Tạp chí Y học Việt Nam
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj
<p><strong>1. Tên cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động báo in (báo in, tạp chí in):</strong></p> <p><strong>Tổng hội Y học Việt Nam</strong></p> <p><strong>Địa chỉ:</strong> 68A Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội</p> <p><strong>Điện thoại:</strong> 024 39431866 </p> <p><strong>2. Tôn chỉ, mục đích:</strong></p> <p>- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về y học;</p> <p>- Phổ biến những thành tựu khoa học, công trình nghiên cứu, kiến thức khoa học trong nước và quốc tế về nghiệp vụ y tế.</p> <p><strong>3. Đối tượng phục vụ: </strong>Hội viên Tổng hội Y học Việt Nam, các cán bộ y tế, sinh viên y, dược và bạn đọc quan tâm.</p> <p><strong>4. Thể thức xuất bản: </strong>Ấn phẩm in</p> <p><strong>5. Ấn phẩm chính:</strong></p> <p>- Tên gọi: Tạp chí Y học Việt Nam.</p> <p>- Ngôn ngữ thể hiện: Tiếng Việt, tiếng Anh.</p> <p>- Kỳ hạn xuất bản: 02 kỳ/tháng tiếng Việt và 02 kỳ/năm tiếng Anh.</p> <p>- Thời gian phát hành: Ngày 15&30 hàng tháng;</p> <p>- Khuôn khổ: 19cmx27cm;</p> <p>- Số trang: 250 trang kỳ tiếng Việt và 180 trang kỳ tiếng Anh.</p> <p> </p>Vietnam Medical Associationvi-VNTạp chí Y học Việt Nam1859-1868KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BƯỚU GIÁP THÒNG TRUNG THẤT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12205
<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Bướu giáp thòng trung thất chiếm tỷ lệ nhỏ (3 – 20%) trong các trường hợp bướu giáp. Phẫu thuật bướu giáp thòng trung thất vẫn còn nhiều khó khăn với tỉ lệ tai biến, biến chứng so với phẫu thuật cắt bỏ bướu tuyến giáp thông thường. Chưa có nhiều nghiên cứu về điều trị bệnh lý này, vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa bướu giáp thòng trung thất tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Mô tả, hồi cứu kết quả điều trị ngoại khoa bướu giáp thòng trung thất tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2014 – 2023. <strong>Kết quả nghiên cứu:</strong> Có 62 trường hợp bướu giáp thòng trung thất được phẫu thuật, tuổi trung bình 59,16 ± 17,01 (11 – 84), tỉ lện nam/ nữ: 3/17; 19 (30,6%) trường hợp không có triệu chứng lâm sàng, 12 (19,4%) trường hợp chèn ép khí quản gây khó thở. Bướu thòng trung thất trước 100% các trường hợp. 11 trường hợp (18%) phải mở xương ức. Thời gian phẫu thuật: 75,58 ± 28,99 phút. Tai biến và biến chứng: 3 trường hợp suy cận giáp thoáng qua và 2 trường hợp khàn tiếng thoáng qua. Giải phẫu bệnh: 60 trường hợp không thấy tế bào ác tính, 2 trường hợp thấy tế bào ung thư. Thời gian nằm viện 6,71 ± 6,06 ngày. Kết quả tốt 57 trường hợp (91,94%), trung bình 5 trường hợp (8,06%). <strong>Kết luận:</strong> Đa phần bướu giáp thòng trung thất thì đường mổ ngang cổ là đủ để bóc tách và cắt được bướu dễ dàng. Phẫu thuật sớm ở những bệnh nhân với bướu kích thước nhỏ, chưa có triệu chứng lâm sàng, cho kết quả tốt hơn, ít tai biến và biến chứng hơn.</p>Dương Đức HùngPhan AnhPhùng Duy Hồng SơnNguyễn Duy Thắng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12205KẾT QUẢ KẾT HỢP XƯƠNG NẸP VÍT KHÓA ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG ĐÒN Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12207
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giả kết quả kết hợp xương nẹp vít khóa điều trị gãy kín thân xương đòn ở người trưởng thành tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức. <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu theo phương pháp mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu. <strong>Kết quả:</strong> Sau phẫu thuật trên 71 bệnh nhân kết hợp xương nẹp vít khóa điều trị gãy kín thân xương đòn , 93,0% bệnh nhân có xương hết di lệch. Không có bệnh nhân nào di lệch lớn. 95,4% bệnh nhân liền xương tốt, hầu hết không bị hạn chế vận động khớp vai. Đánh giá kết quả chung có 96,9% BN có kết quả loại tốt, 3,1% có kết quả loại khá. <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít khóa điều trị gãy kín thân xương đòn là một phẫu thuật an toàn về ngoại khoa và hiệu quả cho bệnh nhân gãy kín thân xương đòn.</p>Dương Đình ToànNguyễn Đức Thành
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12207KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT MẤT VỮNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HOÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT MỘT TẦNG QUA ĐƯỜNG MỔ WILTSE TẠI BỆNH VIỆN E
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12208
<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Mất vững cột sống là một nguyên nhân quan trọng gây đau thắt lưng, hạn chế vận động và sinh hoạt. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi thất bại với điều trị bảo tồn, trong đó phương pháp hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp bằng đường mổ Wiltse cho thấy nhiều ưu điểm như giảm tổn thương cơ, hạn chế mất máu, phục hồi sớm, dễ áp dụng và chi phí thấp. <strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Xác định đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật điều trị mất vững cột sống thắt lưng bằng phương pháp hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp bằng đường mổ Wiltse. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp mất vững cột sống thắt lưng được phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp tại Bệnh viện E từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ nam:nữ là 1:1,5, độ tuổi trung bình là 53 ± 11,77. Thời gian diễn biến bệnh trung bình: 23 ± 14,98 tháng. Mất vững tầng L4-L5 thường gặp nhất, chiếm 86,7%. Điểm VAS lưng- chân và điểm ODI sau mổ thấp hơn đáng kể trước mổ. Điểm JOA trước mổ: 12,1 ± 2,61. Thời gian phẫu thuật trung bình 140,67 phút, lượng máu mất trung bình: 140,67ml. Tỷ lệ hồi phục theo thang điểm JOA tại thời điểm 6 tháng sau mổ ở mức tốt: 93,3%, trung bình: 6,7%. Tỷ lệ liền xương tốt là 100%. <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp cho kết quả bước đầu khả quan, hiện là lựa chọn tối ưu điều trị mất vững cột sống thắt lưng.</p>Kiều Quang ThuậnPhạm Văn HoàngĐỗ Tuấn Anh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12208 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA PHẪU THUẬT MỘT THÌ ĐIỀU TRỊ VIÊM XƯƠNG TỦY MẠN TÍNH SỬ DỤNG CÁC HẠT CALCI HYDROXYAPATITE TẨM KHÁNG SINH: BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12210
<p>Viêm xương tủy mạn tính là một bệnh lý phức tạp và điều trị khó khăn. Hiệu quả của phẫu thuật 2 thì với thì 1 nạo viêm lấy xương chết sử dụng xi măng PMMA chứa kháng sinh, thì 2 tháo xi măng ghép xương đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm. Chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật một thì điều trị cho loạt ca bệnh gồm 3 bệnh nhân viêm xương tủy mạn tính sử dụng các hạt calci hydroxyapatite tẩm kháng sinh. Tất cả 3 bệnh nhân đều cho kết quả bước đầu an toàn và hiệu quả.</p>Lê Mạnh SơnĐoàn Lê VinhNguyễn Văn PhanNguyễn Thành LuânPhạm Vũ Anh QuangNgô Đức QuangĐào Ngọc Việt Hùng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12210KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VIÊM NANG LÔNG VÙNG CÙNG CỤT TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12211
<p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Bệnh viêm nang lông vùng cùng cụt là tình trạng viêm mãn tính vùng cùng cụt, chủ yếu gặp ở người trẻ tuổi, là nhóm bệnh không đồng nhất, chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và không có sự đồng thuận về phương pháp điều trị. Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm rò xoang lông vùng cùng cụt tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án của 48 bệnh nhân (38 nam, 10 nữ, tuổi từ 15 đến 39) viêm nang lông vùng cùng cụt được phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2023. <strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới với tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 4:1. Độ tuổi trung bình 21,7±5,8 tuổi. Bệnh nhân thừa cân béo phì chiếm gần nửa dân số nghiên cứu (41,7%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp chảy dịch mủ vùng cùng cụt (85,4%), lông trong nang (87,5%), đau (83,3%), lỗ rò ngoài da vùng cùng cụt (75%), khối sưng phồng (60,4%). Thời gian liền thương trung bình và tỉ lệ tái phát của các phương pháp phẫu thuật được thực hiện, rạch mở ổ viêm/cắt toàn bộ để hở vết thương là 5,6±4,2 tuần, không có ghi nhận tái phát; cắt toàn bộ xoang viêm đóng vết mổ với đường khâu nằm trên đường giữa là 5±2,1 tuần, tỉ lệ tái phát 5,3%; cắt toàn bộ xoang viêm đóng vết mổ với đường khâu nằm ngoài đường giữa (kỹ thuật Karydakis) là 7,6±4,3 tuần, không có ghi nhận tái phát; phẫu thuật nội soi đường rò là 5,3±2,9 tuần, tái phát 27,3%. Thời gian liền thương ngắn nhất là 14 ngày. Tổn thương giải phẫu bệnh 100% là lành tính, không phát hiện tế bào ác tính. Kết quả điều trị khỏi bệnh 44/48 (91,7%), tái phát 4/48 (8,3%). Thời gian liền thương trung bình 5,5±3,4 tuần. <strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> phẫu thuật cắt toàn bộ xoang viêm để hở vết thương và cắt toàn bộ đường rò, đóng vết mổ đường lệch giữa là kỹ thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm rò xoang lông vùng cùng cụt.</p>Hoàng Thị HằngQúach Văn KiênNguyễn Xuân Hùng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12211ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG DẠ DÀY- TÁ TRÀNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3,4,5 CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12214
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm tổn thương dạ dày- tá tràng theo thang điểm Lanza sửa đổi trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3,4,5 chưa điều trị thay thế tại bệnh viện Hữu Nghị. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Mô tả cắt ngang trên 118 bệnh nhân ≥ 60 tuổi mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3,4,5 chưa điều trị thay thế từ tháng 10/2023 đến tháng 8/2024. Tất cả bệnh nhân được nội soi dạ dày-thực quản để đánh giá tổn thương theo thang điểm Lanza sửa đổi (m-Lanza). <strong>Kết quả:</strong> 98 bệnh nhân chỉ có tổn thương tại dạ dày và 20 bệnh nhân có tổn thương ở cả dạ dày và tá tràng. Tuổi trung bình 78,9 ± 5,9 tuổi, nam/nữ xấp xỉ 6/1, thời gian mắc bệnh trung bình 4,2 ± 2,5 năm. Biểu hiện lâm sàng thường gặp đau thượng vị (47,5%), tiếp theo đầy bụng (27,1%), chỉ có 10 bệnh nhân đại tiện phân đen. Ở dạ dày, tổn thương thường gặp là xung huyết, phù nề với tỉ lệ lần lượt 97,5% và 93,2%, điểm m-Lanza chủ yếu là 3 điểm. Ở tá tràng, ít gặp tổn thương phù nề, xung huyết (14,4% và 16,1%), điểm m-Lanza chủ yếu là 5 điểm. Tỉ lệ gặp tổn thương loét dạ dày ở nhóm bệnh thận giai đoạn 4 là 50% cao hơn các giai đoạn còn lại, p<0,05. <strong>Kết luận:</strong> Đối với bệnh nhân thận mạn cao tuổi giai đoạn 3,4,5, hình ảnh nội soi ở dạ dày chủ yếu là phù nề, xung huyết, ở tá tràng chủ yếu là loét tá tràng.</p>Nguyễn Thị HiềnNguyễn Trường SơnĐào Việt HằngNguyễn Văn Hiếu
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12214ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM PHÚC MẠC RUỘT THỪA Ở BỆNH NHÂN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12215
<p>Nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phúc mạc ruột thừa (VPMRT) được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 1/2022 đến 6/2023. Tổng cộng có 78 bệnh nhân tham gia, với nhóm tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa số bệnh nhân có đau bụng khu trú tại hố chậu phải, mạch trung bình là 82,62 ± 7,97 lần/phút và 91,03% bệnh nhân có bạch cầu tăng ≥ 10 G/l. Siêu âm và CT scanner là hai phương pháp chính hỗ trợ chẩn đoán, trong đó siêu âm được thực hiện ở tất cả các bệnh nhân và cho thấy 55,13% bệnh nhân có dịch tự do trong ổ bụng. Kết quả nội soi cho thấy 69,23% bệnh nhân có ruột thừa viêm vỡ mủ, chủ yếu tại đầu ruột thừa. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng và cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân VPMRT.</p>Dương Trọng HiềnQúach Văn KiênKy Pagna
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12215KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TUYẾN GIÁP QUA TIỀN ĐÌNH MIỆNG ĐIỀU TRỊ U TUYẾN GIÁP LÀNH TÍNH TẠI BỆNH VIỆN K
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12216
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp qua tiền đình miệng (TOETVA) là kỹ thuật cắt tuyến giáp mới và ngày càng được áp dụng phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, Bệnh viện K đã áp dụng thành công kỹ thuật này và triển khai thường quy trên số lượng lớn bệnh nhân (BN), tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả của phương pháp này trên BN u tuyến giáp lành tính. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Gồm 116 BN được chẩn đoán u giáp trạng lành tính được phẫu thuật nội soi bằng phương pháp TOETVA tại Bệnh viện K từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2024. <strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung bình là 30 ± 8,1. Hầu hết BN đều là nữ giới, chiếm 95,7%. U bên phải chiếm 56,1%, bên trái chiếm 40,5%, U vùng eo chiếm 3,4 %. Có 102 BN cắt một thuỳ tuyến giáp với thời gian mổ trung bình là 85,4 phút. 14 BN phẫu thuật cắt u với thời gian mổ trung bình là 63,3 phút. Các biến chứng ít gặp và đa số là tạm thời, tất cả hồi phục hoàn toàn sau 3 tháng. Tất cả BN đều hài lòng về kết quả thẩm mĩ. <strong>Kết luận: </strong>TOETVA là một phương pháp an toàn, hiệu quả, đạt kết quả thẩm mĩ tối ưu trên nhóm BN u tuyến giáp lành tính cho chỉ định phẫu thuật.</p>Phạm Thanh ThưởngHoàng Mạnh ThắngNgô Quốc DuyNgô Xuân QuýLê Thế Đường
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12216ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐIỀU TRỊ U NGUYÊN BÀO VÕNG MẠC NHÓM E HÌNH THÁI HAI MẮT BẰNG HÓA CHẤT TOÀN THÂN PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ TẠI MẮT
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12217
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả ban đầu điều trị u nguyên bào võng mạc (UNBVM) nhóm E hình thái hai mắt bằng hóa chất toàn thân phối hợp điều trị tại mắt. <strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh, tiến cứu trên 8 bệnh nhân (BN) bị UNBVM nhóm E hình thái hai mắt điều trị bằng hóa chất toàn thân tại BV K cơ sở 3 phối hợp điều trị tại mắt (laser/ lạnh đông) tại BV Mắt Trung ương từ tháng 8/2023 đến tháng 8/2024. <strong>Kết quả</strong><strong>: </strong>Có 8 bệnh nhân UNBVM nội nhãn hai mắt với 9 mắt thuộc nhóm E. Bệnh nhân đến khám do ánh đồng tử trắng là triệu chứng phổ biến nhất, 6/8 bệnh nhân không có tiền sử gia đình bị bệnh UNBVM, 100% khối u đều giảm kích thước với trung bình là 4,3mm, có 6 mắt bảo tồn được trong đó có 4 mắt đáp ứng tốt, và 2 mắt cần điều trị thêm với hóa chất nội động mạch mắt; 3 trường hợp không đáp ứng với điều trị nên cần cắt bỏ nhãn cầu. <strong>Kết luận:</strong> Điều trị hóa chất toàn thân phối hợp điều trị tại mắt (laser/lạnh đông) bước đầu có tỷ lệ bảo tồn nhãn cầu đối với những khối u nguyên bào võng mạc hình thái 2 mắt</p>Lê Thị HươngPhạm Thị Minh ChâuPhạm Thị Thu Thủy1Nguyễn Bá Việt
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12217KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CHÀY BẰNG ĐINH NỘI TỦY CÓ CHỐT KHÔNG MỞ Ổ GÃY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12218
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nhằm mô tả một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh X-quang và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy kín thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy tại bệnh viện đa khoa Đức Giang. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu và tiến cứu trên 64 bệnh nhân được chẩn đoán gãy kín thân xương chày đã phẫu thuật điều trị bằng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy tại bệnh viện đa khoa Đức Giang từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2024. <strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 40,75 ± 16,36 tuổi, nguyên nhân hay gặp nhất là tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ 85,9%, gãy phức tạp theo phân độ AO loại B và C chiếm 37,5% các trường hợp. Kết quả chung sau mổ tốt: kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo tiêu chuẩn của Larson và Bostman rất tốt và tốt chiếm 98,44%, điểm liền xương RUST (The radiographic union scale in tibial fractures) là 11,77. <strong>Kết luận: </strong>Gãy thân xương chày là một loại gãy thường gặp. Phương pháp phẫu thuật kết hợp xương chày bằng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy là một trong những lựa chọn điều trị hàng đầu cho kết quả sau mổ tốt.</p>Phạm Ngọc DũngNguyễn Xuân ThùyĐào Xuân ThànhVũ Trường Thịnh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12218ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM PHỔI NHIỄM ADENOVIRUS TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH HÀ NỘI
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12219
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi nhiễm Adenovirus ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội năm 2022 – 2024. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 121 trẻ được chẩn đoán viêm phổi có nhiễm Adenovirus điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội từ 6/2022 đến 05/2024.<strong> Kết quả: </strong>Lý do vào viện chủ yếu là sốt (97,5%) và ho (95%). Triệu chứng cơ năng hay gặp là viêm long đường hô hấp trên (100%). Triệu chứng thực thể hay gặp là rales ẩm 86,8%, thở nhanh 47,9%. 87,6% trẻ được chẩn đoán viêm phổi và 12,4% trẻ viêm phổi nặng. 86,8% trẻ tăng CRP (≥6mg/l). Tổn thương trên X-quang chủ yếu mờ lan tỏa 2 bên (46,3%). 47,9% trẻ đồng nhiễm vi khuẩn. <strong>Kết luận: </strong>Viêm phổi nhiễm adenovirus có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giống viêm phổi điển hình.</p>Bùi Thị KhuyênNguyễn Thị Diệu ThúyTrần Đức HậuDương Thùy NgaNguyễn Thị Phương ThảoPhạm Đình TuấnLê Thu Trang
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12219ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA CAN THIỆP NHIỆT NỘI MẠCH BẰNG LASER TRONG ĐIỀU TRỊ SUY MẠN TÍNH TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12220
<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Mục đích của nghiên cứu là đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của Laser 1470nm trong điều trị suy mạn tính tĩnh mạch nông chi dưới. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu tiến cứu từ tháng 07/2023 đến tháng 9/2024. 51 chân của 39 bệnh nhân được điều trị bằng Laser 1470nm. Bệnh nhân được phân loại lâm sàng bằng phân độ CEAP, đánh giá mức độ nặng về lâm sàng theo thang điểm VCSS. Siêu âm đánh giá mức độ suy tĩnh mạch trước can thiệp và theo dõi hiệu quả sau can thiệp ở thời điểm 1 và 3 tháng. <strong>Kết quả: </strong>Ngay sau can thiệp 100% các tĩnh mạch hiển lớn được can thiệp tắc hoàn toàn, kết quả tương tự sau 1 và 3 tháng. Phân độ CEAP cải thiện rõ rệt. Thang điểm đánh giá mức độ nặng bệnh tĩnh mạch trên lâm sang (VCSS) từ 6,6 điểm trước can thiệp giảm còn 2,8 điểm và 0,33 điểm tại thời điểm 1 và 3 tháng (p<0,001). Chỉ gặp các biến chứng nhẹ như bầm tím và tê bì dọc các tĩnh mạch được can thiệp với tỉ lệ 9,43% và 11,32%. Không có các biến chứng nặng như huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi hay hoại tử da. <strong>Kết luận:</strong> LASER nội tĩnh mạch sử dụng bước sóng 1470nm là can thiệp tối thiểu, an toàn với nhiều lợi điểm là thời gian trở lại hoạt động thường ngày nhanh, thẩm mỹ và tránh được nguy cơ phẫu thuật.</p>Nguyễn Thị LinhNguyễn Lân HiếuĐinh Thị Thu HươngNguyễn Hoàng Nam
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12220KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÕM NGỰC BẰNG THANH KÉP
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12221
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị lõm ngực bẩm sinh bằng phẫu thuật Nuss sử dụng thanh kép. <strong>Phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca được tiến hành tại Khoa Lồng Ngực – Mạch Máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. <strong>Kết quả:</strong> Trong thời gian từ tháng 06/2016 đến tháng 07/2022, có 226 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh điều trị bằng phẫu thuật đặt thanh kép, trong đó 190 nam (84,1%) và 36 nữ (15,9%); tuổi trung bình 16,5 ± 4,9 (5 – 31); lõm ngực đồng tâm 168 trường hợp (69,9%), lệch tâm 68 trường hợp (30,1%); Chỉ số Haller trung bình trước phẫu thuật 3,8 ± 0,6. Tất cả bệnh nhân được đặt 1 hoặc 2 cặp thanh, mức độ lõm ngực càng nặng tỉ lệ đặt 2 thanh càng cao (p = 0,048); Thời gian phẫu thuật trung bình 60,9 ± 19,5 phút; Thời gian nằm viện trung bình là 5,0 ± 1,3 ngày. Chỉ số Haller trung bình sau phẫu thuật 2,5 ± 0,2; đa số bệnh nhân có kết quả khá (2,5< HI<3,25) và tốt (HI ≤ 2,5) lần lượt với tỉ lệ là 52,2% và 47,8%. Mức độ lõm ngực nhẹ có kết quả tốt hơn so với nhóm mức độ lõm ngực trung bình, nặng (p = 0,001). Biến chứng gặp chủ yếu ở nhóm lõm ngực nặng: nhiễm trùng vết mổ 2 trường hợp (0,9%), nhiễm trùng thanh 2 trường hợp (0,9%) và dị ứng thanh 8 trường hợp (3,5%). Không trường hợp nào di lệch thanh muộn hay cần phẫu thuật lại. <strong>Kết luận: </strong>Lõm ngực bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật đặt thanh kép cho thấy 100% bệnh nhân có chỉ số Haller sau mổ khá và tốt. Kết quả phẫu thuật tốt hơn ở nhóm lõm ngực nhẹ và lõm ngực đồng tâm. Phẫu thuật cũng cho thấy ít xâm lấn và hầu như không có tai biến, biến chứng nghiêm trọng xảy ra trong hay sau phẫu thuật.</p>Trần Minh Bào LuânVõ Duy TrọngTrần Thanh Vỹ
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12221ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VÒM MIỆNG TRÊN BỆNH NHÂN DỊ TẬT BẨM SINH TẠI BỆNH VIỆN E
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12224
<p>Phẫu thuật tạo hình vòm miệng cho bệnh nhân khe hở vòm miệng tại Bệnh viện E đã mang lại kết quả tích cực. Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân cho thấy, 96,67% bệnh nhân ăn uống bình thường sau phẫu thuật, và 60% có khả năng phát âm tốt. Tỷ lệ liền thương tốt đạt 86,67% khi ra viện và 90% sau 3 tháng. Chỉ 3,33% bệnh nhân có biến chứng nhẹ như sốt cao hoặc khó thở. Tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân với kết quả phẫu thuật đạt 93,34%. Kết quả này khẳng định sự thành công của phẫu thuật trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.</p>Nguyễn Tấn VănTrương Mạnh NguyênNguyễn Hồng NhungHoàng Tuấn HiệpSoulisack Kenemany
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12224ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN CO THẮT TÂM VỊ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12229
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân co thắt tâm vị tại Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả tiến cứu cho 39 bệnh nhân được chẩn đoán là co thắt tâm vị và được phẫu thuật nội soi mở cơ thực quản theo phương pháp Heller kết hợp tạo van chống trào ngược kiểu Dor từ tháng 9/2020 đến tháng 9/2024. <strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình 49,03±16,65 tuổi, nam 12 bệnh nhân (BN) chiếm 30,8% và nữ 27BN(69,2%), tỷ lệ nam/nữ: 0,44. Đa số bệnh nhân vào viện vì lý do nuốt nghẹn (66,7%), nôn ói (17,9%), chỉ số khối cơ thể BMI trung bình 19,29±2,61 kg/m<sup>2</sup>, ASA1 chiếm 84,6%, có 23,1% có tiền sử can thiệp trước mổ. Triệu chứng lâm sàng phổ biến là nuốt nghẹn (100%), nôn ói (100%), đau ngực (82,1%), sút cân (89,7%). Phân loại giai đoạn theo thang điểm Eckardt ở giai đoạn I, II và III có tỷ lệ lần lượt là (2,6%), (25,6) và (71,8%). Phân độ giãn thực quản trên phim X-quang chủ yếu ở độ I và II là (33,3%) và (43,6%). Hình dáng thực quản sigma chiếm (20,5%), hình thẳng (79,5%). Nội soi thực quản giãn (79,5%), ứ đọng dịch và thức ăn (71,8%), đường kính ngang trung bình trên phim chụp cắt lớp vi tính (CLVT) là 4,23 ±1,78cm, và 87,2% có hẹp tâm vị trên phim chụp CLVT lồng ngực. <strong>Kết luận:</strong> Các triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân co thắt tâm vị trong nghiên cứu chủ yếu là nuốt nghẹn, nôn ói/trào ngược, đau ngực và sụt cân với tỷ lệ lần lượt là 100%, 100%, 82,1% và 89,7%. Tỷ lệ thực quản hình trục thẳng trên X-quang chiếm 79,5%. Nội soi thấy thực quản giãn chiếm 79,5%.</p>Nguyễn Văn ThủyNguyễn Văn HươngPhạm Văn Duyệt
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12229ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG TIỀN SẢN GIẬT–SẢN GIẬT BẰNG ASPIRIN LIỀU THẤP Ở NHỮNG THAI PHỤ CÓ NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2022
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12231
<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Xác định tỷ lệ tiền sản giật và một số yếu tố liên quan của nhóm thai phụ được dự phòng tiền sản giật – sản giật bằng Aspirin liều thấp tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu chọn tất cả các thai phụ đến khám thai thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu từ tháng 1/2020 đến 6/2022. <strong>Kết quả: </strong>Trong 210 trường hợp có nguy cơ cao được dự phòng tăng huyết áp trong thai kỳ chúng tôi ghi nhận tỷ lệ rối loạn tăng huyết áp của thai kỳ là 16,7%, trong đó tiền sản giật là 11,9%; tăng huyết áp mạn, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn chiếm tỷ lệ ghi nhận lần lượt là: 1,4%; 2,4%; 1,0%. Nhóm đối tượng ≥ 35 tuổi, BMI ≥ 23 kg/m<sup>2</sup>, tiền sử đái tháo đường liên quan với tỷ lệ tiền sản giật ở kết cục thai kỳ (p<0,05). <strong>Kết luận: </strong>Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ đặc biệt là tiền sản giật còn chiếm tỷ lệ cao, cần sàng lọc và dự phòng sớm trong thai kỳ.</p>Nguyễn Tấn HưngQuan Kim PhụngTrần Hoài ÂnNgô Thị Thuý HằngNguyễn Hữu TrungLâm Đức Tâm
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12231ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BẢO TỒN ĐƠN VỊ THẬN TRÊN Ở BỆNH NHÂN THẬN NIỆU QUẢN ĐÔI HOÀN TOÀN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12233
<p>Thận niệu quản đôi (TNQĐ) hoàn toàn là một trong những dị tật thường gặp của hệ tiết niệu. Chẩn đoán trước sinh làm tăng khả năng bảo tồn đơn vị thận trên ở bệnh nhân thận niệu quản đôi được phẫu thuật. Phẫu thuật bảo tồn gồm nhiều phương pháp như nối niệu quản – niệu quản, trồng niệu quản vào bàng quang, mở túi sa niệu quản. Việc lựa chọn kỹ thuật tùy thuộc vào đặc điểm hình thái của tổn thương.<strong> Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả phẫu thuật bảo tồn đơn vị thận trên ở bệnh nhân thận niệu quản đôi hoàn toàn tại Bệnh viện Nhi Trung ương.<strong> Đối tượng và phương pháp:</strong> Hồi cứu mô tả trên 61 bệnh nhân được phẫu thuật bảo tồn thận niệu quản đôi hoàn toàn tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2022<strong>. Kết quả:</strong> Phẫu thuật nối niệu quản – niệu quản 37/61 bênh nhân (60,6%), kết quả tốt ở 97,3% trường hợp, trồng niệu quản vào bàng quang có 12/61 bệnh nhân (19,7%), kết quả tốt ở 91,7%, mở túi sa niệu quản có 12/61 (19,7%), kết quả tốt ở 66,7% trường hợp. <strong>Kết luận:</strong> Các phương pháp phẫu thuật bảo tồn trong nghiên cứu đều hiệu quả và an toàn khi chỉ định phù hợp với đặc điểm hình thái bệnh lý của tổn thương.</p>Nguyễn Thị Mai ThủyNguyễn Phương Thảo
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12233ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU XỬ TRÍ CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN CẤP, HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC TỪ 01/01/2018 ĐẾN 31/10/2018
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12234
<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Đánh giá hiệu quả bước đầu việc cấp cứu, điều trị các trường hợp Hen phế quản (HPQ), cơn HPQ nặng và nguy kịch tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ ngày 01/01/2018 đến 31/10/2018. Rút ra bài học kinh nghiệm từ đó có kế hoạch tổ chức cấp cứu cơn hen phế quản nặng và nguy kịch đạt hiệu quả hơn.<strong> Phương pháp: </strong>Nghiên cứu theo phương pháp mô tả hồi cứu, có điều trị và theo dõi. Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin bệnh nhân bị hen phế quản cấp được cấp cứu điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế huyện Xuân Lộc.<strong> Kết quả: </strong>Trong 40 người được điều tra, bệnh nhân nam chiếm 67,5%, bệnh nhân nữ chiếm 32,5%. Nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 35%, >60 tuổi chiếm 65%. Cơn Hen phế quản cấp mức độ nhẹ chiếm 25%, trung bình chiếm 55%, nặng chiếm 20%. Trong cơn Hen phế quản cấp tỷ lệ người bệnh có sốt thấp, không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ ho ở cả nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 85,7% cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm tuổi >60 tuổi chiếm 84,6%. Bệnh nhân có co kéo cơ hô hấp trong cơn hen phế quản cấp chiếm 70%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Trong cơn Hen phế quản cấp, số lượng bạch cầu tăng chiếm 50%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân tăng chiếm 37,5%, không tăng chiếm 62,5%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm thống kê. Không sử dụng thuốc Corticoid ở nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 57,1% cao hơn, có ý nghĩa hơn ở nhóm tuổi >60 tuổi là 26,9% (p<0,05). Những người có sử dụng kháng sinh có sử dụng kháng sinh trong cơn hen phế quản cấp chiếm 85%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. <strong>Kết luận:</strong> Trong cơn hen phế quản cấp tỷ lệ người bệnh có sốt thấp, không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ ho ở cả nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 85,7% cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm tuổi >60 tuổi. 100% người bệnh đều có triệu chứng khò khè, trong đó khò khè ở mức độ rất rõ ở nhóm tuổi >60 tuổi chiếm 73,1%, cao hơn có ý nghĩa hơn so với nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 42,9%. 100% bệnh nhân đều có tiếng ran rít, ran ngáy trong cơn hen hen phế quản cấp, chiếm tỷ lệ cao nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. 100% bệnh nhân đều sử dụng thuốc giãn phế quản, đường uống phối hợp với khí dung chiếm ưu thế hơn chiếm 52,5%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Không sử dụng thuốc Corticoid ở nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 57,1 % cao hơn, có ý nghĩa hơn ở nhóm tuổi >60 tuổi là 26,9% (p<0,05). Những người có sử dụng kháng sinh có sử dụng kháng sinh trong cơn hen phế quản cấp chiếm 85%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi.</p>Phùng Văn PhúLâm Văn Nút
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12234THUYÊN TẮC MẠCH HỆ THỐNG TRONG VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN VAN TIM BÊN TRÁI: TẦN SUẤT VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12236
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định tần suất, thời điểm xuất hiện và yếu tố liên quan với thuyên tắc mạch hệ thống ở bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) van tim bên trái nhằm tìm ra những thông tin có thể giúp ích cho việc phòng ngừa biến chứng này. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu với đối tượng là những bệnh nhân nhập Viện Tim TP. HCM từ 01/01/2021 đến 31/12/2023, có chẩn đoán ra viện VNTMNK và có sang thương sùi trên ít nhất một van tim bên trái. <strong>Kết quả:</strong> 171 bệnh nhân VNTMNK van tim bên trái, tuổi trung bình 48,8 ± 16,3, nam giới 69%. Van tim bị tổn thương: van hai lá 52%, van động mạch chủ 26,3%, nhiều van 21,6%. Có 38 bệnh nhân bị thuyên tắc mạch hệ thống (tần suất 22,2%) gồm 22 người bị biến chứng này trước nhập viện và 16 người bị sau khi khởi trị kháng sinh. Không có liên quan giữa tuổi, van tim bị tổn thương, số lượng và kích thước sùi và tác nhân gây bệnh với biến chứng. Tần suất dồn thuyên tắc mạch hệ thống tăng rõ rệt trong tuần thứ 4 sau khi khởi trị kháng sinh. <strong>Kết luận:</strong> Ở bệnh nhân VNTMNK van tim bên trái có chỉ định phẫu thuật van tim, nên tiến hành cuộc mổ trước tuần thứ 4 sau khi khởi trị kháng sinh để giảm thiểu nguy cơ thuyên tắc mạch hệ thống.</p>Hồ Huỳnh Quang TríPhạm Thị Mai HòaNguyễn Ngọc Mai PhươngNguyễn Ngọc Thùy TrangTrần Đình Quý
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12236NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY CỦA CHÂM CỨU KẾT HỢP KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12237
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của điện châm, thuỷ châm kết hợp bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hoá cột sống cổ. <strong>P</strong><strong>hương pháp</strong><strong>:</strong> 60 bệnh nhân không phân biệt giới tính, nghề nghiệp được chẩn đoán Hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC theo tiêu chuẩn chẩn đoán của YHHĐ và bệnh danh chứng Tý thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư theo YHCT. Nhóm chứng: gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng điện châm, thủy châm trong 14 ngày. Nhóm nghiên cứu: gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng điện châm, thủy châm kết hợp bài tập dưỡng sinh trong 14 ngày. <strong>Kết quả:</strong> Kết quả chung sau 14 ngày điều trị ở nhóm nghiên cứu tốt chiếm 86,7%, khá chiếm 13.3% và nhóm đối chứng tốt chiếm 63,3%, khá chiếm 36.7%. Giữa hai nhóm về kết quả điều trị có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Yếu tố được ghi nhận có ảnh hưởng tốt đến hiệu quả điều trị gồm tuổi dưới 60, thời gian mắc bệnh ngắn, người bệnh có mức độ đau nhẹ và tầm vận động bị hạn chế ít hoặc không hạn chế (p<0,05). <strong>Kết luận:</strong> Phương pháp điện châm, thủy châm kết hợp bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng có tác dụng trong điều trị hội chứng cột sống cổ. Người bệnh tuổi dưới 60, thời gian mắc bệnh ngắn, người bệnh có mức độ đau nhẹ và tầm vận động bị hạn chế ít hoặc không hạn chế làm tăng hiệu quả điều trị.</p>Trần Thị Hồng NgãiTrần Thị Oanh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12237CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG ĐÔNG KÉO DÀI TRÊN BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12239
<p><strong>Mở đầu:</strong> Việc sử dụng kháng đông kéo dài trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (TTHKTM) cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ chảy máu. Tại Việt Nam, hiện tại có ít các nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng kháng đông kéo dài. <strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu này được tiến hành để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng kháng đông kéo dài > 3 tháng trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được điều trị ngoại trú tại phòng khám Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. <strong>Đối tượng: </strong>Bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu. <strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu tuyển chọn 220 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn, tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 63,8 ± 16,4, tỉ lệ nữ chiếm ưu thế với 65,5% và tỉ lệ bệnh nhân ≥ 65 tuổi là 52,7%. Các bệnh đồng mắc thường gặp trong nghiên cứu là tăng huyết áp (52,7%), béo phì (32,3%) và đái tháo đường (29,1%). Đa số bệnh nhân được sử dụng kháng đông kéo dài trên 3 tháng với 205 bệnh nhân chiếm 93,2%. Qua phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến các yếu tố nhân trắc, tiền căn, lâm sàng và cận lâm sàng, chúng tôi ghi nhận thuyên tắc phổi thùy và/hoặc phân thùy và những bệnh nhân được đổi thuốc kháng đông trong quá trình điều trị là 2 yếu tố liên quan làm tăng việc sử dụng kháng đông kéo dài trên 3 tháng với OR lần lượt là 4,95 và 31,28. <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận thuyên tắc phổi thùy và/hoặc phân thùy và những bệnh nhân được đổi thuốc kháng đông trong quá trình điều trị là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ việc dùng thuốc kháng đông kéo dài trên bệnh nhân TTHKTM</p>Trương Phi Hùng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12239KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ CÓ PHỐI HỢP THUỐC DAPAGLIFLOZIN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12240
<p>55 bệnh nhân điều trị suy tim tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên thời gian tiến hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến 31 tháng 8 năm 2024. <strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của Dapagliflozin ở bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm. <strong>Kết quả:</strong> Bệnh nhân nam cao hơn, tỷ lệ nam/nữ = 2/1, trong các bệnh nhân có tiền sử thì tăng huyết áp chiếm cao nhất là 87,3%, rối loạn nhịp gặp ở 43,6%, 29,1% bệnh nhân có đái tháo đường. Phân độ theo NYHA II, NYHA III, NYHA IV là 20%; 69,1%;10,9%. Có sự thay đổi về nhịp tim, huyết áp của bệnh nhân sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p <0,05. EF trước điều trị là 28,72±9,04, sau điều trị là 40,1±11,65. Có 41,8% bệnh nhân có rung nhĩ trên điện tim, ngoại tâm thu thất là 14,5%. 49,1% bệnh nhân trên phim chụp Xquang có phổi ứ huyết, có 85,5% bệnh nhân có tim to trên Xquang. Các bệnh nhân điều trị 4 loại thuốc chiếm 58,2%.</p>Nông Thị Huyền TrangNguyễn Trọng Hiếu
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12240SO SÁNH HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT ĐƯỜNG THỞ CỦA MASK THANH QUẢN I-GEL VỚI MASK THANH QUẢN CLASSIC Ở TRẺ EM TRONG PHẪU THUẬT LÁC
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12241
<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>So sánh hiệu quả kiểm soát đường thở của mask thanh quản I-gel với mask thanh quản Classic trong phẫu thuật lác ở trẻ em. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có so sánh trên 100 bệnh nhân chia làm hai nhóm, nhóm I-gel sử dụng mask thanh quản I-gel và nhóm Classic sử dụng mask thanh quản Classic trong gây mê toàn thân tại Bệnh viện mắt trung ương Hà Nội từ tháng 4 năm 2024 đến tháng 7 năm 2024. <strong>Kết quả:</strong> Thời gian đặt mask thanh quản I-gel nhanh hơn mask thanh quản Classic (12,68 ± 3,39 giây ngắn hơn 38,52 ± 7,38 giây, p < 0,01). Tỷ lệ đặt thành công lần đầu của mask thanh quản I-gel cao hơn mask thanh quản Classic (100% với 84%, p < 0,05). Hiệu quả kiểm soát đường thở tương đương nhau (SpO<sub>2</sub>, EtCO<sub>2</sub>, mức độ rò rỉ khí, Ppeak), với p > 0,05. <strong>Kết luận:</strong> Kiểm soát đường thở bằng mask thanh quản I-gel hiệu quả tốt, tương đương với mask thanh quản Classic.</p>Đỗ Quang ThụNguyễn Toàn ThắngPhạm Thanh Hà
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12241SA SÚT TRÍ TUỆ TRONG BỆNH MẠCH MÁU NÃO NHỎ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12242
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát một số yếu tố liên quan đến sa sút trí tuệ trong bệnh mạch máu não nhỏ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 100 bệnh nhân có tổn thương máu mạch não nhỏ được khám và điều trị tại bệnh viện Lão khoa Trung ương được chia thành 2 nhóm, nhóm có SSTT (30 bệnh nhân) và nhóm không có SSTT (70 bệnh nhân). <strong>Kết quả</strong>: Trong nghiên cứu này, có 30% bệnh nhân có SSTT, 70% bệnh nhân không SSTT; bệnh nhân có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống mắc SSTT gấp 2,7 lần so với trình độ trên trung học phổ thông. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,027 (p< 0,05) và OR 95%CI: 2,7(1,1-6,7); bệnh nhân có tổn thương chất trắng mắc SSTT gấp 5,2 lần so với không có tổn thương. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,001 (p< 0,05) và OR 95%CI: 5,2(1,8-14,6); bệnh nhân có kết hợp nhiều tổn thương mắc SSTT gấp 5,6 lần so với bệnh nhân có tổn thương đơn thuần. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0,005 (p< 0,05) và OR 95%CI: 5,6(1,7-18,5). <strong>Kết luận</strong>: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30% bệnh nhân có SSTT, 70% bệnh nhân không SSTT. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, thể tổn thương và SSTT do bệnh mạch máu não nhỏ.</p>Bùi Kim NgaNguyễn Trọng HưngTrần Anh TuấnNguyễn Thị HiềnNguyễn Hiền Khanh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12242HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NHẠY CẢM NGÀ TẠI XÃ THÁI PHÚC, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12243
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả điều trị nhạy cảm ngà của canxi-fluoraluminosilicat và axit photphoric 10% ở một nhóm người dân tại xã Thái Phúc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình năm 2023-2024. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng đánh giá hiệu quả trước-sau trên 62 đối tượng với 317 răng nhạy cảm ngà được điều trị bằng Nanoseal từ tháng 07/2023 đến tháng 02/2024. Mức độ nhạy cảm ngà được đánh giá bằng kích thích xúc giác và kích thích hơi theo điểm Yeaple và thang đo VAS. Hiệu quả điều trị được đánh giá tại các thời điểm sau: tức thì, sau 1 tuần, sau 1 tháng, sau 3 tháng điều trị. <strong>Kết quả:</strong> Mức độ nhạy cảm ngà cải thiện đáng kể tại các thời điểm tức thì, sau 1 tuần, sau 1 tháng và sau 3 tháng điều trị (p<0,01). Điểm VAS trung bình của các răng nhạy cảm giảm từ 5,13±2,10 xuống còn 2,11±1,16; 1,62±1,01; 1,86±1,02 và 1,88±1,03. Điểm Yeaple trung bình của các răng nhạy cảm tăng từ 33,66±14,48 lên 54,12±18,67; 57,74±17,20; 54,46±18,21 và 51,11±18,39. Chỉ số hiệu quả điều trị tại thời điểm sau 1 tuần cao hơn 3 thời điểm còn lại (68,42% theo thang điểm VAS và 71,54% theo thang điểm Yeaple). <strong>Kết luận:</strong> Điều trị nhạy cảm ngà bằng canxi-fluoraluminosilicat và axit photphoric 10% cho thấy hiệu quả rõ rệt ngay tại thời điểm tức thì, đặc biệt hiệu quả đạt tối đa tại thời điểm sau 1 tuần điều trị.</p>Vũ Thùy PhươngPhạm Thị Tuyết NgaTrần Thị Mỹ HạnhVũ Mạnh DânNguyễn Hồng Dương
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12243BỆNH RỖNG TỦY HIẾM GẶP, THÁCH THỨC TRONG CHẨN ĐOÁN: BÁO CÁO CA BỆNH VÀ THAM KHẢO Y VĂN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12244
<p>Bệnh rỗng tủy (Syringomyelia) là bệnh mạn tính hiếm gặp, triệu chứng lâm sàng thường mơ hồ hoặc không điển hình gây ra khó khăn trong chẩn đoán. Vì vậy, bệnh này thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn khi đã có các biến chứng như yếu liệt các cơ, giảm vận động chân tay, nói khó, khó nuốt hoặc sa sút trí tuệ phụ thuộc vào vị trí tổn thương... Nguyên nhân gây bệnh cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Cộng hưởng từ là phương pháp hình ảnh hiện đại và tốt nhất dùng để chẩn đoán. Hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn trong điều trị bệnh này, do đó điều trị chủ yếu vẫn dựa vào triệu chứng lâm sàng, điều trị phẫu thuật khi điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc có biến chứng trầm trọng.</p>Hoàng Văn LươngNguyễn Ngọc Trung
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12244NHẬN XÉT KẾT QUẢ CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH HỘI CHỨNG DIGEORGE TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12245
<p>Hội chứng DiGeorge (DGS) là mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể thường gặp chủ yếu do mất đoạn 22q11.2, với biểu hiện dị thường về tim, suy giảm miễn dịch, bộ mặt bất thường, thiểu sản hoặc bất sản tuyến ức, bất thường vòm hàm, chậm phát triển và hạ canxi máu. <strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Mô tả các đặc điểm lâm sàng của các trường hợp thai được chẩn đoán mắc hội chứng Digeorge. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> 26 thai phụ đến khám tại Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh và sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được chẩn đoán thai mắc hội chứng DiGeorge bằng kĩ thuật Prenatal BoBs<strong>. Kết quả:</strong> 23/26 trường hợp có dị tật tim mạch (tứ chứng Fallot, bất thường cung động mạch chủ, thân chung động mạch, chuyển gốc động mạch), 2 trường hợp biến thể giải phẫu động mạch dưới đòn phải lạc chỗ, 1 trường hợp bố là người mắc DGS. 100% trường hợp thai DGS là do mất đoạn 22q11.2; không có trường hợp nào do mất đoạn 10p14. <strong>Kết luận: </strong>Xét nghiệm Prenatal Bobs là xét nghiệm có giá trị trong chẩn đoán các bất thường di truyền, đặc biệt là hội chứng DGS do mất đoạn 22q11.2. Các bất thường siêu âm có mối liên quan chặt chẽ đến thai mắc hội chứng DGS là dị tật tim, đặc biệt là bất thường vùng thân nón. Động mạch dưới đòn phải lạc chỗ và khám lâm sàng tìm kiếm các dấu hiệu gợi ý đến bố/mẹ là người mắc DGS nên được xem xét cẩn thận trong chẩn đoán trước sinh DGS.</p>Đinh Thúy LinhPhạm Thế VươngMai Trọng Hưng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12245ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12246
<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Mày đay mạn tính (CU: Chronic Urticaria) ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trên toàn thế giới. CU có thể có tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống (CLCS), công việc, gia đình và xã hội. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của CU rất phức tạp. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về CU. Do đó, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này. <strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mày đay mạn tính. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả 112 bệnh nhân CU đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ từ tháng 06/2023 đến tháng 12/2023. Các bệnh nhân được thu thập bệnh sử và khám lâm sàng, thực hiện cận lâm sàng tại Bệnh viên Da Liễu thành phố Cần Thơ. <strong>Kết quả:</strong> 112 bệnh nhân mày đay mạn tính với 47 nam và 65 nữ, độ tuổi trung bình là 25,1 ± 18,0 tuổi.Triệu chứng sẩn phù và ngứa xuất hiện ở 100% bệnh nhân, phù mạch chiếm 9,8%, buồn nôn chiếm 6,3%, sốt chiêm 4,5%, đau bụng chiếm 1,8%. Điểm hoạt động của bệnh (UAS) có trung vị là 4,6[2;6]. Điểm chất lượng cuộc sống ở BN CU (CU-Q2oL) có trung vị là 96,7 [68;110]. <strong>Kết luận:</strong> CU là một bệnh thường gặp, có căn nguyên phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh thường gặp ở giới nữ nhiều hơn nam, khởi phát sớm, thường gặp nhất ở lứa tuổi <18. Điểm UAS có trung vị là 4,6[2;6]. Điểm CU-Q2oL có trung vị là 96,7 [68;110]. Xét nghiệm huyết học trong CU thường trong giới hạn bình thường.</p>Huỳnh Thị Như HuyềnHuỳnh Thị Xuân Tâm
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12246NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG MÁU Ở TRẺ EM VIÊM MÀNG NÃO TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2023-2024
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12247
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Viêm màng não ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm khuẩn nặng, có nguy cơ cao gây di chứng thần kinh hoặc tử vong. Vancomycin thường được chỉ định trong điều trị và việc theo dõi nồng độ vancomycin trong máu là cần thiết để đạt mục tiêu AUC (Area Under the Curve) 400 – 600 mg.h/l, đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu được thực hiện từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024 tại khoa Nhiễm – Thần kinh của Bệnh viện Nhi đồng 1, trên các bệnh nhân từ 1 tháng đến 16 tuổi, được chẩn đoán viêm màng não do vi khuẩn, điều trị bằng vancomycin ít nhất 48 giờ và được theo dõi nồng độ vancomycin trong máu. <strong>Kết quả:</strong> 94 bệnh nhân nghiên cứu, có 71,3% nam, 29,8% có vấn đề dinh dưỡng, và 58,5% có bệnh kèm. Thời gian sử dụng vancomycin trung vị là 14 ngày. Thời điểm theo dõi vancomycin lần đầu (T<sub>1</sub>), AUC có trung vị 441 mg.h/l, 48,9% bệnh nhân đạt AUC mục tiêu. Thời điểm theo dõi vancomycin lần thứ hai (T<sub>2</sub>), 28 bệnh nhân, AUC có trung vị 532 mg.h/l, 67,9% bệnh nhân đạt AUC mục tiêu. Thời gian nằm viện có trung vị là 18 ngày. 23,4% bệnh nhân có biến chứng, không ghi nhận có di chứng hoặc tử vong. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về BMI (p = 0,026), bệnh kèm (p = 0,004), thời gian nằm viện (p = 0,033) giữa nhóm không đạt và đạt AUC. Một số yếu tố liên quan đến không đạt AUC của vancomycin là BMI (OR = 0,75), bệnh kèm (OR = 0,16). <strong>Kết luận: </strong>Bệnh nhi có BMI cao và/hoặc có bệnh kèm có nguy cơ không đạt AUC mục tiêu sau 48 giờ sử dụng vancomycin, cần theo dõi sát nồng độ vancomycin và đáp ứng của nhóm này</p>Nguyễn Hoàng Quỳnh HươngPhùng Nguyễn Thế NguyênDư Tuấn QuyNguyễn Thị Bích Nga
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12247GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM 5VMELD TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN XƠ GAN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12248
<p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Khảo sát giá trị thang điểm 5VMELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan đối chiếu với các thang điểm MELD, MELDNa. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>nghiên cứu mô tả cắt ngang. Trên 305 bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2023 đến tháng 8/2024. <strong>Kết quả: </strong>Có 305 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình là 57,6 ± 11,0 (16 - 101 tuổi). Tỷ lệ nam/nữ là 5,22/1. Điểm trung bình 5vMELD là 21,3 ± 6,4. Thang điểm 5vMELD có giá trị tiên lượng tại thời điểm 30 ngày yếu với AUROC 0,5259; giá trị tiên lượng tại thời điểm 90 ngày trung bình (AUROC 0,6276) (p>0,05). Thang 5vMELD có giá trị dự đoán tối ưu tại điểm cắt 21, với độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 46,78% tại thời điểm 30 ngày; và độ nhạy 77,27%, độ đặc hiệu 48,06% tại thời điểm 90 ngày. <strong>Kết luận</strong>: Điểm 5vMELD có giá trị dự đoán chưa cao trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan./Cần thêm nghiên cứu xác định ý nghĩa của thang điểm 5vMELD trong tiên lượng bệnh nhân xơ gan.</p>Teng ViraksethTrần Ngọc ÁnhNguyễn Thị Chi
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12248ĐẶC ĐIỂM CÁC CHỈ SỐ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐO KHÍ MÁU KHÔNG XÂM LẤN BẰNG MÁY AGM100 MEDIPINES TRÊN BỆNH NHÂN THÔNG KHÍ NHÂN TẠO XÂM NHẬP DO SUY HÔ HẤP GIẢM OXY MÁU
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12250
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm các chỉ số của phương pháp đo khí máu không xâm lấn bằng máy AGM100 MediPines. <strong>Đối tượng:</strong> Bệnh nhân ≥ 18 tuổi thông khí nhân tạo xâm nhập do suy hô hấp giảm oxy máu tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. <strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả tiến cứu được thực hiện trên bệnh nhân suy hô hấp giảm oxy máu, điều trị bằng thông khí nhân tạo xâm nhập. Các chỉ số như SpO<sub>2</sub>, gPaO<sub>2</sub>, gPaO<sub>2</sub>/FiO<sub>2</sub>, PETCO<sub>2</sub>, và O<sub>2</sub> Deficit được đo bằng máy AGM100 MediPines. <strong>Kết quả</strong>: Tổng số bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 33 bệnh nhân với 165 lượt đo khí máu không xâm lấn. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 59,7 tuổi, trong đó 69,7% là nam giới. Nguyên nhân chính gây suy hô hấp là viêm phổi (84,9%). Phần lớn bệnh nhân có SpO<sub>2</sub> bình thường (> 95%), nhưng 36,4% có giảm gPaO<sub>2</sub> (< 80 mmHg). Khoảng 74% bệnh nhân có chỉ số gPaO<sub>2</sub>/FiO<sub>2</sub> từ 100–300 mmHg, ngoài ra 94,6% có mức O<sub>2</sub> Deficit > 60 mmHg, phản ánh tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng. <strong>Kết luận</strong>: Nghiên cứu cho thấy AGM100 MediPines cung cấp dữ liệu hữu ích về trao đổi khí.</p>Trương Thanh HùngĐỗ Ngọc SơnĐặng Quốc TuấnNguyễn Tú Anh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12250KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG MẠCH NUÔI U TRÊN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO THẬN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12251
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm hệ động mạch (ĐM) nuôi u trên người bệnh ung thư biểu mô tế bào (UTBMTB) thận bằng chụp cắt lớp vi tính (CLVT) vùng bụng có tiêm thuốc tương phản. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là UTBMTB thận, và được chụp CLVT bụng có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch theo qui trình chẩn đoán u hệ niệu tại BV Bình Dân trước phẫu thuật từ tháng 06/2022 đến tháng 06/2023. <strong>Kết quả: </strong>Cỡ mẫu gồm 125 bệnh nhân UTBMTB thận với tuổi trung bình là 56,9 ± 12,9 và tỉ số nam:nữ là 2:1. Đa số bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là UTBMTB sáng (78,4%). Hệ ĐM nuôi u trên hình chụp CLVTcó các đặc điểm sau: 4,0% có 2 nhánh ĐM thận chính; 16,0% có ≥ 1 nhánh ĐM thận phụ; 8,8% có phân nhánh sớm ĐM thận và 29,6% có ≥ 2 nhánh ĐM nuôi u. Bên thận có khối u có đường kính ĐM lớn hơn so với bên thận lành (p = 0,03). Đồng thời, bên thận có khối UTBMTB thậncó nguy cơ đa ĐM thận gấp 5,4 lần so với bên thận lành (p<0,001). <strong>Kết luận:</strong> Hệ ĐM nuôi u ở người bệnh UTBMTB thận có đặc điểm giải phẫu phức tạp và nên được khảo sát thường quy bằng chụp CLVT vùng bụng có tiêm thuốc tương phản như một phần của quá trình tiền phẫu</p>Đặng Nguyễn Trung AnLê Quang KhangPhương Pholy
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12251TỈ LỆ CẮT CỤT CHI DƯỚI Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 DO LOÉT BÀN CHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12252
<p>Cắt cụt chi dưới là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng lượng cuộc sống và thời gian sống của người bệnh đái tháo đường. <strong>Mục tiêu: </strong>Xác định tỉ lệ cắt cụt chi dưới ở người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị nội trú bệnh viện Nội tiết Trung ương. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 người bệnh tại khoa Chăm sóc bàn chân từ tháng 8/2023 đến tháng 4/ 2024. <strong>Kết quả: </strong>71,5% người bệnh đái tháo đường tham gia nghiên cứu trên 60 tuổi, trong đó 67,5% là nam, thời gian điều trị loét trước khi nhập viện từ 7 – 30 ngày (66%), loét độ 3 chiếm (55%), độ 4(16%), chỉ có 2 trường hợp loét độ 5. Diện tích vết loét chủ yếu 1- 5 cm<sup>2</sup>(57%). Người bệnh nhiễm trùng nặng chiếm (17%) Tỉ lệ cắt cụt chi dưới là 31,5%. <strong>Kết luận: </strong>Tỉ lệ loét bàn chân ở nam giới trong nghiên cao hơn nữ giới. Đa số người bệnh loét bàn chân trong độ tuổi 60 – 69 tuổi, loét độ 3 chiếm tỉ lệ cao nhất là 55,5%. Vết loét khi nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng mức độ nhẹ - trung bình là 83%. Diện tích vết loét chủ yếu trong nhóm 1 -5 cm2 chiếm 57%. Tỉ lệ cắt cụt chi dưới trong nghiên cứu là 31,5%.</p>Chu Quốc HoàngNguyễn Hữu ThắngPhan Hướng DươngĐặng Thị Mai TrangNguyễn Ngọc ThiệnNguyễn Văn Toàn
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12252ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, TRẮC NGHIỆM THẦN KINH TÂM LÝ VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG NÃO Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI NHỒI MÁU NÃO CÓ SUY GIẢM NHẬN THỨC NHẸ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12254
<p><strong>Đặt vấn đề</strong><strong>: </strong>Đột quỵ não (trong đó nhồi máu não chiếm đa số) là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong hàng đầu thế giới<sup>1</sup> và để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh, đặc biệt là suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ. Suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ sau nhồi máu não làm tăng tỷ lệ tàn tật, ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và tạo nên gánh nặng cho gia đình và xã hội. <strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong>: Mô tả đặc điểm lâm sàng, một số trắc nghiệm thần kinh tâm lý và hình ảnh cộng hưởng từ não của người bệnh cao tuổi có suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não tại Bệnh viện Lão Khoa Trung ương.<strong> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh, 50 người bệnh có suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não được điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Lão khoa Trung ương trong khoảng thời gian từ 08/2023 đến 07/2024.<strong> Kết quả: </strong>Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 71,28 ± 6,34, nam nhiều hơn nữ (30/20). Trí nhớ, chức năng điều hành và thị giác không gian là ba lĩnh vực suy giảm chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 96,0%, 70,0%, 56,0%. Đa số bệnh nhân suy giảm nhận thức nhẹ có rối loạn từ ba lĩnh vực nhận thức trở lên (62,0%). Điểm Moca trung bình là 20,48 ± 2,32. Các trắc nghiệm nhớ từ có trì hoãn (84,0%), nhớ ảnh có trì hoãn (86,0%), trắc nghiệm vẽ đồng hồ (78,0%), trắc nghiệm đọc ngược dãy số (56,0%), đánh giá thùy trán(38,0%) là các trắc nghiệm có tỷ lệ bất thường cao nhất<strong>. </strong>Vị trí nhồi máu ở cả hai bán cầu não (42,0%), dưới vỏ (68,0%) và nhồi máu não thùy trán (36,0%) là vị trí tổn thương chiếm tỷ lệ cao nhất. <strong>Kết luận: </strong>Suy giảm nhận thức nhẹ sau nhồi máu não bao gồm suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức khác nhau trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là trí nhớ, thị giác không gian và chức năng điều hành, đặc điểm hình ảnh học cũng đa dạng với các tổn thương nhồi máu ưu thế ở dưới vỏ và hai bán cầu.</p>Nguyễn Thị HươngTrần Viết Lực
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12254ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM XI MĂNG KHÔNG BÓNG Ở BỆNH NHÂN XẸP ĐỐT SỐNG LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG - CHỈNH HÌNH NGHỆ AN NĂM 2023
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12255
<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xẹp thân đốt do loãng xương được điều trị bằng phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng và đánh giá kết quả điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Nghệ An. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu hồi cứu trên 29 bệnh nhân tạo hình đốt sống qua da khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình Nghệ An từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024. <strong>Kết quả:</strong> Hầu hết bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương thường có độ tuổi cao, đặc biệt là bệnh nhân >70 tuổi chiếm tỷ lệ 55,1%, độ tuổi trung bình 75,8 ± 8,2. Đa số các bệnh nhân bị xẹp đốt sống là nữ giới chiếm 89,6% cao hơn nhiều so với nam giới 10,4%, tỷ lệ nữ/nam là 8,6. Đa số bệnh nhân xẹp đốt sống có T – sore < -2,5 chiếm 96,6%, không có bệnh nhân nào có T – score < -1 và chỉ có 1 trường hơp có T – score nằm trong khoảng từ -2,5 đến – 1. Và sau khi điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương bằng phương pháp bơm xi măng sinh học không bóng điểm VAS giảm rõ rệt trước và sau bơm. Theo dõi sau 6 tháng trở lên, kết quả rất tốt chiếm 58,6%, tốt chiếm 37,9%, trung bình chiếm 3,5%. Có 97,4% người bệnh rất hài lòng hoặc hài lòng với kết quả điều trị. <strong>Kết luận:</strong> Tạo hình đốt sống bằng bơm xi măng không bóng là một phương pháp điều trị an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp và hiệu quả điều trị rất cao, 100% bệnh nhân giảm đau ngay sau bơm.</p>Phan Thanh TuấnNguyễn Kim ĐôngNguyễn Duy MạnhNguyễn Thị Thu An
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12255 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA BÀ MẸ TẠI 3 HUYỆN THUỘC TỈNH KON TUM NĂM 2022
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12256
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại 3 huyện của tỉnh Kon Tum năm 2022. Đánh giá kiến thức, thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của bà mẹ tại 3 huyện của tỉnh Kon Tum năm 2022. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 247 trẻ dưới 5 tuổi và mẹ/người chăm sóc chính của trẻ tại 03 huyện bao gồm Đắk Glei, Kon Rẫy, Sa Thầy. Các biến giới, tuổi, dân tộc, kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ được thu thập qua phỏng vấn bộ câu hỏi; cân nặng, chiều cao đo bằng các công cụ đo lường. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân chiếm 36,2%, SDD thấp còi chiếm 65,9%, SDD gầy còm chiếm 10%. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức đạt là 51%, thực hành đạt là 69,1%. <strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD khá cao, tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành đạt còn hạn chế. Cần tăng cường các chương trình truyền thông, giáo dục sức khỏe, phù hợp với văn hóa và xã hội của địa phương, góp phần nâng cao kiến thức, thực hành về nuôi con bằng sữa mẹ cho bà mẹ.</p>Phạm Hồng NgọcTrương Hồng SơnLê Việt AnhLê Minh KhánhNguyễn Quang Dũng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12256KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN GIAI ĐOẠN IIIB–IV BẰNG THUỐC ĐÍCH TK1 THẾ HỆ 1 TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU THÁI BÌNH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12257
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Nhận xét kết quả điều trị của thuốc TKI thế hệ 1 trong ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn IIIB-IV tại Trung tâm Ung bướu (TTUB) Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. <strong>Đối tượng và p</strong><strong>hương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả, đánh giá kết quả điều trị 39 bệnh nhân (BN) ung thư phổi giai đoạn IIIB – IV có đột biến gen EGFR tại các exon 19 và 21 từ tháng 01/2019 đến 05/2024. <strong>Kết quả: </strong> Đáp ứng cơ năng: có 28/39 BN đáp ứng cơ năng với điều trị (chiếm 71,8%), có 5 BN đáp ứng hoàn toàn chiếm 12,9%, có 17,9% bệnh không thay đổi và 10,3% bệnh tiến triển. Đáp ứng khách quan: Chúng tôi ghi nhận có 2 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn chiếm 5,2%. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng một phần là 48,6%, có 35,9% bệnh nhân được đánh giá bệnh giữ nguyên. Có 10,3% số bệnh nhân có biểu hiện bệnh tiến triển. Thời gian sống thêm không tiến triển trung bình là 7,9 tháng, trung vị là 6,9 tháng, thời gian sống thêm không tiến triển dài nhất là 19,5 tháng, ngắn nhất là 2,8 tháng. Thời gian sống trung bình toàn bộ là 18,0 ± 0,4 tháng, trung vị là 16,3 tháng. <strong>Kết luận: </strong>Nhóm tuổi hay gặp là nhóm tuổi từ 71–80 (38,5%), tỷ lệ nam/nữ là 1,44/1, có 46,2% Bn hút thuốc, BN nhập viện với lý do ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sờ thấy hạch cổ (76,9%, 43,6%, 20,1%, 23,1%). Vị trí U hay gặp ở thùy trên phổi phải và ở ngoại vi (27,6%; 43,1%), Kích thước u trung bình là 4,29 ± 2 cm. Đột biến exon 19 chiếm tỷ lệ 64,1%, đột biến exon 21 chiếm 35,9%. Sau điều trị: đáp ứng hoàn toàn chiếm 5,2%. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng một phần là 48,6%, thời gian sống thêm không tiến triển trung vị là 6,9 tháng Thời gian sống trung bình toàn bộ trung vị là 16,3 tháng</p>Phạm Văn TháiNguyễn Thị Loan
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12257TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA HÓA TRỊ LIỆU TRÊN TRẺ EM MẮC SARCOMA XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN K - CƠ SỞ TÂN TRIỀU
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12258
<p>Những tiến bộ trong điều trị đa mô thức giúp tăng tỷ lệ sống của trẻ em mắc sarcoma xương trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên chất lượng cuộc sống của trẻ còn chưa cao do các tác dụng không mong muốn của hóa trị liệu. <strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá tác dụng không mong muốn ở trẻ em mắc sarcoma xương được điều trị hóa chất. <strong>Đối tượng nghiên cứu:</strong> 37 trẻ mắc sarcoma xương với 92 đợt truyền hóa chất được điều trị tại khoa Nội Nhi – Bệnh viện K Tân Triều từ 01/07/2023 đến 30/06/2024. <strong>P</strong><strong>hương pháp nghiên cứu: </strong>Tiến cứu, mô tả cắt ngang. <strong>K</strong><strong>ết quả: </strong>Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hoá là hay gặp nhất (92%) bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón, tiêu chảy... Chiếm vị trí thứ hai (78%) là tác dụng không mong muốn trên huyết học với thiếu máu (68,5%), hạ bạch cầu (18,5%), hạ tiểu cầu (2,2%). Thiếu máu và giảm tiểu cầu chỉ thấy ở độ 1-2. Mức độ giảm bạch cầu gặp cả độ 1-2 và độ 3-4. Tỷ lệ tăng men gan GOT và GPT lần lượt là 26,2% và 37%. Ít gặp tác dụng không mong muốn ở hệ tiết niệu (4%) và hệ tim mạch (4%). <strong>Kết luận:</strong> Tác dụng không mong muốn trên hệ tiêu hoá là hay gặp nhất, tiếp theo là hệ huyết học, gan mật. Các tác dụng này phần lớn lặp lại với tần suất thấp và mức độ nhẹ. Độ tuổi của trẻ, thời gian điều trị hoá chất có liên quan đến các tác dụng phụ của hoá chất.</p>Nguyễn Thị Tuyết MinhNguyễn Thị Việt HàLê Thị VănLê Thị Thùy DungĐỗ Cẩm Thanh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12258GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM MELD VÀ MÔ HÌNH AE TRONG DỰ ĐOÁN SUY GAN CẤP TRÊN NỀN MẠN Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT B MẠN ĐỢT BÙNG PHÁT NẶNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12259
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định giá trị của thang điểm MELD, thang điểm MELD-Na và mô hình AE trong dự đoán suy gan cấp trên nền mạn ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng.<strong> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích và theo dõi dọc trên 120 bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng, thực hiện tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ ngày 01/01/2019 đến 30/03/2024. <strong>Kết quả: </strong>Trong số 120 bệnh nhân mắc VGVR B mạn đợt bùng phát nặng, 62 (51,7%) bệnh nhân không có tiến triển SGCTNM và 58 (48,3%) bệnh nhân tiến triển thành SGCTNM trong vòng 28 ngày sau khi nhập viện. Độ tuổi của dân số nghiên cứu chủ yếu là trung niên và nam giới chiếm đa số. Về cận lâm sàng: PT% thấp, INR cao, tăng bilirubin toàn phần, AST, ALT và giảm albumin máu. Mô hình AE có AUROC = 0,734 (KTC 95%: 0,642 – 0,825), p < 0,001 có khả năng dự đoán tiến triển suy gan cấp trên nền mạn ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng tốt hơn so với thang điểm MELD (AUROC = 0,605 (KTC 95%: 0,503 – 0,706); p < 0,05) và thang điểm MELD-Na (AUROC = 0,656 (KTC 95%: 0,558 – 0,755); p < 0,05). <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu đã cho thấy mô hình AE có AUROC = 0,734, p < 0,001 có khả năng dự đoán khá tiến triển suy gan cấp trên nền mạn ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng. Do đó có thể áp dụng mô hình AE trong thực hành lâm sàng, giúp nhận diện sớm suy gan cấp trên nền mạn ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn đợt bùng phát nặng để đặt ra các chiến lược điều trị tích cực và dự phòng thích hợp.</p>Nguyễn Thị Thu HảiBùi Hữu Hoàng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12259KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẤP CỨU ĐỘT QUỴ NÃO TẠI BỐN BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TỈNH HÀ GIANG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12260
<p>quỵ não của bác sĩ và điều dưỡng tại 4 bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hà Giang. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, đánh giá năng lực cấp cứu đột quỵ não của các nhân viên y tế bệnh viện tuyến huyện. Chúng tôi sử dụng phiếu đánh giá năng lực cấp cứu đột quỵ não cho các bác sĩ và điều dưỡng làm trước và sau tập huấn. Phân tích T-test bắt cặp để đánh giá hiệu quả dựa vào số điểm trước và sau khi được tập huấn. <strong>Kết quả: </strong>186 nhân viên y tế đến từ 4 bệnh viện tuyến huyện tham gia chương trình tập huấn và đánh giá năng lực, trong đó có 81 nam (43%), tuổi trung vị là 38 (35 - 44). Số lượng bác sĩ và điều dưỡng tham dự lần lượt là 75 và 111. Điểm trung bình đầu vào và đầu ra của bác sĩ và điều dưỡng của 4 Bệnh viện huyện lần lượt là: 3,6 và 6,7 (p < 0,05). Tại từng huyện tham gia, hay xét theo từng nhóm bác sĩ và điều dưỡng, sau bài giảng tập huấn, tất cả đều có điểm đầu ra cao hơn điểm đầu vào có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). <strong>Kết luận: </strong>Chương trình tập huấn tại 4 bệnh viện tuyến huyện đã cải thiện đáng kể năng lực cấp cứu đột quỵ não của nhân viên y tế thông qua bài kiểm tra đánh giá năng lực.</p>Mai Duy TônNguyễn Minh AnhNguyễn Quốc Dũng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12260THỪA CÂN BÉO PHÌ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN 19-8
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12261
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả tình trạng thừa cân béo phì và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an năm 2023-2024.<strong> Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 225 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an. <strong>Kết quả:</strong> Trong số 225 đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) cứu nữ chiếm 55,1%; nam chiếm 44,9%. Tuổi trung bình của nhóm ĐTNC là 65,3±9,8 tuổi. ĐTNC chủ yếu có trình độ học vấn từ THPT trở lên 93,9%. Đa số ĐTNC có TTDD bình thường 47,1%. Thừa cân chiếm 30,7%; béo phì chiếm 20,9% và suy dinh dưỡng chỉ chiếm 1,3%. Nam người bệnh bị TCBP tới 67,3% cao hơn nữ 38,7%; sự khác biệt này giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05. ĐTNC có chỉ số vòng eo/mông (WHR) cao chiếm 52,9%. Nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa tình trạng TCBP với giới tính, và tình trạng hôn nhân của ĐTNC. Nhóm nam mắc ĐTĐ type 2 có nguy cơ TCBP cao gấp 3,26 lần (95%CI: 1,88-5,66) so với nhóm nữ bị bệnh. Nhóm có vợ/chồng có nguy cơ mắc TCBP cao gấp 2,68 lần (95%CI: 1,21-5,96) so với nhóm độc thân/ly thân/ly hôn/góa bị ĐTĐ type 2. ĐTNC uống rượu, bia có nguy cơ mắc TCBP cao gấp 2,51 lần so với nhóm ĐTNC không uống rượu, bia với 95%CI: (1,30-4,87). <strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ TCBP vẫn còn cao ở các ĐTNC (thừa cân chiếm 30,7%; béo phì chiếm 20,9%). Có sự liên quan giữa tình trạng TCBP với giới tính, và tình trạng hôn nhân, thói quen sử dụng bia rượu của ĐTNC. </p>Trần Hoàng KimTrần Hoàng KimNguyễn Thị HoaNguyễn Thị ThuýNguyễn Trọng HưngNguyễn Hồng UyênNguyễn Thị Thuý HườngĐỗ Nam Khánh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12261BÁO CÁO CA LÂM SÀNG UNG THƯ VÚ DI CĂN DA ĐẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG PEMBROLIZUMAB VÀ HỒI CỨU Y VĂN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12262
<p>Ung thư vú di căn da đầu rất hiếm gặp. Bệnh tiên lượng xấu, phương pháp điều trị chính hiện nay vẫn là điều trị toàn thân, tuy nhiên hiệu quả điều trị kém. Bệnh ít đáp ứng với hóa chất. Trong bài báo này, chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân nữ 49 tuổi đã kết thúc điều trị ung thư vú phải trước đó 6 tháng, vào viện vì khối u vùng thái dương trái. Qua thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, sinh thiết tổn thương kết quả là khối u di căn da đầu nguồn gốc từ vú. Ngoài tổn thương da đầu còn phát hiện các tổn thương thứ phát khác ở hạch cổ, phổi và xương. Bệnh nhân được điều trị phác đồ Gemcitabin Carboplatin Pembrolizumab. Sau 3 chu kì bệnh đáp ứng một phần, sau 6 chu kì bệnh tiến triển. Qua ca lâm sàng này, chúng tôi hồi cứu lại đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trong y văn về những trường hợp ung thư vú di căn da nói chung và di căn da đầu nói riêng</p>Đặng Tiến GiangKhúc Chí HiếuHoàng Bảo Ngọc
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12262KHẢO SÁT KIẾN THỨC CHUNG CỦA BÁC SĨ TRONG ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM HIỆN NAY
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12263
<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn vẫn đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu nhằm khảo sát việc áp dụng các hướng dẫn trong thực hành điều trị nhiễm khuẩn huyết của các Bác sĩ (BS) ở Việt Nam. <strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu khảo sát cắt ngang mô tả trên đối tượng BS về chẩn đoán và xử trí nhiễm khuẩn huyết trẻ em theo hướng dẫn của Surviving Sepsis Campaign (SSC) 2020. Thu thập dữ liệu dựa trên bảng câu hỏi dựng sẵn. <strong>Kết quả</strong>: Từ 5/2024 đến 6/2024, nghiên cứu ghi nhận 219 BS phản hồi. Tỷ lệ nam/nữ là 1/1. Có 24,6% BS sàng lọc sốc nhiễm khuẩn trong vòng 5 phút và 86,3% sử dụng dịch truyền bolus (20 mL/kg). Có 65,3% BS chọn Adrenaline là vận mạch đầu tay. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh (KS) trong vòng 60 phút là 96,8% với Carbapenem được dùng nhiều nhất (54,3%) và thường phối hợp với Vancomycin (21,5%) hoặc Aminoglycoside (21,5%). Có 26,0% BS chưa tham gia tập huấn về chẩn đoán và điều trị sốc nhiễm khuẩn trẻ em. Yếu tố liên quan đến lựa chọn thuốc vận mạch trong sốc nhiễm khuẩn là tham gia các khoá huấn luyện với tỷ lệ chênh (OR) là 2,13; KTC 95% 1,08 - 4,18; p =0,028. <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu cho thấy một cái nhìn tổng quan về việc áp dụng các hướng dẫn trong thực hành điều trị nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em. Những phát hiện này sẽ rất hữu ích trong việc tăng cường tham gia các khoá huấn luyện về nhiễm khuẩn huyết tại các bệnh viện (BV) hằng năm.</p>Phùng Nguyễn Thế NguyênNguyễn Thị Mai AnhTrần Minh Tuân
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12263ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN NĂM 2023-2024
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12264
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thói quen dinh dưỡng, khẩu phần ăn thực tế của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023-2024.<strong> Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 252 người bệnh đái tháo đường type 2 trên 20 tuổi điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. <strong>Kết quả:</strong> Trong số 252 đối tượng tham gia nghiên cứu (ĐTNC) nữ chiếm 50,8%, nam 49,2% , tỷ lệ đối tượng 59 – 80 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 60,3%, thấp nhất là 20 – 39 tuổi chiếm 0,4%. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu học THCS chiếm 34,5%, không đi học chiếm 20,2%. Tỷ lệ ĐTNC có SDD độ 1 là 2,4%, trong đó nữ giới 3,1% cao hơn nam giới 1,6%. Tỷ lê ĐTNC bị TCBP là 17,8%, Tỷ lệ ĐTNC ăn 3 bữa chính chung 55,2%, trong đó nam giới 58,9%, nữ giới 51,6%, ăn dưới 3 bữa nam giới là 0,8% và nữ giới là 0%. Năng lượng khẩu phần trung bình của người bệnh nam là 1233,5 ± 402,0 kcal/ngày đạt 61,7% so với nhu cầu năng lượng của người bình thường. Tỷ lệ Protein: Lipid: Glucid trong khẩu phần ăn 24h tương ứng là 18,3%: 15%: 66%. Năng lượng khẩu phần trung bình của người bệnh nữ là 1082,6 ± 282,5 kcal/ngày đạt 63,7% so với nhu cầu năng lượng của người bình thường. Tỷ lệ Protein: Lipid: Glucid trong khẩu phần ăn 24h tương ứng là 19%: 14%: 67%. <strong>Kết luận:</strong> Đa số ĐTNC có tình trạng dinh dưỡng bình thường, 17,8% ĐTNC bị TCBP. Năng lượng khẩu phần ăn trung bình của người bệnh nam và nữ đều chưa cân đối và chưa đạt mức khuyến nghị.</p>Nguyễn Thị ThuýTrần Tuấn LinhTrần Hoàng KimNguyễn Trọng HưngĐậu Thị Kim XuânNguyễn Thị Tuyết TrinhĐỗ Nam Khánh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12264ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI LỆ QUẢN ĐỨT SAU CHẤN THƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT NÒNG SILICONE DẪN ĐƯỜNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12265
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả hồi phục lệ quản đứt sau chấn thương bằng phương pháp đặt nòng silicone một lệ quản Monoka có que dẫn đường S1.1630. <strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu tiến cứu trên 46 bệnh nhân với 47 lệ quản đứt sau chấn thương, được nối lệ quản bằng ống Monoka có que dẫn đường. Triệu chứng chảy nước mắt được ghi nhận tại thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng. Nghiệm pháp thoát màu Fluorescein, kết quả bơm rửa và thông lệ đạo tiến hành tại thời điểm 3 tháng (khi rút ống). Các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, kết quả và biến chứng được khảo sát và phân tích. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình là 47,5 ± 24,6. Có 41 ca đứt lệ quản dưới (89%), 4 ca đứt lệ quản trên (9%) và 1 ca duy nhất đứt 2 lệ quản. Ở thời điểm 3 tháng, tổng cộng có 37/46 ca thành công về mặt chức năng (hết chảy nước mắt hoàn toàn và nghiệm pháp thoát màu Fluorescein dương tính) (80,4%). Có 42/46 ca thành công về mặt giải phẫu (91,3%) với kết quả bơm rửa lệ đạo thông và thông lệ đạo có dấu chạm cứng. Biến chứng 5 ca: 1 ca lật mi, 1 ca lật điểm lệ, 1 ca khuyết chữ V mi mắt và 2 ca u hạt. Đặc biệt, không có ca nào bị tụt ống sớm. <strong>Kết luận:</strong> Sử dụng ống Monoka có que dẫn đường mang lại hiệu quả và tính an toàn cao trong phẫu thuật nối lệ quản đứt sau chấn thương, có thể dùng như một lựa chọn thay thế ống Mini – monoka hiện tại.</p>Nguyễn Thanh NamBiện Thị Cẩm VânTôn Tường Trí HảiNguyễn Trọng Kim
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12265ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NẤM PHỔI ASPERGILLUS XÂM LẤN Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12266
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nấm phổi Aspergillus xâm lấn ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu trên 58 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chẩn đoán nấm phổi Aspergillus xâm lấn (4/58 ca chẩn đoán mức độ chắc chắn 6,9%, 54/58 ca chẩn đoán mức độ có khả năng (93,1%), điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung Ương thời gian từ 6/2022 – 9/2024. <strong>Kết quả: </strong>100% là nam giới, tuổi trung bình 68,76 ±9,378. Lý do vào viện chủ yếu là khó thở chiếm 84,5%. Bệnh nền hay gặp nhất là tăng huyết áp 44,8%, đái tháo đường 31%. Triệu chứng lâm sàng: khó thở (100%), ho đờm (93,1%), sốt (51,7%), đau ngực (48,3%), ho ra máu (6,9%). Cận lâm sàng: CRP tăng cao, trung bình 102,2 ± 65,5; tổn thương lan tỏa hai bên phổi chiếm ưu thế (86,2%), loại tổn thương: nốt (91,4%), kính mờ (72,4%), đông đặc 63,8%, halosign 39,7%; Vi sinh: chủng nấm hay gặp nhất là Aspergillus fumigatus 93%, kết hợp 2 chủng A. fumigatus và A. flavus 3%; phối hợp vi khuẩn và nấm 28/58 (48,3%), phối hợp virus và nấm 6/58 (10,3%); tổn thương đại thể soi phế quản hình ảnh hay gặp nhất là giả mạc 15/39 (38,5%); 29/58 ca được làm kháng sinh đồ nấm, kháng amphotericin B 93,1%. Tỷ lệ tử vong 60,3%. <strong>Kết luận: </strong>Bệnh nhân COPD mắc nấm phổi Aspergillus xâm lấn triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khó thở, tình trạng nhiễm trùng tăng cao, tổn thương phổi lan tỏa 2 bên, tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời</p>Ngô Thị Thúy QuỳnhPhan Thu Phương
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12266ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH THOÁI HOÁ DẠNG BỘT TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12267
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh thoái hóa dạng bột tại Bệnh viện Da liễu Trung ương. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 141 bệnh nhân thoái hóa dạng bột tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2024. Các thông tin thu thập bao gồm: tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, vị trí tổn thương, loại tổn thương, diện tích tổn thương, triệu chứng lâm sàng, đặc điểm dermoscopy và mô bệnh học. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình của bệnh nhân là 48,0±14,7, trong đó nữ giới chiếm 58,9%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 58,9±49,2 tháng. 85,1% bệnh nhân có diện tích tổn thương dưới 10%. Vị trí tổn thương hay gặp nhất là mặt duỗi cẳng chân (85,1%) và mặt duỗi cẳng tay (67,4%). 73,0% bệnh nhân có ngứa chiếm trong đó đa số là ngứa trung bình (42,7%) và ngứa nhiều (35,0%). Điểm chất lượng cuộc sống trung bình là 14,7±3,6. Tổn thương chủ yếu là sẩn (81,6%) và dát (62,4%), chỉ 9,9% có tổn thương cục. Các đặc điểm hay gặp nhất trên dermoscopy là chấm nâu (95,7%) và tiểu phần với trung tâm nâu (91,5%). Biến đổi thượng bì hay gặp nhất là tăng sắc tố lan tỏa lớp đáy (91,5%), theo sau lần lượt là tăng sinh lớp sừng (90,8%) và tăng sinh lớp gai (78,7%). Biến đổi trung bì hay gặp nhất là lắng đọng amyloid ở nhú trung bì (100%), và ít gặp nhất là lắng đọng amyloid quanh thành mạch (7,8%). <strong>Kết luận:</strong> Thoái hóa dạng bột gặp chủ yếu ở nữ, tuổi trên 30, tổn thương chủ yếu là dát sẩn có ngứa ở mặt duỗi chi Các đặc điểm thường gặp trên dermscopy là chấm nâu và tiểu phẩn với trung tâm nâu. Các đặc điểm thường gặp trên mô bệnh học là lắng đọng amyloid ở nhú trung bì, tăng sắc tố lan tỏa lớp đáy và tăng sinh thượng bì.</p>Đinh Thị Lê ThànhNguyễn Hữu SáuLê Thị Thu MinhNguyễn Thị Kim Tiên
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12267MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ ĐA KÝ HÔ HẤP Ở NGƯỜI BỆNH MẮC HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12268
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả và nhận xét mối liên quan giữa một số đặc điểm lâm sàng và kết quả đo đa ký hô hấp ở người bệnh có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 70 người bệnh nghi ngờ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn tại Bệnh viện Phổi Trung Ương. <strong>Kết quả:</strong> 67,1% người bệnh tham gia nghiên cứu là nam giới, 81,4% là từ 40 tuổi trở lên, 54,3% có tình trạng thừa cân, béo phì; 78,6% người bệnh mắc hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (HCNTTNKN). Ti lệ bệnh nhân mắc HCNTTNKN trung bình trở lên ở nhóm thừa cân, béo phì lớn hơn ở nhóm thiếu cân, bình thường (40% so với 70%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p=0,01. <strong>Kết luận: </strong>Thừa cân-béo phì gặp nhiều ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ mức độ trung bình đến nặng.</p>Nguyễn Minh SangNguyễn Huy BìnhTrần Hoàng HàPhạm Văn LưuĐinh Văn Lượng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12268TAM BỘI THỂ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH TỪ DỊCH ỐI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI: BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12269
<p>Thể tam bội là một bất thường về số lượng nhiễm sắc thể, được đặc trưng bởi phôi thai có 69 nhiễm sắc thể (3n) thay vì 46 nhiễm sắc thể như bình thường (2n). Thai tam bội hiếm khi tồn tại được đến 3 tháng giữa thai kì với nhiều dị tật kèm theo. <strong>Mục tiêu:</strong> mô tả kết quả chẩn đoán trước sinh các thai tam bội thể tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội. <strong>Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:</strong> Từ 2016 đến 2022, có 7 trường hợp thai tam bội trong tổng số 405 trường hợp thai bất thường nhiễm sắc thể. Các biến số nghiên cứu gồm tuổi, tuần thai chọc ối, kết quả sàng lọc trước sinh, kết quả siêu âm thai và kết quả xét nghiệm di truyền. <strong>Kết quả:</strong> Tất cả 7 trường hợp tam bội đều được chẩn đoán bằng xét nghiệm karyotype, bao gồm 5 trường hợp 69,XXX và 2 trường hợp 69,XXY. 6/7 trường hợp có bất thường trên siêu âm như thai chậm tăng trưởng trong tử cung, dị tật tim, phát triển cơ thể bất tương xứng… 3 trường hợp nguy cơ thấp với sàng lọc NIPT, 1 trường hợp NCC tripletest, 3 trường hợp không làm sàng lọc. Các phương pháp chẩn đoán trước sinh khác như array CGH, CNV, prenatal BoBs không chẩn đoán được thể tam bội 69,XXX nhưng có thể nghi ngờ với thể 69,XXY.</p>Mai Trọng HưngPhạm Thế VươngĐinh Thúy Linh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12269NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHẪU THUẬT STRIPPING TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12270
<p><strong>Mục tiêu</strong><strong> nghiên cứu</strong><strong>: </strong>Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân loại bệnh nhằm cơ sở chỉ định phẫu thuật; Đánh giá kết quả điều trị suy giãn tĩnh mạch nông bằng phẫu thuật stripping. <strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân có chân bị suy giãn tĩnh mạch hiển có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Hà Tĩnh từ tháng 01/2013 đến tháng 5/2017.<strong> Kết quả:</strong> Tỷ lệ nữ (57,8%) cao hơn nam (42,2%) và nữ giới tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng cao (46,6%). Bệnh nhân đi khám chủ yếu vì 3 lý do chính, các triệu chứng lâm sàng nặng lên gặp trong đa số bệnh nhân (51%). Các triệu chứng lâm sàng rất đa dạng trong đó chủ yếu là nặng chân (95,6%), tĩnh mạch giãn ở chân (100%), ngứa chân (80%). Phương pháp vô cảm chủ yếu là tê tủy sống (93,3%). Chiều luồn stripping chủ yếu dưới lên (77,8%). Biến chứng sớm sau phẫu thuật chủ yếu là bầm tím mô mềm (26,7%) và dị cảm chân (22,2%). Kết quả sớm sau phẫu thuật đạt rất tốt (88,9%). Kết quả thẫm mỹ đạt 100% không có xẹo xấu. <strong>Kết </strong><strong>luận</strong><strong>:</strong> Bệnh nhân có nhiều triệu chứng lâm sàng phối hợp các triệu chứng nặng chân, đau chân, ngứa chân và tĩnh mạch hiển giãn lớn. Siêu âm Doppler giúp chẩn đoán xác định. Kết quả sau phẫu thuật đạt rất tốt. Sau phẫu thuật bệnh nhân ít xảy ra biến chứng hoặc biến chứng giảm và biến mất trong 2 – 3 tuần sau mổ.</p>Phan Văn HùngLâm Văn Nút
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12270ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT TIM ÍT XÂM LẤN ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ QUA ĐƯỜNG NGỰC PHẢI Ở NGƯỜI LỚN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12271
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật tim ít xâm lấn đóng thông liên nhĩ (TLN) ở người lớn qua đường ngực phải. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>hồi cứu mô tả loạt ca. <strong>Kết quả: </strong>từ 05/2022 tới tháng 06/2024, có 44 bệnh nhân (17 nam, 27 nữ) được phẫu thuật tim ít xâm lấn đóng TLN qua đường mở ngực nhỏ bên phải tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuổi trung bình 37,1 ± 10,8 tuổi (19 – 65). Trong đó, có 38 trường hợp (86,4%) TLN lỗ thứ phát, 3 trường hợp (6,8%) TLN lỗ nguyên phát, 2 trường hợp (4,6%) TLN thể xoang tĩnh mạch chủ trên, 1 trường hợp (2,3%) TLN thể xoang tĩnh mạch chủ dưới. Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi được ghi nhận trong 2 trường hợp (4,6%). Phẫu thuật sửa chữa tổn thương đi kèm tại tim có 29 trường hợp (65,9%). Không ghi nhận trường hợp tử vong nội viện. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 73 ± 28 phút (25 - 130), thời gian phẫu thuật 163 ± 42 phút (80 – 250). Thời gian thở máy 9,2 ± 3,9 giờ (3,5 – 17,3), thời gian nằm hồi sức 34,7 ± 24,2 giờ (15,5 - 116), thời gian nằm viện sau mổ 8 ± 4 ngày (4 - 21). Không ghi nhận shunt tồn lưu sau mổ. Biến chứng nặng: 2 bệnh nhân (4,6%) cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Biến chứng nhẹ: 6 bệnh nhân (13.7%) có tràn khí màng phổi, 8 bệnh nhân (18,2%) có viêm phổi cần dùng kháng sinh điều trị. Không có bệnh nhân mổ lại cầm máu hay nhiễm trùng vết mổ. <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật tim ít xâm lấn đóng TLN qua đường ngực phải ở người lớn tại bệnh viện Chợ Rẫy có tính hiệu quả và an toàn cao.</p>Nguyễn Hoàng ĐịnhPhạm Nguyễn Minh TríNguyễn Hưng TrườngTrần Minh HảiTrần Minh Bảo Luân
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12271ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH U TINH HOÀN LÀNH TÍNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12272
<p>Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương giải phẫu bệnh u tinh hoàn lành tính ở trẻ em được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả 30 trường hợp trẻ dưới 15 tuổi chưa dậy thì, được chẩn đoán u tinh hoàn lành tính và được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng1/2016 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 1,46 tuổi, từ 0 – 2 tuổi chiếm 70%. 96,7% được phát hiện tình cờ, đa phần không có triệu chứng lâm sàng (86,7%). Các bệnh nhân đều được siêu âm và xét nghiệm αFP trước mổ, 100% trường hợp đều có αFP bình thường hoặc tăng nhẹ nhưng không vượt quá 100 ng/ml ở trẻ trên 6 tháng. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là cắt u bảo tồn tinh hoàn (73,4%), cắt toàn bộ tinh hoàn (23,3%), một trường hợp nội soi cắt toàn bộ tinh hoàn trong ổ bụng, phẫu thuật thực hiện đa số qua đường bẹn (76,7%). Sinh thiết lạnh trong mổ thực hiện trong 53,3% trường hợp. Kết quả giải phẫu bệnh thường quy thấy u quái trưởng thành là 76,7%, u quái chưa trưởng thành là 10%, u nang bì chiếm 10%, u tế bào Sertoli chiếm 3,3%. Kết luận: Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh tin cậy trong việc xác đinh khối u tinh hoàn, αFP kết hợp siêu âm giúp gợi ý u ác tính hay lành tính trước phẫu thuật. U quái là loại mô bệnh học chiếm đa số trong u tinh hoàn lành tính ở trẻ em. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là cắt u bảo tồn tinh hoàn.</p>Nguyễn Thị Mai ThủyNguyễn Việt HoaNguyễn Tiến Mạnh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12272KHẢO SÁT GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ TRIGLYCERIDE - GLUCOSE (TYG) TRONG CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12273
<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Hiện nay, phương pháp chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ vẫn dựa vào nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống (OGTT). Tuy nhiên OGTT có một số hạn chế nhất định, chẳng hạn như khó uống, dễ nôn ói, lấy máu nhiều lần gây khó chịu, tốn thời gian. Do đó, việc tìm kiếm các chỉ số dễ đo lường, có khả năng chẩn đoán tốt và thuận tiện hơn là rất cần thiết. <strong>Mục tiêu:</strong> Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm, diện tích dưới đường cong ROC của chỉ số TyG trong chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK). <strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả và phân tích 375 phụ nữ mang thai từ 24 đến 28 tuần đến khám tại bệnh viện Lê Văn Thịnh. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ ĐTĐTK là 23,7%. Giá trị trung bình của chỉ số TyG ở nhóm thai phụ ĐTĐTK là 9,2 cao hơn so với nhóm thai phụ không bị ĐTĐTK là 9,02 với p<0.001. Với ngưỡng cắt tối ưu là 8,958 trong chẩn đoán ĐTĐTK có độ nhạy là 71,1%, độ đặc hiệu 45,4%, giá trị tiên đoán âm là 84,9%, giá trị tiên đoán dương là 29,7% và diện tích dưới đường cong ROC là 0,6021 (KTC 95% 0,5353-0,6689). <strong>Kết luận:</strong> Có thể sử dụng chỉ số TyG như một test sàng lọc ĐTĐTK ở thời điểm 24-28 tuần thai cho các thai phụ không đồng ý làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (Oral Glucose Tolerance Test = OGTT) hoặc đã làm OGTT nhưng thất bại do nôn mửa, không thể thực hiện.</p>Hoàng Hữu KhánhPhạm Thị MaiLê Thị Kim ThanhHuỳnh Bội Linh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12273NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN CHÂM, THỦY CHÂM KẾT HỢP BÀI TẬP DƯỠNG SINH CỦA NGUYỄN VĂN HƯỞNG TRONG ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY DO THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12274
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị của điện châm, thuỷ châm kết hợp bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng trong điều trị Hội chứng cổ vai cánh tay do thoái hoá cột sống cổ. <strong>P</strong><strong>hương pháp:</strong> 60 bệnh nhân không phân biệt giới tính, nghề nghiệp được chẩn đoán Hội chứng cổ vai cánh tay do THCSC theo tiêu chuẩn chẩn đoán của YHHĐ và bệnh danh chứng Tý thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư theo YHCT. Nhóm chứng: gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng điện châm, thủy châm trong 14 ngày. Nhóm nghiên cứu: gồm 30 bệnh nhân được điều trị bằng điện châm, thủy châm kết hợp bài tập dưỡng sinh trong 14 ngày. <strong>Kết quả:</strong> Cả hai nhóm sau điều trị điểm đau VAS, tầm vận động cột sống cổ,chỉ số sinh hoạt hằng ngày cải thiện tốt hơn so với trước điều trị (P<0,05) và nhóm nghiên cứu điều trị tốt hơn so với nhóm chứng. <strong>Kết luận:</strong> Phương pháp điện châm, thủy châm kết hợp bài tập dưỡng sinh của Nguyễn Văn Hưởng có tác dụng trong điều trị hội chứng cột sống cổ. Mức độ cải thiện tốt hơn so với nhóm chứng với (P<0,05).</p>Trần Thị Hồng NgãiTrần Thị Oanh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12274KHẢO SÁT TỈ LỆ SỬ DỤNG KHÁNG ĐÔNG KÉO DÀI TRÊN BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12275
<p><strong>Mở đầu:</strong> Sử dụng kháng đông kéo dài trong điều trị huyết khối tĩnh mạch là một vấn đề quan trọng nhằm ngăn ngừa tái phát. Việc sử dụng kháng đông kéo dài cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ chảy máu. Các nghiên cứu thường tập trung vào nhóm bệnh nhân nội trú do đó dữ liệu về tỉ lệ sử dụng kháng đông kéo dài trên nhóm bệnh nhân ngoại trú còn hạn chế. <strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tỉ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng đông kéo dài > 3 tháng trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. <strong>Đối tượng: </strong>Bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu. <strong>Kết quả:</strong> Có 220 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 63,8 ± 16,4, tỉ lệ nữ : nam là 1,9:1. Các bệnh đồng mắc thường gặp nhất là tăng huyết áp với 52,7%, béo phì (32,3%), đái tháo đường (29,1%), ung thư (14,1%). Có 18,2% bệnh nhân có rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim. Đa số bệnh nhân được điều trị kháng đông kéo dài > 3 tháng với 93,2%. Trong đó từ 3 – 6 tháng là 33,6%, từ 6 – 12 tháng là 29,8% và trên 12 tháng là 36,6%. Trong nhóm điều trị kháng đông trong 3 tháng, DOAC chiếm ưu thế với 80%, VKA chiếm 13,3% và Enoxaparin chiếm 6,7%. Trong nhóm điều trị kháng đông trên 3 tháng, DOAC chiếm ưu thế với 88,3% và VKA chiếm 11,7%. <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ngoại trú được dùng kháng đông kéo dài > 3 tháng với DOAC là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất.</p>Trương Phi Hùng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12275TỶ LỆ NHIỄM TRÙNG SƠ SINH SỚM Ở TRẺ CÓ MẸ NHIỄM STREPTOCOCCUS NHÓM B KIỂU HÌNH MLSB CÓ SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM TRƯỚC SINH TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12276
<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong>: Xác định tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh sớm ở trẻ có mẹ nhiễm Streptococcus nhóm B kiểu hình MLSB đi sinh tại Bệnh viện Hùng Vương có sử dụng kháng sinh dự phòng lây nhiễm trước sinh. <strong>Phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát 483 sản phụ nhiễm GBS có kiểu hình MLSB đi sinh tại bệnh viện Hùng Vương được sử dụng kháng sinh dự phòng ít nhất 4 giờ trước khi sinh trong thời gian 01/8/2023 – tháng 31/3/2024. <strong>Kết quả:</strong> Nhóm thai phụ ở nhóm tuổi 25 - < 30: chiếm tỷ lệ cao nhất là 35,61%. Thai kỳ mang GBS có kiểu hình MLSB có tỷ lệ ối vỡ sớm chiếm 18,84 %. Ampicillin là kháng sinh được sử dụng thường xuyên nhất, chiếm tỷ lệ 99,17%<strong>. </strong>99,79% thai phụ nhiễm GBS có kiểu hình MLSB có kết quả kháng sinh đồ nhạy với kháng sinh ampicillin. Số trẻ sơ sinh bình thường, không có biểu hiện nhiễm trùng chiếm tỷ lệ (89,86%), tỷ lệ nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm là 10,14% KTC 95% (7,46 - 12,82). Chỉ có 6 trường hợp nhiễm trùng huyết sơ sinh sớm được chẩn đoán là nhiễm trùng huyết chắc chắn (Có kết quả cấy máu dương tính) chiếm tỷ lệ 1,24%.<strong> Kết luận:</strong> Việc dùng kháng sinh dự phòng có ý nghĩa làm giảm tỷ lệ lây truyền mẹ con của GBS, giảm tỷ lệ nhiễm trùng sơ sinh. </p>Nguyễn Thị Thu SươngPhan Thị HằngNguyễn Hữu Trung
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12276ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU LƯNG KÈM ĐAU THẦN KINH TỌA BẰNG THUỐC KHÁNG VIÊM KẾT HỢP VỚI THUỐC GIẢM ĐAU THẦN KINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12277
<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Thoái hoá cột sống thắt lưng là nguyên nhân gây đau thắt lưng, làm mất năng lực lao động và tạo ra chiếc gánh nặng kinh tế-xã hội. Triệu chứng chính là đau thắt lưng và đau thần kinh kinh do chèn ép rễ thần kinh. Các phương pháp điều trị bao gồm thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, tiêm corticoid cạnh cột sống, trong đó điều trị bằng thuốc kháng viêm NSAIDs kết hợp thuốc giảm đau thần kinh được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả rõ rệt. <strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>1) Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng người bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng và đau thần kinh tọa. 2) Đánh giá hiệu quả điều trị đau lưng kèm đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng thuốc kháng viêm NSAIDs kết hợp với thuốc giảm đau thần kinh. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện trên 60 người bệnh đau thắt lưng do thoái hóa cột sống kèm và đau thần kinh tọa đến khám và điều trị tại Trung tâm Cơ Xương Khớp của Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản. <strong>Kết quả: </strong>có 40% người bệnh đau vừa, đau nặng chiếm đa số với 60%. Sau điều trị chưa ghi nhận được tác dụng phụ không mong muốn của phương pháp điều trị can thiệp. <strong>Kết luận: </strong>Phương pháp điều trị dùng thuốc NSAIDs và thuốc giảm đau thần kinh có hiệu quả cải thiện mức độ đau của người bệnh</p>Phan Vũ HùngNguyễn Hùng Trấn
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12277KHẢO SÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM KHUẨN NHẬP VIỆN TIM TRONG CÁC NĂM 2021-2023
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12278
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng với kháng sinh trị liệu của bệnh nhân viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (VNTMNK) được điều trị tại Viện Tim để góp phần trả lời cho câu hỏi liệu các khuyến cáo của Hội Tim châu Âu về quản lý VNTMNK có áp dụng được trong điều kiện Việt Nam hay không. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu với đối tượng là những bệnh nhân nhập Viện Tim TP. HCM từ 01/01/2021 đến 31/12/2023 và có chẩn đoán ra viện VNTMNK. <strong>Kết quả:</strong> 178 bệnh nhân có tuổi trung bình 46,5 ± 17,2, nam giới 66,9%, bệnh van tim hậu thấp 16,3%, bệnh tim bẩm sinh 23,0%, van tim nhân tạo 18,6%. Biểu hiện viêm cầu thận 51,1%, thuyên tắc mạch 21,9%, yếu tố thấp 20,8%. 115 bệnh nhân (64,6%) có cấy máu dương tính, hầu hết là các cầu khuẩn Gram dương. Đa số bệnh nhân đáp ứng tốt với kháng sinh trị liệu ban đầu theo khuyến cáo của Hội Tim châu Âu. 117 bệnh nhân được điều trị ngoại khoa. Tỉ lệ tử vong nội viện 14,6%. <strong>Kết luận:</strong> Nên áp dụng các khuyến cáo của Hội Tim châu Âu trong chẩn đoán VNTMNK, trong đó cần chú ý đến các tiêu chuẩn phụ là xét nghiệm cặn lắng nước tiểu, yếu tố thấp và thuyên tắc mạch. Việc áp dụng phác đồ kháng sinh trị liệu theo khuyến cáo của Hội Tim châu Âu vào điều kiện Việt Nam là phù hợp.</p>Hồ Huỳnh Quang TríPhạm thị Mai HòaNguyễn Ngọc Mai PhươngNguyễn Ngọc Thùy TrangTrần Đình Quý
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12278CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN TẠI KHOA NGOẠI GAN MẬT TỤY BỆNH VIỆN K
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12279
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt gan điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG).<strong> Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu (NC) mô tả cắt ngang 120 người bệnh (NB) được phẫu thuật cắt gan điều trị UTBMTBG tại Khoa Ngoại Gan mật tụy, Bệnh viện K từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2024. <strong>Kết quả: </strong>dấu hiệu sinh tồn tương đối ổn định, tỷ lệ người bệnh có sốt ở ngày 1, 3, 5 lần lượt là 12,5%, 5% và 2,5%. Tỷ lệ tụ dịch vết mổ ngày 1, 3, 5 lần lượt là 30,8%, 25,0% và 15,8%. Đau nhiều gặp ở 12,5% người bệnh vào ngày 1 sau mổ, đến ngày 5 thì đa số người bệnh có đau ít (90%). 75,8% người bệnh được thay băng vết mổ ≥ 2 lần/ngày trong ngày 1, đến ngày thứ 5 thì đa số người bệnh được thay băng hàng ngày (90,0%). Đa số người bệnh được nuôi dưỡng tĩnh mạch vào ngày 1 (93,3%), đến ngày 5 thì đa số người bệnh được ăn thức ăn lỏng (90,0%). 95,0% người bệnh được hướng dẫn vận động sớm vào ngày 1 sau mổ. <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu cho thấy chăm sóc người bệnh sau cắt gan điều trị UTBMTBG rất quan trọng nhằm phát hiện các biến chứng, giúp người bệnh giảm đau, phục hồi nhanh, góp phần cho sự thành công của phẫu thuật.</p>Nguyễn Thị ChinhPhạm Thế AnhPhạm Việt Hà
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12279 THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12280
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2021. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành quan sát kết hợp với nghiên cứu hồ sơ bệnh án của những người bệnh sau phẫu thuật ≥3 ngày đang điều trị nội trú tại các khoa khối Ngoại của Bệnh viện Đa khoa Hà Đông từ tháng 03/2021 đến 09/2021. <strong>Kết quả: </strong>Trong 155 người bệnh, có 12 người bệnh nhiễm khuẩn vết mổ chiếm tỷ lệ 7,7%. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ lần lượt là: khoa Ngoại tiêu hóa với 19,5%, Ngoại thần kinh 9,1%, Ngoại thận 7,6%, Chấn thương chỉnh hình 2,4%, Phụ Sản không có ca nhiễm khuẩn vết mổ. Trong tổng số 12 ca nhiễm khuẩn vết mổ, có 8 trường hợp chỉ định cấy vi khuẩn chiếm 67,7% và tìm thấy 4 tác nhân chính bao gồm: Escherichia coli chiếm tỷ lệ 37,5%; Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoiae đều chiếm tỷ lệ 25% và Staphylococcus epidermidis chiếm tỷ lệ 12,5%. 50% P. aeruginosa phân lập được kháng Levofloxacin và Piperacilin, 100% kháng Ticarcillin/ Clavulanic và Cefotaxime. 50% E. coli phân lập được kháng với kháng Ceftazidime, 100% kháng Penicillin G và Aztreonam. 100% Staphylococcus epidermidis phân lập được kháng Erythromycin<strong>, </strong>Levofloxacin<strong>, </strong>Oxacillin<strong>, </strong>Trimethoprim/sulfameth, Ciprofloxacin. <strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2021 ở mức trung bình (7,7%). Phân lập được 04 tác nhân chính gây nhiễm khuẩn vết mổ tại đây là: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumonia, và Staphylococcus epidermidis.</p>Nghiêm Xuân ThiêmNguyễn Hữu ThắngNguyễn Thanh Vân
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12280BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA CẤY CHỈ TRÊN HỌC SINH CẬN THỊ NHẸ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12281
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Sơ bộ đánh giá tác dụng của phương pháp cấy chỉ trên học sinh cận thị nhẹ.<strong> Đối tượng, phương pháp:</strong> Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, so sánh trước và sau điều trị trên 34 học sinh độ tuổi 9-11 tuổi, tương đương 68 mắt được chẩn đoán cận thị nhẹ thuộc thể Can huyết hư.<strong> Kết quả:</strong> Sau 30 ngày điều trị, độ cải thiện thị lực nhìn xa trung bình sau điều trị so với trước điều trị là 1,07/10 ± 0,92, độ cải thiện chỉ số khúc xạ trung bình sau điều trị so với trước điều trị là 0,04 ± 0,10 D. Sự cải thiện thị lực nhìn xa và chỉ số khúc xạ có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.</p>Bùi Tiến HưngĐinh Kim ChiVũ Thị Hải Yến
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12281ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT HÀM MẶT CỦA PHONG BẾ DÂY V2, V3 DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM BẰNG ROPIVACAINE PHỐI HỢP DEXAMETHASONE
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12282
<p><strong>Mục tiêu:</strong> So sánh hiệu quả giảm đau của phương pháp gây tê dây thần kinh V2, V3 dưới hướng dẫn siêu âm bằng hỗn hợp Ropivacain phối hợp Dexamethasone so với nhóm Ropivacain đơn thuần. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, mù đơn. 60 bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm: nhóm RD (Ropivacaine phối hợp Dexamethasone, n=30) và nhóm R (Ropivacaine đơn thuần, n=30). <strong>Kết quả:</strong> Thời gian giảm đau ở nhóm phối hợp Ropivacaine với Dexamethasone dài hơn nhóm sử dụng Ropivacain đơn thuần. Thể hiện qua tỉ lệ bệnh nhân không có nhu cầu giải cứu đau sau mổ của nhóm RD là 93% cao hơn nhóm R là 60%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Điểm VAS nghỉ ngơi và vận động tại tất cả các thời điểm của nhóm RD đều thấp hơn nhóm R, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê đối với VAS vận động tại thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 18 giờ sau gây tê dây thần kinh V2, V3 (p < 0,05). Nhóm RD có tỉ lệ bệnh nhân hài lòng – rất hài lòng là 96,7% cao hơn nhóm R là 93,3%, không có sự khác biệt. Các tác dụng phụ buồn nôn, ngứa, tê bì thấp ở cả hai nhóm và không có sự khác biệt (p>0,05). <strong>Kết luận:</strong> Ropivacaine phối hợp dexamethasone khi gây tê dây thần kinh V2, V3 giúp kéo dài thời gian giảm đau sau phẫu thuật hàm mặt và cải thiện điểm VAS tại tất cả các thời điểm so với sử dụng Ropivacaine đơn thuần.</p>Vũ Thu HoàiPhạm Quang Minh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12282ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG TIỀN SẢN GIẬT–SẢN GIẬT BẰNG ASPIRIN LIỀU THẤP Ở NHỮNG THAI PHỤ CÓ NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020-2022
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12283
<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Xác định tỷ lệ tiền sản giật và một số yếu tố liên quan của nhóm thai phụ được dự phòng tiền sản giật – sản giật bằng Aspirin liều thấp tại Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu chọn tất cả các thai phụ đến khám thai thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu từ tháng 1/2020 đến 6/2022. <strong>Kết quả: </strong>Trong 210 trường hợp có nguy cơ cao được dự phòng tăng huyết áp trong thai kỳ chúng tôi ghi nhận tỷ lệ rối loạn tăng huyết áp của thai kỳ là 16,7%, trong đó tiền sản giật là 11,9%; tăng huyết áp mạn, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn chiếm tỷ lệ ghi nhận lần lượt là: 1,4%; 2,4%; 1,0%. Nhóm đối tượng ≥ 35 tuổi, BMI ≥ 23 kg/m<sup>2</sup>, tiền sử đái tháo đường liên quan với tỷ lệ tiền sản giật ở kết cục thai kỳ (p<0,05). <strong>Kết luận: </strong>Rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ đặc biệt là tiền sản giật còn chiếm tỷ lệ cao, cần sàng lọc và dự phòng sớm trong thai kỳ.</p>Nguyễn Tấn HưngQuan Kim PhụngTrần Hoài ÂnNgô Thị Thuý HằngNguyễn Hữu TrungLâm Đức Tâm
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12283ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH ĐOẠN TẬN ỐNG NGỰC TRÊN SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN - TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12284
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm hình ảnh đoạn tận ống ngực (ĐTON) trên siêu âm ở bệnh nhân xơ gan - tăng áp lực tĩnh mạch cửa (ALTMC) và đánh giá mối tương quan giữa mức độ giãn của ĐTON với một số biểu hiện của xơ gan. <strong>Đối tượng, phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12/2023 đến tháng 7/2024. <strong>Kết quả:</strong> 30 bệnh nhân (BN) xơ gan, (27 nam, 3 nữ; tuổi trung bình 60,3 ± 9,7); có 08 BN Child Pugh A (26,7%), 16 BN Child Pugh B (53,3%) và 06 BN Child Pugh C (20%), đường kính trung bình ĐTON là 3,89 ±0,94 mm. 16 BN (53,3%) có giãn TMC với đường kính trung bình là 12,7±3mm và mức độ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) trung bình độ II. 21 BN (70%) có cổ chướng, chủ yếu ở nhóm 2 (66,67%). Đường kính ĐTON trong khoảng 3 đến <5mm (nhóm 2) chiếm tỷ lệ (77,4%) cao hơn nhóm 3 (16,1%) và nhóm 1 (6,4%). Mức độ giãn của ĐTON có mối tương quan với mức độ xơ gan (r =0,54; p=0,02 <0,05) và tăng ALTMC, được đánh giá qua tình trạng cổ chướng (r=0,39; p=0,03), giãn TMC (r=0,37; p=0,04) và giãn TMTQ (r=0,39; p=0,03). <strong>Kết luận:</strong> Đường kính đoạn tận ống ngực tăng ở BN xơ gan và có mối tương quan với mức độ xơ gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa</p>Trịnh Hùng KhởiNguyễn Ngọc Cương
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12284NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ BETA2 MICROGLOBULIN HUYẾT TƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP MIỄN DỊCH ĐO ĐỘ ĐỤC TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN CHẠY THẬN NHÂN TẠO TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12285
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nồng độ Beta2 microglobulin (β2-M) huyết tương ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục. Tìm hiểu mối liên quan của β2-M với yếu tố viêm CRP, albumin, thời gian lọc máu để đánh giá tình trạng viêm, yếu tố dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Thống Nhất. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 207 bệnh nhân chạy thận nhân tạo từ tháng 11/2023- 5/2024 tại bệnh viện Thống Nhất. <strong>Kết quả:</strong> Theo nghiên cứu của tác giả nồng độ β2-M trung bình 22,01 ± 3,25 (mg/L). nồng độ CRP tăng chiếm 44%, nồng độ β2-M tương quan thuận với CRP, r= 0,48, p<0,001, tỷ lệ albumin bị giảm chiếm 39,1%, β2-M tương quan nghịch với albumin r = -0,51, p<0,0001. Thời gian lọc máu dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao 57,5%, trên 5 năm chiếm 22,7%, trên 10 năm chiếm 20,3%, thời gian lọc máu trung bình 4,26 ± 5,67 (năm), β2-M tương quan thuận với thời gian lọc máu r= 0,4029, p< 0,0001. <strong>Kết luận:</strong> Nồng độ β2-M tăng cao gấp 10 lần ở bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo. β2-M tương quan thuận với CRP, tương quan nghịch với albumin, tương quan thuận với thời gian lọc máu.</p>Nguyễn Chí ThanhLê Thị Kim CươngNguyễn Thị Kim TiếnCao Thị VânLê Thị ThúyLê Đình Thanh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12285NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CHẤN THƯƠNG GAN TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 TP. HỒ CHÍ MINH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12288
<p><strong>Mở đầu:</strong> Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp ngày càng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Về chấn thương gan, CLVT khẳng định được vai trò quan trọng trong chẩn đoán và tiên lượng điều trị. <strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính của bệnh nhân chấn thương gan tại Bệnh viện Nhân dân 115. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 51 bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương gan do chấn thương bụng kín được chụp CLVT và điều trị tại Bệnh viện Nhân Dân 115, từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018. <strong>Kết quả:</strong> Qua nghiên cứu trên 51 bệnh nhân bị chấn thương gan, tại bệnh viện Nhân Dân 115, trong đó nam 70,6%; nữ 29,4%; tuổi trung bình 33,65±14,17; TNGT chiếm 82,4%. Đặc điểm chấn thương gan trên cắt lớp vi tính: Độ III gặp nhiều nhất 33,3%; độ II: 25,5%.; độ IV 19,9%; độ V: 17,6%. Dịch tự do trong ổ bụng là dấu gặp nhiều nhất 92,1%. 137 lượt hạ phân thuỳ bị tổn thương, trong đó hạ phân thuỳ VI, VII, VIII có tỉ lệ tổn thương tương đương (58,8-64,7%). Tổn thương gan trái có mức chấn thương nặng từ độ IV-V. Đối chiếu hình thái tổn thương gan với phân loại mức độ theo AAST, tỷ lệ rách gan: 7,8%; dập gan: 35,3%; rách – dập: 56,9%, trong đó độ V có tỉ lệ dập – rách gan cao nhất với 88,9%. Dấu hiệu tụ máu dưới bao gan 19,6%; tụ máu trong nhu mô 13,7%; thoát chất cản quang 11,8%; thoát chất tĩnh mạch 7,8%. Tổn thương tạng phối hợp 39,2%. <strong>Kết luận:</strong> Chụp CLVT có cản quang giúp xác định vị trí, phân độ tổn thương gan và các chấn thương liên quan một cách chính xác, cung cấp những thông tin quan trọng hỗ trợ trong quá trình điều trị.</p>Đặng Vĩnh HiệpPhạm Thị Oanh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12288RỐI LOẠN LIPID MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ PHỦ LÝ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12289
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Tìm hiểu mối liên quan giữa một số chỉ số lipid máu (Cholesterol, Triglycerid) với một số yếu tố nguy cơ (tuổi, giới, BMI, huyết áp, kiểm soát glucose) ở người bệnh đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Phủ Lý. <strong>Đối tượng vàphương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu được thực hiện trên 343 mẫu bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Phủ Lý năm 2023, sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. <strong>Kết quả: </strong>Nồng độ trung bình của TC và TG lần lượt là 4,79 + 0,87 mmol/L và 2,66 + 2,39 mmol/L. Tỉ lệ rối loạn lipid chung là 70,8%, tăng TC là 27,7%, tăng TG là 63,0%. Tỷ lệ rối loạn lipid máu ở bệnh nhân có chỉ số BMI cao hơn rõ rệt so với những người có BMI bình thường, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tỷ lệ này ở bệnh nhân có HbA1c > 7,0 là 57,6%, cao hơn so với nhóm HbA1c < 7,0 là 42,4%, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Chỉ số glucose máu lúc đói có mối tương quan đồng biến với các chỉ số TC và TG, với hệ số tương quan lần lượt là 0,144 và 0,232. Tương tự, HbA1c cũng có mối tương quan đồng biến với TC và TG, cùng hệ số tương quan là 0,119 và 0,166. <strong>Kết luận: </strong>Rối loạn lipid máu trên người bệnh ĐTĐ type 2 có liên quan đến BMI. Xét nghiệm HbAlc và Glucose máu lúc đói có thể được sử dụng như một dấu ấn sinh học trong dự đoán rối loạn lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 vì vậy theo dõi xét nghiệm HbA1c và sử dụng một cách hợp lý có thể kiểm soát glucose một cách hiệu quả</p>Trần Thị PhấnTrịnh Phương DungTrương Văn TrựLại Thị Thanh NgaNguyễn Thị Thanh HuyênThái Hồng SơnLê Thị HòaTrần Huy DuPhạm Thị Thu TrangĐặng Thế Hưng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12289ÁP DỤNG MÔ HÌNH FRAX ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG DO LOÃNG XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM CƠ TỰ MIỄN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12290
<p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Khảo sát mật độ xương và nhận xét nguy cơ gãy xương do loãng xương ở bệnh nhân viêm cơ tự miễn bằng mô hình FRAX. <strong>Phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Mô tả cắt ngang có phân tích. Nghiên cứu gồm 42 bệnh nhân được chẩn đoán viêm cơ tự miễn theo tiêu chuẩn Tanimoto và cộng sự 1995 tại Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2023 đến tháng 6/2024. <strong>Kết quả và kết luận</strong><strong>:</strong> Mật độ xương tại cột sống thắt lưng và cổ xương đùi của nhóm bệnh nhân viêm cơ tự miễn trong nghiên cứu lần lượt là 0,729 ± 0,165 g/cm² và 0,62 ± 0,149 g/cm². Tỷ lệ loãng xương ở nhóm nghiên cứu là 47,6%, giảm mật độ xương là 40,5. Tuổi càng cao, cơ lực yếu, thời gian mắc bệnh viêm cơ tự miễn càng dài, nguy cơ loãng xương càng cao. Sử dụng corticoid kéo dài trong điều trị viêm cơ tự miễn là yếu tố nguy cơ gây loãng xương ở bệnh nhân viêm cơ tự miễn. Trong nhóm giảm mật độ xương theo DEXA ở đối tượng nghiên cứu có 21,4% (3/14 bệnh nhân) có nguy cơ gãy xương trong 10 năm tới cần điều trị loãng xương.</p>Trần Thị HồngNguyễn Thị Phương Thủy
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12290KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SARCÔM TỬ CUNG TRÊN SIÊU ÂM
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12291
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả các đặc điểm hình ảnh siêu âm ở những trường hợp được chẩn đoán sarcôm tử cung và xác định độ nhạy của siêu âm trong chẩn đoán sarcôm tử cung. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> 78 đối tượng có kết quả siêu âm 2D và Doppler màu tại bệnh viện Từ Dũ, có lưu trữ hình ảnh trên hệ thống, đã được phẫu thuật và kết quả giải phẫu bệnh chẩn đoán sarcôm tử cung tại viện từ 01/01/2020 tới 31/12/2023. Các đối tượng sẽ được phân thành các nhóm tuổi, ghi nhận tiền căn nội khoa, sản khoa và các đặc điểm siêu âm của khối u tử cung: số lượng, vị trí, phân loại u theo Figo, kích thước, độ hồi âm của mô đặc, tổn thương chứa nang, bóng lưng, vôi hóa, đường bờ, dấu hiệu hiệu “Cooked appearance”, tín hiệu màu, tổn thương điển hình nhân xơ, nội mạc tử cung, dịch túi cùng, dịch ổ bụng, hạch vùng. <strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình của các đối tượng là 52,2 ± 11,6 tuổi, nhóm chiếm tỉ lệ cao nhất là 51-60 tuổi. Phần lớn bệnh nhân đã từng quan hệ tình dục (93,6%), đã từng mang thai (89,7%). Tỉ lệ bệnh nhân chưa mãn kinh và mãn kinh (53,8% và 46,2%). Tiền căn có và không có u xơ (46,2% và 53,8%), không có tiền căn lạc nội mạc trong cơ tử cung (94,9%), không có tiền căn bệnh lý nội mạc tử cung (91%), không có tiền căn u buồng trứng (96,2%). Tất cả bệnh nhân phát hiện bệnh đều có lý do, không phải do khám định kỳ, khoảng 2/3 bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết âm đạo, 2/5 bệnh nhân tái khám vì có u xơ tử cung, đau vùng chậu (16.7%). Quan sát còn cơ tử cung bình thường (87,2%), có một nhân xơ (84,6%), hồi âm khối u không đồng nhất (76,9%), không có bóng lưng (65,4%), không có vôi hóa (93,6%), đường bờ u đều và không đều (51,3% và 48,7%) là tương đương nhau, không có "cooked appearance" (91,0%), tổn thương không điển hình nhân xơ (89,7%), không có dịch túi cùng và không có dịch ổ bụng (96,2%), không có hạch vùng (97,4%), 2/3 bệnh nhân không còn quan sát thấy được nội mạc bình thường. Vị trí phổ biến nhất của khối u sarcôm là lòng tử cung (43,6%), ít gặp nhất là toàn bộ tử cung (7,7%) và cạnh tử cung (7,7%). Kích thước trung bình của khối u là 84,3 ± 32,5 mm. Đặc điểm tín hiệu màu trên siêu âm doppler thay đổi. Có 56,4% trường hợp nghi ngờ ác tính trên siêu âm thường quy và có 88,5% trường hợp không có dấu hiệu điển hình của u lành tính. Trong khi đó, đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ ghi nhận có 87,5 % chẩn đoán ác tính hay nghi ngờ ác tính. Loại sarcôm phổ biến nhất là leiomyosarcoma với 50%. <strong>Kết luận:</strong> Siêu âm thường quy có độ nhạy là 56,4% và giá trị tiên đoán dương là 100% trong chẩn đoán sarcôm tử cung. Cả siêu âm hội chẩn và MRI đều có độ nhạy cao (88,5% và 87,5%) và giá trị tiên đoán dương của cả hai là 100%.</p>Nguyễn Xuân LanHuỳnh Quang Huy
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12291KHẢO SÁT SỰ PHÂN BỐ ỨNG SUẤT TRÊN CẦU RĂNG DÁN MỘT CÁNH TOÀN SỨ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12292
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát sự phân bố ứng suất trên cầu răng dán một cánh toàn sứ trên cầu răng, lớp xi măng và dây chằng nha chu với vật liệu sứ Zirconia và sứ Lithium disilicate. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> 04 mẫu mô hình cầu răng dán toàn sứ một cánh với hai loại vật liệu là Zirconia và Lithium disilicate cho trường hợp phục hồi răng cửa bên hàm trên bên phải (R12. Mẫu hàm sau khi sửa soạn được gửi vào la bô thiết kế phục hình cầu răng dán một cánh. Dữ liệu phục hình sau cùng dưới dạng tập tin loại STL, mô hình răng ban đầu và sau khi sửa soạn dưới dạng tập tin loại DICOM để tái tạo mô hình CRD một cánh răng cửa giữa, CRD một cánh răng nanh bằng phần mềm SolidWorks. <strong>Kết quả:</strong> nhau cho thấy lực trên nhịp cầu sinh ra ứng suất trên cầu răng, trên lớp xi măng của CRD một cánh lớn hơn so với trường hợp lực trên răng trụ.Với giá trị lực tăng dần vật liệu Zirconia có xu hướng sự gia tăng ứng suất nhanh hơn so với Lithium disilicate. Ứng suất trên cầu răng tập trung ở phần nối của CRD, ứng suất trên lớp xi măng tập trung ở ngoại vi và vùng gần phần nối trong khi ứng suất trên dây chằng nha chu của răng trụ chủ yếu ở vùng chóp chân răng ở CRD. <strong>Kết luận:</strong> nghiên cứu này cho thấy kiểu thiết kế, loại vật liệu phục hình và lực nhai có ảnh hướng đến sự phân bố ứng suất trên cầu cánh dán toàn sứ một cánh</p>Đoàn Minh TríTrương Thị Hoàng Yến
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12292HIỆU QUẢ TẠO KHÁNG THỂ SAU TIÊM BA MŨI VACCINE PHÒNG COVID-19 TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÀNG BỤNG TẠI BỆNH VIỆN THẬN HÀ NỘI
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12293
<p>Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng là đối tượng có nguy cơ cao mắc và tử vong do Sars-CoV-2 nên cần được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Việc đánh giá hiệu quả tạo kháng thể kháng Sars-CoV-2 sau tiêm vaccine và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến khả năng tạo kháng thể trên bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc màng bụng là hết sức cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện trên 17 bệnh nhân lọc màng bụng đang được điều trị ngoại trú tại bệnh viện Thận Hà Nội. Nồng độ kháng thể IgG kháng Sars-CoV-2 được định lượng bằng kỹ thuật ELISA. Kết quả cho thấy, nồng độ kháng thể tăng lên sau mũi tiêm vaccine thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 71,11 ± 43,28 U/ml và 119,83 ± 38,91 U/ml. Tỷ lệ bệnh nhân có đáp ứng dương tính lần lượt là 16/17 và 17/17 sau hai lần tiêm. Các yếu tố: độ tuổi trên 40, thời gian lọc màng bụng trên 5 năm, thiếu máu, tăng huyết áp và giảm Albumin máu có ảnh hưởng đến khả năng tạo kháng thể kháng Sars-CoV-2 trên bệnh nhân lọc màng bụng. </p>Lê Ngọc AnhNguyễn Thị Thúy MậuNgụy Thị ĐiệpNgô Trung DũngLê Thị Minh PhươngVũ Thị Thơm
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12293ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X-QUANG RĂNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM MÔ BÀO KHU TRÚ VÙNG HÀM MẶT NGUYÊN NHÂN DO RĂNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12294
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang răng của nhóm bệnh nhân viêm mô bào giai đoạn khu trú vùng hàm mặt do răng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. <strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: Mô tả chùm ca bệnh trên bệnh nhân viêm mô bào khu trú vùng hàm mặt tại Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 06/2021 đến 06/2024. <strong>Kết quả</strong>: Trên 50 bệnh nhân viêm mô bào khu trú vùng hàm mặt do răng, có 35 bệnh nhân nam và 15 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 45,10 ± 20,37. Đa số bệnh nhân đến viện muộn, 62% bệnh nhân đến viện muộn sau > 07 ngày. Nguyên nhân do viêm quanh chóp răng chiếm 76%. Trong số các bệnh nhân có viêm mô bào vùng hàm mặt do viêm quanh chóp răng, có 68,4% số bệnh nhân có tổn thương thấu quang quanh chóp trên 1cm. <strong>Kết luận</strong>: Nguyên nhân chủ yếu gây viêm mô bào khu trú vùng hàm mặt do răng trên nhóm 50 bệnh nhân được quan sát là viêm quanh chóp răng. Bệnh lí thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi (>60 tuổi) và có các triệu chứng cơ năng ở mức độ trung bình nhưng sẽ tiến triển nặng nhanh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.</p>Trịnh Thị Thái HàBùi Thị Thu HiềnLưu Hà ThanhTạ Thu AnhNguyễn Trọng ĐứcHoàng Tùng Kiên
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12294NHẬN XÉT KẾT QUẢ CỦA SINH THIẾT PHỔI DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN CÓ NỐT MỜ PHỔI TẠI BỆNH VIỆN E
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12295
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Nhận xét kết quả và tai biến của kỹ thuật sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính ở bệnh nhân nốt mờ ở phổi tại bệnh viện E. <strong>Đối tượng, phương pháp: </strong>142 bệnh nhân nốt mờ ở phổi tại bệnh viện E được sinh thiết phổi từ T7/2022– T7/2024, phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu. <strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình 67,10 ± 10,01, nam (62,7%), nữ (37,3%). Lý do vào viện chủ yếu là ho khạc đờm chiếm 52,82%. Triệu chứng lâm sàng: đau ngực: 38,73%, ho máu: 8,45%, ho khạc đờm: 54,23%. Khó thở: 39,44%. Ung thư: 64,79%, lao: 8,45%, tổn thương viêm: 23,24%. Biến chứng do thủ thuật: tràn khí màng phổi là 18,75%, ho ra máu: 7,64%. <strong>Kết luận: </strong>Sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính có vai trò quan trọng trong chẩn đoán nốt mờ ở phổi, kỹ thuật an toàn, hiệu quả.</p>Phan Thị HạnhPhan Thu Phương
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12295KHẢO SÁT TỶ LỆ SỬ DỤNG CÁC NHÓM THUỐC NỀN TẢNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12296
<p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Suy tim tim phân suất tống máu thất trái giảm có tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao. Điều trị đúng theo phác đồ mới cập nhật giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ nhập viện và tử vong. Tiếp cận đúng và đủ phác đồ điều trị suy tim tại các bệnh viện tuyến tỉnh vẫn chưa được nghiên cứu. <strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu nhằm khảo sát tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc nền tảng trong điều trị bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm (STPSTMTTG) theo khuyến cáo của Hội tim Châu Âu. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Bệnh nhân STPSTMTTG đến khám tại khoa Tim Mạch - Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ từ 12/2023 đến 04/2024. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả. <strong>Kết quả: </strong>Nghiên cứu này đã tuyển chọn được 72 bệnh nhân STPSTMTTG, có độ tuổi trung bình là 67,14 ± 12,1 năm, với tỷ lệ nam giới chiếm 52,8%. Các bệnh đồng mắc phổ biến nhất là tăng huyết áp (93,1%), bệnh mạch vành (79,2%), và rối loạn lipid máu (79,2%). Nguyên nhân chính gây STPSTMTTG trong mẫu nghiên cứu là bệnh mạch vành (75%). Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng 1, 2, 3, hoặc đủ cả 4 nhóm thuốc nền tảng lần lượt là 31,9%, 56,9%, 5,6% và 0%; với 94,4% bệnh nhân được điều trị bằng ít nhất một trong bốn nhóm thuốc này. Tỷ lệ sử dụng cụ thể của các nhóm thuốc như sau: nhóm ức chế hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron (RASi) chiếm 88,9%, nhóm lợi tiểu kháng Aldosterone là 61,1%, nhóm chẹn Beta là 12,5%, và nhóm ức chế đồng vận kênh Natri-Glucose-2 (SGLT2i) là 1,4%. <strong>Kết luận:</strong> Phần lớn bệnh nhân STPSTMTTG trong nghiên cứu của chúng tôi được điều trị đơn trị liệu hoặc 2 nhóm. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đồng thời cả 3 hoặc đủ cả 4 nhóm nền tảng vẫn còn thấp. Nhóm thuốc RASi được sử dụng nhiều nhất, trong khi nhóm thuốc chẹn Beta và SGLT2i có tỉ lệ sử dụng rất thấp.</p>Lê Thanh PhúNgô Minh HùngDương Văn PhiếuDương Hoàng Ngọc ThảoLê Ngọc Như ÝHuỳnh Giao
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12296NỒNG ĐỘ ACID URIC HUYẾT THANH VÀ MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH Ở NGƯỜI BỆNH THẬN MẠN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12297
<p><strong>Mở đầu:</strong> Tăng acid uric máu là tình trạng thường gặp ở bệnh thận mạn tính và cũng có liên quan với tăng huyết áp, bệnh tim mạch và đái tháo đường. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa acid uric máu và các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, gút, đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa ở người bệnh thận mạn còn hạn chế. <strong>Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang, thu thập số liệu về nồng độ acid uric huyết thanh và các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, gút, đái tháo đường và hội chứng chuyển hóa ở những người có chẩn đoán bệnh thận mạn (hoặc chỉ số eGFR từ 15-89 mL/phút/1,73m<sup>2</sup>) đã và đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Lê Văn Thịnh và bệnh viện Bà Rịa. <strong>Kết quả: </strong>Đa số người tham gia có eGFR 60 – 89 mL/phút/1,73m<sup>2</sup>, tương ứng giai đoạn 2 của CKD. Tỉ lệ tăng huyết áp chiếm cao nhất là 70%. Tỉ lệ có gút hoặc MetS chiếm 1/3 dân số nghiên cứu. Nồng độ acid uric huyết thanh có xu hướng tăng dần theo phân nhóm eGFR (p<0,001). Tỉ lệ tăng acid uric máu chiếm đa số ở bệnh gút (p<0,001). Có sự khác biệt về nồng độ acid uric máu ở nhóm tăng huyết áp và gút (p<0,05). <strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu cho thấy rằng nồng độ acid uric huyết thanh tăng dần theo giai đoạn bệnh thận mạn, và tăng huyết áp là tình trạng phổ biến ở những người có tăng acid uric máu</p>Bùi Thị Hồng ChâuLê Thị Xuân ThảoLâm Vĩnh NiênNguyễn Thanh TrầmTrần Quí Phương ThùyQúach Ngọc Tường ViLê Văn Huy CườngNguyễn Đăng Khoa
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12297MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH NĂM 2024
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12298
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường típ 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Từ Sơn năm 2024. <strong>Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, định tính kết hợp định lượng, sử dụng bộ công cụ WHOQOL-BREF mô tả chất lượng cuộc sống của 190 người bệnh đái tháo đường típ 2 từ 18 tuổi trở lên, điều trị ngoại trú; <strong>Kết quả:</strong> Những người tuổi dưới 65, có gia đình đầy đủ vợ chồng, sống cùng gia đình, có điều kiện kinh tế khá giả, không mắc các bệnh kèm theo là những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới chất lượng cuộc sống của người bệnh đái tháo đường trong nghiên cứu. Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố thuộc về cơ sở y tế có ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống của người bệnh như: thời gian chờ đợi quá dài; thiếu thuốc, vật tư cung cấp cho người bệnh. Khuyến nghị bác sỹ điều trị cần quan tâm hơn và có những tư vấn, hỗ trợ điều trị cụ thể đối với những người bệnh cao tuổi (≥65 tuổi), không có gia đình hoặc đã ly hôn/goá, sống một mình, tình trạng kinh tế kém, có nhiều bệnh kèm theo. Cơ sở y tế cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa để giảm thời gian chờ đợi của người bệnh, có phương án khắc phục triệt để tình trạng thiếu thuốc, vật tư cung cấp cho người bệnh.</p>Nguyễn Thị TrangNguyễn Quỳnh Anh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12298ĐỐI CHIẾU ĐỘ TRONG MỜ GIỮA HỆ THỐNG SO MÀU CỔ ĐIỂN VÀ 3D TRONG NHA KHOA
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12299
<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng máy đo màu nhằm đánh giá độ trong mờ theo hệ màu CIELAB của 2 hệ thống so màu răng cổ điển và 3D, từ đó đưa ra bảng đối chiếu độ trong mờ nhằm là một công cụ tham khảo cho bác sĩ và kỹ thuật viên răng hàm mặt trong quá trình đánh giá và so màu răng chính xác trong phục hình răng. <strong>Phương kháp: </strong>Nghiên cứu in-vitro được tiến hành với 2 bộ so màu chuẩn Vita Classical (16 răng) và Vita System 3D-Master (26 răng). Các thông số CIELAB (L, a, b) đối với các cây so màu được đo ở nhiệt độ phòng bằng máy đo màu ở một phần ba rìa cắn 10 lần trên các tấm nền trắng, đen và sau đó ghi lại các giá trị nhằm tính toán và so sánh độ trong mờ trong từng hệ thống và giữa 2 hệ thống. <strong>Kết quả: </strong>Nhóm màu sáng nhất của cả 2 hệ thống so màu (A1, 1M1, 3M2, 4M1) có độ trong mờ (TP) cao nhất >3. Các màu đứng đầu của mỗi nhóm tông màu có độ trong mờ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các màu còn lại trong cùng 1 tông màu. Có sự tương ứng về độ trong mờ giữa 2 hệ thống so màu với sự khác biệt ΔTP từ 0 - 0,6. <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu này cung cấp định lượng giá trị độ trong mờ của 2 hệ thống so màu phổ biến nhất trong nha khoa, làm tham chiếu cho bác sĩ và kỹ thuật viên răng hàm mặt có thể ghi nhận và đối chiếu màu răng trên lâm sàng và trong labo một cách chính xác và thuận tiện nhất.</p>Huỳnh Công Nhật NamKiều Quốc Thoại
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12299ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC TỪ THÁNG 04/2016 ĐẾN THÁNG 09/2017
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12300
<p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Đánh giá kết quả của siêu âm trong chẩn đoán gãy xương khó phát hiện như gãy xương sườn, tổn thương sụn xương, gãy dưới màng xương; Đánh giá hiệu quả của siêu âm trong nắn bó bột; Đánh giá hiệu quả của siêu âm trong các trường hợp hạn chế chỉ định X quang như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cần chụp X quang nhiều trong thời gian ngắn.<strong> Phương pháp: </strong>Nghiên cứu các bệnh nhân có chống chỉ định chụp X quang tuyệt đối hoặc tương đối (phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi, người già yếu, người hạn chế vận động); những bệnh nhân sau khi chụp X quang không phát hiện thấy tổn thương mà không phù hợp với triệu chứng lâm sàng; các bệnh nhân gãy xương nắn bó bột điều trị bảo tồn được điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ tháng 04/2016 đến hết tháng 09/2017. <strong>Kết quả:</strong> Có 46 ca gãy xương sườn chiếm tỷ lệ 70%, 12 ca bong sụn sườn chiếm tỷ lệ 18% và 08 ca gãy đầu dưới xương quay chiếm tỷ lệ 12%. Trong 66 ca, có 04 ca chống chỉ định chụp do bệnh nhân có thai. Có 04 ca bệnh nhân có thai nhưng vẫn được chỉ định chụp X quang. Có 36 trường hợp không phát hiện được trên X quang nhưng phát hiện được trên siêu âm chiếm tỷ lệ 85,71% và có 06 trường hợp âm tính trên Siêu âm chiếm tỷ lệ 14,29%. Trong 12 trường hợp trên lâm sàng chẩn đoán bong sụn sườn, kết quả X quang không phát hiện tổn thương. Khi siêu âm, có 07 trường hợp thấy rõ bong sụn sườn. Tỷ lệ phát hiện bệnh trên siêu âm là 91% (60/66 ca). <strong>Kết luận:</strong> Áp dụng siêu âm trong chẩn đoán và điều trị gãy xương là phương tiện khám và chẩn đoán có hiệu quả và phát hiện sớm các trường hợp gãy sụn sườn, xương sườn, góp phần chẩn đoán đầy đủ các trường hợp chấn thương ngực kín nghi có tổn thương xương và sụn sườn, mà các phương tiện khác như X quang và CT có thể bỏ sót.</p>Bùi Mạnh TiếnLâm Văn Nút
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12300XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA HỆ THỐNG KHÁNG NẤM ĐỒ TỰ ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12301
<p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Hiện nay nhiều hệ thống thực hiện kháng nấm đồ tự động đã được phát triển nhằm xác định tính nhạy cảm với thuốc kháng nấm, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh nguy cơ kháng thuốc. Trước khi ứng dụng vào thực hành xét nghiệm thường quy tại cơ sở y tế, hệ thống tự động này cần được xác nhận giá trị sử dụng theo qui định. <strong>Mục tiêu:</strong> Xác định độ tương đồng, độ tái lặp của hệ thống thực hiện kháng nấm đồ tự động Sensititre Aris YO10. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu thực nghiệm, thực hiện kháng nấm đồ trên các chủng vi nấm lâm sàng thường gặp và các chủng nấm chuẩn ATCC bằng hệ thống tự động Sensititre Aris YO10 (Thermofisher, Hoa Kỳ). Chín thuốc kháng nấm được thử nghiệm cho 5 loài vi nấm khác nhau trong nhóm Candida spp. Các chủng nấm Aspergillus spp và Crytococcus spp không được thực hiện do không có kết quả tham chiếu. Kết quả được so sánh, đối chiếu với kết quả kháng nấm đồ theo phương pháp vi pha loãng trên hệ thống tự động Vitek 2 (BioMerieux, Pháp). Các tiêu chuẩn cho độ tương đồng và độ tái lặp tuân theo hướng dẫn của Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm (CLSI M52-ED1). <strong>Kết quả: </strong>Kết quả kháng nấm đồ trên hệ thống Sensititre Aris YO10 đều đạt các tiêu chí đánh giá xác nhận giá trị sử dụng. Độ đồng thuận phân loại là 93,5%, đồng thuận bản chất là 96,8% với các kháng nấm Micafungin, Caspofungin, Voriconazole, Fluconazole và Amphotericin B. Ghi nhận một lỗi nghiêm trọng giữa kháng nấm Caspofungin với Candida glabrata. Tỷ lệ lỗi nhỏ là 5,8% và xảy ra ở đa số các kháng nấm được so sánh (ngoại trừ Fluconazole) với C. albicans, C. tropicalis, C. krusei và C. glabrata. Độ tái lặp của chín loại thuốc kháng nấm cho 5 chủng thử nghiệm đều đạt 100% với tất cả kháng nấm thử nghiệm. <strong>Kết luận:</strong> Hệ thống Sensititre Aris YO10 hoạt động hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu kháng nấm đồ cho vi nấm gây bệnh thường gặp, cũng như đủ điều kiện để áp dụng vào thực hành xét nghiệm vi sinh lâm sàng ở bệnh viện.</p>Nguyễn Minh HàĐặng Thu HươngNguyễn Quang Huy
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12301ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN KHÓ BẰNG ĐÈN SOI MỀM (FIBERSCOPE) CÓ DÙNG AN THẦN TỈNH Ở BỆNH NHÂN ÁP XE VÙNG HÀM MẶT KHÍT HÀM
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12302
<p>Mục tiêu nghiên cứu là đánh giá hiệu quả đặt nội khí quản (NKQ) khó bằng đèn soi ống mềm có dùng an thần tỉnh ở bệnh nhân áp xe vùng hàm mặt khít hàm. Nghiên cứu tiến cứu 76 bệnh nhân, chia 2 nhóm ngẫu nhiên: nhóm 1 dùng an thần tỉnh bằng propofol kết hợp gây tê thanh quản bằng lidocain 2% và nhóm 2 không dùng an thần mà chỉ gây tê thanh quản bằng lidocain 2%. Kết quả cho thấy đặc điểm áp xe vùng hàm mặt liên quan đến đặt NKQ khó ở hai nhóm (p > 0,05); mức độ an thần theo BIS ở nhóm 1 (80 < BIS < 90) thấp hơn (p = 0,001) so với nhóm 2 (90 < BIS < 100); mức độ rất tốt đặt NKQ theo Golf Berg nhóm 1 (89,50%) cao hơn (p = 0,001) so với nhóm 2 (57,90%); thời gian đặt NKQ nhóm 1 (31,34 ± 4,33 giây) nhanh hơn (p = 0,001) so với nhóm 2 (42,89 ± 10,04 giây); Như vậy, đặt NKQ khó bằng đèn soi ống mềm có dùng an thần tỉnh cho hiệu quả tốt hơn, thời gian nhanh hơn và an toàn ở người bệnh áp xe vùng hàm mặt khít hàm.</p>Nguyễn Quang BìnhNguyễn Văn LuânVũ Đức LongVũ Doãn Tú
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12302BƯỚC ĐẦU NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP DO TẮC TUẦN HOÀN NÃO TRƯỚC TẠI BỆNH VIỆN E
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12303
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá mối liên quan giữa hình ảnh cắt lớp vi tính não – mạch não với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc tuần hoàn não trước. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>40 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán NMN cấp do tắc tuần hoàn não trước được điều trị bằng can thiệp lấy huyết khối cơ học tại Bệnh viện E sau khi dùng tiêu sợi huyết. Mô tả đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính não – mạch não và đánh giá mối liên quan giữa hình ảnh cắt lớp vi tính não – mạch não với một số đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não cấp do tắc tuần hoàn não trước. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ nam/nữ =1,5/1. Tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ cao nhất là 75%, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hay gặp nhất 55%. Dấu hiệu giảm đậm độ nhân bèo và xóa dải băng thùy đảo là hai dấu hiệu thường gặp nhất trên cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc cản quang với tỷ lệ lần lượt là 64% và 52%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa điểm Glasgow, điểm NHISS, điểm MRC và điểm mRS với mức độ tuần hoàn bàng hệ với p < 0,05. <strong>Kết luận: </strong>CLVT não - mạch não có giá trị trong chẩn đoán NMN cấp do tắc tuần hoàn não trước.</p>Nguyễn Văn SangLê Thị NguyệtTrần Quang LụcNguyễn Minh ChâuTrần Phan Ninh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12303ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH X QUANG CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG ĐOẠN NGOÀI SỌ Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12304
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát đặc điểm hình ảnh X quang cắt lớp vi tính (XQCLVT) động mạch cảnh trong (ICA: internal carotid artery) đoạn ngoài sọ ở bệnh nhân nhồi máu não cấp (NMN). <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu hồi cứu mô tả loạt ca trên 50 bệnh nhân nhồi máu não cấp nhập viện và điều trị tại bệnh viện nhân dân 115 từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023. <strong>Kết quả: </strong>Đối tượng nghiên cứu gồm 35 nam, 15 nữ, tuổi trung bình là 64,76 ± 11,43 tuổi. Vị trí tổn thương NMN cấp thuộc vùng chi phối động mạch não giữa chiếm tỷ lệ 100% (60% bên phải, 40% bên trái). Tỷ lệ hẹp ICA đoạn ngoài sọ cùng bên với NMN cấp tăng dần từ đoạn xa (10%) đến đoạn giữa (20%) và cao nhất tại đoạn gần (hành cảnh chiếm 70%). Tỉ lệ các loại MXV vôi hoá, MXV mềm, và MXV hỗn hợp gần như tương đương nhau. Kích thước trung bình MXV là 4,81 ± 1,05 mm (bề dày); 20,16 ± 2,27 mm (dài). Các dấu hiệu nguy cơ cao của MXV thường gặp là: Bắt thuốc thành mạch (90%), Thâm nhiễm mỡ quanh thành mạch (86%), chỉ số tái cấu trúc (74%). Đường kính trung bình lòng mạch cùng bên NMN 1,62 ± 0,60 (mm) hẹp hơn so với đối bên NMN có đường kính trung bình là 4,74 ± 0,83 (mm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. <strong>Kết luận: </strong>Đặc điểm MXV, đặc biệt là MXV nguy cơ cao của ICA trên XQCLVT giúp tiên lượng được độ hẹp ICA, từ đó nâng cao chất lượng điều trị và dự phòng đột quỵ cho bệnh nhân.</p>Huỳnh TếNghiêm Phương ThảoNguyễn Đức Khang
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12304ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU CAN THIỆP BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2024 TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12305
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chăm sóc người bệnh sau can thiệp động mạch chi dưới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2024 và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau can thiệp. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>thiết kế nghiên cứu mô tả, tiến cứu. Chúng tôi thu thập 150 bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới được can thiệp nội mạch tại khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch, bệnh viện TƯQĐ 108 qua hồ sơ bệnh án, bảng kiểm trong can thiệp, và phỏng vấn bệnh nhân từ đó chúng tôi đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan kết quả chăm sóc người bệnh sau can thiệp. <strong>Kết quả nghiên cứu: </strong>Tuổi trung bình 71,9 ± 9,8, nam giới 66%. Tăng huyết áp 89,3%, đái tháo đường 43,3%, hút thuốc 35,3%, uống rượu bia 29,3%. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện sau can thiệp: đau cách hồi giảm từ 66% trước can thiệp xuống 15% trước ra viện, tăng khoảng cách đi bộ trên 200m từ 16,7% trước can thiệp lên 81,3% sau can thiệp. Mức độ đau (VAS) giảm từ 53,3% đau nhiều trước can thiệp xuống 25,3% đau nhiều trước ra viện. Lo âu vừa - nặng giảm từ 43,4% trước can thiệp xuống 23,4% trước ra viện. Kết quả chăm sóc mức tốt 80%, mức khá 20%. Nhóm người bệnh đái tháo đường có kết quả chăm sóc tốt hơn nhóm không đái tháo đường với OR (95% CI) 1,7 (0,7 – 3,9), p < 0,05. Người bệnh có chỉ số ABI >= 0,4 có kết quả chăm sóc tốt cao hơn OR (95% CI) 1,1 (0,5 – 2,9), p < 0,05. <strong>Kết luận: </strong>Chăm sóc sau can thiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Kết quả chăm sóc có liên quan đến các yếu tố như chỉ số ABI, đái tháo đường và thói quen hút thuốc.</p>Nguyễn Thị Thuý HằngTrần Thanh TuấnVũ Thị TámTrần Thị Thu ThuỷĐỗ Thị LoanĐặng Việt ĐứcNguyễn Thị Kim DungNguyễn Trọng Tuyển
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12305KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CÁC THÀNH PHẦN CARBON VÀ OXYGEN TRONG VẬT LIỆU NGÀ RĂNG SAU KHỬ KHOÁNG ĐỂ GHÉP Ổ RĂNG SAU KHI NHỔ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12306
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát sự thay đổi carbon và oxygen trong vật liệu ngà răng sau khi khử khoáng với ethylenediaminetetraacetic acid (EDTA) 10% tại các thời điểm. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Răng Hàm Mặt và Trung tâm Y Sinh học phân tử, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh cùng với Phòng công nghệ nano, Trung tâm nghiên cứu triển khai khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh từ tháng 11/2023 đến tháng 02/2024. Các răng khôn nguyên vẹn đạt yêu cầu được thu nhận, chia thành nhóm chân răng (CR) và nhóm nguyên răng (NR), và xử lý theo quy trình. Sau đó, răng được nghiền hoàn toàn với máy Smart Dentin Grinder, khử khoáng bằng EDTA 10% theo các mốc thời gian. Mẫu thu nhận được đóng gói, chụp phổ tán sắc năng lượng tia X để xác định khối lượng thành phần carbon và oxygen trong mẫu vật sau khử khoáng 2 phút, 10 phút, 60 phút (T60) và 24 giờ (T1440). Số liệu được xử lý với phần mềm SPSS bằng các phép kiểm phù hợp. <strong>Kết quả:</strong> Ở cả hai nhóm, khối lượng tuyệt đối của carbon được ghi nhận tăng dần theo thời gian khử khoáng từ T0 đến T60. Tại T1440, khối lượng tuyệt đối của carbon giảm đi so với tại T60 nhưng vẫn cao hơn tại T0. Tỷ lệ phần trăm carbon tăng dần từ T0 đến T1440 ở cả nhóm CR và nhóm NR. Sự thay đổi về tỷ lệ carbon có ý nghĩa thống kê ở cả hai nhóm. Đối với oxygen, khối lượng tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm khối lượng giảm dần theo thời gian khử khoáng ở cả hai nhóm CR và NR. Tuy nhiên, sự thay đổi khối lượng giữa các nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê. <strong>Kết luận: </strong>Khối lượng carbon gần như không bị tác động do quá trình khử khoáng trong khi khối lượng oxygen giảm dần theo thời gian. Sự thay đổi khối lượng của các nguyên tố này do tác động hoà tan hydroxyapatite trong cấu trúc mô răng</p>Lưu Quang VinhLê Hoàng Sơn
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12306ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH PEMPHIGUS THÔNG THƯỜNG THEO THANG ĐIỂM PEMPHIGUS DISEASE AREA INDEX (PDAI)
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12307
<p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá mức độ nặng bệnh pemphigus thông thường theo thang điểm PDAI (Pemphigus Disease Area Index) của bệnh nhân pemphigus thông thường và một số yếu tố liên quan. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Mô tả tiến cứu trên 82 bệnh nhân pemphigus thông thường mức độ nhẹ đến nặng theo thang điểm PDAI. So sánh sự khác biệt về điểm PDAI theo nhóm tuổi, giới, tình trạng điều trị thuốc ức chế miễn dịch toàn thân và đánh giá mối liên quan của điểm PDAI theo thời gian mắc bệnh. <strong>Kết quả: </strong>Theo thang điểm PDAI, có 12,2% bệnh nhân pemphigus thông thường có mức độ bệnh nhẹ, 30,49% bệnh nhân mức độ bệnh trung bình và 57,32% bệnh nhân mức độ bệnh nặng. Không có sự khác biệt về điểm PDAI tổng, PDAI da , PDAI niêm mạc giữa các nhóm tuổi: 20- 40 tuổi, từ 41-60 tuổi và ≥ 60 tuổi (p=0,7447, p=0,8014, p=0,5405, respectively) và giới tính nam nữ (p=0,4914, p=0,6900, p=0,1873, respectively). Không có sự khác biệt về điểm PDAI tổng, PDAI da , PDAI niêm mạc giữa nhóm bệnh nhân đã điều trị và chưa điều trị thuốc ức chế miễn dịch toàn thân (p=0,114, p=0,5496, p=0,0685, respectively). Có mối tương quan nghịch giữa điểm PDAI tổng và thời gian mắc bệnh (r=-0,24, p=0,0267).<strong>Kết luận: </strong>PDAI là thang điểm tin cậy và có giá trị trong đánh giá mức độ nặng của bệnh pemphigus thông thường. PDAI phân theo vùng gồm PDAI da, PDAI niêm mạc có tính đại diện tốt hơn chỉ dùng điểm PDAI tổng.</p>Qúach Thị Hà GiangTrần Thị HuyềnĐào Hữu GhiNguyễn Thị Thanh ThùyPhạm Thị Lan
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12307NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC CHỈ SỐ HUYẾT HỌC MÁU CUỐNG RỐN VÀ MÁU NGOẠI VI TRONG NHIỄM KHUẨN SƠ SINH SỚM
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12308
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu mối tương quan của một số chỉ số huyết học giữa máu cuống rốn với máu ngoại vi trong nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (NKSSS). <strong>Đối tượng, phương</strong><strong> pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 83 trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ NKSSS được sinh ra tại Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trường Đaị học Y-Dược Huế, từ tháng 06/2023 đến tháng 06/2024. Máu cuống rốn được thu thập và xét nghiệm ngay sau sinh. Theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng trong 72 giờ, sau đó chia thành 2 nhóm: 1) nhóm NKSSS (n=40) và 2) nhóm không NKSSS (n=43). <strong>Kết quả:</strong> Triệu chứng lâm sàng NKSSS hay gặp gồm thở nhanh (77,5%), rút lõm lồng ngực (57,6%), nôn (40,0%), bú kém (32,5%), vàng da sớm trong 24h đầu sau sinh (75,6%). Số lượng bạch cầu (BC), số lượng hồng cầu, nồng độ Hemoglobin (Hb), Hematocrit (Hct) và số lượng tiểu cầu (TC) trong máu cuống rốn nhóm trẻ NKSSS lần lượt là 12,65 ± 6,38 G/l; 4,29 ± 0,52 T/l; 152,77± 19,12 g/l; 46,89± 5,77%; 198,98 ± 96,74 G/l. Có mối tương quan thuận mức độ chặt chẽ về các chỉ số số lượng BC, BC trung tính, BC lympho, Hb, MCV, Hct, số lượng TC giữa máu cuống rốn và máu ngoại vi trong nhóm trẻ NKSSS (p < 0,001). <strong>Kết luận: </strong>Triệu chứng lâm sàng NKSSS đa dạng, có thể sử dụng máu cuống rốn thay thế máu ngoại vi trong thực hành lâm sàng theo dõi NKSSS.</p>Nguyễn Thị Thanh BìnhPhạm Thị NyTrương Thị Diệp AnhTrương Quang VinhLê Phan Minh TriếtTrần Bình ThắngTrần Bình Thắng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12308BÁO CÁO CA LÂM SÀNG HỘI CHỨNG GIẢM THÔNG KHÍ TRUNG TÂM MẮC PHẢI Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SAU PHẪU THUẬT U NÃO HỐ SAU
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12309
<p>Hội chứng giảm thông khí trung tâm do đột biến gen PHOX2B gặp ở trẻ sơ sinh gây ra tình trạng mất phản xạ tự thở. Tình trạng này rất hiếm gặp ở người trưởng thành, và có thể xảy ra sau các phẫu thuật vùng não hố sau gần trung tâm hô hấp. Đây là một biến chứng nghiêm trọng và có thể gây tử vong nếu không được quản lí phù hợp. Chúng tôi báo cáo một ca bệnh nam giới 39 tuổi, có thể thở bình thường theo lệnh nhưng mất phản xạ tự thở sau phẫu thuật vi phẫu cầm máu và lấy khối u vùng não thất IV. Bệnh nhân được mở khí quản và điều trị bằng một số thuốc kích thích hô hấp nhưng không hiệu quả. Bệnh nhân sau đó được chuyển về tuyến y tế cơ sở trong tình trạng phụ thuộc máy thở. Ca bệnh đã đặt ra nhiều thách thức trong việc tiên lượng, quản lí và tìm ra giải pháp cho những bệnh nhân mắc phải hội chứng này</p>Nguyễn Bá TưVũ Văn KhâmNguyễn Toàn Thắng
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12309 ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THẮT LƯNG ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT CỘT SỐNG LỐI BÊN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12310
<p><strong>Mục tiêu</strong><strong>: </strong>Đánh giá một số chỉ số giải phẫu của động mạch thắt lưng trên cắt lớp vi tính 64 lát cắt ứng dụng trong phẫu thuật hàn xương liên thân đốt cột sống lối bên. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> 62 bệnh nhân được chụp cắt lớp vi tính 64 lát cắt dựng hình 3D mạch máu và cột sống. Đánh giá nguồn gốc, số lượng hay bất thường của các nhánh của động mạch thắt lưng. Với mỗi động mạch thắt lưng tiến hành đo góc tạo bởi hướng của động mạch thắt lưng đi vào thân đốt sống và bờ trước thân đốt sống, đo khoảng cách động mạch thắt lưng tới bờ trên và bờ dưới đốt sống tại ¼ trước thân đốt sống, xác định vị trí động mạch thắt lưng theo các Typ I đến IV tại vị trí vùng I tới IV. <strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Tất cả các động mạch thắt lưng đều xuất phát từ động mạch chủ bụng. Tỷ lệ động mạch thắt lưng xuất hiện cao ở L1 đến L4 nhưng với L5 chỉ xuất hiện ở 16.1%. Khoảng cách từ động mạch thắt lưng tới bờ trên so với bờ dưới đốt sống ở vị trí L1 và L2 cao hơn và ở L4, L5 thấp hơn. Không gặp Typ 1 tại vị trí vùng II và III của các đốt sống từ L1 đến L5. Typ IV ở vùng II và III chỉ gặp ở 13/58 bệnh nhân L1, 18/62 bệnh nhân L2, 17/62 bệnh nhân L3, 23/55 bệnh nhân L4 và 2/10 bệnh nhân L5. <strong>Kết luận</strong><strong>:</strong> Vùng an toàn hạn chế tổn thương với động mạch thắt lưng khi phẫu thuật hàn xương liên thân đốt đường bên trong quá trình đặt miếng ghép nhân tạo là vùng II và III. Kim cố định nên được đặt ở gần bờ trên đốt sống ở L1-L2 -L3 và bờ dưới đốt sống ở L4 và L5.</p>Dương Đức HùngĐinh Ngọc Sơn
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12310KẾT QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BỔ SUNG DINH DƯỠNG ĐƯỜNG UỐNG TRONG THỜI GIAN NẰM VIỆN Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA NỘI TIM MẠCH VÀ KHOA HÔ HẤP BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12311
<p>Nghiên cứu này đánh giá kết quả can thiệp dinh dưỡng bằng phương pháp bổ sung dinh dưỡng đường uống trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội Tim mạch và Khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Chúng tôi bổ sung sản phẩm dinh dưỡng đường uống với mức năng lượng 400-500 kcal và 16-20g đạm mỗi ngày cho 73 người bệnh tại Khoa Tim mạch, Khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Trong thời gian nghiên cứu chúng tôi thu thập và theo dõi số liệu nhân trắc, chỉ số cận lâm sàng của người bệnh tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy nồng độ prealbumin máu của người bệnh tăng 3,1 ± 5,2 mg/dL. Tỉ lệ bệnh nhân đạt nhu cầu năng lượng khuyến nghị (≥ 25kcal/kg/ngày) là 78,1% trong đó năng lượng và đạm tiêu thụ trung bình lần lượt là 30,8 ± 8,6 kcal/kg/ngày, 1,3 ± 0,4 g/kg/ngày. Bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh nguy cơ suy dinh dưỡng trong thời gian nằm viện là một phương pháp khả thi giúp tăng khẩu phần năng lượng, đạm và giúp cải thiện kết quả xét nghiệm đạm của người bệnh.</p>Nguyễn Thị Thanh NhànSơn Thị OanhĐặng Ngọc Tường VânLâm Vĩnh Niên
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12311KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ RÒ HẬU MÔN PHỨC TẠP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12312
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị rò hậu môn phức tạp (RHMPT) tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2018-2023. <strong>Phương pháp</strong> <strong>nghiên </strong><strong>cứu:</strong> mô tả cắt ngang trên 67 bệnh nhân RHMPT tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. <strong>Kết quả:</strong> tuổi trung bình 43,15±18,07; nam chiếm 76,1%. Đường rò IIb chiếm 82,1%, đường rò IIc 17,9%. Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ đường rò và khâu bán phần cơ thắt là 82,1%; khoét bỏ đường rò và kết hợp Seton cho 12 bệnh nhân (chiếm 17,9%). Biến chứng chảy máu là 49,3%; tự chủ hậu môn ở mức độ 0 là 98,5%; đau hậu môn sau phẫu thuật mức độ nhẹ 97,0%. Thời gian nằm viện trung bình 6,82 ± 3,63 ngày. Liền sẹo sau phẫu thuật 3 tháng 100,0%; thời gian liền sẹo trung bình 9,66 ± 9,84 tuần. Hẹp hậu môn sau phẫu thuật 4,5%; rò tái phát 9,0%. Kết quả phẫu thuật: loại tốt 89,6%; trung bình 10,4%. <strong>Kết luận: </strong>kết quả phẫu thuật điều trị RHMPT tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên giai đoạn 2018-2023 đạt tỷ lệ thành công cao</p>Nguyễn Thế SángTrần Đức Quý
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12312NỒNG ĐỘ LACTATE MÁU TRONG DỰ ĐOÁN KẾT CỤC NỘI VIỆN CỦA BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12313
<p><strong>Tổng quát:</strong> Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) với biến cố đợt cấp của bệnh là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu toàn cầu. Một số nghiên cứu gần đây ghi nhận mối liên quan giữa lactate máu và kết cục lâm sàng của bệnh nhân đợt cấp BPTNMT. Nồng độ lactate máu tăng có thể là yếu tố góp phần tiên lượng kết cục xấu của bệnh. <strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu nhằm xác định điểm cắt và giá trị của nồng độ lactate máu trong dự đoán kết cục nội viện của bệnh nhân đợt cấp BPTNMT. <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu đoàn hệ trên 136 bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện tại khoa Cấp cứu và khoa Hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 03/2024 đến tháng 08/2024. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình của nghiên cứu là 69,8 ± 11,1 tuổi, đa số là nam giới (90,4%) và 72,1% có tiền sử hút thuốc lá. Phần lớn bệnh nhân có đợt cấp BPTNMT ở mức độ trung bình đến nặng (99,3%). Nồng độ lactate máu có trung vị là 2 mmol/L (KTPV: 1,3 - 2,7), tỷ lệ tăng lactate máu là 50%. Không có khác biệt về tuổi, giới, BMI, CRP và sốt giữa hai nhóm có và không có tăng lactate máu. Nhịp tim trung bình, đường huyết, tỷ số neutrophil/lymphocyte ở nhóm lactate máu tăng cao hơn nhóm lactate máu không tăng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điểm cắt tối ưu trong dự đoán kêt cục tử vong nội viện của lactate máu là 2,0 mmol/L, AUC là 0,84 (KTC 95% (0,77 - 0,9), p<0,05), độ nhạy 93,5%, độ đặc hiệu 62,5%. Trong dự đoán kết cục thở máy, điểm cắt tối ưu của lactate máu là 1,7 mmol/L, AUC là 0,94 (KTC 95% (0,89 - 0,98), p<0,05), độ nhạy 94,7%, độ đặc hiệu 81,7%. Lactate máu tăng là yếu tố độc lập dự đoán kết cục tử vong nội viện, bệnh nhân có lactate máu tăng có nguy cơ tử vong cao gấp 7,44 lần so với nhóm lactate máu không tăng (OR = 7,44, p = 0,018). <strong>Kết luận:</strong> Nồng độ lactate máu có mối liên quan có ý nghĩa với các kết cục nội viện gồm thở máy và tử vong ở bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nhập viện. Đây không chỉ là yếu tố quan trọng trong dự đoán kết cục nội viện mà còn là một xét nghiệm dễ tiếp cận và theo dõi.</p>Hoàng Thị NhungTrần Hà UyênNguyễn Hoàng Minh ThảoVũ Hoài NamĐoàn Lê Minh Hạnh
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12313HIỆU QUẢ KẾT HỢP LIỆU PHÁP TÁC VỤ NHÓM TRONG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG HÀ NỘI
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12314
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả kết hợp liệu pháp tập tác vụ nhóm trong phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. <strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng trên 64 bệnh nhân, được chia làm hai nhóm can thiệp và nhóm chứng được can thiệp và đánh giá sau 4 tuần và 8 tuần. <strong>Kết quả:</strong> Nhóm tập liệu pháp tác vụ nhóm có cải thiện nguy cơ ngã tốt hơn nhóm chứng với điểm thay đổi TUG lần lượt là 4,72 ± 2,76 giây sau 4 tuần, 7,38 ± 2,76 giây sau 8 tuần và 2,66 ± 2,76 giây sau 4 tuần tiếp tục can thiệp đến 8 tuần (p<0,05). Nhóm tập liệu pháp tác vụ nhóm có cải thiện thăng bằng thông qua điểm BBS tốt hơn nhóm chứng, (p<0,05). Tốc độ đi lại cải thiện cao hơn ở nhóm can thiệp (p<0,01). Cùng với đó, độ bền khi đi bộ của nhóm can thiệp cũng được cải thiện với quãng đường đi được tăng hơn giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng (p<0,01). <strong>Kết luận:</strong> Sau can thiệp PHCN vận động kết hợp tập tác vụ nhóm ở 64 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não tại bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội sau 8 tuần can thiệp, chúng tôi nhận thấy có sự cải thiện điểm BBS, thời gian đứng dậy và đi trước và sau can thiệp TUG, cải thiện tốc độ đi bộ 10 mét và sự cải thiện quãng đường đi được trong nghiệm pháp đi bộ 2 phút của nhóm can thiệp tốt hơn nhóm chứng.</p>Phạm Văn MinhPhan Thị Kiều LoanLý Thị Lan Hương
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12314ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN DÁN CỦA NHỰA MỀM ĐỆM HÀM KHI PHỐI HỢP VỚI TINH DẦU HƯƠNG NHU TRẮNG Ở CÁC NỒNG ĐỘ KHÁC NHAU
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12315
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát độ bền dán của nhựa mềm đệm hàm khi phối hợp với tinh dầu hương nhu trắng ở các nồng độ khác nhau. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>30 mẫu nhựa mềm đệm hàm kết hợp tinh dầu hương nhu trắng. Thử nghiệm được tiến hành để đánh giá sự thay đổi độ bền dán thông qua so sánh lực bóc tách giữa bề mặt nhựa acrylic và nhựa mềm đệm hàm phối hợp với tinh dầu hương nhu trắng ở 3 nhóm nồng độ: 0% (nhóm chứng), 1% (nhóm 1), 2% (nhóm 2) tại thời điểm 1 ngày và 7 ngày sau khi tạo mẫu<strong>. Kết quả:</strong> Độ bền dán giữa nhựa mềm đệm hàm không kết hợp với tinh dầu hương nhu trắng và nhựa acrylic sau 7 ngày không có sự khác biệt giữa 3 nhóm nghiên cứu. Trong khi đó, độ bền dán với nhựa acrylic của nhóm 1 và nhóm 2 giảm có ý nghĩa thống kê giữa ngày thứ 1 và ngày thứ 7<strong>. Kết luận: </strong>Tinh dầu hương nhu trắng trộn với nhựa mềm đệm hàm làm tăng độ bền dán với nhựa acrylic sau 1 ngày nhưng không làm ảnh hưởng đến độ bền dán sau 7 ngày trùng hợp</p>Đoàn Minh TríTrương Thị Lục Phường
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12315ĐẶC ĐIỂM CỘNG HƯỞNG TỪ PHÂN BIỆT VIÊM THÂN SỐNG ĐĨA ĐỆM DO VI TRÙNG LAO VÀ VI TRÙNG SINH MỦ
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12316
<p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định các đặc điểm hình ảnh học cộng hưởng từ trong phân biệt viêm thân sống đĩa đệm do vi trùng lao và vi trùng sinh mủ. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca, so sánh các đặc điểm cộng hưởng từ trên 35 bệnh nhân viêm thân sống đĩa đệm do vi trùng lao và 32 bệnh nhân viêm thân sống đĩa đệm do vi trùng sinh mủ từ tháng 06 năm 2019 đến hết tháng 06 năm 2024 tại Bệnh viện Nhân Dân 115. <strong>Kết quả: </strong>Ở nhóm bệnh nhân viêm thân sống đĩa đệm do vi trùng lao, vị trí tổn thương nhiều ở cột sống ngực, mất đường cong sinh lý cột sống, phá hủy nghiêm trọng thân đốt sống, tổn thương nhiều hơn 2 thân sống, áp xe cạnh sống có thành mỏng và bắt thuốc đều. Ngược lại ở nhóm bệnh nhân viêm thân sống đĩa đệm do vi trùng sinh mủ, chúng tôi ghi nhận vị trí tổn thương nhiều ở cột sống thắt lưng, phần lớn bảo tồn đường cong sinh lý cột sống, bảo tồn tốt thân đốt sống, thành áp-xe dày không đều. Các đặc điểm này khác nhau giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Riêng đặc điểm độ hủy đĩa đệm ghi nhận nhóm bệnh nhân viêm thân sống đĩa đệm do vi trùng lao có dộ hủy đĩa đệm cao so với nhóm còn lại, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. <strong>Kết luận: </strong>Cộng hưởng từ cột sống là một phương pháp hình ảnh học cung cấp các dữ liệu quan trọng giúp phân biệt hai tác nhân gây bệnh viêm thân sống đĩa đệm.</p>Âu Dương Mỹ VânHuỳnh Quang Huy
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12316ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN
https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/12317
<p>35 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật nội soi lối sau tại bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà nội từ 01/2023 - 12/2023. Trong quá trình khảo sát có 05 trường hợp bệnh nhân không đến khám lại. Kết quả khảo sát được đánh giá sau mổ sớm và sau mổ 3 tháng. Tỉ lệ hồi phục được đánh giá dựa theo thang điểm JOA và tỉ lệ hồi phục RR thu được nhiều kết quả khả quan ở cả 2 nhóm bệnh nhân có chẩn đoán bệnh lý rễ và bệnh lý tủy. Tỉ lệ RR trước và sau mổ diễn tiến khá tốt sau mổ sớm là 2,8% bệnh nhân tái khám sau 3 tháng tỉ lệ này là 13,4%.</p>Phạm Văn DươngDương Trung Kiên
Copyright (c) 2024
2024-12-202024-12-20545210.51298/vmj.v545i2.12317