <strong>Kết quả: </strong>Kết quả nhuộm PAS ở các điều kiện khác nhau để đánh giá sự ảnh hưởng tới chất lượng nhuộm màu. Với yếu tố loại mô, tất cả các loại mô trong nghiên cứu đều đạt chất lượng: đại tràng (4 mẫu tốt, 2 mẫu đạt), dạ dày (3 mẫu tốt, 3 mẫu đạt),mô gan (02 mẫu tốt, 04 mẫu đạt), phổi và thực quản (6 mẫu đạt). Khi thay đổi thời gian biệt hoá acid periodic và phủ thuốc thử schiff, chất lượng tiêu bản nhuộm PAS có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chất lượng tiêu bản nhuộm PAS chủ yếu đạt (70%) và tốt (30%) khi biệt hoá acid periodic trong 7 phút; khi biệt hoá trong 40 phút, có 20% chất lượng tiêu bản nhuộm PAS không đạt chất lượng. Chất lượng tiêu bản nhuộm PAS chủ yếu đạt (70%) và chất lượng tốt (30%) khi phủ thuốc thử schiff đến khi mảnh mô bắt màu hồng. Khi phủ thuốc thử schiff 40 phút, có 66,7% tiêu bản có chất lượng không đạt. Không có sự khác biệt về chất lượng tiêu bản khi sử dụng acid periodic ở nồng độ 0,5% và 1,0%. <strong>Kết luận:</strong> Yếu tố loại mô, nhiệt độ, thời gian biệt hoá acid periodic và thời gian phủ thuốc thử schiff ảnh hưởng đến kết quả nhuộm PAS. Chất lượng tiêu bản nhuộm PAS tốt nhất với các loại mô đại tràng, dạ dày, gan, thực quản,… Quy trình nhuộm PAS tối ưu nhất khi tiến hành trong điều kiện nhiệt độ 25<sup>0</sup>C, thời gian biệt hoá acid periodic 0,5% trong 7 phút, thời gian phủ thuốc thử schiff cho đến khi mảnh mô xuất hiện màu hồng và thời gian phủ không quá 30 phút.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14118HIỆU QUẢ CHE PHỦ CHÂN RĂNG VÀ GIẢM NHẠY CẢM NGÀ CỦA KHUNG DA KHÔNG TẾ BÀO SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ TỤT NƯỚU2025-05-12T15:44:14+00:00Nguyễn Mẹonguyenmeorhm@ump.edu.vnĐỗ Thu Hằngtapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Bảo Ngọctapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá hiệu quả lâm sàng sau 6 tháng của khung da không tế bào có nguồn gốc từ lợn (PADM) trong phẫu thuật (PT) điều trị sang thương tụt nướu loại 1 (theo Cairo 2011) bằng kỹ thuật vạt hình thang di chuyển về phía thân răng (CAF). <strong>Kết quả:</strong> Có sự giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05) các giá trị RW, VAS ở cả hai nhóm sau 6 tháng phẫu thuật. Ở nhóm CAF + PADM, GT tăng rõ rệt sau phẫu thuật và tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nhóm CAF. HKT sau PT 6 tháng ở cả hai nhóm tăng không đáng kể (p>0,05). <strong>Kết luận:</strong> Sau 6 tháng PT, CAF + PADM cho hiệu quả cải thiện độ che phủ chân răng và giảm nhạy cảm ngà tương tự như CAF tuy nhiên PADM góp phần cải thiện độ dày nướu giảm nguy cơ tái phát tụt nướu và suy giảm mô sừng hoá sau PT.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14119THỰC TRẠNG BỆNH NHÂN LỖ THỦNG VÒM MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN E2025-05-12T15:45:08+00:00Nguyễn Hồng Nhungdr.rosy245@gmail.comChu Minh Quangtapchiyhocvietnam@gmail.comHoàng Tuấn Hiệptapchiyhocvietnam@gmail.comĐỗ Thị Thu Hằngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> nghiên cứu về thực trạng các bệnh nhân lỗ thủng vòm miệng. <strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mổ tả cắt ngang trên 60 bệnh nhân khe hở vòm miệng tại Bệnh viện E từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2024. <strong>Kết quả:</strong> cho thấy tỷ lệ khe hở vòm miệng là 24% trong tổng số các bệnh nhân phẫu thuật nhân đạo. Bệnh nhân khe hở vòm miệng có tuổi trung bình là 10.85, bệnh nhân mới chiếm 55%, tỉ lệ bệnh nhân mổ lại là 45% với biến chứng lỗ thủng vòm miệng sau phẫu thuật thì đầu chiếm 38% và 7% là ngắn vòm miệng. Độ tuổi bệnh nhân có lỗ thủng vòm miệng chủ yếu là từ 6 – 12 tuổi với 43.5%, độ tuổi dưới 6 tuổi và trên 12 tuổi có tỷ lệ tương đương lần lượt là 26.1% và 30.4%. <strong>Bàn luận:</strong>Tỷ lệ bệnh nhân mổ lại cao với biến chứng chủ yếu là lỗ thủng vòm miệng và ở độ tuổi khá muộn sau phẫu thuật tạo hình khe hở vòm miệng thì đầu. Như vậy, cần đẩy mạnh công tác sàng lọc sớm và lập kế hoạch điều trị dài hạn cho bệnh nhân dị tật khe hở vòm miệng, đồng thời cải thiện tiếp cận y tế tại vùng khó khăn, tạo điều kiện cho bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh đúng giai đoạn phát triển.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14120TÌNH HÌNH ỐI VỠ SỚM Ở THAI PHỤ NHẬP VIỆN SINH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ2025-05-12T15:48:51+00:00Dương Mỹ Linhdmlinh@ctump.edu.vnNguyễn Ái Vitapchiyhocvietnam@gmail.comBùi Quang Nghĩatapchiyhocvietnam@gmail.comDương Thị Khao Rytapchiyhocvietnam@gmail.comPhan Thị Ánh Nguyệttapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>ối vỡ sớm là tình trạng màng ối vỡ trước khi cổ tử cung mở trọn trong chuyển dạ, ảnh hưởng đáng kể đến kết cục thai kỳ. <strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>xác định tỷ lệ, một số yếu tố liên quan đến ối vỡ sớm ở thai phụ nhập viện sinh tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>mô tả cắt ngang có phân tích trên 355 thai phụ có tuổi thai từ 28 tuần, đến sinh tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 06 năm 2023 đến tháng 01 năm 2025. <strong>Kết quả: </strong>tỷ lệ ối vỡ sớm là 33,8 %. Một số yếu tố liên quan đến ối vỡ sớm như: con so làm tăng nguy cơ ối vỡ gấp 6,8 lần (KTC 95%: 4,2 – 11,1); tiền sử sẩy thai tăng nguy cơ 2,1 lần (KTC 95%: 1,2 – 3,9), tiền sử ối vỡ làm tăng nguy cơ 1,9 lần (KTC 95%: 1,1 – 2,5) và vết mổ cũ làm giảm nguy cơ ối vỡ 0,08 lần (KTC 95%: 0,04-0,2). <strong>Kết luận: </strong>Ối vỡ sớm có tỷ lệ cao, tiền sử thai kỳ trước có liên quan đến tình trạng ối vỡ sớm ở thai phụ.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14121ĐẶC ĐIỂM THIẾU NƯỚC CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH DỰA TRÊN ĐÁNH GIÁ THỰC THỂ VÀ CẬN LÂM SÀNG2025-05-12T15:52:37+00:00Nguyễn Thùy Linhlinhngthuy@hmu.edu.vnNguyễn Lương Thục Anhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thùy Linhtapchiyhocvietnam@gmail.comTạ Thanh Ngatapchiyhocvietnam@gmail.comĐinh Yến Ngọctapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Thị Tuyết Chinhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả tình trạng thiếu nước dựa trên lượng nước tiêu thụ hàng ngày, các dấu hiệu thực thể và cận lâm sàng trên 35 đối tượng người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, trong thời gian từ tháng 4/2024 đến tháng 6/2025 cho kết quả: Lượng nước tiêu thụ trung bình là 1286,8 ± 371,9ml, trong đó tỉ lệ tiêu thụ ít hơn 1200ml là 51,4% và không đạt nhu cầu khuyến nghị là 57,1%. 14,3% ĐTNC có dấu hiệu khô môi, 34,3% có triệu chứng táo bón. Tỷ lệ đối tượng thiếu nước theo ALTT và tỉ lệ BUN/Creatinine lần lượt là 5,7% và 28,6%. 71,4% đối tượng thiếu nước khi đánh giá bằng máy Inbody 770. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các phương pháp cận lâm sàng, thực thể cũng như lượng nước tiêu thụ và tổng lượng nước cơ thể ở ngưỡng thấp đánh giá bằng máy Inbody 770.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14122TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ CÓ SỬ DỤNG THUỐC TẠO MÁU TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP2025-05-12T15:53:58+00:00Cao Đình Hưnghungcd@pnt.edu.vnNguyễn Thị Thu Thảotapchiyhocvietnam@gmail.comLê Hữu Thiệntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Thiếu máu là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ, chủ yếu do giảm sản xuất erythropoietin (EPO) nội sinh. Hiện nay, liệu pháp bổ sung EPO tái tổ hợp kết hợp với sắt đường tĩnh mạch là phương pháp điều trị chính nhằm duy trì nồng độ hemoglobin (Hb) trong ngưỡng mục tiêu. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lọc máu chu kỳ vẫn không đạt được Hb mục tiêu mặc dù đã tuân thủ điều trị. Nghiên cứu được thực nhằm cung cấp những thông tin liên quan đến tình trạng thiếu máu cũng như các yếu tố dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân suy thận mạn cần lọc máu chu kì. <strong>Mục tiêu: </strong>1. Xác định tỷ lệ thiếu máu và tỷ lệ không đạt hemoglobin mục tiêu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có sử dụng thuốc tạo máu. 2. So sánh một số đặc điểm giữa hai nhóm thiếu máu và không thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có sử dụng thuốc tạo máu. 3. Xác định các yếu tố dự đoán độc lập đến thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có sử dụng thuốc tạo máu. <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu cắt ngang. Đối tượng tham gia nghiên cứu gồm bệnh nhân lọc máu chu kỳ có sử dụng thuốc tạo máu tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có sử dụng thuốc tạo máu tại Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp là 82,1 %. Có 23,2% bệnh nhân lọc máu chu kỳ đang điều trị với thuốc tạo máu không đạt mục tiêu Hb. Nam giới có tỷ lệ thiếu máu cao hơn nữ giới (p=0,005) và tập trung nhiều nhất trong độ tuổi từ 40-59 (p=0,010). Tình trạng thiếu máu xuất hiện nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân mắc đái tháo đường (p=0,036), độ bão hòa transferrin trong máu thấp (p=0,005), tần suất dùng thuốc tạo máu nhiều lần trong tuần (p<0,001) và liều điều trị thuốc tạo máu càng cao (p<0,001). Các yếu tố dự đoán độc lập đến thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có sử dụng thuốc tạo máu gồm: nam giới (OR: 1,56; KTC 95% OR 1,25 - 8,08; p=0,03) và liều điều trị thuốc tạo máu (OR: 1,03; KTC 95% OR: 1,01 - 1,05; p= 0,008), với nguy cơ thiếu máu tăng lên 1,03 lần cho mỗi 1 IU/kg/tuần liều thuốc điều trị tạo máu. <strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thận mạn đang được lọc máu chu kỳ không đạt Hb mục tiêu dù đã được điều trị với thuốc tạo máu là tương đối đáng kể. Cần có chiến lược quản lý phù hợp hơn với các đối tượng nguy cơ cao như nam giới, dùng liều cao thuốc tạo máu.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14123NGHIÊN CỨU SO SÁNH GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG NỘI VIỆN CỦA CÁC THANG ĐIỂM MELD, CHILD-PUGH, GLASGOW-BLATCHFORD, ROCKALL, AIMS65 VÀ ABC Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÓ CHẢY MÁU TIÊU HÓA DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN VÀ TĨNH MẠCH PHÌNH VỊ2025-05-12T16:00:23+00:00Thái Doãn Kỳkythaitrung@gmail.comMai Thanh Bìnhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thị Huyền Trangtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> So sánh giá trị tiên lượng tử vong nội viện của các thang điểm MELD, Child-Pugh, Glasgow-Blatchford, Rockall, AIMS65 và ABC ở bệnh nhân xơ gan có chảy máu tiêu hóa (CMTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) và tĩnh mạch phình vị (TMPV). <strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu hồi cứu trên 201 bệnh nhân xơ gan nhập viện do CMTH tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 3/2022 đến tháng 5/2023. Các thang điểm được lấy từ dữ liệu có sẵn. Giá trị tiên lượng được đánh giá qua đường cong ROC và kiểm định DeLong. <strong>Kết quả:</strong> Trong 201 bệnh nhân, 21 (10,4%) tử vong nội viện. Glasgow-Blatchford có AUROC cao nhất (0,810; KTC 95%: 0,701-0,918), tiếp theo là ABC (0,804; KTC 95%: 0,700-0,908), MELD (0,795; KTC 95%: 0,694-0,895), Child-Pugh (0,774; KTC 95%: 0,668-0,879), AIMS65 (0,801; KTC 95%: 0,663-0,939), và Rockall (0,599; KTC 95%: 0,462-0,736). Điểm cắt tối ưu là 14 cho Glasgow-Blatchford (độ nhạy 52,4%, độ đặc hiệu 89,4%), 8 cho ABC (độ nhạy 81,0%, độ đặc hiệu 79,4%), 15 cho MELD (độ nhạy 76,2%, độ đặc hiệu 80,0%), 10 cho Child-Pugh (độ nhạy 71,4%, độ đặc hiệu 77,8%), 2 cho AIMS65 (độ nhạy 66,7%, độ đặc hiệu 88,3%), và 5 cho Rockall (độ nhạy 61,9%, độ đặc hiệu 81,7%). Glasgow-Blatchford vượt trội hơn Rockall (p = 0,03), nhưng không khác biệt đáng kể với ABC (p = 0,19). <strong>Kết luận:</strong> Glasgow-Blatchford và ABC là công cụ tiên lượng tử vong nội viện hiệu quả nhất, phù hợp ứng dụng trong thực hành lâm sàng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14124UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN VÚ THỂ DỊ SẢN: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỂM LẠI Y VĂN2025-05-12T17:02:04+00:00Đặng Thị Hoadanghoa.hmu@gmail.comNgô Gia Khánhtapchiyhocvietnam@gmail.comVũ Anh Tuấntapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Ung thư biểu mô thể dị sản típ tế bào hình thoi của vú là một dạng hiếm gặp, chiếm tỷ lệ dưới 1% trong tất cả các trường hợp ung thư vú và được đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào u hình thoi, có thể giống với sarcoma hoặc các tổn thương lành tính, gây khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác. U có tiên lượng xấu với tỷ lệ tái phát và di căn cao. Mục tiêu của nghiên cứu là mô tả một trường hợp ung thư biểu mô tế bào hình thoi tuyến vú. Thiết kế nghiên cứu mô tả ca bệnh: bệnh nhân nữ 21 tuổi đến khám vì phát hiện một khối không đau, di động ở vú phải. Các thăm dò cận lâm sàng và xét nghiệm mô bệnh học phù hợp với chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào hình thoi. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú cùng với nạo vét hạch nách, sau đó là hóa xạ trị bổ trợ. Sau một năm theo dõi, chưa phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu tái phát và di căn.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14125MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHỈ SỐ TRIGLYCERIDE - GLUCOSE VÀ KẾT CỤC NỘI VIỆN Ở BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ HỘI CHỨNG VÀNH CẤP TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY2025-05-12T17:05:39+00:00Nguyễn Thanh Huânhuannguyen@ump.edu.vnTrần Thiên Phúctapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thượng Nghĩatapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Hòa Bìnhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Các yếu tố dự báo kết cục xấu trong hội chứng mạch vành cấp tính rất quan trọng trong thực hành lâm sàng vì bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Bệnh nhân ≥ 60 tuổi, nhập viện vì hội chứng vành cấp tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 9 năm 2024 đến tháng 12 năm 2024. <strong>Kết quả:</strong> Trong 165 đối tượng nghiên cứu từ tháng 9 năm 2024 đến tháng 12 năm 2024 tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Chợ Rẫy. Chỉ số TyG với cut off > 9,0 có thể dự báo các biến cố tim mạch bất lợi lớn với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 62,39% và 35,71% KTC 95% (0.382 - 0.571). Người cao tuổi tỉ lệ gặp biến cố nội viện MACE ở nhóm có chỉ số “TyGi cao” cao hơn nhóm có chỉ số “TyGi thấp” (62,39% so với 37,61%). Tương quan thuận mạnh giữa chỉ số TyG và mức độ tổn thương động mạch vành bằng thang điểm Gensini có ý nghĩa thống kê với p=0,031, KTC 95% (0.803-16.784). <strong>Kết luận:</strong> TyG có thể không phải là dấu hiệu hữu ích để dự đoán tiên lượng nội viện viện ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ACS. Nhưng dường như người cao tuổi tỉ lệ gặp biến cố nội viện MACE ở nhóm có chỉ số “TyGi cao” cao hơn nhóm có chỉ số “TyGi thấp”.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14126ĐẶC ĐIỂM XƯƠNG SỌ-MẶT THEO PHÂN TÍCH RICKETTS Ở TRẺ TỪ 10-12 TUỔI HẠNG II DO LÙI XƯƠNG HÀM DƯỚI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI2025-05-12T17:09:13+00:00Trương Đình Khởibskhoirhm@gmail.comTrần Lê Giangtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả một số chỉ số kết cấu sọ mặt trên trẻ từ 10-12 tuổi sai lệch hạng II do lùi xương hàm dưới bằng phương pháp phân tích Ricketts tại Thành phố Hà Nội. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 78 đối tượng hạng II có lùi xương hàm dưới (43 nam và 35 nữ) bằng phương pháp phân tích phim sọ nghiêng Ricketts trên phần mềm vẽ phim VNCEPH. <strong>Kết quả: </strong>Chiều dài nền sọ trước (Cc-N) là 53,36±2,29mm; chiều dài nền sọ sau (Po-PtV) là 37,29±2,14mm; độ lệch nền sọ (BaN/FH) là 24,17±2,79<sup>0</sup>; chiều cao mặt toàn bộ (BaN/XiPm) là 58,05±2,76<sup>0</sup>; chiều cao tầng mặt dưới (ANS-Xi-Pm) là 46,92±2,43<sup>0</sup>; góc mặt phẳng hàm dưới (GoMe/FH) (32,26±2,57<sup>0</sup>), chiều dài thân xương hàm dưới (Xi-Pm) (54,10±3,29mm), góc cung hàm dưới (DcXi/XiPm) (37,00±2,84<sup>0</sup>); độ sâu hàm trên (N-A/FH) (90,01±2,49<sup>0</sup>) và vị trí điểm A (Ba-N-A) (62,59±2,31<sup>0</sup>), không có sự khác biệt giữa hai giới của các chỉ số này. Độ lồi mặt (AàNPog) (5,85±1,13mm), góc trục mặt (CcGn/BaN) (82,69±2,43<sup>0</sup>) và độ sâu mặt (NPog/FH) (77,23±2,32<sup>0</sup>) ở nữ lớn hơn nam có ý nghĩa thống kê. <strong>Kết luận: </strong>Xương hàm dưới có xu hướng tăng trưởng xoay ra sau và xuống dưới, làm tăng nặng tình trạng lùi hàm dưới, hạn chế sự tăng trưởng ra trước của xương hàm dưới.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14127ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TỶ LỆ RỐI LOẠN THẦN KINH TỰ CHỦ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ2025-05-12T17:21:38+00:00Lê Nhựt Tânlnhuttan@ctump.edu.vnThạch Minh Khoatapchiyhocvietnam@gmail.comLê Thị Hoàng Mytapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề</strong><strong>: </strong>Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển liên quan đến sự giảm chất dẫn truyền thần kinh dopamin thường gặp ở người lớn tuổi. Ngoài các triệu chứng vận động, rối loạn thần kinh tự chủ cũng thường xuất hiện ở bệnh nhân Parkinson và có thể xuất hiện trước cả triệu chứng vận động. Tại Cần Thơ, vẫn chưa có nghiên cứu mô tả về đặc điểm lâm sàng và tỉ lệ của các rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân Parkinson. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Xác định tỉ lệ rối loạn thần kinh tự chủ và mô tả đặc điểm rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân Parkinson. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn của Ngân hàng não Hội Parkinson Vương quốc Anh nhập viện tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 4 năm 2023 đến tháng 2 năm 2025. <strong>Kết quả</strong><strong>: </strong>Có 50 bệnh nhân Parkinson được đưa vào nghiên cứu, với độ tuổi trung bình là 70,6±10,8 tuổi, nam giới chiếm 48%. Tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ theo thang điểm SCOPA-AUT là 82%, với 70% bệnh nhân có rối loạn từ 2 lĩnh vực thần kinh tự chủ trở lên. Tỷ lệ rối loạn thần kinh tự chủ theo lĩnh vực lần lượt là tiêu hoá (76%), tim mạch (60%), tiết niệu (50%), điều hoà nhiệt-mồ hôi (32%), sinh dục (14%) và đồng tử (6%). Tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng là 28% với 78,6% bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng. Điểm UPDRS-III và PDQ-8 trung bình lần lượt là 22,3±8,5 điểm và 7,7±3,8 điểm. Điểm UPDRS-III, PDQ-8 cao hơn ở nhóm bệnh nhân có rối loạn thần kinh tự chủ so với nhóm còn lại (p<0,05). <strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> Rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân Parkinson là tình trạng thường gặp với hơn 82% bệnh nhân có rối loạn. Hạ huyết áp tư thế đứng chiếm tỉ lệ cao và đa số bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng của hạ huyết áp tư thế đứng. Bệnh nhân Parkinson có rối loạn thần kinh tự chủ có triệu chứng vận động nặng hơn và chất lượng cuộc sống kém hơn so với nhóm không có rối loạn thần kinh tự chủ.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14128HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH TỪ TRƯỜNG XUYÊN SỌ TRONG ĐIỀU TRỊ ĐAU ĐẦU MẠN TÍNH HÀNG NGÀY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH2025-05-12T17:24:20+00:00Nguyễn Văn Tuậnngtuan21965@gmail.comTrương Huệ Linhtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Thị Thu Vântapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả của kích thích từ xuyên sọ lặp đi lặp lại (rTMS) trong điều trị bệnh nhân bị đau đầu mạn tính hàng ngày. <strong>Đối tượng và</strong> <strong>phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 27 bệnh nhân bị đau đầu mãn tính nguyên phát được điều trị bằng rTMS gồm 15 đợt tần số cao (20 Hz) tại vỏ não trước trán lưng bên bên trái (DLPFC) tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh từ tháng 1/2024 đến tháng 4/2024. <strong>Kết quả: </strong>27 bệnh nhân (4 nam, 23 nữ), độ tuổi trung bình là 51 ± 13,58. Trước điều trị, tần suất đau đầu trung bình (số ngày đau/tháng) là 22,52 ± 5,33 ngày, mức độ đau trung bình theo thang VAS là 5,19 ± 1,64, chỉ số đau đầu (=tần số x mức độ) trung bình là 118,04 ± 51,80. Thang HIT-6 đánh giá mức độ ảnh hưởng của đau đầu trung bình là 58,11 ± 10,91. Sau điều trị rTMS, nhận thấy tần suất, mức độ, chỉ số đau đầu và điểm HIT-6 giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (giá trị P < 0,05), với 81,5 % bệnh nhân được báo cáo cải thiện trên 30% (hiệu quả trung bình: 55,6%, hiệu quả tốt: 25,9%). Các tác dụng phụ như chóng mặt nhẹ (3,7%), nhức đầu nhẹ tại vị trí đặt cuộn coil (7,4%) đều thoáng qua và tự hồi phục. Không có biến chứng nghiêm trọng nào được ghi nhận. <strong>Kết luận:</strong> Liệu pháp rTMS tần số cao tại vùng trước trán lưng bên giúp giảm đáng kể tần suất và mức độ đau ở những bệnh nhân đau đầu mạn tính hàng ngày.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14129GIÁ TRỊ CỦA XẠ HÌNH SPECT/CT VỚI I-131 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA CÓ NGUY CƠ TÁI PHÁT CAO2025-05-12T17:27:07+00:00Phạm Văn Tháiphamvanthai@hmu.edu.vnNguyễn Minh Khangtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Ngọc Hàtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá giá trị của xạ hình SPECT/CT với I-131, so sánh với xạ hình toàn thân phẳng (WBS: Whole-Body Scan) trên bệnh nhân (BN) ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có nguy cơ tái phát cao<strong>. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 125 BN được chẩn đoán xác định ung thư biểu mô tuyến giáp (UTBMTG) thể biệt hóa, đã phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp và được phân tầng yếu tố nguy cơ tái phát cao theo hướng dẫn của ATA năm 2015, được xạ hình toàn thân phẳng kết hợp SPECT/CT trước và sau điều trị I-131. <strong>Kết quả nghiên cứu:</strong> So sánh với WBS trước điều trị, SPECT/CT cung cấp thông tin làm tăng tổn thương di căn hạch và di căn xa 38 BN (30,4%), hạ số tổn thương ở 5 BN (4,0%). WBS kết hợp SPECT/CT trước điều trị có ý nghĩa làm thay đổi mục đích điều trị ở 34/125 BN (27,2%), thay đổi liều điều trị ở 47/125 BN (37,6%). So sánh với WBS sau điều trị, SPECT/CT sau điều trị cung cấp thông tin làm tăng số tổn thương di căn hạch và di căn xa ở 7 BN (29,2%), giảm số tổn thương 3 BN (12,5%). Xạ hình sau điều trị bằng SPECT/CT giúp đánh giá thêm 1 trường hợp từ N0 thành N1, 4 trường hợp từ M0 thành M1, nâng số BN thay đổi giai đoạn bệnh lên 8/125 BN (6,4%). <strong>Kết luận</strong>: Xạ hình SPECT/CT với I-131 là kỹ thuật có giá trị trong việc xác định các tổn thương di căn hạch, di căn xa, làm thay đổi mục đích điều trị, thay đổi liều điều trị ở các BN UTBMTG thể biệt hóa có nguy cơ tái phát cao sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14130ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ NHÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – CƠ SỞ 22025-05-12T17:30:10+00:00Nguyễn Khánh Quangqkkhanhquang996@gmail.comNguyễn Hưng Trườngtapchiyhocvietnam@gmail.comVõ Duy Trọngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mở đầu</strong><strong>:</strong> Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất, chiếm 80-85% trong tổng số các trường hợp ung thư tuyến giáp. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho loại ung thư này, nhưng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau phẫu thuật thường bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về thể chất và tâm lý. <strong>Đối tượng và phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu tiến hành trên 100 bệnh nhân sau phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú tại Việt Nam, sử dụng các bộ thang đo chi tiết như HADS, VHI, và EORTC QLQ-H&N35 để đánh giá toàn diện chất lượng cuộc sống. Các dữ liệu lâm sàng và tâm lý được thu thập và phân tích định lượng. <strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Trong số 100 bệnh nhân, 60% báo cáo triệu chứng mệt mỏi (điểm trung bình: 6.5/10) và 40% bị đau nhói vùng cổ (điểm trung bình: 4.3/10). 40% bệnh nhân gặp vấn đề lo âu (HADS trung bình: 8/21) và 35% có dấu hiệu trầm cảm (HADS trung bình: 6.5/21). Điểm số VHI dao động từ 31-60, biểu thị ảnh hưởng trung bình đến giọng nói. 75% bệnh nhân quay lại công việc trong vòng 3 tháng sau phẫu thuật, nhưng 25% cho biết năng suất lao động giảm đáng kể. <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú mang lại hiệu quả cao trong việc kéo dài sự sống, nhưng các ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống cần được chú trọng. Nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các can thiệp hậu phẫu như vật lý trị liệu, hỗ trợ tâm lý và các chương trình phục hồi chức năng. Các thang đo như HADS, VHI, và EORTC QLQ-H&N35 cung cấp các đánh giá chi tiết, hỗ trợ việc nhận biết và can thiệp hiệu quả để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14131THỰC HÀNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM THAI TẠI KHOA SẢN - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI2025-05-12T17:33:03+00:00Nguyễn Lê Minhleminh_nt32@yahoo.comNguyễn Thị Bích Vântapchiyhocvietnam@gmail.comĐỗ Nam Khánhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thúy Hằngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thúy Nhạntapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực hành chăm sóc dinh dưỡng của phụ nữ mang thai (PNMT) đến khám thai tại khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2024.<strong> Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 121 sản phụ đến khám thai tại khoa Sản , Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2024. Thu thập các chỉ số liên quan đến thực hành chăm sóc dinh dưỡng của phụ nữ mang thai đến khám tại khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. <strong>Kết quả:</strong> BMI trước mang thai của đối tượng nghiên cứu ở 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối, trung bình của đối tượng lần lượt là 19,8 ± 1,6 kg/m<sup>2</sup>, 20,9±2 kg/m<sup>2</sup>, 20,5± 2,3 kg/m<sup>2</sup>, 20,5±1,9 kg/m<sup>2</sup>. Trong số 121 PNMT có 94 người uống viên sắt, đa vi chất trong thời kỳ mang thai chiếm 77,69%, không uống có 27 người chiếm 22,31%. Về việc sử dụng viên sắt, đa vi chất có 54 người chiếm tỷ lệ 57,45% uống thường xuyên và 42,55% lựa chọn uống không thường xuyên. Có 61 người chiếm 64,89% bổ sung viên sắt, đa vi chất từ 3 tháng đầu trong thời kì mang thai, 30 người bắt đầu bổ sung từ 3 tháng giữa chiếm 31,91% và bổ sung trước mang thai có 3 người chiếm 3,19%. Trong 87 PNMT có ăn kiêng trong thời kì mang thai chủ yếu các PNMT ăn kiêng trong thời kì mang thai lựa chọn kiêng rượu bia chiếm 83,99%, sau đó là gia vị cay với tỷ lệ 81,6% và thức ăn tanh với thức ăn mỡ cùng chiếm tỷ lệ 71,3%. Nhóm phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đi khám thai 1 lần là 55,2%, 2 lần là 7,6%, 1 lần là 55,2%. Nhóm 3 tháng giữa khám thai từ 3 lần trở lên là 82,9%, 2 làn là 9,8%, 1 lần là7,3%. Nhóm 3 tháng cuối khám thai từ 3 lần trở lên là 96,1%, 2 lần là 3,9%. <strong>Kết luận:</strong> Vẫn còn tỷ lệ cao những phụ nữ mang thai đến khám tại khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chưa có thói quen chăm sóc dinh dưỡng và thai sản tốt.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14132TỶ LỆ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU CHI DƯỚI TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN GIAI ĐOẠN CUỐI ĐẶT CATHETER ĐÙI LỌC MÁU CẤP CỨU2025-05-12T17:36:45+00:00Đỗ Thị Yến Nghidrnghidothiyen@gmail.comTô Kim Phụngtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Như Nghĩatapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Thái Thanh Tâmtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Đặt catheter đùi lọc máu cấp cứu là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối gây ra biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với tỷ lệ ghi nhận được là 16,7%, triệu chứng chồng lấp có nguy cơ tử vong cao. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Xác định tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đặt catheter đùi lọc máu cấp cứu và một số yếu tố liên quan huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu ngẫu nhiên 50 bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đặt catheter đùi lọc máu cấp cứu tại Khoa Thận-Thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024. <strong>Kết quả:</strong> Trong 50 bệnh nhân tham gia nghiên cứu tuổi trung bình 55,64 ± 18,36, nam giới chiếm 40%, tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối đặt catheter đùi lọc máu cấp cứu 18%. Có mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh ung thư, tình trạng bất động với huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với OR lần lượt là 15,6 (2,25-108,11), 39 (5,35-283,86) với p<0,001. Khi phân tích hồi quy logistic đa biến, các yếu tố ung thư và tình trạng bất động là những yếu tố tác động đồng thời gây nên huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới với giá trị p<0,05. Trên tổng số 9 bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có 2 bệnh nhân biểu hiệu triệu chứng lâm sàng rõ ràng, 6 trên 9 bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có liên quan đến chân đặt catheter. <strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới chiếm 18%, có mối liên quan đến tiền sử mắc bệnh ung thư, tình trạng bất động, chân đặt catheter. Đa số bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới không biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ ràng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14134NGHIÊN CỨU SỰ TĂNG NỒNG ĐỘ LEPTIN HUYẾT THANH VỚI NGUY CƠ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ2025-05-12T17:40:49+00:00Trần Khánh Ngatknga@ctump.edu.vnCao Ngọc Thànhtapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Văn Linhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thị Thưtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Nồng độ leptin huyết thanh ở thai phụ đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) cao hơn đáng kể so với thai phụ khỏe mạnh. Sự tăng nồng độ leptin có thể là một yếu tố nguy cơ của ĐTĐTK cũng như có thể là một dấu ấn sinh học tiềm năng trong dự đoán ĐTĐTK. <strong>Mục tiêu:</strong> đánh giá sự gia tăng nồng độ leptin huyết thanh với nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu bệnh - chứng trên thai phụ có tuổi thai từ 24 – 28 tuần được thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường uống 75g – 2 giờ tại Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ, chẩn đoán ĐTĐTK theo tiêu chuẩn của ADA và Bộ Y tế Việt Nam 2018 với 68 thai phụ cho mỗi nhóm. Định lượng leptin huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch liên kết men (ELISA). <strong>Kết quả:</strong> Nồng độ leptin huyết thanh của nhóm thai phụ ĐTĐTK là 9,45 ± 6,33 ng/ml, của nhóm thai phụ không ĐTĐTK là 7,52 ± 4,52 ng/ml, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,043. Nhóm thai phụ có nồng độ leptin huyết thanh ≥ 10,3 ng/ml có nguy cơ ĐTĐTK cao hơn so với nhóm thai phụ có nồng độ leptin huyết thanh < 10,3 ng/ml, tuy nhiên, chưa ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p>0,05 (OR=1,97 (KTC95% 0,94-4,16). Thai phụ không thừa cân – béo phì nhưng có tăng nồng độ leptin sẽ tăng nguy cơ ĐTĐTK với OR=2,69 (KTC95% 1,11–6,51), thai phụ thừa cân – béo phì và có tăng nồng độ leptin sẽ tăng nguy cơ ĐTĐTK với OR=3,68 (KTC95% 1,07–14,02). <strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu cho thấy nồng độ leptin huyết thanh ở nhóm thai phụ ĐTĐTK cao hơn nhóm không có ĐTĐTK, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa tăng nồng độ leptin với nguy cơ ĐTĐTK.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14135ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CHIỀU DÀI CỔ TỬ CUNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023 – 20242025-05-12T17:44:04+00:00Phạm Thị Cẩm Hồngphamhongtv98@gmai.comHồ Thị Thu Hằngtapchiyhocvietnam@gmail.comPhan Hữu Thúy Ngatapchiyhocvietnam@gmail.comVõ Minh Nhântapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Sinh non hiện nay là một vấn nạn toàn cầu, là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh. Các yếu tố nguy cơ của sinh non đã được biết như tiền căn sinh non, hở eo tử cung, chiều dài cổ tử cung (CTC) ngắn, tử cung căng quá mức… trong đó chiều dài CTC ngắn, CTC có hình dạng bất thường được xem là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất của sinh non. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Khảo sát đặc điểm hình thái, chiều dài CTC và một số yếu tố liên quan trên sản phụ đơn thai từ 140/7 – 196/7 tuần tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2023 – 2024. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 800 sản phụ đơn thai từ 140/7 – 196/7 tuần có siêu âm đo chiều dài CTC qua ngả âm đạo tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ. Kết quả: Chiều dài CTC trung bình là 34,6 ± 5,3mm, không có sự khác biệt về chiều dài CTC giữa các tuần tuổi thai. Có 3,1% (25 sản phụ) có chiều dài CTC ngắn và 0,75% (6 sản phụ) có bất thường hình thái CTC. Các yếu tố tiền căn sinh non, tiền căn CTC ngắn, tiền căn hở eo tử cung có ảnh hưởng đến hình thái và chiều dài CTC. <strong>Kết luận:</strong> Chiều dài CTC trung bình là 34,6 ± 5,3mm.Tỷ lệ sản phụ bất thường hình thái và chiều dài CTC lần lượt là 0,75% và 3,1%. Các yếu tố tiền sử sinh non, tiền sử CTC ngắn, tiền sử hở eo tử cung có ảnh hưởng đáng kể đến chiều dài và hình thái CTC.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14136MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA TẢI LƯỢNG HBV DNA VÀ NỒNG ĐỘ ALT Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VIRUS B MẠN ĐIỀU TRỊ TENOFOVIR2025-05-12T23:19:06+00:00Võ Duy Thôngduythong@ump.edu.vnVõ Ngọc Diễmtapchiyhocvietnam@gmail.comQuách Thanh Lâmtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu mối tương quan giữa tải lượng HBV DNA và nồng độ ALT ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính đang điều trị bằng Tenofovir. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 250 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2020 đến tháng 5/2021. Dữ liệu về tải lượng HBV DNA và nồng độ ALT được thu thập và phân tích. <strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 45 ± 12 tuổi, với 60% nam và 40% nữ. Tải lượng HBV DNA trung bình là 3.2 log10 IU/ml, với 20% bệnh nhân có HBV DNA < 2.0 log10 IU/ml, 48% giữa 2.0 và 3.9 log10 IU/ml, và 32% ≥ 4.0 log10 IU/ml. Nồng độ ALT trung bình là 45 IU/ml, với 32% bệnh nhân có ALT < 40 IU/ml, 48% giữa 40 và 79 IU/ml, và 20% ≥ 80 IU/ml. Mối tương quan dương mức độ trung bình được tìm thấy giữa tải lượng HBV DNA và nồng độ ALT (r = 0.35, p < 0.001). Mối tương quan mạnh hơn ở bệnh nhân có HBV DNA ≥ 3.0 log10 IU/ml (r = 0.42, p < 0.001) và ALT ≥ 45 IU/ml (r = 0.39, p < 0.001). Bệnh nhân HBeAg dương tính (40%) cho thấy tải lượng HBV DNA và nồng độ ALT cao hơn so với bệnh nhân HBeAg âm tính (60%). <strong>Kết luận:</strong> Có mối tương quan dương mức độ trung bình giữa tải lượng HBV DNA và nồng độ ALT ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Tải lượng HBV DNA cao liên quan đến tổn thương gan tăng, được phản ánh qua nồng độ ALT tăng. Kết quả này hỗ trợ việc sử dụng cả HBV DNA và ALT làm các dấu ấn quan trọng trong quản lý và theo dõi bệnh nhân viêm gan B mạn tính.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14137ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 3 NĂM THỰC HIỆN PHẪU THUẬT ĐỐT ĐIỆN ĐIỀU TRỊ MỤN CƠM VÙNG HẬU MÔN Ở BỆNH NHÂN NAM2025-05-12T23:22:32+00:00Phạm Minh Ngọcngocbaobinh@gmail.comNguyễn Thị Minh Trangtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tỉ lệ tái phát và tỉ lệ biến chứng sau đốt điện mụn cơm riêng ở khu vực hậu môn cũng như khảo sát các yếu tố lâm sàng ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Chúng tôi hồi cứu 86 trường hợp bệnh nhân nam đốt điện điều trị mụn cơm hậu môn lần đầu tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Kết quả cho thấy tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 9,3%. Các biến chứng bao gồm chảy máu, kẹt phân, nứt hậu môn, hẹp hậu môn xuất hiện trong vòng 1 tháng đầu sau phẫu thuật. Tỉ lệ tái phát là 24,4% sau trung bình 7 (2-30) tháng. Nhóm chỉ có sang thương ngoài da hậu môn có tỉ lệ biến chứng sau phẫu thuật thấp nhất. Bên cạnh đó, những trường hợp biến chứng sau đốt điện có nguy cơ tái phát cao gấp 3.05 lần nhóm không biến chứng (P=0,02).</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14138KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BIẾN CỐ SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH2025-05-12T23:22:36+00:00Bùi Thế Dũngdung.bt@umc.edu.vnNguyễn Trần Tuyết Trinhtapchiyhocvietnam@gmail.comTrương Phi Hùngtapchiyhocvietnam@gmail.comChâu Ngọc Hoatapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến biến cố sau can thiệp mạch vành qua da (PCI) trên bệnh nhân đái tháo đường. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu hồi cứu trên 329 bệnh nhân đái tháo đường thực hiện PCI tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 11/2022 đến 4/2023. Các biến cố bao gồm huyết khối trong stent, tái hẹp và xuất huyết nặng. Dữ liệu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng được thu thập và phân tích. <strong>Kết quả:</strong> Trong 329 bệnh nhân, tỷ lệ biến cố sau PCI là 23,5%. Huyết khối trong stent chiếm 10,3%, tái hẹp stent chiếm 9,7%, và xuất huyết nặng là 3,5%. Các yếu tố liên quan đến biến cố cao gồm chỉ số HbA1c >7% (OR=2,12; 95% CI: 1,35-3,33), tiền sử nhồi máu cơ tim (OR=2,64; 95% CI: 1,56-4,48), và chức năng thận suy giảm (eGFR <60 ml/phút, OR=1,85; 95% CI: 1,11-3,07). <strong>Kết luận:</strong> Biến cố sau PCI thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là những bệnh nhân có chỉ số HbA1c cao, tiền sử nhồi máu cơ tim, và suy giảm chức năng thận. Nghiên cứu đề xuất tối ưu hóa kiểm soát các yếu tố nguy cơ nhằm giảm thiểu biến cố tim mạch.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14139BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG RUXOLITINIB Ở BỆNH NHÂN XƠ TỦY NGUYÊN PHÁT TẠI VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2019-20242025-05-12T23:29:33+00:00Vũ Đức Bìnhvuducbinh@gmail.comLê Thị Thutapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Bệnh xơ tủy là một bệnh lý do rối loạn đơn dòng tế bào gốc tạo máu, thuộc nhóm bệnh tăng sinh tủy Philadelphia (Ph) âm tính, được đặc trưng bởi sự tăng sinh xơ trong tủy xương và sinh máu ngoài tủy. Những tiến bộ gần đây của chúng ta về cơ chế sinh bệnh của nhóm bệnh này đã dẫn đến sự ra đời của các liệu pháp mới. Thụ thể JAK2 và con đường JAK/STAT đã trở thành một mục tiêu điều trị mới của nhóm bệnh này. Ruxolitinib là một phân tử nhỏ, chất ức chế của JAK1/2 đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm chứng lách to và cải thiện các triệu chứng trong tăng sinh tủy. <strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị của Ruxolitinib tác động lên kích thước lách và triệu chứng toàn thân và khảo sát một số tác dụng phụ ở bệnh nhân xơ tủy nguyên phát. <strong>Đối tượng: </strong>18 bệnh nhân xơ tủy nguyên phát được điều trị bằng Ruxolitib tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương từ tháng 1/2019 đến tháng 7/2024. <strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> mô tả chùm ca bệnh. <strong>Kết quả:</strong> Sau 12 tuần điều trị, kích thước lách trung bình giảm nhiều nhất, sau 24 tuần điều trị, 94,4% bệnh nhân giảm chiều dài lách, trong đó 16,7% bệnh nhân giảm > 50%, đến tuần thứ 48, 33,3% bệnh nhân giảm chiều dài kích thước lách. Hơn 50% bệnh nhân giảm các triệu chứng toàn thân, trong đó 100% bệnh nhân giảm triệu chứng ngứa, ra mồ hôi trộm, đau xương. Tác dụng phụ huyết học hay gặp nhất là thiếu máu, giảm tiểu cầu, với tỷ lệ lần lượt là 72,2%, 50%.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14140SO SÁNH NHỮNG THAY ĐỔI TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT TRÊN SIÊU ÂM VÀ XẠ HÌNH THẬN Ở TRẺ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ Ứ NƯỚC THẬN BẨM SINH BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI HỖ TRỢ SAU PHÚC MẠC 1 TROCAR2025-05-12T23:32:11+00:00Nguyễn Thị Mai Thủynguyenmaithuy@yahoo.comLê Anh Dũngtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Đánh giá một số thay đổi trước và sau phẫu thuật trên siêu âm và xạ hình thận ở trẻ được điều trị ứ nước thận do hẹp khúc nối bể thận niệu quản bằng phẫu thuật nội soi hỗ trợ sau phúc mạc 1 trocar. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Chúng tôi nghiên cứu hồi cứu hồ sơ của 70 bệnh nhân dưới 5 tuổi được chẩn đoán ứ nước thận bẩm sinh do hẹp khúc nối niệu quản bể thận và được phẫu thuật bằng nội soi hỗ trợ sau phúc mạc 1 trocar từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2013. Các bệnh nhân đều được chẩn đoán ứ nước thận bẩm sinh do hẹp khúc nối bể thận niệu quản bằng các thăm dò hình ảnh như siêu âm, chụp niệu đồ tĩnh mạch, MRI hệ tiết niệu, xạ hình. Đánh giá kết quả sau mổ 6 tháng dựa trên siêu âm đo đường kính trước sau của bể thận, dày nhu mô, chức năng thận và đồ thị bài tiết nước tiểu trên xạ hình thận. Các thông số về tuổi, giới, kích thước của bể thận trên siêu âm và đặc điểm bài tiết nước tiểu trên xạ hình thận trước và sau phẫu thuật được ghi lại. <strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> 70 hồ sơ phù hợp trong thời gian nghiên cứu; 65 trẻ nam (92,86%), 5 trẻ nữ (7,14%); tuổi từ 1 tháng đến 5 tuổi (tuổi trung bình là 22,9 ±18,6 tháng). 100% bệnh nhân được làm siêu âm trước mổ. Kích thước bể thận trung bình trước mổ là 34,3±8,1mm (từ 25mm đến 50mm), nhu mô thận là 4,2±1,0mm; mỏng nhất là 2,5mm, dày nhất là 7mm. 56/70 (80%) bệnh nhân được làm xạ hình thận trước mổ. Chức năng thận trung bình trước mổ 47,9±9,8%. 36/56 (64,3%) bệnh nhân có đường cong bài tiết dạng tích lũy, 20/56 (35,7%) bệnh nhân có đồ thị dạng chậm bài tiết nước tiểu. Không có trường hợp nào có đồ thị bài tiết bình thường. Có 51/ 68 (75%) bệnh nhân có theo dõi được sau 6 tháng và đều được làm siêu âm. Kích thước bể thận trung bình sau mổ là 14,3±5,1mm (từ 5mm đến 31mm). Giá trị trung bình của dày nhu mô thận sau mổ là 7,6±1,8mm, mỏng nhất là 5mm, dày nhất là 13mm. Có 33 bệnh nhân được làm xạ hình thận sau mổ. Giá trị trung bình của chức năng thận sau mổ trên xạ hình thận là 50,6±6%, 19/33 (57,6%) bệnh nhân có đường cong bài xuất nước tiểu bình thường. <strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> Siêu âm và xạ hình thận là hai thăm dò cần thiết để theo dõi và đánh giá kết quả phẫu thuật ứ nước thận bẩm sinh do hẹp khúc nối bể thận niệu quản.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14146MỘT SỐ BIẾN CHỨNG THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN HẬU NHIỄM COVID-19 TẠI KHOA HÔ HẤP, BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG - ĐIỀU TRỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022-20232025-05-13T08:31:28+00:00Phan Minh Hoàngdrhoangphan@bvphuchoichucnanghcm.vnĐoàn Lê Minh Hạnhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Bệnh nhân nhiễm COVID-19 biểu hiện rất đa dạng, tỉ lệ hết bệnh cao nhưng vẫn có nhiều biến chứng ở một hoặc nhiều cơ quan. Nghiên cứu thực hiện khảo sát tỉ lệ một số biến chứng thần kinh ở bệnh nhân hậu nhiễm COVID-19. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mô tả cắt ngang 188 bệnh nhân hậu nhiễm COVID-19 tại khoa Hô hấp, Bệnh viện Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022-2023. <strong>Kết quả:</strong> 40,2% bệnh nhân hậu nhiễm COVID-19 có biến chứng thần kinh với các biểu hiện đa dạng. Trong đó, triệu chứng mệt mỏi chiếm cao nhất 27,1%, 22,3% bệnh nhân giảm khứu giác và 19,7% đau cơ. Sự khác biệt về nơi cư trú, tiêm ngừa COVID-19 trước khi nhiễm và mức độ mắc bệnh có ý nghĩa thống kê trong biến chứng thần kinh ở bệnh nhân hậu COVID-19. <strong>Kết luận:</strong> Biến chứng thần kinh bệnh nhân hậu nhiễm COVID-19 với các biểu hiện đa dạng. Các yếu tố liên quan biến chứng bao gồm nơi cư trú, tiêm ngừa COVID-19 trước khi nhiễm và mức độ mắc bệnh.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14149MỨC ĐỘ PHƠI NHIỄM BỤI PM2.5 CỦA NGƯỜI DÂN TỪ CÁC NGUỒN CỐ ĐỊNH VÀ DI ĐỘNG: MỘT NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM TẠI TP.HCM2025-05-13T08:40:32+00:00Trần Ngọc Đăngngocdangytcc@gmail.comPhan Thị Trúc Thủytapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Thị Anh Thưtapchiyhocvietnam@gmail.comBùi Thị Hồng Loantapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Các quốc gia Châu Á thường có các nguồn phát sinh ô nhiễm bụi PM2.5 phức tạp trong không gian sống cộng đồng do văn hóa và lối sống đặc trưng. Các nghiên cứu về phơi nhiễm bụi PM2.5 hiện nay thường chỉ khai thác dữ liệu từ các trạm quan trắc cố định hoặc đánh giá mức độ phơi nhiễm cá nhân riêng lẻ. Điều này đối diện nguy cơ đánh giá không toàn diện mức độ phơi nhiễm cá nhân và cộng đồng cư dân trong một khu vực sinh sống. Ngày nay, các cảm biến bụi PM2.5 được phát triển và ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu do ưu điểm di động, giá rẻ và độ chính xác chấp nhận được. Nghiên cứu sử dụng thiết bị cảm biến giá rẻ trên 36 tình nguyện viên và 7 điểm phát sinh bụi PM2.5 cố định tại TP.HCM. Nồng độ bụi PM2.5 trung bình các ngày tại điểm cố định hầu hết đạt chuẩn cho phép theo QCVN05:2023. Tất cả các hoạt động đi trên đường, mua sắm, nấu ăn-ăn uống và làm việc nhà đều có số chênh phơi nhiễm vượt ngưỡng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với hoạt động tĩnh tại với OR lần lượt là 4,51; 6,19; 5,58 và 2,63 (p<0,01). Cần thêm các nghiên cứu trên quy mô dân số lớn hơn và theo dõi dài hơn để xác định các yếu tố phơi nhiễm chính với bụi PM2.5 tại TP.HCM.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14147ỨNG DỤNG KỸ THUẬT TẾ BÀO DÒNG CHẢY TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI BỆNH BẠCH CẦU CẤP TẠI BỆNH VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU CẦN THƠ2025-05-13T08:38:28+00:00Lê Thị Hoàng Mỹlthmy@ctump.edu.vnNgô Đình Khánhtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Anh Tửtapchiyhocvietnam@gmail.comTạ Thành Lợitapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Kỹ thuật tế bào dòng chảy được sử dụng để phân tích dấu ấn miễn dịch tế bào giúp xác định rõ các dòng và dưới dòng trong bệnh bạch cầu cấp, hạn chế sai sót khi chẩn đoán bằng hình thái học. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Xác định dòng và dưới dòng của bệnh bạch cầu cấp bằng kỹ thuật tế bào dòng chảy. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 270 bệnh nhân được chẩn đoán bạch cầu cấp tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ. <strong>Kết quả:</strong> Bệnh nhân bạch cầu cấp ở độ tuổi trưởng thành chiếm tỉ lệ cao nhất (80,7%) chủ yếu bạch cầu cấp dòng tủy và trẻ em thấp nhất (19,3%) phần lớn bạch cầu cấp dòng lympho. Phân loại bạch cầu cấp thành 3 dòng gồm bạch cầu cấp dòng tuỷ chiếm 69,3%, bạch cầu cấp dòng lympho chiếm 30,3%, không ghi nhận dòng bạch cầu hỗn hợp. Trong dòng lympho, lympho B cao hơn lympho T (86,7% và 13,3%). Các thể bệnh thường gặp trong nhóm lympho B là B Chung chiếm tỉ lệ cao nhất (55,5% ) và nhóm lympho T là T Chung và T chưa trưởng thành chiếm tỉ lệ cao nhất (36,4%); trong nhóm dòng tuỷ là thể M2 (38%), M1 (22,5%), M4/5 (18,7%). <strong>Kết luận:</strong> Ứng dụng kỹ thuật tế bào dòng chảy để phân tích các dấu ấn miễn dịch ở bệnh nhân bạch cầu cấp chủ yếu là dòng tuỷ (69,3%), chưa ghi nhận bạch cầu cấp thể hỗn hợp và có thể phân loại dưới dòng tế bào cụ thể.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14148KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TẢI LƯỢNG VIRUS BK MÁU VÀ NƯỚC TIỂU TRONG BA THÁNG ĐẦU Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 1032025-05-13T08:40:11+00:00Phạm Quốc Toảntoannephro@gmail.comNguyễn Văn Đứctapchiyhocvietnam@gmail.comVõ Văn Nhậttapchiyhocvietnam@gmail.comHoàng Xuân Sửtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Hữu Bềntapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Minh Phươngtapchiyhocvietnam@gmail.comNgô Trường Giangtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Việt Thắngtapchiyhocvietnam@gmail.comDiêm Thị Vântapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thị Thu Hàtapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thanh Xuântapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định đặc điểm nhiễm virus BK trong 3 tháng đầu ở bệnh nhân ghép thận. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Tổng số 80 bệnh nhân ghép thận được thu thập tại Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Quân y 103. Mẫu máu, nước tiểu được thu thập và tách triết DNA sử dụng cho xác định tải lượng virus BK tại các thời điểm tháng 1, 2 và 3 sau ghép thận. <strong>Kết quả:</strong> Phân tích đặc điểm nhiễm virus BK ở 80 bệnh nhân ghép thận cho thấy tỷ lệ nhiễm virus BK máu tại các thời điểm tháng 1, 2 và 3 lần lượt là 2,47%; 4,94% và 9,88%. Tỷ lệ nhiễm virus BK nước tiểu tương ứng lần lượt là 28,4%; 17,28% and 18,52%. Phân bố tải lượng virus BK trong máu và nước tiểu có liên quan với thời điểm tái hoạt động virus BK sau ghép thận trong đó tại thời điểm 3 tháng có nhiều trường hợp BN xuất hiện virus BK máu và nước tiểu hơn tháng 1 và 2 trong khoảng nồng độ < 10<sup>3 </sup>IU/ml (p<0,001). Không có sự liên quan giữa tuổi, giới và mức lọc cầu thận với thời gian tái hoạt động virus BK (p>0,05). Tải lượng virus BK trong nước tiểu tại tháng thứ 3 là yếu tố nguy cơ độc lập phán đoán sự xuất hiện của virus BK máu (OR=1, p=0,002). <strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ nhiễm virus BK trong máu và nước tiểu cao nhất tại thời điểm tháng thứ 3 sau ghép thận. Giám sát virus BK máu và nước 3 tháng đầu giúp quản lý và theo dõi điều trị kịp thời nhiễm virus BK ở bệnh nhân ghép thận.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14150ĐA HÌNH rs37972 TRÊN GEN GLCCI1 Ở BỆNH NHÂN NHI HEN PHẾ QUẢN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ2025-05-13T08:50:59+00:00Đỗ Hoàng Longdhlong@ctump.edu.vnNguyễn Minh Đạttapchiyhocvietnam@gmail.comPhạm Thị Ngọc Ngatapchiyhocvietnam@gmail.comLê Minh Nhântapchiyhocvietnam@gmail.com<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Hen phế quản là bệnh lý hô hấp mạn tính phổ biến ở trẻ em, tạo nên gánh nặng cho cả hệ thống y tế, gia đình và bệnh nhân mắc hen phế quản ở các nước trên thế giới. Đa hình rs37972 có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động và biểu hiện trên gen GLCCI1, từ đó gây ảnh hưởng đến các quá trình điều trị hen phế quản. <strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Khảo sát tỷ lệ đa hình rs37972 trên gen GLCCI1 ở bệnh nhi hen phế quản. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mô tả cắt ngang trên 58 bệnh nhi hen phế quản tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. <strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu ghi nhận có 58 bệnh nhi HPQ với trẻ nam chiếm tỉ lệ cao hơn trẻ nữ. Bệnh nhi ở các tỉnh thành khác chiếm 53,4%. Các yếu tố liên quan đến hen phế quản có tỉ lệ cao bao gồm tiền sử tiếp xúc dị nguyên (43,1%) và tiền sử nhiễm COVID-19 (41,4%). Bệnh nhi có mức độ hen bậc 2 chiếm 69,0% đối tượng tham gia nghiên cứu. Kiểu gen CT chiếm tỉ lệ cao nhất với 65,5% và TT chiếm tỉ lệ thấp nhất (12,1%). Alen C chiếm tỉ lệ cao hơn alen T (55,2% và 44,8%). Nghiên cứu không ghi nhận sự khác biệt về giới tính, nơi cư trú, độ nặng của bệnh nhi và một số yếu tố liên quan với phân bố kiểu gen của bệnh nhi hen phế quản. <strong>Kết luận:</strong> Bệnh nhi HPQ ghi nhận alen C và kiểu gen CT chiếm ưu thế với tỉ lệ lần lượt là 55,2% và 65,5%. Mô hình gen với tỉ lệ CT + TT chiếm tỉ lệ gấp 3 lần CC (77,6% và 22,4%).</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/14151ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI MỘT SỐ TRẠM Y TẾ XÃ TỈNH NINH BÌNH2025-05-13T08:54:20+00:00Nguyễn Hoàng Giangnguyengiang@hspi.org.vnĐỗ Trà Mytapchiyhocvietnam@gmail.comNguyễn Thị Thắngtapchiyhocvietnam@gmail.comTrần Thị Mai Oanhtapchiyhocvietnam@gmail.comLê Thị Kim Ánhtapchiyhocvietnam@gmail.com<p>Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của một chương trình can thiệp tại tuyến y tế cơ sở ở tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Thiết kế nghiên cứu phỏng thực nghiệm, đánh giá trước và sau can thiệp có nhóm chứng, được triển khai tại 6 trạm y tế xã thuộc tỉnh Ninh Bình. Tổng cộng 470 người bệnh được theo dõi trong suốt quá trình nghiên cứu từ năm 2021 đến 2023. Dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi điện tử trước và sau can thiệp, sau đó phân tích bằng phần mềm Stata với phương pháp phân tích sự khác biệt trong khác biệt để đánh giá kết quả can thiệp. Kết quả cho thấy, người bệnh tại nhóm can thiệp có cải thiện đáng kể về kiến thức, thái độ, thực hành điều chỉnh lối sống, tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ so với nhóm chứng. Mô hình cho thấy tính khả thi và hiệu quả trong việc tăng cường quản lý tăng huyết áp tại tuyến y tế cơ sở. Nghiên cứu khuyến nghị mở rộng mô hình này và tích hợp vào chương trình quản lý bệnh mạn tính tại cộng đồng.</p>2025-05-14T00:00:00+00:00Copyright (c) 2025