Tạp chí Y học Việt Nam https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj <p><strong>1. T&ecirc;n cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy ph&eacute;p hoạt động b&aacute;o in (b&aacute;o in, tạp ch&iacute; in):</strong></p> <p><strong>Tổng hội Y học Việt Nam</strong></p> <p><strong>Địa chỉ:</strong> 68A B&agrave; Triệu, Ho&agrave;n Kiếm, H&agrave; Nội</p> <p><strong>Điện thoại:</strong> 024 39431866&nbsp;</p> <p><strong>2. T&ocirc;n chỉ, mục đ&iacute;ch:</strong></p> <p>- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng; ch&iacute;nh s&aacute;ch, ph&aacute;p luật của Nh&agrave; nước về y học;</p> <p>- Phổ biến những th&agrave;nh tựu khoa học, c&ocirc;ng tr&igrave;nh nghi&ecirc;n cứu, kiến thức khoa học trong nước v&agrave; quốc tế về nghiệp vụ y tế.</p> <p><strong>3. Đối tượng phục vụ: </strong>Hội vi&ecirc;n Tổng hội Y học Việt Nam, c&aacute;c c&aacute;n bộ y tế, sinh vi&ecirc;n y, dược v&agrave; bạn đọc quan t&acirc;m.</p> <p><strong>4. Thể thức xuất bản: </strong>Ấn phẩm in</p> <p><strong>5. Ấn phẩm ch&iacute;nh:</strong></p> <p>- T&ecirc;n gọi: Tạp ch&iacute; Y học Việt Nam.</p> <p>- Ng&ocirc;n ngữ thể hiện: Tiếng Việt, tiếng Anh.</p> <p>- Kỳ hạn xuất bản: 02 kỳ/th&aacute;ng tiếng Việt v&agrave; 02 kỳ/năm tiếng Anh.</p> <p>- Thời gian ph&aacute;t h&agrave;nh: Ng&agrave;y 15&amp;30 h&agrave;ng th&aacute;ng;</p> <p>- Khu&ocirc;n khổ: 19cmx27cm;</p> <p>- Số trang: 250 trang kỳ tiếng Việt v&agrave; 180 trang kỳ tiếng Anh.</p> <p>&nbsp;</p> vi-VN tapchiyhocvietnam@gmail.com (Tạp chí Y học Việt Nam) tiendungvma@gmail.com (Nguyễn Tiến Dũng) Sun, 16 Jun 2024 08:07:58 +0000 OJS 3.2.1.1 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT XƠ CỨNG VẬT HANG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9986 <p>Bệnh xơ cứng vật hang (XCVH) là một bệnh lý do hình thành các mảng xơ ở dương vật (DV). Bệnh có thể gây cong gập DV, gây đau và làm cản trở sinh hoạt tình dục của bệnh nhân. Những người bệnh XCVH trong giai đoạn mạn tính có hoặc không có rối loạn cương dương (RLCD) thì phẫu thuật (PT) là lựa chọn điều trị số một nhằm làm thẳng DV, bảo vệ hoặc khôi phục chức năng cương dương, duy trì chu vi chiều dài DV. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điểu trị XCVH còn thấp, chưa có số liệu thống kê cũng như nghiên cứu về bệnh lý này cũng như những kết quả qua điều trị bệnh. <strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả điều trị bệnh xơ cứng vật hang bằng phương pháp phẫu thuật tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả, đánh giá kết quả sau mổ ít nhất 6 tháng của 33 bệnh nhân XCVH được điều trị PT tại Trung tâm Nam học – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ tháng 01/2017 đến tháng 06/2022. <strong>Kết quả:</strong> Sau mổ có sự cải thiện về chức năng cương dương và độ cong DV, với điểm IIEF-5 trung bình là 18,6 ±5,6 điểm, độ cong DV trung bình là 6,8 ± 9,9 độ. Chiều dài DV ngắn hơn so với trước mổ là: 1,9±1,0cm. Một số biến chứng muộn sau mổ xuất hiện như giảm cảm giác DV, cộm nốt chỉ dưới da, xuất tinh chậm, tuy nhiên tỷ lệ ít. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng và rất hài lòng với PT đạt 87,9%. <strong>Kết luận:</strong> Mức độ hài lòng của bệnh nhân sau PT có thể chấp nhận được. Tuy nhiên cần giải thích kỹ cho bệnh nhân trước mổ về một số nguy cơ của PT như ngắn DV, rối loạn cương dương.</p> Trần Hồng Quân, Nguyễn Quang Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9986 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2021 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9989 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Nhận xét một số đặc điểm về chẩn đoán và điều trị bệnh nhân viêm cột sống dính khớp tại trung tâm Cơ Xương Khớp- bệnh viện Bạch Mai. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang trên 633 hồ sơ bệnh án (lượt điều trị) của 218 bệnh nhân viêm cột sống dính khớp trong thời gian từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 12 năm 2021. <strong>Kết quả: </strong>trong 218 bệnh nhân viêm cột sống dính khớp, tỉ lệ nam/nữ là 4,9/1; tuổi trung bình 28,8 ± 10,8; thời gian mắc bệnh trung bình 4,0 ± 4,4 năm. Tỉ lệ bệnh nhân viêm cột sống dính khớp thể hỗn hợp chiếm 77,6% so với thể cột sống 19,7% và thể ngoại vi 2,7%. Trung bình mỗi bệnh nhân nhập viện 2,9 lượt trong năm 2021 trong đó tỉ lệ bệnh nhân có số lần điều trị trên 5 lần chỉ chiếm 10,1%. Trong 218 bệnh nhân, có 173 (79,4%) bệnh nhân được điều trị thuốc sinh học, trong đó nhóm thuốc ức chế TNF alpha (adalimumab, infliximab, golimumab) có tỉ lệ 59,6%, còn lại là nhóm ức chế interleukin 17A (secukinumab) (40,4%). <strong>Kết luận:</strong> viêm cột sống dính khớp chủ yếu gặp ở nhóm đối tượng nam trẻ tuổi, thể bệnh thường gặp là thể hỗn hợp. Số lần nhập viện điều trị trong năm thấp, tỉ lệ được điều trị thuốc sinh học cao, trong đó chủ yếu được điều trị nhóm thuốc kháng TNF alpha.</p> Bùi Hải Bình, Phạm Kim Linh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9989 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT GAN THEO GIẢI PHẪU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN TẠI BỆNH VIỆN K https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9991 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Phẫu thuật triệt căn được khuyến cáo là phương pháp điều trị hiệu quả giúp cải thiện thời gian sống thêm đối với ung thư đường mật trong gan. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu điều trị ung thư đường mật trong gan. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 33 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu có kết quả giải phẫu bệnh là ung thư đường mật trong gan tại khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ - Bệnh viện K từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình là 58.8 ± 11.1 tuổi. 18.2% bệnh nhân có tiền sử viêm gan B và C. Tất cả bệnh nhân có chức năng gan trước mổ tốt (Child A 100%). Cắt gan phải chiếm 42.4% trường hợp, cắt gan trái chiếm 57.6% trường hợp. Thời gian nằm viện trung bình sau mổ là 15.7 ± 12 ngày. 18.1% bệnh nhân có biến chứng sau mổ, gồm suy gan sau mổ (3.0%), cổ chướng (9.1%), nhiễm khuẩn huyết (3.0%) và viêm phổi (3.0%). Không có tử vong sớm sau mổ. Di căn hạch gặp ở 45.5% trường hợp. <strong>Kết luận:</strong> Phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu là phương pháp an toàn và hiệu quả điều trị ung thư đường mật trong gan với tỷ lệ tai biến sớm sau mổ thấp.</p> Trương Mạnh Cường, Phạm Thế Anh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9991 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 BỆNH VIÊM LỢI TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9992 <p>Đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) là một rối loạn chuyển hóa thường gặp nhất trong thai kỳ và có xu hướng gia tăng. Viêm lợi (VL) trên nhóm thai phụ mắc ĐTĐTK hiện chưa được nghiên cứu và báo cáo tại Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích mô tả thực trạng bệnh viêm lợi trên nhóm PNMT có ĐTĐTK và phân tích các yếu tố liên quan đến bệnh viêm lợi trên nhóm đối tượng. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>nghiên cứu mô tả&nbsp; cắt ngang, tiến hành trên 100 PNMT được chẩn đoán ĐTĐTK tại khoa Khám Bệnh Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ tháng 6 năm 2023 – tháng 12 năm 2023. Các chỉ số lâm sàng đánh giá bao gồm: Chỉ số lợi (GI), Chỉ số vệ sỉnh răng miệng (OHI-S), Chỉ số mất bám dính lâm sàng (CAL), Độ sâu túi lợi (PD), Chỉ số chảy máu khi thăm khám (%BOP). Số liệu được thống kê và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 và Minitab 18.0. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ lợi lành mạnh trên nhóm PNMT mắc ĐTĐTK là 8%, tỷ lệ mắc viêm lợi chiếm 92%, trong đó viêm lợi nặng chiếm 26% và có 22% các thai phụ có dấu hiệu của mất bám dính. <strong>Kết luận: </strong>Viêm lợi trên nhóm PNMT mắc ĐTĐTK có tỷ lệ mắc rất cao, và có xu hướng gia tăng theo tuổi thai, bị ảnh hưởng bởi nồng độ glucose trong máu và tình trạng vệ sinh răng miệng. Cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề chăm sóc vệ sinh răng miệng cho nhóm PNMT có ĐTĐTK để giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh quanh răng và viêm lợi trên nhóm đối tượng này.</p> Trịnh Đình Hải, Bùi Danh Lưu Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9992 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9994 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp gối toàn phần tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu không đối chứng trên 40 bệnh nhân với 41 khớp gối thay sử dụng loại khớp có xi măng không thay diện sụn bánh chè, không cắt khe lồi cầu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ năm 2019 đến 2022. <strong>Kết quả: </strong>Đa số bệnh nhân ở độ tuổi từ 60 đến 69 tuổi (57,5%), trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn (77,5%); nhóm bệnh nhân thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ cao hơn (57,5%); không có sự khác biệt giữa bên khớp gối được thay khi tỉ lệ thay bên trái và bên phải tương đương nhau. Kết quả giảm đau tốt cho người bệnh đạt 65,9%, phục hồi với khả năng đi lại tốt đạt 92,5%. <strong>Kết luận:</strong> Thoái hóa khớp gối giai đoạn nặng khiến bệnh nhân đau, hạn chế chức năng vận động và đời sống của bệnh nhân. Thay khớp gối có xi măng không cắt khe lồi cầu mang lại hiệu quả giảm đau và phục hồi chức năng đi lại sớm và tốt cho bệnh nhân, qua đó nâng cao đời sống cá nhân của bênh nhân.</p> Vũ Trường Thịnh, Nguyễn Văn Hùng, Đỗ Văn Minh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9994 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG HỆ THỐNG SỌ MẶT CỦA TRẺ TỪ 7 ĐẾN 13 TUỔI TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9996 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định đặc điểm tăng trưởng hệ thống sọ mặt của trẻ em Việt Nam trong giai đoạn từ 7 đến 13 tuổi. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mẫu nghiên cứu là 691 phim sọ nghiêng của 287 trẻ em thỏa điều kiện. Các phim sọ nghiêng được chụp với cùng một kỹ thuật bởi một kỹ thuật viên để hạn chế tối đa sự sai lệch do các yếu tố chủ quan. Các phim được vẽ lại trên giấy chuyên dụng của chỉnh hình, xác định các điểm chuẩn và đo đạc khoảng cách, góc độ bởi nghiên cứu viên. Các điểm chuẩn xác định bao gồm: điểm S (Sella turcia), điểm N (Nasion), điểm Ba (Basion), điểm ANS (Anterior nasal spine), điểm A, điểm B, điểm Gn (Gnathion), điểm Me (Menton) và điểm Go (Gonion). Từ các điểm chuẩn này, các nhóm biến số đại diện cho kích thước của các vùng thuộc hệ thống sọ mặt được đo đạc bao gồm: nền sọ, xương hàm trên, xương hàm dưới, chiều cao các tầng mặt. Các kết quả được xử lý thống kê với mức khác biệt có ý nghĩa là p &lt; 0,05. <strong>Kết quả:</strong> Trong giai đoạn 7 đến 13 tuổi, các giá trị khoảng cách và góc độ đều có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê, ngoại trừ góc nền sọ Ba-S-N. Tỉ lệ chiều cao và chiều dài của các kích thước có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê theo một chiều hướng. Trong giai đoạn này, phức hợp sọ mặt có sự tăng trưởng cả ba chiều không gian. Trong đó, chiều dài xương hàm dưới và chiều cao tầng sau mặt là hai giá trị tăng nhiều nhất. Chiều dài nền sọ trước là giá trị ít có sự thay đổi nhất. <strong>Kết luận:</strong> Các thành phần của phức hợp sọ mặt đều có sự thay đổi kích thước đáng kể trong giai đoạn 7-13 tuổi. Tỉ lệ các thành phần cũng có sự thay đổi, cho thấy mỗi thành phần trong phức hợp sọ mặt có sự thay đổi hình dạng khuôn mặt.&nbsp;</p> Đống Thị Kim Uyên, Lê Hoàng Sơn Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9996 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 VAI TRÒ HỘI CHẨN ĐA MÔ THỨC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG T3, DIỆN CẮT VÒNG QUANH ÂM TÍNH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9998 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Nhiều trung tâm ở Việt Nam, ung thư trực tràng (UTTT) T3 thường được chỉ định phẫu thuật trước, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sự tham gia của Hội đồng hội chẩn đa mô thức, từ đó kết quả điều trị có thể không đạt được như mong đợi. <strong>Phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu đoàn hệ, theo dõi dọc những người bệnh được chẩn đoán carcinôm tuyến nguyên phát của trực tràng giai đoạn T3a/b/c, diện cắt vòng quanh (DCVQ) âm tính được hội chẩn đa mô thức tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 12/2021- 12/2023. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ phương pháp phẫu thuật triệt để được thực hiện đúng như dự định ban đầu là 95,7%. Tỷ lệ mạc treo trực tràng (MTTT) toàn vẹn và tỷ lệ DCVQ trên giải phẫu bệnh dương tính lần lượt là 96,4% và 2,9%. <strong>Kết luận:</strong> Hội chẩn đa mô thức và chỉ định phẫu thuật trước đối với các trường hợp u trực tràng ít xâm lấn như u T3, DCVQ âm tính bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan.</p> Trần Xuân Hùng, Trần Đức Huy, Nguyễn Hữu Thịnh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/9998 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, XÉT NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI DO MYCOPLASMA PNEUMONIAE Ở TRẺ EM https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10000 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm viêm phổi do M. pneumoniae ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ 01/09/2020 – 30/08/2022 và nhận xét kết quả điều trị ở những bệnh nhân trên. <strong>Đối tượng:</strong> 165 bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi do M. pneumoniae. <strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi mắc bệnh trung bình là 4,08 ± 2,11 tuổi, trong đó nữ 93 (56,4%), nam 72 (43,6%) với tỉ lệ nam/nữ là 1,28. Bệnh xảy ra quanh năm. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu: ho 143/165 (92,1%), sốt 99/165 (60%), nghe phổi có ran ẩm 104/165 (63%), ran rít 65/165 (39,4%). Xét nghiệm: máu ngoại vi có tăng bạch cầu 127/165 (77%) và CRP huyết thanh tăng 81/165 (49,1%). 128/165 (77,6%) trẻ được điều trị bằng macrolid, thời gian nằm viện trung bình là 10,2 ± 7,4 ngày, kết quả 157/165 (95,2%) bệnh nhi khỏi bệnh, không ghi nhận trường hợp tử vong. <strong>Kết luận:</strong> Bệnh không bị giới hạn bởi sự thay đổi theo mùa và có thể ảnh hưởng đến mọi trẻ vào bất kỳ tháng nào trong năm. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho và sốt. Triệu chứng thực thể phổ biến là ran ẩm ở phổi. Về xét nghiệm, đa số có bạch cầu trong máu ngoại vi tăng. Macrolid là kháng sinh phổ biến được dùng trong điều trị. Tỉ lệ khỏi bệnh cao, không có trường hợp tử vong.&nbsp;</p> Phan Thị Thu Minh, Nguyễn Ngọc Sáng, Lê Thị Hồng Hanh, Bùi Tú Hoa, Phan Khắc Tùng Dương, Nguyễn Thái Hà Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10000 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN CHẠY THẬN NHÂN TẠO ĐỊNH KỲ ĐƯỢC CHỤP ĐỘNG MẠCH VÀNH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10003 <p><strong>Giới thiệu:</strong> Bệnh động mạch vành (ĐMV) làm tăng nguy cơ tử vong cả ngắn hạn và dài hạn ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối (BTMGĐC) chưa hay đã điều trị thay thế thận. Tỷ lệ bệnh ĐMV ở bệnh nhân lọc máu cao, ước tính khoảng 40-50%<sup>6</sup>. Thật không may, việc giảm tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV trên bệnh nhân chạy thận nhân tạo (CTNT) định kỳ gặp nhiều khó khăn do tổn thương rất phức tạp. <strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Khảo sát đặc điểm tổn thương ĐMV ở bệnh nhân CTNT định kỳ được chụp ĐMV. <strong>Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả hồi cứu được thực hiện trên bệnh nhân CTNT định kỳ được chụp ĐMV tại khoa Tim mạch can thiệp bệnh viện Nguyễn Tri Phương. <strong>Kết quả:</strong> Hồi cứu hồ sơ 06 năm từ tháng 10/2016 đến hết tháng 09/2022 ghi nhận 67 trường hợp CTNT định kỳ được chụp ĐMV. Tỷ lệ tổn thương nhiều nhánh ĐMV trong nghiên cứu là 67,3%, tỷ lệ&nbsp; tổn thương lan tỏa (&gt;2cm) là 74,6%. Có 56,7% tổn thương ĐMV týp C theo phân loại của Hiệp hội Tim Hoa Kỳ/ Trường môn Tim Hoa Kỳ (AHA/ACC). Tỷ lệ vôi hóa ĐMV là 70,2%. Tỷ lệ tử vong ngắn hạn trong 30 ngày sau chụp ĐMV tương ứng ở nhóm có và không can thiệp ĐMV là 15,2% và 14,3% không khác biệt, p&gt;0,05. <strong>Kết luận:</strong> Hầu hết tổn thương ĐMV ở bệnh nhân CTNT là nhiều nhánh, vôi hóa, lan tỏa và phức tạp. Kết cục ngắn hạn của bệnh nhân CTNT định kỳ có kèm bệnh ĐMV thường xấu, nguy cơ tử vong cao.</p> Lê Thị Thu Thảo, Trương Quang Bình Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10003 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TINH TRÙNG CỦA NGƯỜI DÂN PHUN THUỐC TRỪ SÂU PHOSPHO HỮU CƠ TẠI TỈNH AN GIANG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10005 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Chất lượng tinh trùng của nam có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân trong đó có yếu tố phơi nhiễm thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV). <strong>Mục tiêu</strong> xác định chất lượng tinh trùng của người dân phơi nhiễm thuốc BVTV gốc phospho hữu cơ (OP) tại tỉnh An Giang, Đồng bằng Sông Cửu Long. <strong>Phương pháp: </strong>Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 184 đối tượng. <strong>Kết quả:</strong> Nhóm tiếp xúc có các chỉ số bất thường như mật độ là 14,7%; tổng số lượng tinh trùng là 13,8%, di động tiến tới là 62,9%; hình dạng bất thường là 26,7% cao hơn nhóm không tiếp xúc. Phân tích Pearson có tương quan thuận giữa PChE và các thông số tinh dịch đồ, trừ tinh trùng bất động là có mối tương quan nghịch (p&lt; 0,001). <strong>Kết luận:</strong> Kết quả phản ánh tình trạng phơi nhiễm thuốc trừ sâu OP có liên quan giảm PChE và chất lượng tinh trùng, kết quả là bằng chứng về những rủi ro khi tiếp xúc với thuốc BVTV.</p> Nguyễn Hồng Lập, Ngô Quốc Đạt, Nguyễn Văn Chinh, Nguyễn Kim Trung, Lâm Vĩnh Niên, Nguyễn Nhị Đệ, Trần Thiện Thuần, Trần Quang Hiền Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10005 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG MỘT SỐ BỆNH ĐỒNG MẮC TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN MẤT NGỦ https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10007 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> rối loạn mất ngủ là rối loạn tâm thần phổ biến nhất trong các rối loạn giấc ngủ và thường đồng mắc với các tình trạng y khoa khác. Do đó, việc xác định các xác định tỉ lệ đồng mắc các rối loạn tâm thần hoặc các bệnh lý y khoa khác trên bệnh nhân rối loạn mất ngủ ở Việt Nam là cần thiết. <strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Xác định tỷ lệ đồng mắc các rối loạn tâm thần và các bệnh lý y khoa khác ở bệnh nhân rối loạn mất ngủ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu 412 bệnh nhân rối loạn mất ngủ đến khám và điều trị lần đầu tiên tại phòng khám Giấc ngủ thuộc Trung tâm y khoa MEDIC trong thời gian nghiên cứu từ 6/2022 đến 10/2022. <strong>Kết quả:</strong> rối loạn lo âu là rối loạn tâm thần đi kèm với mất ngủ chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi (41,7%), tiếp theo sau là rối loạn trầm cảm chiếm 17,7% và rối loạn loạn thần đi kèm chiếm 10,9%. Tỉ lệ bệnh lý thần kinh đồng mắc trên bệnh nhân mất ngủ nhiều nhất với 10,7%, tiếp theo là bệnh lý tim mạch (7,8%), bệnh lý tiêu hóa (6,1%).</p> Nguyễn Thi Phú, Ngô Tích Linh, Trần Trung Nghĩa, Phạm Thị Minh Châu, Hồ Nguyễn Yến Phi, Ái Ngọc Phân, Lê Hoàng Thế Huy, Nguyễn Thị Thu Sương, Bùi Xuân Mạnh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10007 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỤC THỂ THỦY TINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHACO ĐẶT THỂ THỦY TINH NHÂN TẠO ĐƠN TIÊU KÉO DÀI TIÊU ĐIỂM TẠI BỆNH VIỆN E https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10009 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá kết quả điều trị đục thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đơn tiêu kéo dài tiêu điểm tại bệnh viện E. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 78 mắt của 63 bệnh nhân đục thể thủy tinh được điều trị tại Bệnh viện E từ tháng 4/2021 đến tháng 2/2022. <strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu 78 mắt của 63 bệnh nhân với độ tuổi trung bình 71,14 ± 6,85 (49-91 tuổi) có thị lực nhìn xa trung bình là 1,14±0,65 logMAR và độ loạn thị giác mạc là -0.92 ± 0,67 Diop; trong đó có 62 mắt được đặt thể thủy tinh nhân tạo Isopure 1.2.3 và 16 mắt được đặt thể thủy tinh nhân tạo Tecnis Eyhance. 39,7% bệnh nhân có bệnh lý toàn thân kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch v.v…So với trước mổ, thị lực sau mổ tăng lên nhiều ở tất cả các thời điểm tái khám. Sau phẫu thuật 1 tháng, thị lực nhìn xa chưa chỉnh kính trung bình là 0.18 ± 0.11 logMAR; thị lực trung gian chưa chỉnh kính là 0.21 ± 0.11 logMAR và thị lực nhìn gần chưa chỉnh kính là 0.47 ± 0.12 logMAR. Ở tất cả các thời điểm tái khám, thị lực nhìn xa, trung gian và nhìn gần của các mắt đặt thể thủy tinh nhân tạo Tecnis Eyhance đều mang lại mức độ thị lực tốt hơn so với những mắt thể thủy tinh Isopure 1.2.3. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p &gt; 0,05. Sau phẫu thuật 1 tháng, các triệu chứng không mong muốn như quầng sáng và chói mắt không gặp ở 56,4% ( 44/78 mắt). Trong đó tỉ lệ gặp quầng sáng và chói ở nhóm đặt thủy tinh thể nhân tạo Isopure 1.2.3 là 45,2%, cao hơn so với nhóm đặt thủy tinh thể nhân tạo Tecnis Eyhance là 37.5%. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0.01. 97,4% bệnh nhân đều hài lòng với kết quả điều trị. <strong>Kết luận:</strong> Điều trị đục thể thủy tinh bằng phương pháp Phaco đặt thể thủy tinh nhân tạo đơn tiêu kéo dài tiêu điểm mang lại thị lực nhìn xa tốt và thị lực trung gian được cải thiện. Các triệu chứng không mong muốn sau mổ ít gặp và hầu hết bệnh nhân hài lòng với kết quả điều trị.</p> Nguyễn Thị Phương Thảo, Dương Thị Huế, Nguyễn Thị Thu Hiền Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10009 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CẢI THIỆN VẬN ĐỘNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐAU THẮT LƯNG ĐƠN THUẦN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP BÀI TẬP MC.KENZIE https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10011 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Đánh giá mức độ cải thiện vận động của người bệnh đau thắt lưng đơn thuần được điều trị bằng điện châm kết hợp bài tập MC.Kenzie.<strong> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán đau thắt lưng đơn thuần chia thành 2 nhóm, nhóm nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân, nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân. <strong>Kết quả:</strong> sau 21 ngày điều trị, tỉ lệ bệnh nhân có kết quả tốt và khá vể độ giãn cột sống thắt lưng (CSTL) của nhóm nghiên cứu là 96,7%, nhóm chứng là 80%; tỉ lệ bệnh nhân có kết quả tốt và khá về tầm vận động thắt lưng của nhóm nghiên cứu là 86,6%, nhóm chứng là 56,7%, không có kết quả kém. <strong>Kết luận</strong>: Người bệnh đau thắt lưng đơn thuần được điều trị bằng điện châm kết hợp bài tập Mc. Kenzie giúp cải thiện tốt về độ giãn và tầm vận động cột sống thắt lưng.</p> Trần Phương Đông, Nguyễn Văn Tuân Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10011 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10013 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu:</strong> Mô tả điều trị và kết quả sau một đợt điều trị viêm tuyến giáp bán cấp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu quan sát trên bệnh nhân viêm tuyến giáp bán cấp được điều trị một đợt và được theo dõi đến 3 tuần sau khi kết thúc điều trị. <strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu gồm 37 bệnh nhân viêm tuyến giáp bán cấp, đa số là nữ (81,1%), tuổi 26 - 71. Tất cả các bệnh nhân đều được điều trị bằng methylprednisolon. Liều dùng methylprednisolon khởi đầu từ 8 đến 32mg/ngày, 89,2% dùng liều từ 16mg/ngày trở lên, giảm liều 4mg/tuần; thời gian điều trị từ 10 đến 42 ngày, 86,5% điều trị từ 28 ngày trở lên. Tỉ lệ thoái lui bệnh sau khi kết thúc điều trị là 70,3%, tỉ lệ tái phát khi giảm liều glucocorticoid cho đến 3 tuần sau khi kết thúc điều trị là 21,6%. Nhóm tái phát có liều khởi đầu và tổng liều methylprednisolon thấp hơn so với nhóm không tái phát. So với nhóm dùng liều methylprednisolon khởi đầu từ ≤ 20mg/ngày, nhóm dùng liều methylprednisolon khởi đầu ≥ 24mg/ngày có thời gian dùng thuốc dài hơn, tổng liều methylprednisolon cao hơn, tỉ lệ thoái lui bệnh cao hơn (92,9% so với 56,5%, p = 0,020), tỉ lệ tái phát thấp hơn (7,1% so với 30,4%, p = 0,102). <strong>Kết luận:</strong> Tất cả bệnh được điều trị bằng methylpredsnisolon. Đa số bệnh nhân có thoái lui bệnh sau một đợt nhưng còn một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân có tái phát khi giảm liều hoặc trong vòng 3 tuần sau ngừng glucocorticoid. Dùng liều glucocorticoid cao hơn có tỉ lệ thoái lui bệnh cao hơn và xu hướng giảm tỉ lệ tái phát so với liều thấp hơn.</p> Lê Quang Toàn, Nguyễn Thị Ngọc Hoa Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10013 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM KHÁNG KHÁNG SINH CỦA MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH PHÂN LẬP TỪ BỆNH PHẨM NƯỚC TIỂU TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10014 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh phân lập từ bệnh phẩm nước tiểu tại Bệnh viện Quân y 103 từ 9/2022 đến 3/2023. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Đây là một nghiên cứu mô tả. Đối tượng nghiên cứu là các chủng vi khuẩn phân lập được từ nước tiểu của người bệnh điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 từ 9/2022 đến 3/2023. Biến số nghiên cứu gồm: kết quả nuôi cấy và định danh vi khuẩn, kết quả kháng sinh đồ. <strong>Kết quả: </strong>Vi khuẩn Escherichia coli kháng cao nhất với ampicillin (86,67%); tiếp đến là trimethroprim/ sulfamethoxazole (66,67%). Ngược lại, E. coli nhạy cảm cao nhất với ertapenem (100%), nitrofurantoin (97,78%), amikacin (95,56%). Klebsiella spp. kháng hoàn toàn với các kháng sinh ampicillin; ceftazidime; cefotaxime. Klebsiella spp. kháng thấp nhất với amikacin (25,00%). Pseudomonas aeruginosa kháng rất cao với hầu hết các kháng sinh thử nghiệm, tỉ lệ kháng dao động trong khoảng từ 85,71% đến 89,66%. Enterococcus spp. kháng 100,00% với các kháng sinh amikacin, oxacillin, tobramycin; Ngược lại, vi khuẩn này nhạy cảm hoàn toàn (100%) với linezolid, tigecyline, teicoplanin và còn nhạy cảm cao với vancomycin (96,55%). Tỉ lệ các chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh rất cao ở một số vi khuẩn Klebsiella spp. (95,83%), P. aeruginosa (86,21%), E. coli (77,78%). <strong>Kết luận</strong>: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn tiết niệu cao, đặc biệt là K. pneumoniae spp. và P. aeruginosa. Tỉ lệ chủng đa kháng rất cao ở các vi khuẩn E. coli, K. pneumoniae spp. và P. aeruginosa. Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy sự cần thiết tiến hành các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn để hạn chế lan truyền vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng.</p> Lê Hạ Long Hải, Nguyễn Văn An Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10014 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ TUỶ SỐNG BẰNG HỖN HỢP BUPIVACAIN ƯU TRỌNG KẾT HỢP FENTANYL TRONG PHẪU THUẬT CẮT TINH HOÀN https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10017 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá hiệu quả vô cảm và tính an toàn của gây tê tuỷ sống bằng hỗn hợp bupivacain tỉ trọng cao kết hợp fentanyl trong phẫu thuật cắt tinh hoàn. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang trên 74 bệnh nhân phẫu thuật cắt tinh hoàn được vô cảm bằng phương pháp gây tê tuỷ sống kết hợp bupivacain ưu trọng với fentanyl tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K, từ tháng 3/2023 đến tháng 12/2023. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung bình là 70,92 ± 11,6 tuổi; Liều bupivacain trung bình 8 ± 0.5mg; thời gian phẫu thuật trung bình 46 ± 15,6 phút; Thời gian chờ ức chế vô cảm ở T6 trung bình là 4,66 ± 1,1 phút; Thời gian phục hồi cảm giác ở T6 trung bình là 96,3 ± 13,1 phút; Thời gian phục hồi vận động ở mức M0 trung bình là 122,5 ± 10,1 phút; Thời gian giảm đau sau mổ trung bình là 4,3 ± 0,9 giờ; 100% bệnh nhân đạt mức vô cảm tốt, không phải dùng thêm thuốc giảm đau hoặc đổi phương pháp vô cảm. Các chỉ số huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, SpO2 tương đối ổn định trong suốt quá trình phẫu thuật. Tỉ lệ tác dụng phụ thấp, tụt huyết áp là tác dụng phụ hay gặp nhất. <strong>Kết luận:</strong> Vô cảm bằng phương pháp tê tuỷ sống bằng bupivacain ưu trọng kết hợp fentanyl cho phẫu thuật cắt tinh hoàn có hiệu quả tốt và an toàn cho người bệnh.</p> Nguyễn Tiến Đức, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Anh Tuân Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10017 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ PHÒNG NGỪA VỀ BỆNH VIÊM GAN SIÊU VI B CỦA SINH VIÊN NGÀNH DƯỢC HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH VÀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10019 <p><strong>Mở đầu:</strong> Viêm gan B là một bệnh do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Việc nâng cao kiến thức tổng quát và thái độ phòng ngừa HBV cho sinh viên Dược đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát bệnh viêm gan do vi rút. <strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát tổng quát và thái độ phòng ngừa của sinh viên Dược tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM và Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM về bệnh viêm gan B. <strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 454 sinh viên Dược tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM và Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM, dữ liệu được thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2019 và IBM SPSS 20.0. <strong>Kết quả: </strong>Trong 454 sinh viên Dược có 313 người có giới tính nữ (68,9%) và 141 người có giới tính nam (31,1%). Điểm trung bình về kiến thức và thái độ của sinh viên lần lượt là 63,2/90 điểm; 17,2/25 điểm. Tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt là 51,3 và thái độ tốt là 43,0 trong phòng việc phòng ngừa bệnh viêm gan B. <strong>Kết luận: </strong>Sinh viên không có kiến thức đồng đều về VGB, các phát hiện từ nghiên cứu của nhấn mạnh nhu cầu ngay lập tức phải nâng cao và phát triển chương trình đào tạo trong việc phòng ngừa và quản lý bệnh viêm gan B của các sinh viên tại các trường y Việt Nam.</p> Võ Quang Trung, Chu Thị Thảo, Trần Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Huyền Trâm, Lê Trung Kiên Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10019 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM MAP (ASH) TRONG TIÊN LƯỢNG CHẢY MÁU TIÊU HÓA DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN, TĨNH MẠCH PHÌNH VỊ Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10021 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá giá trị của thang điểm MAP (ASH) trong tiên lượng tái chảy máu sớm và tử vong nội viện của chảy máu tiêu hóa (CMTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ), tĩnh mạch phình vị (TMPV) ở bệnh nhân xơ gan. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không nhóm chứng, hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 197 bệnh nhân xơ gan có biến chứng CMTH&nbsp; do vỡ giãn TMTQ, TMPV điều trị tại Viện điều trị các bệnh Tiêu hóa – Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2023. Tính điểm MAP (ASH) và đối chiếu với tỷ lệ tái chảy máu sớm và tử vong nội viện, so sánh giá trị tiên lượng với thang điểm Child-Pugh và AIMS65. <strong>Kết quả:</strong> Điểm MAP (ASH) trung bình là 3,64 ± 1,68; thang điểm MAP (ASH) có giá trị tiên lượng tốt đối với tử vong nội viện, với AUROC 0,812, KTC 95%:0,704-0,920 (p&lt;0,01), tại điểm cắt 5 có độ nhạy 55,6%, độ đặc hiệu 92,2%; có giá trị tiên lượng khá đối với tái chảy máu sớm, với AUROC 0,787, KTC 95%: 0,659-0,916 (p &lt;0,01), tại điểm cắt 4 có độ nhạy là 71,4%, độ đặc hiệu 78,1%. Thang điểm MAP(ASH) dường như có giá trị tiên lượng tái chảy máu sớm tốt hơn Child-Pugh; trong tiên lượng tử vong nội viện không có sự khác biệt giữa 3 thang điểm. <strong>Kết luận:</strong> MAP(ASH) là thang điểm có giá trị trong tiên lượng nguy cơ tái chảy máu và tử vong nội viện ở bệnh nhân xơ gan có biến chứng CMTH do vỡ giãn TMTQ, TMPV.</p> Nguyễn Thị Huyền Trang, Trần Thị Ánh Tuyết, Nguyễn Văn Mạnh, Trần Tùng Lâm, Nguyễn Anh Tuấn, Đinh Trường Giang, Nguyễn Thị Huế, Mai Thị Hoài, Mai Thanh Bình Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10021 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TRẺ TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10023 <p><strong>Mục tiêu:</strong>&nbsp; Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học ở bệnh nhân ung thư vú dưới 40 tuổi điều trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Mô tả cắt ngang trên 69 bệnh nhân ung thư vú dưới 40 tuổi được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 01/01/2016 đến tháng 31/12/2022. <strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung bình là 35 ± 3,6. Giai đoạn bệnh hay gặp là giai đoạn I, II&nbsp; (63,8%). Ung thư biểu mô thể ống xâm nhập và độ mô học 2 là hay gặp nhất với tỷ lệ lần lượt là 75,4%; 78,3%. 74,9% bệnh nhân có thụ thể nội tiết (TTNT) (+), TTNT(-) là 25,1%. Tỷ lệ Her-2/neu (+) là 62,9 %, nhóm bệnh nhân thuộc nhóm triple negative chiếm 10,1%. Nhóm Luminal A có TTNT(+) và her-2/neu (-) chiếm 20,3%. <strong>Kết luận:</strong> Ung thư vú ở phụ nữ trẻ có một số yếu tố thuận lợi như chẩn đoán ở giai đoạn sớm, TTNT(+), nhưng còn có các yếu tố không thuận lợi như&nbsp; tuổi trẻ, bộc lộ Her2 làm ảnh hưởng đến tiên lượng chung của bệnh. Để xác định mối quan hệ của các đặc điểm này với kết quả điều trị góp phần khuyến cáo về các yếu tố tiên lượng, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa về đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học cũng như kết quả sống thêm.Từ khóa: ung thư vú giai đoạn III không mổ được, ung thư vú tiến triển tại chỗ tại vùng, hóa trị&nbsp; bổ trợ trước, tỷ lệ đáp ứng.</p> Mai Chí Thành, Trần Thị Kim Phượng, Vũ Thị Hồng, Lê Phong Thu, Nguyễn Việt Chinh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10023 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG THOÁT VỊ RỐN Ở NHỮNG BỆNH NHÂN XƠ GAN CỔ TRƯỚNG ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10025 <p><strong>Mở đầu</strong>: Thoát vị rốn là một bệnh lý thoát vị phổ biến, đặc biệt trên nhưng bệnh nhân xơ gan cổ trướng. <strong>Mục tiêu</strong>: đánh giá các đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị rốn ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng. <strong>Đối tượng –</strong> <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu hồi cứu, báo cáo loạt ca bệnh 43 trường hợp phẫu thuật điều trị thoát vị rốn ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2022 tại Bệnh viện Chợ Rẫy. <strong>Kết quả:&nbsp; </strong>Phân bố giới tính nam/nữ là 4/1. Độ tuổi trung bình 56,9 ± 10,7 tuổi (27 – 79 tuổi). Chỉ số BMI được phân làm bốn nhóm: nhẹ cân 9/43 trường hợp (9,3%), bình thường 22/43 trường hợp (51,2%), thừa cân 8/43 trường hợp (18,6%) và béo phì 9/43 trường hợp (20,9%). Tất cả bệnh nhân đều thuộc phân nhóm ASA 3 và 4. 100% bênh nhân nhập viện có xuất hiện khối phồng ở rốn. Thoát vị kẹt và ấn đau khối thoát vị lần lượt 51,2% và 55,8%. Có 8/43 trường hợp (18,6%) có biến chứng vỡ khối thoát vị. Kích thước khối thoát vị trung bình 6,4 ± 5,1 cm (2 – 30 cm). Bệnh nhân được chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng những trường hợp khó chẩn đoán có sự hỗ trợ của chẩn đoán hình ảnh trong đó những trường hợp có biến chứng quanh rốn và những dấu hiệu nghi ngờ tắc ruột có xu hướng được chỉ định chụp CT Scan bụng 31/43 trường hợp (chiếm 72,1%.) Phần lớn bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu 37/43 trường hợp (86%). <strong>Kết luận: </strong>Triệu chứng lâm sàng điển hình chủ yếu chẩn đoán dựa vào triệu lâm sàng, hình ảnh học được sử dụng trong những trường hợp phức tạp cần đánh giá thêm thành phần và tình trạng bên trong túi thoát vị. Những trường hợp nghi ngờ biến chứng nên được chụp CT scan bụng để khảo sát các biến chứng và tình trạng thoát vị để có hướng điều trị thích hợp.</p> Huỳnh Văn Linh, Nguyễn Thi Kim Hiền, Đặng Trần Khiêm, Nguyễn Ngọc Huấn, Trần Phùng Dũng Tiến Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10025 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KIẾN THỨC VỀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG NĂM THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10026 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả thực trạng kiến thức về biện pháp tránh thai của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 123 sinh viên điều dưỡng, sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức. <strong>Kết quả</strong>: 71,5% sinh viên biết nên sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp sau khi quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai. Chỉ có 30% sinh viên có kiến thức tốt về các biện pháp tránh thai; 58% sinh viên có kiến thức trung bình về các biện pháp tránh thai, 12% sinh viên có kiến thức yếu về các biện pháp tránh thai. <strong>Kết luận</strong>: Kiến thức của sinh viên năm thứ nhất về các biện pháp tránh thai còn ở mức trung bình.</p> Cao Vân Anh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10026 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10028 <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Đánh giá thực trạng dinh dưỡng và một số chỉ số sinh học của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Trà Vinh. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 357 sinh viên điều dưỡng các khóa 2019, 2020, 2021, 2022 đang học tại trường Đại học Trà Vinh trong khoảng thời gian từ tháng 05 năm 2023 đến tháng 07 năm 2023, thỏa các tiêu chí chọn mẫu và đồng ý tham gia nghiên cứu. <strong>Kết quả: </strong>Sinh viên có độ tuổi trung bình là 20,4±1,3. Nữ giới chiếm 83,2%. Trong đó, 52,7% có tình trạng dinh dưỡng bình thường, 28%&nbsp; thiếu năng lượng trường diễn và 19,3% thừa cân-béo phì. Các chỉ số sinh học trung bình của sinh viên điều dưỡng trong giới hạn bình thường chiếm đa số bao gồm tỷ lệ mỡ cơ thể (23,87 ± 6,26), mức mỡ nội tạng (3,39 ± 2,91) và tỷ lệ cơ xương (30,58 ± 4,46). <strong>Kết luận: </strong>Tình trạng dinh dưỡng và các chỉ số sinh học của sinh viên điều dưỡng là một vấn đề cần được quan tâm, sinh viên nên kiểm tra sức khỏe định kỳ và thay đổi lối sống để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe.</p> Trần Thị Như Ý, Lê Quốc Dũng, Nguyễn Trọng Nhân, Trần Thị Thúy, Trần Công Bằng, Cao Mạnh Hùng Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10028 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ TÍCH ĐỔ ĐẦY MÁU ỐNG CITRATE 3.8% TRÊN XÉT NGHIỆM ĐÔNG MÁU THƯỜNG QUY, PT VÀ APTT, TRÊN MÁY SYSMEX CA-600 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10030 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát ảnh hưởng của thể tích đổ đầy máu ống citrate 3.8%, sản xuất tại Việt Nam, trên kết quả xét nghiệm đông máu thường quy, PT và aPTT, tại bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn. <strong>Phương pháp: </strong>Bao gồm khảo sát hồi cứu trên 12 trường hợp bệnh nhân bị từ chối mẫu do ống máu citrate có thể tích đổ đầy &lt; 90% (theo quy định CLSI, 2008) và khảo sát tiền cứu trên 10 người tình nguyện cung cấp 3 mẫu citrate với thể tích khác nhau bao gồm thiếu thể tích &lt; 80%, đạt thể tích yêu cầu tối thiểu&nbsp; 92.5%, và đủ thể tích mẫu 100%. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ từ chối mẫu citrate có thể tích đổ đầy &lt; 90% là 0.15% (12/8013), [KTC 95%: 0.08 – 0.26%]. Giá trị PT của mẫu thiếu thể tích (&lt; 90%) kéo dài so với mẫu đủ thể tích (2mL) với trung bình khác biệt là 6.35 [95%KTC: 3.95 – 8.75 giây], tương ứng với PT của mẫu đủ thể tích là 51.6% [95% KTC: 34.6 – 68.6%],&nbsp; p=0.0009. Kết quả tương tự với aPTT là 2.78 [95%KTC: 1.75 – 3.8 giây], tương ứng với aPTT của mẫu đủ thể tích là 9.56 % [95% KTC: 6.0 – 13.0%], p=0.002. Giá trị PT của mẫu đổ đầy tối thiểu (92.5%) kéo dài hơn so với mẫu đủ thể tích (2mL) với trung bình khác biệt là 1.42 giây [95%KTC: 0.72 – 2.12 giây], tương ứng với PT của mẫu đủ thể tích là 12.53% [95% KTC: 6.25 – 18.4%], p=0.007. Kết quả tương tự với aPTT là 1.28 [95%KTC: 0.69 – 1.87 giây], tương ứng với aPTT của mẫu đủ thể tích là 4.49% [95% KTC: 2.41 – 6.52%], p=0.007. <strong>Kết luận: </strong>Đối với ống citrate 3.8% 2 mL, sản xuất tại Việt Nam, thể tích đổ đầy ống phải đạt đủ 100% để đảm bảo độ đúng của PT và aPTT. Mẫu đạt thể tích tối thiểu 92.5% có kết quả sai lệch 5-10% cần được bác sĩ lâm sàng lưu ý đối chiếu với bệnh cảnh lâm sàng của người bệnh. Mẩu máu citrate 3.8% có thể tích &lt; 90% bắt buột phải từ chối.</p> Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Văn Bắc, Trần Văn Thịnh, Hà Thọ Thái, Trịnh Văn Hải, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Tiến Lương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10030 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 MỐI LIÊN QUAN GIỮA KI67 TRONG PHÂN ĐỘ VÀ TIÊN LƯỢNG U MÀNG NÃO TRÊN LỀU https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10032 <p><strong>Mục tiêu:</strong> U màng não là một trong những loại u rất thường gặp trong hệ thần kinh trung ương, chiếm khoảng 1/3 toàn bộ khối u nội sọ. Mục đích của nghiên cứu này để đánh giá việc sử dụng dấu ấn hóa mô miễn dịch Ki67 để dự đoán mức độ mô học của u màng não, đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang bệnh nhân u màng não được thu thập từ khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, trong thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2022. Dữ liệu về các ca bệnh được thu thập để nghiên cứu về độ tuổi, giới tính và cấp độ của khối u. Các mẫu mô học được nhuộm hematoxylin/Eosin (H&amp;E) và xét nghiệm hóa mô miễn dịch với dấu ấn Ki67. <strong>Kết quả nghiên cứu:</strong> 282 bệnh nhân ở độ tuổi trung niên (44 ± 12), 65,2% bệnh nhân là nữ và 34,8% bệnh nhân là nam, 79,1% bệnh nhân có mức Ki67 thấp, 14,9% có Ki67 trung bình và 6% bệnh nhân có Ki67 cao. Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-59 tuổi (51%). Trị số trung bình (%) và SD của Ki67 của u màng não độ I, II và III lần lượt là: (0,5 ± 0,07), (7 ± 5,21) và (38 ± 0,15). Nghiên cứu cũng nhận thấy có mối liên hệ đáng kể giữa các mức độ của u màng não và Ki67; 100% độ I có Ki67 thấp, 100% độ III có Ki67 cao và 64% độ II có Ki67 trung bình. Ki67 trung bình ở bệnh nhân u màng não độ III nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân độ II và I theo phân loại của WHO 2016 (p &lt; 0,05). <strong>Kết luận:</strong> Việc sử dụng dấu ấn cho sự tăng sinh (Ki67) kết hợp với các đặc điểm mô bệnh học có thể giúp xác định u màng não ác tính về mặt sinh học.</p> Lê Viết Thắng, Trần Văn Thuận, Trần Minh Tùng, Huỳnh Thị Mỹ Anh, Nguyễn Long Phúc Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10032 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 THAY KHỚP KHUỶU MEGAPROTHESIS CHO TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI UNG THƯ XƯƠNG: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG HIẾM GẶP https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10034 <p><strong>Giới thiệu: </strong>Điều trị khuyết xương vùng khuỷu vẫn còn là một thách thức rất lớn trong chấn thương chỉnh hình nhằm phục hồi hình thể và chức năng của khớp khuỷu. Việc tái tạo xương khuyết là rất khó khăn do sự phức tạp về cơ sinh học của khớp khuỷu và phần mềm che phủ khu vực này rất kém, vì vậy thay khớp khuỷu megaprothesis có thể coi là giải pháp tối ưu nhất trong những trường hợp này. <strong>Ca lâm sàng:</strong> Chúng tôi giới thiệu 1 ca lâm sàng thay khớp khuỷu megaprothesis điều trị khuyết xương do di chứng chấn thương rất hiếm gặp. Bệnh nhân nữ 35 tuổi bị khuyết xương 3cm đầu xa xương cánh tay, mất vững hoàn toàn khớp khuỷu, không tự gấp duỗi chủ động được khuỷu tay. Thang điểm đánh giá chức năng khớp khuỷu Mayo [1] trước mổ đạt mức kém với 45 điểm, thời gian theo dõi sau mổ là 13 tháng. Kết quả sau mổ biên độ khớp khuỷu gấp chủ động đạt 130 độ, duỗi chủ động 0 độ, sấp cẳng tay chủ động 90 độ, ngửa cẳng tay chủ động đạt 70 độ, thang điểm đánh giá chức năng khớp khuỷu Mayo đạt mức xuất sắc với 95 điểm. Bệnh nhân hoàn toàn hài lòng với kết quả sau phẫu thuật. <strong>Kết luận: </strong>Kết quả của chúng tôi cho thấy thay khớp khuỷu megaprothesis là một lựa chọn rất hiệu quả với những trường hợp khuyết xương rộng vùng khuỷu do di chứng chấn thương. Tuy nhiên để có kết quả tốt nhất cần có sự chuẩn bị trước mổ kỹ lưỡng. </p> Trần Quyết, Trần Trung Dũng, Nguyễn Hữu Mạnh, Vũ Đức Việt, Nguyễn Quốc Trung, Trần Đại Hiệp Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10034 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 VIÊM PHÚC MẠC DO THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY Ở TRẺ EM BÁO CÁO CA LÂM SÀNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10036 <p>Thủng dạ dày tá tràng là nguyên nhân hiếm gặp gây viêm phúc mạc ở trẻ em. Đây là một bệnh cấp cứu ngoại khoa nếu bị bỏ qua có thể đe dọa tính mạng. Chúng tôi báo cáo một trường hợp của một bé trai 10 tuổi có biểu hiện đau bụng cấp tính và có dấu hiệu viêm phúc mạc. Phẫu thuật nội soi thấy một lỗ thủng dạ dày ở phía trước hang – môn vị. Bệnh nhân được khâu lỗ thủng dạ dày qua nội soi bằng 02 mũi rời. Bệnh nhân sau phẫu thuật ổn định, không có biến chứng hậu phẫu.</p> Lương Thành Đạt, Trần Quang Lộc, Nguyễn Thành Đạt, Tạ Xuân Trường, Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Thanh Tùng Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10036 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA VIÊN NÉN ĐAN SÂM – TÂM THẤT TRÊN MÔ HÌNH ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10038 <p><strong>M</strong><strong>ụ</strong><strong>c tiêu: </strong>Đánh giá độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của viên nén Đan sâm – Tam thất (ĐSTT) trên mô hình chuột chủng Swiss. <strong>Đối tượng</strong> Viên nén bao phim Đan sâm – Tam thất được cung cấp Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế DOMESCO. <strong>Phương pháp: </strong>Khảo sát độc tính cấp bằng cách cho chuột (50% đực, 50% cái) nhịn đói 12 giờ trước khi cho uống thuốc liều tối đa có thể qua đường uống (tối đa 0,2ml/10g). Theo dõi và ghi nhận cử động tổng quát, biểu hiện về hành vi, trạng thái lồng, ăn uống, tiêu tiểu và số lượng chuột chết trong 72 giờ. Độc tính bán trường diễn của viên nang ĐSTT tiến hành trên chuột nhắt trắng, trong đó, chuột được chia làm 6 lô bao gồm: Lô 1 - BT (chứng sinh lý): Uống nước cất; Lô 2 - BL (chứng bệnh lý): Uống nước cất và tiêm phúc mô scopolamin 1mg/kg, Lô 3 - DON (chứng dương): Uống Donezepil liều 5 mg/kg, Lô 4 - ĐSTT1 (liều thấp): Uống viên Đan sâm - Tam thất liều 1 viên/kg, Lô 5 - ĐSTT2 (liều trung bình): Uống viên Đan sâm – Tam thất liều 1,5 viên/kg, Lô 6 - ĐSTT3 (liều cao): Uống Đan sâm – Tam thất liều 2 viên/kg. <strong>Kết quả:</strong> Về độc tính cấp ở liều tối đa có thể bơm qua kim đầu tù trực tiếp đưa vào dạ dày chuột là 100 viên/kg, tương đương 31.654 mg bột thuốc/kg, không ghi nhận các dấu hiệu bất thường về hành vi, sinh lý của tất cả chuột thử nghiệm. Kết quả cho thấy viên nang ĐSTT ở các liều đều có xuất hiện mô gan sung huyết, thấm nhập nhẹ lympho bào và ít neutrophil ở mô kẽ quanh các mạch máu. Ở liều cao (2v/kg) xuất hiện rải rác vài ổ hoại tử. Tuy nhiên, không ghi nhận được sự thay đổi về mô học trên thận ở cả 6 lô khảo sát. <strong>Kết luận: </strong>Trong thử nghiệm các liều thử nghiệm 2 viên/kg; 1,5 viên/kg; 1 viên/kg nằm trong khoảng liều an toàn cho chuột. Về nghiên cứu độc tính bán trường diễn ở các liều không có thay đổi trên cấu múc mô học thận chuột nhắt trắng trong thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, thay đổi mô bệnh học gan được quan sát ở liều cao, cần có nghiên cứu sâu hơn để đánh giá tác động của viên nén Đan sâm – Tam thất đối với mô bệnh học của gan.</p> Trần Thị Thanh Loan, Đặng Trần Quân, Đỗ Thanh Sang, Nguyễn Lê Việt Hùng, Nguyễn Phương Dung Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10038 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN BẨM SINH Ở TRẺ EM BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU KÍN ỐNG PHÚC TINH MẠC KẾT HỢP KIM ENDONEEDLE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10040 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu kín ống phúc mạc tinh kết hợp kim Endoneedle điều trị thoát vị bẹn bẩm sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 29 bệnh nhi thoát vị bẹn bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật nội soi khâu kín ống phúc mạc tinh kết hợp kim Endoneedle tại Khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023<strong>.</strong><strong> Kết quả: </strong>44,8% bệnh nhi có thời gian nằm viện sau mổ từ 3-4 ngày. Phần lớn bệnh nhi có thể trở lại sinh hoạt cá nhân sau 12 giờ chiếm 62,1%. Đa số bệnh nhi gặp phải tình trạng đau nhẹ sau mổ và không có bệnh nhi nào đau nhiều. Kết quả đánh giá sớm sau mổ có 96,6% bệnh nhi ở tình trạng tốt và 3,4% ở tình trạng khá. <strong>Kết luận</strong>: Phương pháp điều trị thoát vị bẹn bẩm sinh bằng phẫu thuật nội soi khâu kín ống phúc mạc tinh kết hợp kim Endoneedle là phương pháp hiệu quả, an toàn, giúp rút ngắn thời gian nằm viện, thời gian phục hồi sau phẫu thuật sớm.</p> Vũ Hoàng Anh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10040 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN, LỐI SỐNG ĐẾN NỒNG ĐỘ AMH Ở PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10042 <p>Anti-mullerian Hormon (AMH) là một dấu ấn đáng tin cậy về dự trữ buồng trứng và lão hóa sinh sản ở phụ nữ tiền mãn kinh. <strong>Mục tiêu:</strong> Mối liên quan giữa các yếu tố sinh sản và lối sống với nồng độ AMH ở phụ nữ tiền mãn kinh. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu cắt ngang, thực hiện trên 140 phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Thu thập thông tin và đặc điểm lâm sàng bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. Các xét nghiệm AMH và hormon sinh dục được thực hiện trên máy Cobas E801, bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang. <strong>Kết quả:</strong> Có sự khác biệt về tình trạng kinh nguyệt, đặc điểm chu kỳ kinh nguyệt và các xét nghiệm FSH, LH, E2 ở 2 nhóm AMH bình thường và AMH thấp với p&lt;0,05. Nồng độ AMH thấp có liên quan đến tuổi tác ngày càng tăng với tỷ suất chênh OR= 0,83, KTC 95% là 0,69 – 0,98. Có mối tương quan giữa chu kỳ kinh nguyệt ngắn, chu kỳ dài/mất kinh &lt; 12 tháng với nồng độ AMH thấp có OR (KTC 95%) lần lượt là 6,15 (1,29 – 29,19); 7,1 (1,69 – 29,81). Nồng độ FSH, LH và E2 ở nhóm có nồng độ AMH thấp thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm AMH bình thường. <strong>Kết luận:</strong> Nồng độ AMH thấp có liên quan đến tình trạng kinh nguyệt, đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt và với một số hormon nội tiết trong độ tuổi tiền mãn kinh.</p> Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Thị Lĩnh, Nguyễn Đoàn Dũng, Nông Thị Khánh Chi, Đặng Thị Thu Thủy Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10042 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI SAU CAN THIỆP VỀ THỰC HÀNH 5S CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ, NĂM 2022 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10045 <p>5S là phương pháp quản lý chất lượng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Hiện chưa có nghiên cứu đánh giá khoa học về hiệu quả thực hành 5S trong thay đổi chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tác động của việc áp dụng phương pháp quản lý 5S trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đã được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu là so sánh sự thay đổi thực hành về 5S của nhân viên y tế tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ sau một năm can thiệp. Phương pháp nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước và sau can thiệp, chọn mẫu toàn bộ nhân viên y tế tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ. Sử dụng bảng kiểm 5S của tổ chức JICA. Kết quả cho thấy sau một năm can thiệp, tỷ lệ NVYT có thực hành tốt về 5S ở tất cả&nbsp; lĩnh vực đều gia tăng so với khảo sát ban đầu. Trong đó, nghiên cứu tìm thấy sự thay đổi có ý nghĩa thống kê ở lĩnh vực Dịch vụ chăm sóc và điều trị, tăng từ 70,98% lên 72,55%; lĩnh vực Chất lượng chăm sóc và điều trị tăng từ 64,71% lên 76,47%; lĩnh vực Chi phí tăng từ 55,69% lên 56,86%; lĩnh vực Vận chuyển từ 71,76% lên 78,04%; lĩnh vực Đạo đức tăng từ 71,76% lên 76,08% và lĩnh vực Tổ chức 5S, nhóm cải tiến chất lượng tăng từ 63,53% lên 69,41%.&nbsp;</p> Nguyễn Văn Nguyên, Lã Ngọc Quang, Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Quỳnh Trúc Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10045 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NĂM 2022 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10168 <p><strong>Đặt vấn đề</strong>: Kỹ năng giao tiếp được xem là yếu tố quan trọng và quyết định thành công của điều dưỡng viên trong mọi lĩnh vực chăm sóc cho bệnh nhân. Sinh viên điều dưỡng cần được đào tạo, huấn luyện tốt kỹ năng này. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình học kỹ năng này của sinh viên. Do đó, nghiên cứu được tiến hành nhằm đanh giá&nbsp; các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình học kỹ năng giao tiếp của sinh viên. <strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến học tập kỹ năng giao tiếp và mối liên quan của các yếu tố với đặc điểm chung của sinh viên. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>cắt ngang mô tả cùng với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trên 196 đối tượng sinh viên điều dưỡng trường Đại học Trà Vinh đã học môn kỹ năng giao tiếp trong thực hành điều dưỡng. <strong>Kết quả nghiên cứu: </strong>Yếu tố kỹ năng sống và yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến học kỹ năng giao tiếp với tỉ lệ lần lượt là 52,04%; 52,55%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa nhóm tuổi, năm học của sinh viên đến học kỹ năng giao tiếp (p&lt;0,05). <strong>Kết luận: </strong>Cần có những giải pháp để nâng cao kỹ năng giao tiếp và học tập hiệu quả cho sinh viên điều dưỡng.</p> Nguyễn Thị Ngoãn, Vũ Thị Đào, Nguyễn Thị Thảo Quyên, Trần Thị Hồng Phương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10168 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 CHỈNH HÌNH PHỨC HỢP HÀM GÒ MÁ QUA ĐƯỜNG MI MẮT TRÊN: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10049 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Hiện nay có nhiều cách thức tiếp cận và điều trị gãy phức hợp hàm gò má có chỉ định phẫu thuật. Lựa chọn phương thức điều trị thích hợp tuỳ vào từng trường hợp tổn thương cụ thể. <strong>Ca lâm sàng:</strong> Bệnh nhân nữ, 55 tuổi, chấn thương vùng đầu mặt phải do tai nạn giao thông, được chẩn đoán gãy phức hợp hàm gò má phân loại II-B-R theo Ozyazgan (2007) [1]. Khi tình trạng bệnh nhân ổn định, tiến hành nắn chỉnh, kết hợp phần xương gãy cùng lúc với phẫu thuật chỉnh hình mi mắt trên theo nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân. Phẫu thuật đạt kết quả tốt về mặt chức năng và thẩm mỹ, bệnh nhân hài lòng với kết quả phẫu thuật. <strong>Bàn luận: </strong>Có nhiều cách phân loại tổn thương và tiếp cận điều trị gãy phức hợp hàm gò má. Phẫu thuật viên cần nhận định được chính xác tổn thương và có thể phối hợp nhiều đường tiếp cận để đạt được sự chính xác cao nhất khi điều chỉnh lại các tổn thương. Trên ca bệnh này, phẫu thuật chỉnh hình mi mắt trên cùng lúc với nắn chỉnh các ổ gãy tương ứng được xem là phù hợp nhất. <strong>Kết luận:</strong> Gãy phức hợp hàm gò má là chấn thương vùng hàm mặt thường gặp. Lựa chọn cách thức điều trị cần được cá thể hoá tuỳ theo loại tổn thương và nhu cầu bệnh nhân để đạt được hiệu quả cao cả về mặt chức năng và thẩm mỹ.</p> Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Bảo Sơn, Nguyễn Đình Chương, Trần Đình Khả, Đào Hồng Ngọc, Bùi Thế Hưng, Nguyễn Thị Kiều Thơ Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10049 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 THỰC TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10051 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng rối loạn giấc ngủ của người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 120 người bệnh được chẩn đoán Lupus ban đỏ hệ thống khám và điều trị tại Khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong thời gian từ tháng 12/2022 đến 9/2023<strong>.</strong><strong> Kết quả: </strong>65% người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống gặp tình trạng ngủ kém, ngủ chập chờn và dễ thức giấc. Thời gian ngủ trung bình mỗi đêm của người bệnh là 5,61 ± 1,69 giờ với giá trị thấp nhất là 2 giờ và giá trị cao nhất là 8 giờ. Phần lớn người bệnh rối loạn giấc ngủ có triệu chứng mệt mỏi vào buổi sáng sau khi thức dậy chiếm 87% và ảnh hưởng tới công việc. <strong>Kết luận</strong>: Thực trạng rối loạn giấc ngủ ở người bệnh Lupus ban đỏ hệ thống điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định không cao với điểm trung bình PSQI là 8,23 ± 4,38 điểm trên tổng số 21 điểm.</p> Vũ Thị Hà Giang Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10051 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 GHÉP THẬN ĐẢO CỰC: TẠO THUẬN LỢI CHO NỐI MẠCH MÁU TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHỨC TẠP https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10052 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kỹ thuật ghép thận đảo cực trong một số trường hợp miệng nối động mạch phức tạp. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mô tả, hồi cứu các bệnh nhân được ghép thận từ người hiến sống bằng kỹ thuật ghép thận đảo cực từ 09/2023 – 02/2024 tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức. <strong>Kết quả:</strong> Có 2 trường hợp được ghép thận đảo cực trong tổng số 105 bệnh nhân, chiếm (1.9%). Bệnh nhân 1 được ghép thận phải: bất tương hợp chiều dài tĩnh mạch và động mạch thận do tĩnh mạch ngắn và động mạch chia nhánh sớm (thân chung ngắn nhưng động mạch nhánh dài). Thận ghép được đặt đảo cực để vị trí nối động mạch về phía ngoại vi, tránh gập góc. Bệnh nhân 2 được ghép thận phải: xơ vữa phía đầu trung tâm của động mạch chậu ngoài, không thuận lợi cho vị trí nối động mạch. Thận ghép được đặt đảo cực để đưa vị trí nối động mạch về phía ngoại vi, tránh xơ vữa. Thời gian ghép lần lượt là 3.5h và 4h. Diễn biến hậu phẫu hai bệnh nhân thuận lợi, không có biến chứng, ra viện sau hai tuần. <strong>Kết luận:</strong> Ghép thận đảo cực là kỹ thuật an toàn, làm tăng lựa chọn vị trí nối mạch phù hợp trong một số trường hợp phức tạp.</p> Ninh Việt Khải, Trần Đình Dũng, Đỗ Ngọc Sơn, Hoàng Tuấn, Đỗ Hải Đăng, Lê Quang Thắng, Nguyễn Quang Nghĩa Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10052 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 MỨC ĐỘ LO ÂU CỦA NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT THEO KẾ HOẠCH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ VINMEC TIMES CITY NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10054 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá mức độ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật theo kế hoạch tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City năm 2023 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2023 với 210 người bệnh được thực hiện phẫu thuật loại II trở lên. Mức độ lo âu được đánh giá dựa trên thang đo HADS-A<strong>. Kết quả:</strong> Tỷ lệ lo âu của người bệnh trước phẫu thuật theo kế hoạch là 66,2%; với lo âu thực sự là 38,1%. Một số yếu tố liên quan đến tình trang lo âu trước phẫu thuật: nhóm tuổi trên 30 tuổi (OR=3,39; 95% KTC: 1,48 – 7,76), chưa từng phẫu thuật (OR=0,53; 95%KTC: 0,29-0,95), không có bệnh lý kèm theo (OR=0,50; 95% KTC: 0,27-0,91), thời gian chờ phẫu thuật trên 7 ngày (OR=3,32; 95% KTC: 1,39-7,89), không khí buồng bệnh ảm đạm, buồn/bình thường (OR=2,14; 95% KTC: 1,15-3,99). <strong>Kết luận:</strong> Cần đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần cho người bệnh trước phẫu thuật theo kế hoạch tại bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City.</p> Phạm Thị Loan, Đỗ Thị Liệu, Hoàng Lan Vân, Trần Thị Thanh Huyền, Đoàn Lê Huyền Trang, Lê Thị Ánh Tuyết Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10054 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN CÓ VẾT LOÉT MẠN TÍNH DO BỆNH GÚT https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10056 <p>Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm của bệnh nhân có vết loét mạn tính do bệnh Gút. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 75 Bệnh nhân (BN) có loét mạn tính do mắc bệnh Gút, nhập viện vào điều trị tại Trung tâm Liền vết thương - Bệnh viện Bỏng Quốc gia, từ 10/2022 đến 9/2023. BN được xác định một số đặc điểm nhân chủng học, những bệnh lý kết hợp và lâm sàng tại chỗ vết thương trong 24h sau khi nhập viện. <strong>Kết quả:</strong> 100% BN là Nam giới, tuổi trung bình là 54,63 ± 25 tuổi, thời gian mắc bệnh Gút 7,71 ± 2,11 năm, 92% số BN có người nhà có quan hệ trực hệ mắc bệnh Gút. 46,67% số BN có thói quen không lành mạnh (nghiện rượu, nghiện thuốc lá). 73,33% số BN có bệnh lý kết hợp. 30,67% số BN sử dụng Corticoid và 26,67% số BN không dùng thuốc gì. Vết loét gặp chủ yếu ở chi dưới (60,42%) và thường có hai vết loét (52%). Trong 24h đầu, các vết loét tiết dịch nhiều (44,79%), có hàm ếch (55, 20%), viêm cấp tính (41,67%). Vết loét có hạt Tophi (79,17%), hoại tử (40,63%). <strong>Kết luận:</strong> Bệnh nhân có vết loét mạn tính do bệnh Gút gặp chủ yếu ở nam giới, có yếu tố di truyền trực hệ, có thói quen không lành mạnh, thường sử dụng thuốc Corticoid. Vết loét gặp chủ yếu ở chi dưới. Tại chỗ vết loét có những đặc điểm điển hình của vết thương mạn tính.</p> Nguyễn Tiến Dũng, Trần Ngọc Diệp Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10056 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 THAY ĐỔI KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TỰ CHĂM SÓC CỦA NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT RHM SAU TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE TẠI KHOA NGOẠI - BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10058 <p><strong>Mục</strong> <strong>tiêu:</strong> Đánh giá sự thay đổi kiến thức, thực hành tự chăm sóc của người bệnh phẫu thuật RHM sau tư vấn giáo dục sức khỏe. <strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu can thiệp, so sánh trước và sau can thiệp, không có nhóm chứng trong thời gian từ tháng 01/2023 đến tháng 10/2023 tại Khoa Ngoại – Bệnh viện YHCT Trung ương. <strong>Kết</strong> <strong>quả:</strong> 128 người bệnh sau phẫu thuật RHM, trong đó nam giới chiếm ưu thế với 68,7% (88 người bệnh), được đánh giá trước can thiệp về kiến thức, thực hành chăm sóc sau phẫu thuật RHM. Tiến hành triển khai can thiệp trong khoảng thời gian 01 tháng sau khi người bệnh ra viện. Đánh giá lại sau can thiệp cho thấy tất cả người bệnh đều có sự cải thiện về thực hành tự chăm sóc vệ sinh vết thương sau phẫu thuật RHM, với p &lt; 0,05. Thực hành đạt chung về tự chăm sóc vệ sinh vết thương sau phẫu thuật RHM cải thiện tăng 39,8% từ 42,2% lên 82,0%. <strong>Kết luận:</strong> Tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau phẫu thuật RHM cải thiện tốt kiến thức, thực hành tự chăm sóc của người bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.</p> Bùi Thị Mai Lan, Đỗ Quang Tuyển, Trần Minh Hiếu Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10058 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI MẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10060 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2023.<strong> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 54 người bệnh được phẫu thuật sỏi mật tại khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định trong khoảng thời gian từ tháng 7/2023 đến 9/2023<strong>.</strong><strong> Kết quả: </strong>Điểm chất lượng cuộc sống chung đạt 76,12 ± 10,18; Trong đó, điểm trung bình sức khỏe tinh thần cao nhất 86,48 ± 7,65; các triệu chứng đặc trưng khác 85,86 ± 12,34; Các triệu chứng cơ bản 73,03 ± 8,23; Sức khỏe thể chất 69,45 ± 14,32; Hoạt động xã hội thấp nhất 65,79 ± 8,35. <strong>Kết luận</strong>: Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh sau phẫu thuật sỏi mật tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định tương đối cao với 88,7% ở mức trung bình khá và 11,3% có chất lượng cuộc sống tốt.</p> Nguyễn Thị Lệ Thủy, Phạm Thu Giang Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10060 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LẠNG GIANG, BẮC GIANG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10062 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế Lạng Giang năm 2022. <strong>Đối tượng và phương pháp: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 5/2021 - 8/2022 trên 219 người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Lạng Giang. Các đối tượng được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi thiết kế sẵn gồm 15 câu về kiến thức chế độ dinh dưỡng ở người bệnh ĐTĐ type 2. <strong>Kết quả</strong>: Nghiên cứu cho thấy người bệnh có thói quen ăn uống chưa tốt có 28,31%, chia nhỏ bữa từ 4 bữa trở lên, 2,28% còn ăn ít hơn 3 bữa. Tỷ lệ ăn trước khi đi ngủ thấp với 1,83% thường xuyên. Tỷ lệ người bệnh thích chiên, xào rán thức ăn vẫn cao (15,98%), người bệnh không có thói quen sử dụng rượu bia chiếm 59,4%. <strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ kiến thức chế độ dinh dưỡng ở người bệnh đái tháo đường type 2 còn thấp.</p> Bùi Chí Anh Minh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10062 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10064 <p><strong>Đặt vấn đề</strong>: Sự cố y khoa không chỉ ảnh hưởng đến kết quả điều trị của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm tăng chi phí y tế, do gây thiệt hại cho người bệnh, cơ sở y tế và nền kinh tế quốc gia. Kiến thức và thái độ giúp tăng hành vi báo cáo sự cố y khoa tự nguyện của nhân viên y tế. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện từ tháng 08 - 10/2022 tại bệnh viện Từ Dũ trên đối tượng là nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện nhằm <strong>mục tiêu</strong> xác định kiến thức, thái độ và hành vi của nhân viên y tế về báo cáo sự cố y khoa tự nguyện và các yếu tố liên quan đến hành vi báo cáo sự cố y khoa tự nguyện. <strong>Kết quả: </strong>60,18% nhân viên y tế có kiến thức tốt, 56,6% có thái độ tốt và 82,10% có hành vi tốt về báo cáo sự cố y khoa tự nguyện. <em>Các yếu tố </em>liên quan đến hành vi báo cáo sự cố y khoa tự nguyện là kiến thức (R=0,123, p&lt;0,01), thái độ (R=0,115, p&lt;0,05), và thời gian làm việc (F = 3,01, p &lt; 0,05).<strong> Kết luận:</strong> Liên quan đến báo cáo sự cố y khoa tự nguyện, nhân viên y tế tại bệnh viện Từ Dũ có kiến thức tốt đạt 60,18%, thái độ tốt đạt 56,6%, và hành vi tốt. Kiến thức, thái độ và thời gian làm việc liên quan đến hành vi báo cáo sự cố y khoa tự nguyện.</p> Lữ Thúy Huê, Shu-Chun Hsuesh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10064 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KIẾN THỨC VỀ TIÊM TĨNH MẠCH AN TOÀN CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10066 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Xác định tỷ lệ kiến thức đúng về tiêm tĩnh mạch an toàn của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh năm 2023. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 260 sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2023. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ kiến thức đúng về tiêm tĩnh mạch an toàn của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Trà Vinh là 65,4%. Trong đó một số kiến thức đạt tỷ lệ trả lời đúng cao như 78,1% sinh viên biết việc cần làm ngay khi có sốc phản vệ xảy ra, 78,5% sinh viên biết việc cần làm trước khi tiêm mũi kháng sinh đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ có 56,9% sinh viên biết những loại thuốc chống chỉ định tiêm tĩnh mạch, 63,1% sinh viên trả lời đúng những tai biến có thể xảy ra trong quá trình bơm thuốc trong tiêm tĩnh mạch. <strong>Kết luận: </strong>Tỷ lệ kiến thức đúng về tiêm tĩnh mạch an toàn của sinh viên tương đối cao, tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo và chăm sóc người bệnh, cần củng cố và nâng cao kiến thức cho sinh viên trong quá trình học tập và đi lâm sàng tại các cơ sở y tế.</p> Huỳnh Tố Như, Võ Dương Nhựt Tân, Võ Thị Thùy Linh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10066 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHẤT CHỈ ĐIỂM U Ở BỆNH NHÂN CẮT GAN DO UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN TẠI BỆNH VIỆN K https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10067 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả một số đặc điểm của chất chỉ điểm u ở bệnh nhân phẫu thuật cắt gan do ung thư đường mật trong gan (ICC) tại Bệnh viện K. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 33 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu kèm theo nạo vét hạch vùng cuống gan do ICC tại khoa Ngoại gan mật tụy – Bệnh viện K trong thời gian từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. <strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ nam:nữ: 0,8:1; Độ tuổi trung bình: 58,8 ± 11,1 tuổi; Các loại hình cắt gan bao gồm: 14 ca cắt gan phải và 19 ca cắt gan trái; CA 19-9, AFP, CEA tăng lần lượt trong 57,6%, 12,1% và 9,1% trường hợp; Trên phim cắt lớp vi tính (CLVT) có 93,9% bệnh nhân có 1 u, 33,3% bệnh nhân có u &gt; 5cm. Tỉ lệ CA 19-9 tăng (24,3%) cao gấp 2,7 lần nhóm CA 19-9 bình thường (9,1%) ở nhóm bệnh nhân có kích thước u &gt; 5cm và nhóm bệnh nhân có u xâm nhập mạch, với p=0,278. Tỉ lệ di căn hạch ở nhóm bệnh nhân CA 19-9 tăng (30,3%) cao hơn nhóm CA 19-9 bình thường (15,2%), p=0,335. <strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ CA 19-9 máu tăng là 57,6%, trong khi tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ AFP, CEA máu tăng lần lượt là 12,1% và 9,1%. Nồng độ CA 19-9 tăng ở nhóm bệnh nhân có kích thước u &gt; 5cm, có tình trạng u xâm nhập mạch và có di căn hạch, các sự khác biệt này đều không có ý nghĩa thống kê với p &gt; 0,05.</p> Phạm Thế Anh, Trịnh Huy Phương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10067 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM TẠI KHOA NGOẠI CHẤN THƯƠNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA NGA SƠN, THANH HÓA https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10068 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Đánh giá thực trạng công tác chăm sóc vết thương phần mềm tại khoa Ngoại Chấn thương Bệnh viện Đa khoa Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả hồi cứu được tiến hành trên 100 bệnh nhân (BN) trong khoảng thời gian từ 01/03/2020 đến 30/06/2020 tại bệnh viện Đa khoa Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. <strong>Kết quả</strong>: Tỉ lệ nam nhiều hơn nữ: 1.85 nam/ 1 nữ; độ tuổi mắc nhiều là 31-50 (43%);&nbsp; nguyên nhân đa phần là tai nạn giao thông 37% và tai nạn lao động 25%. Vết thương được đưa vào sớm (trước 6h) sau khi tai nạn xảy ra cao 82%. Thường là vết thương dập nát 26%.&nbsp; Các biện pháp chủ yếu làm lành vết thương sớm như: Thay băng, rửa vết thương đúng qui trình vô khuẩn (97%), Cắt lọc sớm (98%), Tháo hết dịch, mủ trong vết thương (96%). Vết thương khô sau 7 ngày (92%), nhiễm trùng chiếm tỷ lệ 2%. Sau 7 ngày bệnh nhân vận động chủ động được. <strong>Kết luận</strong>: Công tác chăm sóc vết thương phần mềm tại khoa Ngoại Chấn thương Bệnh viện Đa khoa Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa là khá tốt với tỷ lệ nhiễm trùng thấp. Tuy nhiên còn một vài thiếu sót trong kỹ năng chăm sóc vết thương cần được cải thiện.</p> Vũ Trường Thịnh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10068 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA CỦA PHƯƠNG PHÁP NẮN CHỈNH CỘT SỐNG KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ HỒNG NGOẠI https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10070 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong>: Đánh giá tác dụng của phương pháp nắn chỉnh cột sống kết hợp điện châm và hồng ngoại trong điều trị đau thần kinh tọa. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau thần kinh toạ/tọa cốt phong thể phong hàn thấp kết hợp can thận hư. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân): điều trị bằng nắn chỉnh cột sống và hồng ngoại, châm cứu. Nhóm đối chứng (30 bệnh nhân): điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt và hồng ngoại, châm cứu. <strong>Kết quả</strong>: Sau 15 ngày điều trị, nhóm nghiên cứu có mức độ cải thiện điểm VAS, nghiệm pháp Schober, chỉ số Lasegue, chức năng sinh hoạt tốt hơn (p&lt;0,05) nhóm đối chứng. <strong>Kết luận</strong>: Nắn chỉnh cột sống kết hợp với điện châm và hồng ngoại là phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị đau thần kinh tọa.</p> Phạm Vũ Khánh, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Việt Anh, Đinh Công Bắc Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10070 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN AEROMONAS SPP. PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10072 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Nghiên cứu thực trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Aeromonas spp. phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2022. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Thiết kế nghiên cứu mô tả, đối tượng nghiên cứu là các chủng vi khuẩn Aeromonas spp. phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2022. <strong>Kết quả: </strong>Tổng số 76 chủng Aeromonas spp. phân lập trong thời gian nghiên cứu, trong đó 46,1% số chủng phân lập được ở người bệnh ≥ 60 tuổi. Tỉ lệ Aeromonas spp. gây bệnh ở nam giới (80,3%) cao gấp hơn 4 lần ở nữ giới (19,7%). Máu và bệnh phẩm hô hấp là hai loại bệnh phẩm phổ biến nhất thường phân lập được Aeromonas spp., chiếm tỉ lệ lần lượt là 52,6% và 17,1% tổng số chủng. Tỉ lệ Aeromonas spp. phân lập được ở các khoa nội (34,2%) cao nhất trong bệnh viện. Aeromonas spp. có tỉ lệ kháng cao nhất với meropenem (56,4%), trimethoprim/ sulfamethoxazole (39,6%) và piperacillin/ tazobactam (33,3%). Ngược lại Aeromonas spp. có tỉ lệ nhạy cảm cao nhất với amikacin (93,7%), gentamycin (84,4%). <strong>Kết luận</strong><strong>:</strong>&nbsp; Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn đường hô hấp là hai bệnh phổ biến nhất gây ra bởi Aeromonas spp. Aeromonas spp. kháng cao nhất với meropenem, trimethoprim/ sulfamethoxazole, piperacillin/ tazobactam; nhạy cảm cao nhất với amikacin và gentamycin.</p> Lê Hạ Long Hải, Nguyễn Văn An Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10072 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TÁC DỤNG GIẢM ĐAU CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP BÀI TẬP MC.KENZIE ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG ĐƠN THUẦN https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10074 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>Đánh giá tác dụng giảm đau của phương pháp điện châm kết hợp bài tập Mc.Kenzie trong điều trị đau thắt lưng đơn thuần. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, có đối chứng, so sánh trước và sau điều trị trên 80 bệnh nhân được chẩn đoán xác định đau thắt lưng đơn thuần được chia thành 2 nhóm, nhóm nghiên cứu gồm 50 bệnh nhân, nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân. <strong>Kết quả:</strong> Điểm đau trung bình nhóm nghiên cứu trước điều trị là 7,02 ± 1,78, giảm xuống 4,93 ± 1,65 sau 7 ngày điều trị và 1,62 ± 1,42 sau 21 ngày điều trị; Nhóm đối chứng trước điều trị là 7,21±1,92 giảm xuống 5,87 ± 1,42 sau 7 ngày điều trị và 1,93 ± 1,65 sau 21 ngày điều trị. <strong>Kết luận</strong>: Điện châm kết hợp bài tập Mc.Kenzie có hiệu quả tốt với bệnh nhân đau thắt lưng đơn thuần.</p> Trần Phương Đông, Nguyễn Văn Tuân Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10074 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THỂ MI MẮT SAU PHẪU THUẬT CẮT NGẮN CƠ NÂNG MI ĐƯỜNG MỔ NHỎ ĐIỀU TRỊ SỤP MI MỨC ĐỘ NHẸ VÀ TRUNG BÌNH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10076 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá sự biến đổi về hình thể mi mắt trên nhóm sụp mi mức độ nhẹ và trung bình được phẫu thuật bằng phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi đường mổ nhỏ. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng, lấy mẫu thuận tiện gồm 25 mắt sụp mi mức độ nhẹ và trung bình được phẫu thuật bằng phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi đường mổ nhỏ tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022, tất cả bệnh nhân được khám và theo dõi sau thời gian 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng. <strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu trên 25 mắt của 22 bệnh nhân gồm 9 mắt sụp mi nhẹ (36%) và 16 mắt sụp mi trung bình (64%), MRD1 trước phẫu thuật là 1,52 ± 0,63 mm, chức năng cơ nâng mi trung bình là 8,76 ± 2,15 mm; chiều cao khe mi trung bình là 7,4 ± 1,1 mm. Sau phẫu thuật 3 tháng, chỉ số MRD1 cải thiện rõ rệt, trung bình là 3,49± 0,46 mm. Chênh lệch MRD1 hai mắt cũng thay đổi từ 1,9mm trước mổ giảm còn 0,10 mm tại thời điểm sau mổ 3 tháng. Sau 3 tháng 100% bệnh nhân không hở củng mạc khi nhìn xuống. 1 bệnh nhân bị hở mi nhẹ tại thời điểm 1 tuần tái khám, nhưng tình trạng này được cải thiện sau 1 tháng tái khám. Không có bệnh nhân nào bị mất đồng vận mi mắt nhãn cầu sau mổ. Chiều cao khe mi cũng tăng, 3 tháng sau mổ đạt 9,44 mm. <a name="_Toc115126912"></a><a name="_Toc115127081"></a><a name="_Toc115945312"></a><a name="_Toc116245794"></a>Trước phẫu thuật có 40,0% trường hợp có nếp mi thấp dưới 4mm, 36,0% số mắt có nếp mi trung bình từ 4 – 6 mm và 24,0% mắt có nếp mi cao trên 6 mm gặp ở những bệnh nhân sụp mi mắc phải. Sau phẫu thuật 1 tháng và 3 tháng, 100% các trường hợp đạt nếp mi cao từ 4 – 6 mm. 100% bệnh nhân nghiên cứu đạt được bờ mi cong đều sau phẫu thuật, không có trường hợp nào bờ mi biến dạng. Tất cả bệnh nhân sau phẫu thuật (100%) đều đạt tiêu chuẩn sẹo mi tốt, sẹo mềm mại và phẳng, độ lồi so với mặt da &lt; 1mm. Những thay đổi về hình thể mi mắt sau phẫu thuật nói trên đều có ý nghĩa thống kê với p&lt;0,05, đạt được tính thẩm mỹ cao và sự hài lòng của bệnh nhân sau phẫu thuật. <strong>Kết luận: </strong>Phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi đường mổ nhỏ điều trị sụp mi mức độ nhẹ và trung bình đem lại kết quả tốt cả về chức năng và thẩm mỹ với những thay đổi về hình thể mi mắt đạt được sự hài lòng cao của bệnh nhân sau phẫu thuật.</p> Nguyễn Thị Phương Thảo, Bùi Hồng Ngọc, Phạm Trọng Văn, Nguyễn Thị Thu Hiền Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10076 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH THEO PHÂN NHÓM CỦA SÁNG KIẾN TOÀN CẦU VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10078 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Loãng xương là bệnh đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT). <strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỉ lệ loãng xương và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân BPTNMT tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Bệnh nhân BPTNTMT được chẩn đoán và phân loại theo Sáng kiến toàn cầu về BPTNMT (GOLD) 2019. Mật độ xương (MĐX) được đo bằng phương pháp hấp thụ X-quang năng lượng kép (DXA) tại cột sống thắt lưng (CSTL) và cổ xương đùi (CXĐ). Chẩn đoán loãng xương khi T-score ≤ - 2,5. <strong>Kết quả:</strong> Trong số 104 bệnh nhân BPTNMT tham gia nghiên cứu, tỉ lệ loãng xương ở 2 vị trí CSTL và CXĐ lần lượt là 33,7% và 26,9%. Tỉ lệ loãng xương ở ít nhất 1 trong 2 vị trí CSTL hoặc CXĐ là 44,3%. Các yếu tố liên quan độc lập với tình trạng loãng xương bao gồm nữ giới (OR 6,4; KTC 95% 1,3 – 32,1) và nhẹ cân (OR 2,5; KTC 95% 1,0 – 6,2). Phân nhóm ABCD theo GOLD 2019 liên quan không có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ loãng xương (p=0,661). <strong>Kết luận:</strong> Bệnh nhân BPTNMT có tỉ lệ loãng xương tương đối cao, bất kể phân nhóm ABCD theo GOLD 2019. Cần đo MĐX bằng phương pháp DXA ở bệnh nhân BPTNMT, đặc biệt bệnh nhân nữ hoặc nhẹ cân.</p> Lý Thị Kim Loan, Nguyễn Văn Thọ Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10078 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐƯỜNG KÍNH BỤNG THEO MẶT CẮT THẲNG DỌC TRONG XÁC ĐỊNH KHÁNG INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 MỚI ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10080 <p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Xác định kháng insulin trên bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) típ 2 bằng chỉ số đơn giản trên lâm sàng có ý nghĩa thực tiễn. <strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát mối liên quan giữa đường kính bụng theo mặt cắt dọc (SAD) với kháng insulin so với các chỉ số nhân trắc học kinh điển và bước đầu thiết lập điểm cắt SAD xác định kháng insulin ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 mới chẩn đoán. <strong>Đối tượng và phương pháp</strong>: 136 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 mới được chẩn đoán (chưa dùng thuốc hạ glucose máu) tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương được đánh giá: 1/các chỉ số nhân trắc: chỉ số khối cơ thể (BMI), chu vi vòng bụng (WC), tỉ số eo/hông (WHR) và đường kính bụng theo mặt cắt thẳng dọc (SAD); 2/chỉ số kháng insulin HOMA2-IR. <strong>Kết quả:</strong> Bệnh nhân có kháng insulin (HOMA2-IR ≥ 1,14) có SAD cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân không có kháng insulin (HOMA2-IR &lt; 1,14) ở cả nam và nữ. SAD có tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với HOMA2-IR ở nam và nữ với r tương quan tương ứng là 0,442 (p &lt; 0,001) và 0,672 (p &lt; 0,001) trong khi BMI, WC và WHR không có tương quan có ý nghĩa thống kê với HOMA2-IR. Diện tính dưới đường con của SAD trong xác định kháng insulin (khoảng tin cậy 95%) ở nam và nữ tương ứng là 0,683 (0,556 – 0,855) và 0,724 (0,592 – 0,809). Điểm cắt SAD 19,0cm ở nữ và 20,5cm ở nam có độ nhạy tương ứng là 76,5% và 73,7%, độ đặc hiệu tương ứng 48,4% và 59,1% trong xác định kháng insulin. <strong>Kết luận: </strong>SAD có tương quan thuận khá chặt với HOMA2-IR và có thể sử dụng để xác định kháng insulin ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2.</p> Lê Quang Toàn, Đỗ Khánh Huyền Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10080 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TỶ LỆ TIỀN SỬ GIA ĐÌNH MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG QUA PHÂN TÍCH GIA SỬ SỨC KHỎE CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10082 <p>Đặt vấn đề: Trong thời đại y học gen hiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh đái tháo đường típ 2 ngoài các yếu tố môi trường, thì yếu tố di truyền cũng góp phần làm gia tăng nhanh chóng tỷ lệ mắc đái tháo đường. Vì vậy tìm hiểu về tiền sử bệnh đái tháo đường của gia đình thông qua việc xây dựng, phân tích gia sử sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 là một bước quan trọng được xem như là công cụ đánh giá di truyền, một yếu tố dự đoán mạnh, độc lập và dễ đo lường đối với bệnh đái tháo đường. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tiền sử thân nhân bậc 1, thân nhân bậc 2 mắc đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang. Chúng tôi chọn tất cả bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo đường típ 2 đến khám tại phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ tháng 04 năm 2023 đến tháng 08 năm 2023. Kết quả: Trong 236 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tham gia nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân có gia sử sức khỏe dương tính với đái tháo đường là 48,3%. Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tiền sử thân nhân bậc 1 mắc đái tháo đường chiếm 92,1% và bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tiền sử thân nhân bậc 2 mắc đái tháo đường là 34,2%. Bệnh nhân có anh, chị, em ruột mắc đái tháo đường chiếm 1/2 số thân nhân bậc 1 (55,2%). Bệnh nhân có mẹ mắc đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao hơn cha mắc đái tháo đường (20% so với 9,5%), bệnh nhân có cả cha và mẹ mắc đái tháo đường là 4,8%. Tỷ lệ bệnh nhân có con mắc đái tháo đường ghi nhận là 7,6%, bệnh nhân có cả cha, mẹ và anh, chị, em cùng mắc đái tháo đường chiếm tỷ lệ thấp 2,9%. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có gia sử sức khỏe dương tính với đái tháo đường rất phổ biến, bệnh nhân có thân nhân bậc 1 mắc đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao đặc biệt là anh, chị, em ruột. Người mẹ có tác động di truyền đáng kể đối với bệnh nhân đái tháo đường típ 2. Trong thực hành lâm sàng cần khai thác thông tin về tiền sử gia đình mắc đái tháo đường.</p> Nguyễn Như Hiền, Trần Quang Nam, Tăng Hùng Sang, Trần Thị Thanh Loan Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10082 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 HÀNH VI SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH, NĂM 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10084 <p><strong>Mở đầu:</strong> Hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực của sinh viên thể hiệnqua các hoạt động Đoàn thể, sinh hoạt cộng đồng, trường lớp,… ta cũng có thể thấy ngay được những vấn đề tiêu cực .Đặc biệt là vấn nạn sử dụng rượu bia của các sinh viên tại địa bàn TP.HCM. Không biết từ bao giờ, từ lúc nào mà rượu bia - một loại chất kích thích mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe lại được sinh viên sử dụng tràn lan và coi như đó là một điều bình thường, phổ biến. Sử dụng rượu bia là một điều tiêu cực, sinh viên sử dụng rượu bia lại càng tiêu cực, đáng báo động trong giới sinh viên hiện nay. Thành phố Hồ Chí Minh đang đứng trước nguy cơ động đỏ về thực trạng sử dụng rượu bia của sinh viên. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển, cũng bởi lí do đó mà các loại hình kinh tế lại càng phát triển, các quán ăn, nhà hàng, quán rượu mọc lên càng ngày càng nhiều và tập trung chủ yếu ở các khu vực trường học, các khu sinhviên sinh sống. Từ lối sống, nét sinh hoạt văn hóa, giờ đây không khó để tabắt gặp hình ảnh các sinh viên với thái độ sống hờ hững, không lành mạnh, thiếu trách nhiệm với chính bản thên mìnhvà xã hội, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam . Họ sử dụng rượu bia một cách trái mục đích với tần suất lớn và mức độ cao tạo nên những cái xấu - cái tiêu cực về sinh viên địa bàn thành phố trong mắt mọi người. Không chỉ là về mặt hình ảnh của sinh viên TP.HCM mà còn là sự ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh, điển hình là vấn đề an toàn giao thông tại địa bàn, các hành vi gây rối trật tự xã hội,.. Đây quả thật là một vấn đề nhức nhối và được đông đảo mọi người quan tâm (ta có thể thấy trên các đài báo, trên các mạng xã hội, trên các bảng tin thời sự mang tính lan truyền rộng lớn). <strong>Mục tiêu:</strong> Thống kê tỷ lệ sử dụng rượu bia của sinh viên trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2024. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 483 Sinh viên chính quy đang theo học tại trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia trong 12 tháng qua là 75.98%, trong đó sinh viên có mức độ sử dụng rượu bia nguy cơ thấp là 86%; mức có nguy cơ là 11%; mức có hại là 1%; mức nghiện/phụ thuộc là 2%. Tỷ lệ số sinh viên lạm dụng rượu bia là 86%. <strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ sinh viên sử dụng rượu bia có sự chênh lệch ở giới tính, hoàn cảnh sống.</p> Lâm Văn Minh, Lê Thị Phương Ngân, Hồ Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Phương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10084 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 NHÌN LẠI VỀ ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH TRONG UNG THƯ https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10085 <p>Liệu pháp miễn dịch đã nổi lên như một liệu pháp mới trong điều trị ung thư, mang đến sự thay thế mạnh mẽ cho các phương pháp điều trị truyền thống như hóa trị và xạ trị. Vai trò của nó ngày nay rất quan trọng, đặc biệt là trong các bệnh ung thư mà các phương pháp điều trị thông thường có hiệu quả hạn chế. Các chất ức chế điểm kiểm soát miễn dịch, chẳng hạn như pembrolizumab và nivolumab, đã cách mạng hóa bối cảnh điều trị những nhóm bệnh ung thư có tiên lượng xấu bằng cách ngăn chặn các con đường ức chế, cho phép hệ thống miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào ung thư hiệu quả hơn. Những liệu pháp này đã chứng minh thành công đáng kể đối với nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm khối u ác tính, ung thư phổi và ung thư biểu mô tế bào thận, cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót và chất lượng cuộc sống cho nhiều bệnh nhân. Ngoài ra, các liệu pháp chuyển tế bào nuôi, chẳng hạn như liệu pháp tế bào CAR T, đã cho thấy những phản ứng chưa từng có đối với một số khối u ác tính về huyết học, tiếp tục mở rộng các lựa chọn trị liệu miễn dịch<sup>1</sup>. Tóm lại, vai trò của liệu pháp miễn dịch trong bệnh ung thư ngày nay mang tính biến đổi, mang lại những hướng điều trị mới và tia hy vọng cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tiến triển hoặc di căn. Khi nghiên cứu tiếp tục tiến bộ, liệu pháp miễn dịch sẵn sàng đóng vai trò ngày càng trung tâm trong tương lai của việc chăm sóc bệnh ung thư.</p> Nguyễn Thu Phương, Lê Văn Quảng, Nguyễn Thị Lan Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10085 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KIT MIỄN DỊCH PHÁT HIỆN NHANH PATULIN TRONG THỰC PHẨM QUY MÔ PHÒNG THÍ NGHIỆM https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10088 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định một số thông số kỹ thuật của que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Patulin. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>Các thông số tối ưu bao gồm: nồng độ kháng thể nhận diện bao phủ lên hạt nano vàng, dung dịch đệm nhỏ lên que thử, tính ổn định của kháng thể trên màng cộng hợp. <strong>Kết quả: </strong>Nồng độ kháng thể bao phủ lên hạt nano vàng là 20 µg/ml; và dung dịch đệm là MES (50mM, pH 6.7). Độ ổn định của kháng thể trên màng cộng hợp là 3 tháng. <strong>Kết luận: </strong>Bằng cách tối ưu nồng độ kháng thể gắn lên hạt nano vàng, tối ưu hóa xử lý màng cộng hợp, tối ưu dung dịch nhỏ mẫu chúng tôi đã phát triển được que thử sắc ký miễn dịch phát hiện nhanh Patulin.</p> Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Văn Chuyên, Nguyễn Văn Ba Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10088 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CHĂM SÓC VỀ PHÒNG NGỪA HÍT SẶC KHI HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ĐƯỜNG MIỆNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10090 <p><strong>Đ</strong><strong>ặt </strong><strong>vấn đề: </strong>Năng lực chăm sóc ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cả người bệnh và người chăm sóc. Giáo dục bệnh mãn tính và thực hành chăm sóc sức khỏe đúng là chìa khóa để ngăn ngừa các biến cố. <strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá hiệu quả giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc về phòng ngừa hít sặc khi hỗ trợ cho ăn qua đường miệng. <strong>Đối tượng và Phương pháp</strong>: Gói can thiệp giáo dục sức khỏe được thực hiện trong thời gian từ tháng 04/2023 đến tháng 09/2023 với đối tượng tham gia là người nhà chăm sóc trực tiếp người bệnh (người chăm sóc) mà người bệnh này thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ hít sặc khi ăn qua đường miệng, tại 08 khoa nội trú, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. <strong>Kết quả: </strong>Sau giáo dục sức khỏe, tỷ lệ kiến thức đủ tăng từ 31,0% lên 96,4%, mối quan tâm về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua miệng tăng từ 65,5% lên 82,4% và thực hành đúng các hướng dẫn tăng từ 74,8% lên 96,2%. <strong>Kết luận</strong>: Gói Giáo dục sức khỏe bao gồm việc cung cấp tài liệu phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng, giáo dục sức khỏe trực tiếp bằng phương pháp teach- back đạt hiệu quả trong giáo dục phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng cho người chăm sóc người bệnh có nguy cơ.</p> Võ Thị Cẩm Nhung, Trần Thị Thanh Tâm, Hoàng Thị Tuyết Lan, Hoàng Thị Tuyết Lan, Nguyễn Thị Ánh Nhung, Lê Thị Ngọc Liên, Đỗ Thị Nam Phương, Nguyễn Thị Hồng Minh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10090 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HIỆU QUẢ PHÁ THAI NỘI KHOA Ở THAI PHỤ TỪ 35 TUỔI TRỞ LÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP: BÁO CÁO HÀNG LOẠT CA https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10092 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Việc phá thai trên một thai phụ bình thường đã đối diện với rất nhiều biến chứng, chính vì vậy việc phá thai trên một người phụ nữ 35 tuổi cần được quan tâm một cách đúng mức. <strong>Mục tiêu: </strong>Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan đến hành vi phá thai và đánh giá kết quả phá thai nội khoa ở thai phụ ≥ 35 tuổi mang thai đến hết 12 tuần. &nbsp;<strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Báo cáo hàng loạt ca, có 70 thai phụ ≥ 35 tuổi tuổi thai ≤ 12 tuần đến khám và có nguyện vọng phá thai nội khoa tại khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ tháng 03/2023-03/2024. <strong>Kết quả: </strong>Độ tuổi trung bình của thai phụ đến phá thai là 39,22±3,38. Phần lớn thai phụ đến phá thai đều đã có 1-2 con (74,3%). Có 16 thai phụ có trên 3 con (22,9%). Có 14/70 thai phụ có tới hơn 2 lần mổ lấy thai. Tuổi thai trên siêu âm chủ yếu là từ 5-9 tuần (92,9%). Tỷ lệ phá thai nội khoa thành công là 92,9% với 65/70 trường hợp. Có 5 trường hợp thất bại đều do sót nhau. Thời gian bắt đầu ra huyết trung bình là 4,7 ± 2,66 giờ. Thời gian ra huyết kéo dài trung bình 7,42 ± 3,51 ngày. Tác dụng phụ sau uống misoprostol: 8,5% buồn nôn/nôn, 22,8% tiêu chảy, 17,1% ớn lạnh/run, 4,2% sốt, 6,1% chóng mặt/nhức đầu. <strong>Kết luận:</strong> Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền sử dụng biện pháp tránh thai đến mọi phụ nữ, đặc biệt đối với đối tượng phụ nữ trên 35 tuổi. Tỷ lệ thành công khi phá thai nội khoa bằng mifepristone và misoprostol ở thai phụ trên 35 tuổi đến hết 12 tuần là khá cao và ít xảy những tác dụng phụ nguy hiểm.</p> Nguyễn Thị Hạnh Dung, Nguyễn Quốc Tuấn, Trần Thị Cẩm Nhung Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10092 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TẠO HÌNH MI DƯỚI QUA ĐƯỜNG XUYÊN KẾT MẠC: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10099 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Phẫu thuật tạo hình mi dưới tương đối phức tạp vì có liên quan đến các cấu trúc thuộc mắt và vùng mặt giữa. Bọng mỡ mi dưới là vấn đề thường gặp, liên quan đến quá trình lão hoá của khuôn mặt nhưng đôi khi cũng có thể gặp ở người trẻ. Hiện chưa có nhiều báo cáo ở Việt Nam về ứng dụng đường xuyên kết mạc để lấy bỏ bọng mỡ mi dưới, đặc biệt là ở người trẻ. Phương pháp này không để lại sẹo ngoài da, ít biến chứng sau mổ, đạt được hiệu quả cao về cả mặt thẩm mỹ và chức năng. <strong>Ca lâm sàng: </strong>Bệnh nhân nữ, 28 tuổi đến khám vì bọng mỡ mi dưới hai bên khi còn nhỏ, không có tiền căn gì đặc biệt. Khuôn mặt bệnh nhân không có dấu hiệu lão hoá nhưng có bọng mỡ ở phần trong mi mắt dưới hai bên. Đường rạch xuyên kết mạc được lựa chọn để lấy bỏ phần bọng mỡ phía sau vách. Hiệu quả thẩm mỹ thấy rõ ngay sau phẫu thuật. <strong>Bàn luận: </strong>Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ mi dưới qua đường kết mạc đã có từ lâu, đã được cải tiến và được ứng dụng rộng rãi hơn với nhiều chỉ định khác nhau. Phương pháp này cũng đã chứng minh được hiệu quả về mặt thẩm mỹ cho bệnh nhân, tránh được các biến chứng không mong muốn của đường rạch xuyên da truyền thống. <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật tạo hình mi dưới lấy bỏ bọng mỡ qua đường xuyên kết mạc là một phương pháp an toàn, hiệu quả cao, đặc biệt đối với những bệnh nhân trẻ, ít hoặc không thừa da mi.</p> Nguyễn Đức Vượng, Nguyễn Bảo Sơn, Nguyễn Đình Chương, Trần Đình Khả, Nguyễn Thị Kiều Thơ Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10099 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 VAI TRÒ CỦA ĐIỀU DƯỠNG ĐỐI VỚI CAN THIỆP CHỌC HÚT Ổ ÁP XE Ở BỆNH NHÂN ÁP XE GAN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10100 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Áp xe gan là bệnh lý viêm cấp tính khu trú ở gan, và chọc hút ổ áp xe cần thực hiện ở từ 50-60% số trường hợp bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi đánh giá vai trò của điều dưỡng trong thực hiện can thiệp này. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu hồi cứu trên 121 bệnh nhân áp xe gan được thực chọc hút tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2018 -8/2023, đánh giá các hoạt động của điều dưỡng trước, trong và sau can thiệp dựa trên hồ sơ lưu trữ, và kết quả đạt được đối với thành công và an toàn của kỹ thuật. <strong>Kết quả</strong>: 59,5% bệnh nhân được chọc hút 1 lần, hút được trung bình 69,5 ml dịch. Thủ thuật an toàn với 21,5% bệnh nhân đau tại vết chọc kim, không có tai biến nghiêm trọng. Hoạt động chăm sóc, tư vấn giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt ở nhiều nội dung, trong đó theo dõi biến chứng, xử trí kịp thời (95,0%); thực hiện cấp phát thuốc và dùng thuốc theo y lệnh đúng thời gian (91,8%); hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi theo bệnh (91,7%); hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc đúng cách (98,3%). Ngược lại, một vài nội dung kết quả còn hạn chế như thay ga trải giường, hỗ trợ vệ sinh cá nhân (83,4%); tư vấn để bệnh nhân hiểu rõ về tình trạng bệnh, chăm sóc tâm lý, trấn an người bệnh (85,7%). <strong>Kết luận</strong>: Các hoạt động của điều dưỡng góp phần nâng cao hiệu quả và tính an toàn của kỹ thuật chọc hút áp xe gan. Do đó, cần thường xuyên tập huấn, nâng cao chất lượng công tác điều dưỡng để nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị.</p> Nguyễn Thị Ngọc Linh, Lê Thị Thu Hằng, Ngô Thị Hường, Trần Việt Trinh, Nguyễn Thị Thùy, Phạm Thảo Tố, Nguyễn Thị Huyền Trang, Mai Thanh Bình Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10100 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC SAU CHẤN THƯƠNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10102 <p><strong>Đặt vấn đề: </strong>Viêm loét giác mạc nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù/giảm thị lực trầm trọng. Bệnh khởi phát do sự mất cân bằng giữa hệ thống phòng thủ của bề&nbsp; mặt nhãn cầu và sự phát triển quá mức của vi sinh vật, trong đó chấn thương là yếu tố hàng đầu và là điều kiện tiên quyết tạo cơ hội cho vi sinh tấn công trực tiếp mô giác mạc. Do sự khác biệt về vị trí địa lý, trình độ kinh tế – xã hội nên loại vi sinh gây bênh cũng phát triển khác nhau. Song song đó ý thức người dân còn hạn chế về độ nghiêm trọng của bệnh nên có những hành vi góp phần gây biến chứng. Như vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng từ đầu là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị. Theo thời gian với tình hình kinh tế xã hội phát triển, tác nhân vi sinh ở các vùng địa lý, dân cư cũng có thể thay đổi do đó các biểu hiện lâm sàng, đặc điểm vi sinh có thể có nhiều sự biến đổi theo. Nhằm cập nhật vấn đề mang tính thời sự và góp phần vào việc chẩn đoán, nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. <strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát đặc điểm lâm sàng, vi sinh và mối liên quan của các đặc điểm đó với tiên lượng thị lực và kết quả điều trị viêm loét giác mạc nhiễm trùng sau chấn thương. <strong>Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu:</strong> Tiến cứu, mô tả. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét giác mạc có tiền căn bị chấn thương đến khám và điều trị tại khoa Giác mạc, Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2023 đến 11/2023. Có phiếu thu thập thông tin được sử dụng để ghi nhận bệnh sử, các yếu tố nguy cơ, kết quả xét nghiệm vi sinh, theo dõi điều trị và ghi nhận các đặc điểm lâm sàng tại mắt trước và sau điều trị. Viêm loét giác mạc do các nguyên nhân khác (virus, amip, bệnh lý tự miễn, đeo kính tiếp xúc) được loại khỏi nghiên cứu. <strong>Kết quả:</strong> Nghiên cứu gồm 60 mắt, tuổi trung bình là 47 ± 11,1 tuổi, nam mắc bệnh cao hơn nữ (71,7%). Đa số chấn thương là do tai nạn sinh hoạt (67%), trong đó tác nhân bụi đất chiếm hàng đầu (36,7%). Thời gian bị chấn thương trước vào viện trung vị là 10 ngày. Tỷ lệ soi tươi dương tính 62,7%, nuôi cấy dương tính 37,5% cho kết quả vi sinh đơn tác nhân do nấm chiếm nhiều nhất (45%), tiếp theo đa tác nhân chiếm 16,7%. Staphylococcus coagulase âm kháng Methicillin là tác nhân phổ biến nhất (86,6%). Lúc vào viện, 98,3% bệnh nhân có thị lực dưới 3/10. Có 58% bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật, trong đó 46,7% do biến chứng dọa thủng giác mạc, thủng giác mạc và chậm lành biểu mô giác mạc. Dán keo và kính tiếp xúc là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất (65,7%). Thị lực sau điều trị có cải thiện đáng kể so với thị lực lúc vào viện (p &lt; 0,05). <strong>Kết luận:</strong> Viêm loét giác mạc sau chấn thương chủ yếu do tai nạn sinh hoạt, bụi đất, thị lực ở mức mù vẫn chiếm ưu thế. Nấm là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất.&nbsp;</p> Đoàn Kim Thành, Nguyễn Trần Kiên An, Lê Nhật Nam Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10102 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT ĐỘNG LỰC VÀ THỰC HÀNH THAM GIA HIẾN MÁU CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10104 <p><strong>Mở đầu:</strong> Hiến máu là hoạt động nhân đạo thiết thực, bởi vì máu chỉ có thể nhận được khi có người hiến máu. Trong đó, sinh viên khối ngành sức khỏe là lực lượng tiềm năng cho nguồn dự trữ máu hiến tặng an toàn và ổn định, lực lượng này có khả năng cung cấp thông tin về hiến máu và vận động người dân tham gia hiến máu.<strong> Mục tiêu: </strong>Khảo sát kiến thức tham gia hiến máu của sinh viên khối ngành sức khỏe tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>nghiên cứu cắt ngang mô tả đã khảo sát 780 sinh viên khối ngành sức khỏe trong tháng 02 năm 2023. <strong>Kết quả: </strong>Trong số 780 sinh viên tham gia khảo sát, có 70,8% sinh viên đã từng hiến máu.&nbsp; Phép kiểm định Chi-bình phương/ Fisher cho thấy, có mối quan hệ có ý nghĩa giữa thực hành hiến máu với các đặc điểm về giới tính (p=0,001), ngành học và năm học (p&lt;0,05), tôn giáo (p=0,016), thu nhập cá nhân và nhu cầu truyền máu trong gia đình (p=0,05). Khảo sát về động lực tham gia hiến máu ghi nhận 85,5% động lực đến từ việc hiến máu để giúp đỡ gia đình và bạn bè. Các sinh viên không hiến máu cho biết lý do chủ yếu không tham gia hiến máu vì sợ đau (46,1%). <strong>Kết luận:</strong> Các sinh viên khối ngành sức khỏe có thái độ tích cực đối với thực hành hiến máu nhưng vẫn còn nhiều rào cản và quan niệm sai lầm ảnh hưởng tiêu cực đến động lực thực hành hiến máu của một bộ phận sinh viên.</p> Võ Quang Trung, Đặng Hoàng Duy, Nguyễn Văn Pol, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Huyền Trâm Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10104 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 BÁO CÁO CA BỆNH: HỘI CHỨNG BONG VẢY DA DO TỤ CẦU Ở BỆNH NHÂN THỦY ĐẬU SƠ SINH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10106 <p><strong>Đặt vấn đề</strong>: Hội chứng bong vảy da do tụ cầu (Staphylococcal scalded skin syndrome- SSSS) là nhiễm trùng da cấp tính gây ra do các chủng tụ cầu vàng (TCV) thuộc típ 3A, 3B, 3C, 55 và 71 xâm nhập vào cơ thể gây nên các ổ nhiễm trùng và tiết ra ngoại độc tố gây bong vảy da. SSSS thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, tập trung nhiều hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, đặc biệt tình trạng bệnh lý rất nặng nề lứa tuổi sơ sinh. Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh&nbsp;thường hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm do sức đề kháng của trẻ còn yếu kém. Nguyên nhân thường bao gồm: do lây truyền từ mẹ bị thủy đậu, hoặc do bị lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc da từ người thân xung quanh. Chúng tôi báo cáo ca bệnh Hội chứng bong vảy da do tụ cầu ở bệnh nhân thủy đậu sơ sinh. <strong>Ca bệnh báo cáo</strong>: Trẻ sơ sinh nam đủ tháng, mẹ biểu hiện thủy đậu vào ngày thứ 8 sau sinh, trẻ khởi phát bệnh thủy đậu lúc 19 ngày tuổi, sau 4 ngày tổn thương da tiến triển nặng hơn với biểu hiện hội chứng bong vảy da do tụ cầu. Trẻ được điều trị bằng kháng sinh tiêm phổ rộng, thuốc kháng virus tĩnh mạch, thuốc giảm đau, chăm sóc da tích cực, bồi phụ nước điện giải. Trẻ ra viện sau 10 ngày với tình trạng toàn thân ổn định.</p> Phạm Thị Mai Hương, Hà Thị Kiều Oanh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10106 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ NẶNG TRÊN TRẺ MẮC COVID-19 CÓ BỆNH NỀN THẦN KINH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10108 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến mức độ nặng trên trẻ mắc COVID-19 có bệnh nền thần kinh. <strong>Phương</strong><strong> pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> cắt ngang mô tả 97 trẻ mắc COVID-19 có bệnh nền thần kinh nhập khoa COVID-19, bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/07/2021 đến 01/07/2022. <strong>Kết quả</strong>: Có 76 trẻ (78,4%) mắc COVID-19 nhẹ – trung bình, có 21 trẻ (21,6%) mắc COVID-19 nặng – nguy kịch. Tỉ lệ tử vong là 5,2%. Trên nhóm mắc COVID-19 nặng – nguy kịch, 71,4% trẻ có bại não; 95,2% có sốt, 76,2% có ho, 100% có thở mệt; ferritin trung vị là 345 (227,7 – 654,7) μg/L, aPTT trung vị là 34,1 (31,1 – 43,1) giây, fibrinogen trung vị là 3 (2,5 – 3,6) g/L; 76,2% có tổn thương đông đặc, 76,2% có tổn thương mô kẽ trên X-quang; 95,2% sử dụng corticosteroids với thời gian trung vị là 9 (7 – 10) ngày; 95,2% sử dụng kháng đông với thời gian trung vị là 10 (8 – 12) ngày, 100% sử dụng kháng sinh, 57,1% sử dụng remdesivir, thời gian nằm khoa COVID-19 trung vị là 12 (8 – 22) ngày, thời gian nằm viện trung vị là 15 (11 – 45) ngày; tỉ lệ tử vong là 23,8%. Các kết quả trên đều cao hơn so với nhóm mắc COVID-19 nhẹ – trung bình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p &lt; 0,05). <strong>Kết luận</strong>: Các yếu tố liên quan đến mắc COVID-19 nặng – nguy kịch trên trẻ có bệnh nền thần kinh bao gồm: trẻ bại não; có sốt, ho, thở mệt; CRP &gt; 20 mg/L; ferritin, aPTT, fibrinogen tăng cao; có tổn thương đông đặc hoặc tổn thương mô kẽ trên X-quang ngực. Tỉ lệ sử dụng corticosteroids, kháng đông, kháng sinh, remdesivir, thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong của nhóm nặng – nguy kịch đều cao hơn nhóm nhẹ – trung bình.</p> Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trần Quốc Khánh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10108 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KIẾN THỨC VỀ NHIỄM KHUẨN SAU SINH CỦA SẢN PHỤ TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10110 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả thực trạng kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh của sản phụ tại khoa Sản Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định năm 2022. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 112 sản phụ đang được chăm sóc và điều trị tại khoa sản Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ sản phụ có kiến thức đạt về nhiễm khuẩn sau sinh&nbsp; là 41.1%, sản phụ có kiến thức không đạt chiếm tỷ lệ 58.9%. <strong>Kết luận:</strong> Kiến thức đạt của sản phụ về nhiễm khuẩn sau sinh ở mức trung bình. Cần tăng cường kiến thức về nhiễm khuẩn sau sinh bằng cách mở các lớp tập huấn cho bà mẹ mang thai về kiến thức vệ sinh sau đẻ cũng như các dấu hiệu của nhiễm khuẩn sau sinh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề của nhiễm khuẩn sau sinh.</p> Nguyễn Thị Liên Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10110 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CỦA THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2022 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10112 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả kiến thức về đái tháo đường thai kì của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản tỉnh Nam Định năm 2022 và một số yếu tố liên quan. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 60 thai phụ, sử dụng bộ công cụ đánh giá kiến thức về đái tháo đường thai kỳ. <strong>Kết quả</strong>: Số thai phụ có kiến thức đạt chiếm tỷ lệ 51.7%; số thai phụ có kiến thức chưa đạt chiếm tỷ lệ 48.3%. Nhóm thai phụ trên 35tuổi có tỷ lệ kiến thức đạt cao gấp 4.127 lần so với nhóm tuổi từ 35 tuổi trở xuống. <strong>Kết luận</strong>: Kiến thức về đái tháo đường thai kì của thai phụ chưa cao. Cần cung cấp thêm kiến thức cho những thai phụ có độ tuổi dưới 35 tuổi.</p> Vũ Thị Lệ Hiền Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10112 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 THỰC TRẠNG KÉM KHOÁNG HÓA MEN RĂNG HÀM LỚN – RĂNG CỬA Ở HỌC SINH 7 – 10 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ LÀO CAI https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10114 <p><strong>Tổng quan: </strong>Kém khoáng hóa men răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất – răng cửa (MIH) là một vấn đề ngày càng được quan tâm. Trẻ bị ảnh hưởng bởi MIH có thể phải đối mặt với nhiều nguy cơ cả về chức năng và thẩm mỹ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. <strong>Mục tiêu: </strong>Xác định tỉ lệ hiện mắc và phân bố MIH ở học sinh 7 – 10 tuổi tại thành phố Lào Cai. <strong>Phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 1808 học sinh, tiêu chuẩn chẩn đoán MIH theo Học viện nha khoa Châu Âu (EAPD). <strong>Kết quả:</strong> có 173 học sinh mắc MIH, chiếm tỉ lệ 9,6%, mức độ nặng chiếm 57,8% tổng số đối tượng&nbsp; nghiên cứu. <strong>Kết luận:</strong> tỉ lệ hiện mắc MIH ở thành phố Lào Cai là 9,6% với mức độ nặng chiếm tỉ lệ cao.</p> Vũ Hoàng, Đào Thị Dung, Phạm Dương Hiếu, Lưu Văn Tường, Phạm Thị Ngọc Ánh, Vũ Mạnh Dân Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10114 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 XU HƯỚNG TÌM KIẾM SỰ GIÚP ĐỠ NHẰM GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN VÀ NHỮNG RÀO CẢN TRONG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10116 <p><em><strong>Đặt vấn đề:</strong></em> Các vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở người trẻ tuổi. Tìm đến sự giúp đỡ, tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc SKTT phù hợp sẽ giúp sinh viên (SV) vượt qua các vấn đề SKTT sớm. Tuy nhiên, hiện tại tỉ lệ người có các vấn đề SKTT nhận được sự hỗ trợ về y tế còn thấp. Đồng thời, chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này trên SV Việt Nam, đặc biệt là SV khối ngành sức khỏe. <em><strong>Mục tiêu</strong></em><strong>:</strong> Mô tả xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ của SV nhằm giải quyết các vấn đề SKTT và khảo sát những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKTT ở SV trường Đại học (ĐH) Y – Dược, ĐH Thái Nguyên. <em><strong>Phương pháp nghiên cứu</strong></em>: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp 1209 SV trường ĐH Y – Dược, ĐH Thái Nguyên thông qua bộ câu hỏi được thiết kế phù hợp với nghiên cứu. Các chỉ số nghiên cứu gồm tuổi, giới, dân tộc, tỉ lệ SV có rối nhiễu tâm trí theo thang đo SRQ-20. <em><strong>Kết quả</strong></em><strong>:</strong> Độ tuổi trung bình của SV tham gia nghiên cứu là 20,6 ± 1,7. Tỉ lệ SV có rối nhiễu tâm trí (RNTT) là 50,0%. Có 49,2% SV đã từng cảm thấy có vấn đề về SKTT và tự mình vượt qua mà không tìm kiếm sự giúp đỡ. Các nguồn hỗ trợ SV thường tìm đến nhằm giải quyết vấn đề SKTT là bạn bè (36,3%); gia đình (24,0%); chuyên gia chăm sóc SKTT (2,6%). Muốn tự mình giải quyết vấn đề (64,3%); thấy nói chuyện với bạn bè, người thân sẽ tốt hơn (40,1%); nghĩ rằng vấn đề sẽ tự hết và không cần sự giúp đỡ (32,7%) là ba lý do được nhiều SV lựa chọn nhất nhằm giải thích cho việc không tìm đến các dịch vụ chăm sóc SKTT chuyên nghiệp khi gặp vấn đề về SKTT. <em><strong>Kết luận</strong></em><strong>:</strong> SV có xu hướng tìm đến người xung quanh không có chuyên môn về chăm sóc SKTT nhằm giải quyết vấn đề SKTT thay vì tìm đến dịch vụ chăm sóc SKTT chuyên nghiệp. Những rào cản lớn nhất trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKTT trên SV là rào cản về nhận thức, thái độ.</p> Phạm Thị Phương Thảo, Đàm Thị Bảo Hoa, Nguyễn Thị Tố Uyên, Nguyễn Diệp Trọng Đức Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10116 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 THỰC TRẠNG LO ÂU, STRESS VÀ TRẦM CẢM CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THAM GIA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19 Ở MỘT SỐ BỆNH VIỆN TẠI HÀ NỘI NĂM 2020 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10117 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định tỷ lệ lo âu, stress và trầm cảm ở các Nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại 8 bệnh viện khu vực Hà Nội năm 2020. <strong>P</strong><strong>hương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Sử dụng bộ công cụ được xây dựng từ thang điểm DASS 21 (Depression – Anxiety – Stress Scale) để xác định tỷ lệ lo âu, stress và trầm cảm trên 87 nhân viên y tế tại 8 bệnh viện tại khu vực Hà Nội có tổ chức khám sàng lọc và điều trị bệnh nhân Covid-19 tham gia nghiên cứu. <strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Có 10,3% nhân viên y tế tham gia phòng/ chống dịch có ít nhất một biểu hiện rối loạn tâm thần (lo âu, stress, trầm cảm) có duy nhất một biểu hiện hoặc lo âu, hoặc stress hoặc trầm cảm, có 2 biểu hiện và có cả 3 biểu hiện lo âu, stress, trầm cảm là 4,6%. Tỷ lệ stress của đối tượng nghiên cứu có biểu hiện mức độ nhẹ và nặng chiếm tỷ lệ tương đương 2,3%, mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao hơn 3,4%, không có biểu hiện stress ở mức độ rất nặng. Tỷ lệ nhân viên y tế trầm cảm có biểu hiện ở mức độ vừa là 4,6%, rất nặng chiếm tỷ lệ 1,1%. <strong>Kết luận: </strong>Có lần lượt 19,5%, 8% và 5,7% nhân viên y tế tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại một số bệnh viện tại khu vực Hà Nội có biểu hiện lo âu, stress và trầm cảm.</p> Bùi Thị Thanh Vân, Dương Thị Hải, Nguyễn Thị Ngọc Nam, Ngô Minh Đạt Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10117 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG GÓI GIẢI PHÁP DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10119 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả kết quả bước đầu áp dụng gói giải pháp dự phòng viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (HNĐK) Nghệ An. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>nghiên cứu mô tả trên 480 bệnh nhân thở máy được áp dụng gói giải pháp dự phòng VPLQTM điều trị tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện HNĐK Nghệ An từ tháng 6/2023 đến tháng 11/2023. <strong>Kết quả:</strong> Tỷ lệ tuân thủ chung các giải pháp dự phòng VPLQTM là 76,6%. Tỷ lệ tuân thủ cao ≥80% ở các giải pháp tuân thủ vệ sinh tay, nâng cao đầu giường, chăm sóc răng miệng, dừng an thần, quản lý dây máy thở, quản lý áp lực bóng chèn, dự phòng loét dạ dày tá tràng. Tỷ lệ tuân thủ chung các giải pháp dự phòng VPLQTM ở nhóm không VPLQTM là 77,6%, cao hơn so với nhóm VPLQTM là 69,5%. Tỷ lệ VPLQTM ở nhóm tuân thủ các giải pháp ≥ 70% là 5,1%, thấp hơn so với nhóm tuân thủ các giải pháp &lt; 70% là 40%. Thời gian thở máy, thời gian nằm ICU trung bình ở nhóm tuân thủ các giải pháp ≥ 70% lần lượt là 5,2±3,3 ngày và 7,2±4,5 ngày, thấp hơn so với nhóm tuân thủ các giải pháp &lt; 70% là 6,2±3,3 ngày và 8,6±3,9 ngày. <strong>Kết luận:</strong> Tỷ lệ tuân thủ các giải pháp dự phòng VPLQTM ≥ 70% giúp giảm tỷ lệ VPLQTM, thời gian thở máy, thời gian nằm ICU.</p> Ngô Văn Thiết, Đỗ Ngọc Sơn, Nguyễn Đức Phúc Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10119 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 SỰ HÀI LÒNG CỦA PHỤ HUYNH CÓ CON DƯỚI 5 TUỔI VỀ TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ TẠI PHÒNG KHÁM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2017 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10121 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá sự hài lòng của phụ huynh có con dưới 5 tuổi về tiêm chủng dịch vụ tại Phòng khám Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2017. <strong>Phương pháp</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 410 phụ huynh có con dưới 5 tuổi đến tiêm chủng tại phòng khám 182 Lương Thế Vinh, từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2017, sử dụng cách chọn mẫu thuận tiện. Thông tin được thu thập bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn kết hợp sử dụng thang đo đánh giá sự hài lòng của người bệnh điều trị ngoại trú. <strong>Kết quả</strong><strong>:</strong> Tỷ lệ hài lòng chung của phụ huynh về tiêm chủng dịch vụ là 74,6%. Trong đó, khía cạnh năng lực chuyên môn và ứng xử của nhân viên y tế có tỷ lệ phụ huynh hài lòng cao nhất (87,3), tiếp đến là kết quả dịch vụ (86,1%), khả năng tiếp cận dịch vụ (82,9%), sự minh bạch thông tin và thủ tục (78,3%), và thấp nhất là hài lòng về cơ sở vật chất 76,8%. <strong>Khuyến nghị</strong><strong>: </strong>Cần tiếp tục triển khai nghiên cứu tiếp theo, kết hợp phỏng vấn định tính để tìm hiểu rõ hơn về đánh giá của phụ huynh về cơ sở vật chất và thời gian chờ đợi.&nbsp;</p> Nguyễn Phương Mai, Trịnh Hoàng Hà, Vũ Khắc Lương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10121 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10123 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Phân tích đặc điểm nhận thức của người cao tuổi đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Phương pháp mô tả cắt ngang trên 473 bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ 05/9 đến 30/9/2023. Tất cả các bệnh nhân được hỏi bệnh và làm trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu (MMSE). <strong>Kết quả: </strong>Trong số 473 người cao tuổi được khám sàng lọc, tỷ lệ sa sút trí tuệ là 29,2%, trong đó tỷ lệ SSTT nhẹ là 12,3%, SSTT trung bình là 14,4% và SSTT nặng là 2,5%. Trong số các lĩnh vực nhận thức, 85,8% người bệnh có rối loạn về chức năng nhớ lại từ, 48,8% có rối loạn về định hướng về thời gian, 45,7% có rối loạn về chú ý và tính toán và 35,3% có rối loạn trắc nghiệm vẽ lại hình. Có mối liên quan giữa tuổi và trình độ học vấn với tỷ lệ mắc sa sút trí tuệ. <strong>Kết luận: </strong>Người cao tuổi đến khám và điều trị nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương có tỷ lệ suy giảm nhận thức cao, các chức năng nhận thức chính bị suy giảm là trí nhớ, định hướng và khả năng chú ý. &nbsp;</p> Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Thị Thanh Bình, Lê Thị Ngọc, Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Quý Phong, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Lê Hương, Lê Minh Hiền, Lương Hải Yến, Nguyễn Trung Anh, Hoàng Mai Phương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10123 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DI CĂN HẠCH Ở BỆNH NHÂN CẮT GAN DO UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT TRONG GAN TẠI BỆNH VIỆN K https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10126 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả một số đặc điểm di căn hạch ở bệnh nhân phẫu thuật cắt gan do ung thư đường mật trong gan (ICC) tại Bệnh viện K. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 33 bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan theo giải phẫu kèm theo nạo vét hạch vùng do ICC tại khoa Ngoại gan mật tụy – Bệnh viện K trong thời gian từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 12 năm 2023. <strong>Kết quả:</strong> Tỉ lệ nam/nữ: 0,8/1; Độ tuổi trung bình: 58,8 ± 11,1 tuổi; Các loại hình cắt gan bao gồm: 14 ca cắt gan phải và 19 ca cắt gan trái; CA 19-9, CEA tăng lần lượt trong 57,6% và 9,1% trường hợp, đa số bệnh nhân chỉ có 1 u trên phim CLVT bụng (93,9%), kích thước u trung bình là 5,18 ± 1,98 cm, có 45,5% bệnh nhân di căn hạch. Bệnh nhân ở giai đoạn IIIB chiếm tỉ lệ cao nhất (45,5%). Tuổi &gt; 60 tuổi, giới tính, kích thước u &gt; 5 cm, loại cắt gan, nồng độ CA 19-9, tình trạng nhân vệ tinh và độ biệt hóa u không có mối liên quan đến di căn hạch ̣̣với p &gt; 0,05. Có mối liên quan giữa u xâm nhập mạch đến di căn hạch với p = 0,026. <strong>Kết luận:</strong> U xâm nhập mạch có liên quan đến di căn hạch ở bệnh nhân cắt gan do ung thư biểu mô đường mật trong gan. Cần thêm thời gian để đánh giá trên số lượng bệnh nhân lớn hơn.</p> Phạm Thế Anh, Trịnh Huy Phương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10126 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TỶ LỆ ÁP DỤNG KỸ THUẬT TẠO THUẬN CẢM THỤ BẢN THỂ THẦN KINH – CƠ TRÊN LÂM SÀNG CỦA SINH VIÊN KHOA KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10127 <p><strong>Mở đầu: </strong>Trong chuyên ngành Vật lý trị liệu, kỹ thuật Tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ (PNF) là một kỹ thuật cao được áp dụng điều trị trong rất nhiều dạng bệnh lý liên quan đến các rối loạn, tổn thương trên các hệ cơ xương khớp, thần kinh. Tuy hiệu quả điều trị đã được khẳng định nhưng việc áp dụng kỹ thuật đòi hỏi chuyên môn cao cũng như kỹ năng phải được rèn luyện thường xuyên, thành thục mới có thể mang lại kết quả tốt cho người bệnh. Việc vận dụng kỹ thuật PNF cần phải được đánh giá và khuyến khích không chỉ trên các đối tượng đã làm việc mà còn ngay trên các bạn sinh viên chuyên ngành khi thực hành lâm sàng. <strong>Mục tiêu: </strong>Xác định tỷ lệ áp dụng Kỹ thuật tạo thuận cảm thụ bản thể thần kinh cơ trên lâm sàng của sinh viên khoa Kỹ thuật Phục hồi chức năng của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong><strong>:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các đối tượng là sinh viên khoa Kỹ thuật PHCN năm thứ 3 và thứ 4 cả hai hệ liên thông và chính quy. <strong>Kết quả: </strong>Nghiên cứu ghi nhận tỷ lệ sinh viên có áp dụng kỹ thuật PNF trên lâm sàng chiếm 96% trong đó mức độ áp dụng thường xuyên chiếm 51,6% ở cả hai hệ liên thông và chính quy. <strong>Kết luận:</strong> Việc áp dụng kỹ thuật PNF trên lâm sàng của các đối tượng sinh viên khoa Kỹ thuật PHCN là rất thường xuyên cho thấy được vị thế của kỹ thuật PNF trong việc điều trị lâm sàng cũng như khẳng định tầm quan trọng khi hiện diện trong chương trình đào tạo chuyên ngành Vật lý trị liệu hệ đại học.</p> Dương Thành Trí, Trần Thị Diệp, Lê Thị Huỳnh Như, Phạm Xuân Hiệp Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10127 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 RHINOSPORIDIOSIS Ở MŨI: BÁO CÁO CA BỆNH VÀ TỔNG QUAN Y VĂN https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10129 <p><strong>Mục tiêu</strong><strong>:</strong> Chúng tôi báo cáo một ca bệnh hiếm gặp, bệnh nhiễm Rhinosporidium ở vùng mũi, bệnh nhân nam, 49 tuổi. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>báo cáo ca bệnh và tổng quan y văn. <strong>Kết quả: </strong>Rhinosporidiosis là tình trạng viêm dạng u hạt mạn tính, chủ yếu ở vùng niêm mạc tiết nhầy, do Rhinosporidium seeberi gây ra, được xếp vào lớp Mesomycetozoea, ở ranh giới giữa nấm và động vật đơn bào. Tổn thương thường gặp là dạng polyp, lành tính ở mũi, mũi hầu và mắt. Bệnh nhiễm rhinosporidiosis vùng mũi hiếm gặp trong môi trường làm việc hằng ngày, với các đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với khối u tân sinh. Tác nhân gây bệnh khó phân lập trong môi trường nuôi cấy, chủ yếu dựa vào đặc điểm vi thể mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi quang học. Phương pháp điều trị chủ yếu là đốt điện cắt bỏ sạch phần đáy tổn thương. Dapsone có thể được dùng để dự phòng tái phát, cơ chế tác động là ngăn cản quá trình trưởng thành của hạt bào tử. <strong>Kết luận:</strong> Tổn thương nhiễm Rhinosporidium vùng mũi có biểu hiện lâm sàng khá tương đồng với các loại polyp mũi thông thường. Chẩn đoán được xác định dựa vào mô bệnh học. Bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật cắt rộng tổn thương.</p> Lê Ngọc Diệu Thảo, Trần Thế Việt, Phạm Duy Quang, Phạm Quang Thông, Hoàng Văn Thịnh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10129 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐỘNG CƠ HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI, NĂM 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10130 <p><strong>Mở đầu:</strong> Truyền máu và các chế phẩm máu giúp cứu sống hàng triệu người mỗi năm, giúp các bệnh nhân mắc bệnh đe dọa đến tính mạng duy trì được cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiến máu tình nguyện là một trong những nghĩa cử cao đẹp, là việc làm thể hiện tính nhân văn cao cả. Tại một số tỉnh, lượng máu tiếp nhận được thấp hơn nhiều so với nhu cầu điều trị, tỷ lệ người dân hiến máu còn rất khiêm tốn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc cấp cứu, điều trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh. Mặt khác độ tuổi vàng để tham gia hiến máu là sinh viên nhưng số lượng sinh viên tham gia hiến máy tình nguyện vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, hành vi hiến máu tình nguyện của họ chủ yếu được thúc đẩy bởi động cơ nào vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và bài bản.” <strong>Mục tiêu:</strong> Thực trạng Động cơ hiến máu tình nguyện của Sinh viên Trường đại học Công nghệ Đồng Nai, năm 2024. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên toàn sinh viên chính quy đang theo học tại Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai năm 2024. <strong>Kết quả:</strong> Trong số 1156 sinh viên chính quy trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã tham gia nghiên cứu, tỷ lệ hiến máu tình nguyện từ hai lần trở lên chiểm 68,23%, và có 15,31% số sinh viên chỉ đi một lần duy nhất, sau đó không đi nữa. Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên vì sự sống của những người bệnh đang thiếu máu trầm trọng chiếm tỷ lệ cao nhất (100%); Bên cạnh đó cũng không thể phất lờ đi những lý do Tô điểm thêm (làm đẹp) cho lí lịch cá nhân và Vừa được tiếng là người có lòng nhân ái lại vừa có tiền tiêu chiếm tỷ lệ sắp xỉ bằng nhau lần lượt là 98.36% và 97.23%. Điều đó cũng lý giải việc Sinh viên luôn muốn có những gì đẹp nhất khi ghi CV xin việc làm; hoặc cũng phù hợp với độ tuổi sinh viên khó khăn về kinh tế. <strong>Kết luận:</strong> Động cơ hiến máu tình nguyện ở Sinh viên có sự khác nhau về giới tính, nhận thức và hành động.</p> Nguyễn Thị Phương Thảo, Lâm Văn Minh, Trịnh Hồng Minh Anh, Đào Nhật Trường Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10130 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TÌNH HÌNH NHIỄM HUMAN PAPILLOMAVIRUS (HPV) TYPE NGUY CƠ CAO TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAI VÙNG KHẨU HẦU https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10132 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Xác định tỷ lệ nhiễm Human papillomavirus type nguy cơ cao (high-risk)(HR-HPV) và khảo sát mối liên quan giữa tình trạng nhiễm HR-HPV với một số đặc điểm của bệnh nhân ung thư khẩu hầu. <strong>Phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân ung thư khẩu hầu có mô bệnh học là carcinôm tế bào gai từ tháng 11/2022 đến tháng 07/2023 tại Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ. Xác định sự hiện diện của HR-HPV bằng kỹ thuật real-time PCR trên bệnh phẩm mô ung thư cố định bằng formalin vùi trong parafin. <strong>Kết quả</strong>: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 58,73. Tỷ lệ nam:nữ là 9:1. Vị trí u ở amiđan, đáy lưỡi, khẩu cái mềm, thành bên họng và thành sau họng lần lượt là: 56,6%, 30%, 6,7% và 6,7%. Bệnh nhân ở giai đoạn I và II là 33,3%, giai đoạn III và IV là 66,7%. Điều trị ban đầu gồm hoá xạ đồng thời, xạ trị đơn thuần, hóa dẫn đầu và xạ trị, phẫu thuật có hoặc không xạ trị lần lượt là 50%, 30%, 16,7% và 3,3%. Tỷ lệ nhiễm HR-HPV ở các bệnh nhân nghiên cứu là 56,7%, trong đó 100% là HPV16. <strong>Kết luận</strong>: Bệnh nhân nam chiếm chủ yếu. U ở amiđan là vị trí thường gặp nhất. 66,7% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Hóa xạ đồng thời là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Bệnh nhân nhiễm HR-HPV ở mức khá cao, 56,7%, và toàn bộ là HPV16.</p> Trần Thị Hương Lý, Trần Ngọc Dung, Võ Văn Kha Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10132 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT NGUY CƠ MẮC BIẾN CỐ TIM MẠCH VÀ TỬ VONG THEO THANG ĐIỂM ARO Ở BỆNH NHÂN LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10134 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Khảo sát nguy cơ tử vong do tim mạch trong 2 năm, nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm theo thang điểm ARO ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Quân y 103. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu mô tả, cắt ngang ở 132 bệnh nhân lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 3/2023 đến tháng 10/2023. Thu thập các chỉ số biến đầu vào của thang điểm ARO bao gồm: tuổi, tình trạng hút thuốc, căn nguyên bệnh thận mạn tính, tiền sử bệnh tim mạch do vữa xơ, tiền sử ung thư, chỉ số khối cơ thể, tiếp cận đường vào mạch máu để lọc máu trong 90 ngày đầu, tốc độ bơm máu thực tế, hemoglobin máu, ferritin huyết thanh, nồng độ CRP, creatinin máu, canxi máu toàn phần, albumin máu. Điểm nguy cơ được tính dựa vào phần mềm sử dụng online: <a href="https://aro-score.askimed.com/">https://aro-score.askimed.com/</a>. Tùy mức điểm nguy cơ tính được, chia ra 3 mức độ nguy cơ: thấp, vừa, cao. <strong>Kết quả:</strong> Điểm nguy cơ tử vong do tim mạch trong 2 năm trung bình là 7,8%, tỷ lệ bệnh nhân ở mức nguy cơ thấp chiếm 59,8%, mức vừa chiếm 22,0%, mức cao chiếm 18,2%. Điểm nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm trung bình là 30,2%, tỷ lệ bệnh nhân ở mức nguy cơ thấp chiếm 33,3%, mức vừa chiếm 31,8%, mức cao chiếm 34,9%. Điểm nguy cơ&nbsp; tử vong do tim mạch trong 2 năm, điểm nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm cao hơn ở BN tuổi cao, có giảm nồng độ HDL-C, rối loạn lipid máu, tăng nồng độ CRP máu nhưng liên quan không có ý nghĩa với giới, nồng độ cholesterol, triglycerid, LDL-C máu. Điểm nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm có liên quan với thời gian lọc máu. <strong>Kết luận: </strong>Nguy cơ tử vong do tim mạch trong 2 năm, nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong trong 2 năm ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ ở mức cao. Tuổi cao, rối loạn lipid máu, giảm nồng độ HDL-C, nồng độ CRP máu cao có thể làm gia tăng nguy cơ mắc biến cố tim mạch và tử vong ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ.</p> Diêm Thị Vân, Đỗ Đình Tư, Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Thành Công, Phạm Quốc Toản Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10134 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KIẾN THỨC VỀ HÀNH VI TÌNH DỤC AN TOÀN CỦA SINH VIÊN MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10136 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả kiến thức về hành vi tình dục an toàn và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của sinh viên tại Hà Nội. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu cắt ngang trên 384 sinh viên của 4 trường đại học. <strong>Kết quả</strong>: Điểm trung bình kiến thức của sinh viên về hành vi tình dục an toàn là 84.1 ± 12.75. Sinh viên có kiến thức tốt về tránh các hành vi nguy hiểm khi quan hệ tình dục, tránh tiếp xúc với chất dịch cơ thể, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Điểm kiến thức ở một số hành vi như sử dụng chất diệt tinh trùng và tìm hiểu lịch sử quan hệ tình dục của bạn tình còn thấp. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về hành vi tình dục an toàn của sinh viên gồm giới tính, tình trạng hôn nhân, năm học, tình trạng và độ tuổi quan hệ tình dục.</p> Trịnh Phương Anh, Nguyễn Ngọc Oanh, Hoàng Thị Xuân Hương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10136 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON ĐIỀU TRỊ BẰNG THẮT ỐNG ĐỘNG MẠCH TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10137 <p><strong>Mục tiêu</strong>: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng điều trị thắt ống động mạch ở trẻ sơ sinh đẻ non tại Bệnh viện Nhi Trung ương. <strong>Đối tượng và</strong> <strong>phương pháp</strong>: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 40 trẻ sơ sinh non tháng được điều trị bằng phẫu thuật thắt ống động mạch. <strong>Kết quả</strong>: Trong nghiên cứu của chúng tôi nhiều nhất là trẻ rất non (35%), Cân nặng 1000-1499 gram chiếm tỉ lệ cao nhất (42,5%), Cân nặng trung bình lúc phẫu thuật: 1528g ± 600g. Tuổi trung bình lúc phẫu thuật: 18,3± 9 ngày tuổi. Trên siêu âm tim Doppler: hầu hết bệnh nhân có ống động mạch lớn, shunt qua ống động mạch đều là shunt trái – phải. Không có bệnh nhân nào tử vong. Tất cả bệnh nhân đều không có shunt tồn lưu sau phẫu thuật. Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng được cải thiện sau phẫu thuật: Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và huyết áp trung bình tăng có ý nghĩa thống kê. Đường kính nhĩ trái, đường kính động mạch chủ, đường kính thất trái cuối tâm trương và chỉ số nhĩ trái/ động mạch chủ đều giảm có ý nghĩa thống kê. <strong>Kết luận</strong>: Trên 80% trẻ sơ sinh đẻ non có dị tật tim bẩm sinh được điều trị bằng thắt ống động mạch bị suy tim và cần hỗ trợ hô hấp. Kết quả điều trị có tỷ lệ thành công khá cao, các chỉ số sau phẫu thuật 1 tuần được cải thiện khá rõ ràng.</p> Đào Công Hùng, Lê Hồng Quang, Phạm Văn Đếm Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10137 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TƯƠNG QUAN GIỮA KÍCH THƯỚC CỦA NỀN SỌ VÀ CÁC THÀNH PHẦN HỆ THỐNG SỌ MẶT CỦA TRẺ NAM VÀ NỮ TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 7 ĐẾN 13 TUỔI https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10138 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định mối tương quan giữa kích thước của nền sọ và các thành phần khác trong phức hợp sọ mặt của trẻ em nam và nữ trong giai đoạn từ 7 đến 13 tuổi. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Mẫu nghiên cứu là 691 phim sọ nghiêng của 287 trẻ em từ 7-13 tuổi. Phim sọ nghiêng được chụp với cùng một kỹ thuật bởi một kỹ thuật viên.. Các phim được vẽ lại trên giấy chuyên dụng, xác định các điểm chuẩn và đo đạc khoảng cách, góc độ bởi một nghiên cứu viên. Từ các điểm chuẩn này, các nhóm biến số đại diện cho kích thước của các vùng thuộc hệ thống sọ mặt được đo đạc bao gồm: nền sọ, xương hàm trên, xương hàm dưới, chiều cao các tầng mặt. Các kết quả được xử lý thống kê với mức khác biệt có ý nghĩa là p &lt; 0,05. <strong>Kết quả:</strong> Trong giai đoạn 7 đến 13 tuổi, ở cả hai giới đều ghi nhận sự tăng trưởng về kích thước các cấu trúc trong phức hợp sọ mặt. Các số đo kích thước nền sọ, xương hàm trên và xương hàm dưới giữa nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, kích thước các tầng mặt của trẻ nam lớn hơn so với trẻ nữ từ giai đoạn 9 tuổi trở đi. Về mặt tương quan, sự thay đổi kích thước của nền sọ trước và nền sọ sau có tương quan với sự tăng trưởng kích thước của xương hàm dưới, xương hàm trên và kích thước các tầng mặt trong giai đoạn này. <strong>Kết luận:</strong> Sự khác biệt về kích thước các thành phần sọ mặt giữa nam và nữ chỉ thể hiện ở chiều cao các tầng mặt. Chiều dài nền sọ trước và nền sọ sau có liên quan đến sự tăng trưởng của các cấu trúc sọ mặt khác.</p> Đống Thị Kim Uyên, Lê Hoàng Sơn Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10138 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG INFANTS’ DERMATITIS QUALITY OF LIFE INDEX (IDQOL) CHO TRẺ TỪ 0-4 TUỔI VỚI ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH THEO PHÂN ĐỘ THE SCORING ATOPIC DERMATITIS (SCORAD) TRÊN TRẺ EM MẮC VIÊM DA CƠ ĐỊA https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10139 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Xác định mối tương quan giữa chỉ số đánh giá chất lượng cuộc sống Infants’ Dermatitis Quality of Life Index (IDQOL) cho trẻ từ 0-4 tuổi với độ nặng của bệnh được đánh giá theo phân độ The Scoring Atopic Dermatitis (SCORAD) trên trẻ em mắc viêm da cơ địa. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 284 trẻ từ 0-4 tuổi mắc viêm da cơ địa tại bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Nhi đồng 2 và bệnh viện Nhi đồng Thành phố. <strong>Kết quả:</strong> Điểm IDQOL trung vị là 7 (khoảng tứ phân vị 5-9), 59,9% trẻ từ 0-4 tuổi bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống trong đó 10,9% trẻ bị ảnh hưởng chất lượng cuộc sống mức độ nặng. Điểm SCORAD trung vị là 35 (khoảng tứ phân vị 27,5-42). Điểm IDQOL và điểm SCORAD tương quan thuận (r=0,6033), mức độ trung bình và có ý nghĩa thống kê (p&lt;0,001). <strong>Kết luận:</strong> Có mối tương quan giữa mức độ nặng của bệnh và chất lượng cuộc sống của trẻ em mắc viêm da cơ địa từ 0-4 tuổi. Cần sử dụng chỉ số IDQOL và phân độ nặng theo SCORAD hiệu quả góp phần đánh giá toàn diện trẻ từ 0-4 tuổi mắc viêm da cơ địa.</p> Nguyễn Thị Hồng Chuyên, Lữ Thị Thanh Hiền Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10139 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐÁNH GIÁ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH UNG THƯ THANH QUẢN CÓ CHỈ ĐỊNH CẮT THANH QUẢN TOÀN PHẦN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ THÁNG 1/2023 ĐẾN THÁNG 5/2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10141 <p><strong>Mở đầu:</strong> Ung thư thanh quản là loại ung thư phổ biến thứ hai của ung thư vùng đầu cổ. Người bệnh ung thư thanh quản thường đến khám ở giai đoạn muộn và phải thực hiện cắt thanh quản toàn phần kèm nạo vét hạch cổ để đảm bảo lấy sạch bệnh tích và hạch cổ liên quan. Sau mổ cắt thanh quản toàn phần, người bệnh gần như mất chức năng phát âm, thở không theo đường sinh lý tự nhiên, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhằm góp phần thành công của phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần, không chỉ có ý nghĩa trong việc giải quyết bệnh tích, mà còn giúp người bệnh giảm thiểu biến chứng sau mổ, tái hoà nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh hậu phẫu cắt thanh quản toàn phần cần có chế độ chăm sóc, theo dõi chặt chẽ. <strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả đặc điểm lâm sàng, các biến chứng sau mổ và chế độ chăm sóc người bệnh ung thư thanh quản có chỉ định cắt thanh quản toàn phần. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 20 trường hợp ung thư thanh quản có chỉ định cắt thanh quản toàn phần tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy. <strong>Kết quả:</strong> Độ tuổi trung bình dao động từ 53 - 74, tuổi hay thường gặp là 59 - 69 (55%). Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở nam giới (95%). Đa số các trường hợp người bệnh đều hút thuốc lá 11 (55 %), chỉ số gói/năm trung bình 26,7±10,3; vừa hút thuốc lá vừa uống rượu 9 (45%), 5 trường hợp có bệnh nội khoa kèm theo. 55 % người bệnh đến khám muộn khi triệu chứng xuất hiện kéo dài trên 3-6 tháng. Thời gian xuất viện trung bình là 14,2±3,0 ngày. Sớm nhất là 9 ngày, trễ nhất là 25 ngày. Trong nghiên cứu biến chứng sau mổ thường gặp là rò thực quản 3 trường hợp (15%), tiếp đến là chảy máu hố mổ, và hẹp lỗ mở khí quản, viêm phổi (5%). Thời gian ăn bằng miệng trung bình là 9,2 ± 3,1 ngày. Sớm nhất là 4 ngày và trễ nhất là 16 ngày. Xét một cách tổng thể về trọng lượng người bệnh so với chiều cao có 14/20 người bệnh (70%) bị suy dinh dưỡng theo BMI (khi &lt; 18,5kg/m2). Phần lớn người bệnh được chúng tôi bắt đầu cho ăn qua ống thông mũi dạ dày sớm 18 trường hợp (90%), có 2 người bệnh được nuôi dưỡng qua ống thông muộn (10%). Trong 20 trường hợp có 4 trường hợp sụt cân, 3 trường hợp có cân nặng không thay đổi và 13 trường hợp tăng cân so với lúc nhập viện. <strong>Kết luận:</strong> Từ kết quả thu thập được của nghiên cứu, tôi đưa ra những chế độ chăm sóc và theo dõi cụ thể trên từng trường hợp. Để hạn chế viêm phổi chúng tôi đã thực hiện: cho người bệnh vận động sớm, hỗ trợ vật lý trị liệu mỗi ngày, dùng gạc tẩm nước muối sinh lý để che lỗ mở khí quản vĩnh viễn, dùng thuốc đúng theo y lệnh. Để làm giảm nguy cơ chảy máu chúng tôi thực hiện: theo dõi chặt chẽ sinh hiệu, theo dõi ống dẫn lưu, số lượng màu sắc và tính chất dịch dẫn lưu, có thể băng lại chặt hơn để cầm máu, làm thông dẫn lưu nếu còn chảy máu phải báo với bác sĩ. Biến chứng rò thực quản cổ: thực hiện kháng sinh liều cao theo chỉ định, hướng dẫn bệnh nhân hạn chế nuốt nước bọt, dinh dưỡng sớm sau mổ, phát hiện và báo phẫu thuật viên can thiệp sớm. Để hạn chế nhiễm trùng vạt da cổ chúng tôi thực hiện: Dùng kháng sinh đầy đủ, thích hợp, thay băng đúng quy cách, đảm bảo vô trùng, không băng ép quá chặt, chế độ dinh dưỡng dầy đủ theo phác đồ dinh dưỡng trước và sau mổ. Nuôi dưỡng bệnh nhân sau mổ: dinh dưỡng qua ống thông mũi dạ dày, đánh giá tổng trạng, BMI trước và sau mổ, được theo dõi thường xuyên. Trong một số trường hợp đặc biệt chúng tôi có thể nhờ chuyên gia dinh dưỡng của bệnh viện hỗ trợ. Rút ống sonde dạ dày: đánh giá và theo dõi trước khi rút, nuốt không đau, không sặc, không rò.</p> Lâm Văn Minh, Thạch Kim Long, Ngô Trọng Tâm, Nguyễn Thị Phương Thảo Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10141 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM BẤT THƯỜNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN BỆNH NHÂN VÔ SINH NAM DO VI MẤT ĐOẠN AZF https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10143 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát các bất thường nhiễm sắc thể đồ trên nhóm bệnh nhân vô sinh nam có vi mất đoạn AZF. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> nghiên mô tả hồi cứu tại Viện Mô phôi lâm sàng Quân đội – Học viện Quân y và Bệnh viện nam học và hiếm muộn Hà Nội trên 153 nam giới thiểu tinh nặng, vô tinh có vi mất đoạn AZF; thu thập thông tin đặc điểm lâm sàng và bộ nhiễm sắc thể. <strong>Kết quả:</strong> 35 bệnh nhân mang các bất thường trên nhiễm sắc thể đồ kèm theo vi mất đoạn AZF được phát hiện, chiếm 22,87%; các bất thường nằm trên cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính. Đặc biệt, các hội chứng hiếm gặp được phát hiện như Klinefelter (47,XXY) và De la Chapelle&nbsp;(nam giới 46,XX) với lần lượt là 5 và 2 bệnh nhân, đây là các bất thường nặng với biểu hiện vô tinh gặp ở cả 7 bệnh nhân. <strong>Kết luận:</strong> bất thường nhiễm sắc thể đồ hay gặp ở nhóm nam giới vô sinh có vi mất đoạn AZF.</p> Đỗ Diệu Linh, Lê Thị Diệu Hiền, Nguyễn Ngọc Nhất, Trịnh Thế Sơn Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10143 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA VIÊN NÉN PHONG THẤP ĐAN KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10144 <p><strong>Mục tiêu nghiên cứu</strong>: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh thoái hóa khớp gối. Đánh giá kết quả giảm đau và cải thiện tầm vận động của viên nén Phong thấp đan kết hợp điện châm trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: 60 bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp được chẩn đoán là thoái hoá khớp gối theo YHHĐ và thể bệnh Can thận hư kiêm phong hàn thấp theo YHCT. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân): uống viên nén Phong thấp đan, ngày 12 viên, chia 03 lần, mỗi lần 04 viên sau khi ăn 30 phút; kết hợp điện châm vùng khớp gối bị bệnh ngày 01 lần. Nhóm đối chứng (30 bệnh nhân): uống sản phẩm Didicera, ngày 03 gói, chia 3 lần, mỗi lần dùng 01 gói sau khi ăn 30 phút; kết hợp điện châm vùng khớp gối bị bệnh ngày 01 lần. <strong>Kết quả</strong>: Bệnh nhân trong nghiên cứu đa số đều có những triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối, điểm đau VAS trung bình là khoảng 5,5, mức độ tổn thương chức năng vận động khớp gối theo thang điểm Lequesne từ mức rất nặng đến trầm trọng, chủ yếu là giai đoạn 2 trên phim Xquang. Sau 28 ngày điều trị, phân loại tầm vận động gấp khớp gối ở cả hai nhóm được cải thiện so với thời điểm trước điều trị, không còn hạn chế tầm vận động gấp khớp gối mức độ trung bình và nặng. Nhóm nghiên cứu có 02 bệnh nhân có biểu hiện táo bón ghi, nhóm đối chứng có 02 bệnh nhân biểu hiện đầy bụng trong quá trình điều trị. <strong>Kết luận</strong>: Phương pháp kết hợp uống viên nén Phong thấp đan và điện châm là phương pháp an toàn, có tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối là bằng cách giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp gối.</p> Phạm Quốc Bình, Nguyễn Tiến Chung, Bùi Thanh Hải, Nguyễn Việt Anh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10144 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HORMON - NỘI TIẾT TỐ - THUỐC TRÁNH THỤ THAI TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10146 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tình hình sử dụng nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh năm 2023. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện thông qua việc hồi cứu dữ liệu sử dụng nhóm thuốc hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh năm 2023. Dữ liệu được tổng hợp, xử lý, và phân tích bằng Microsoft Excel và Power BI. <strong>Kết quả:</strong> Trong số 137 hoạt chất được sử dụng trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hùng Vương năm 2023, có 28 hoạt chất (20,4%) thuộc nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai, với tổng chi phí sử dụng chiếm 34,4%. Nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai sử dụng điều trị ngoại trú tại bệnh viện được phân thành bốn nhóm phụ: Nhóm chế phẩm androgen-estrogen-progesteron (13 hoạt chất); Nhóm nội tiết hướng sinh dục điều trị hiếm muộn (9 hoạt chất), Nhóm Hormon thượng thận và hợp chất thay thế (4 hoạt chất), Nhóm Insulin, thuốc hạ đường huyết (2 hoạt chất). Trong đó, chi phí sử dụng nhiều nhất ở 2 nhóm: Nhóm nội tiết hướng sinh dục điều trị hiếm muộn (chiếm 55,1%) và nhóm chế phẩm androgen-estrogen-progesteron (chiếm 43,5%). Hoạt chất đơn thành phần (24 hoạt chất- chiếm 85,7%); Thuốc generic (22 hoạt chất) chiếm 78,6%. Tất cả chỉ định thuốc nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai ngoại trú phù hợp với chẩn đoán bệnh, hướng đẫn điều trị và cơ cấu bệnh tật tại bệnh viện. <strong>Kết luận: </strong>Nghiên cứu đã cung cấp thông tin về đặc điểm, chi phí, lượt sử dụng và tính phù hợp của việc chỉ định thuốc nhóm hormon - nội tiết tố - thuốc tránh thụ thai trong điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Hùng Vương thành phố Hồ Chí Minh năm 2023, giúp ban lãnh đạo tại bệnh viện có những thông tin cần thiết hỗ trợ cho hoạt động quản lý và phân bổ ngân sách trong hoạt động chuyên môn.</p> Đoàn Thị Ngọc Hân, Hoàng Thy Nhạc Vũ, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, Kang Minh Luân, Hoàng Thị Diễm Tuyết Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10146 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KHẢO SÁT CHI PHÍ NHẬP VIỆN DO HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10148 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp khi điều trị đái tháo đường và khiến bệnh nhân phải nhập viện. Nghiên cứu này nhằm phân tích chi phí ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 khi nhập viện điều trị vì hạ đường huyết tại khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> bệnh nhân đái tháo đường típ 2 được chẩn đoán là hạ đường huyết phải nhập viện điều trị nội trú tại Khoa Nội Tiết, bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Đặc điểm dân số học và chi phí gián tiếp được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân. Dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng được thu thập qua hồ sơ bệnh án. Chi phí trực tiếp được thu thập qua bảng kê chi phí của bệnh viện khi bệnh nhân đóng viện phí xuất viện. <strong>Kết quả</strong>: Tổng cộng 97 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình 71,4 ± 12,9 tuổi. Nữ chiếm 67%. Thời gian mắc bệnh là 8,7 ± 8 năm. Chi phí gián tiếp bệnh nhân và gia đình bị tiêu tốn do mất tiền lương khi nhập viện trung bình là 1,8 triệu đồng. Chi phí vận chuyển bệnh nhân vào viện trung bình tốn 385 ngàn đồng. Một bệnh nhân chi trả trung bình là 4,2 triệu đồng cho một đợt điều trị vì hạ đường huyết với thời gian nằm viện trung bình là 5,3 ± 3,2 ngày. Tổng chi phí cho một đợt nhập viện vì hạ đường huyết trung bình là 6,2 triệu đồng. <strong>Kết luận</strong>: Cần có chiến lược dự phòng và lựa chọn các phác đồ điều trị thích hợp để giảm thiểu tối đa nguy cơ hạ đường huyết, qua đó làm giảm gánh nặng điều trị cho bệnh nhân.</p> Phạm Như Hảo, Trần Quang Khánh, Tô Gia Kiên Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10148 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA LASER CHÂM KẾT HỢP TẬP VẬN ĐỘNG VÀ SIÊU ÂM ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP VỚI TẬP VẬN ĐỘNG TRÊN NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI QUA THANG ĐIỂM WOMAC https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10150 <p><strong>Mục tiêu:</strong> So sánh hiệu quả sự cải thiện thang điểm WOMAC của laser châm kết hợp tập vận động với siêu âm điều trị kết hợp tập vận động trên người bệnh thoái hoá khớp gối (THKG) sau mỗi tuần trong 4 tuần.&nbsp;<strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: </strong>Thử nghiệm lâm sàng ban đầu có đối chứng, thực hiện trên 60 người bệnh tham gia nghiên cứu được chẩn đoán THKG tại khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng (VLTL PHCN), Bệnh viện Lê Văn Thịnh TP.HCM, từ 07/2022 đến&nbsp; 03/2023. Các đối tượng nghiên cứu được chia thành hai nhóm, nhóm nghiên cứu sử dụng laser châm kết hợp tập vận động khớp gối (nhóm LA&amp;VĐ) và nhóm chứng sử dụng siêu âm điều trị kết hợp tập vận động ở khớp gối (nhóm SA&amp;VĐ). Nghiên cứu được tiến hành trong 4 tuần và đánh giá hiệu quả điều trị thông qua thang điểm WOMAC. <strong>Kết quả:</strong> Sau 4 tuần nghiên cứu, điểm WOMAC đau khớp gối ở nhóm LA&amp;VĐ thấp hơn so với nhóm SA&amp; VĐ (p = 0,031). Điểm WOMAC cứng khớp gối và điểm WOMAC vận động, sau 4 tuần, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Điểm WOMAC chung giảm xuống còn trung vị 27 ở nhóm LA&amp;VĐ và còn 34 ở nhóm SA&amp;VĐ, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p&lt;0,001). Nghiên cứu chưa ghi nhận các tác dụng ngoại ý hay các triệu chứng lâm sàng bất lợi ở cả 2 nhóm. <strong>Kết luận</strong>: Sau 4 tuần, nhóm LA&amp;VĐ cải thiện tốt thang điểm WOMAC so với trước nghiên cứu và cao hơn nhóm SA&amp;VĐ và chưa ghi nhận các tác dụng phụ có thể xảy ra của laser châm kết hợp với tập vận động trên lâm sàng.</p> Lý Chung Huy, Nguyễn Thái Dương, Đỗ Thanh Sang, Phạm Gia Thế, Lê Huỳnh Kim Thuyên Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10150 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY PHỐI HỢP VỚI LOÉT TÁ TRÀNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10151 <p>Báo cáo hồi cứu mô tả loạt ca lâm sàng ung thư dạ dày phối hợp với loét tá tràng với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS) và các yếu tố nguy cơ của BN phẫu thuật ung thư dạ dày (UTDD) phối hợp với loét tá tràng (LTT). 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dạ dày do UTDD phối hợp lấy ổ loét tá tràng và kỹ thuật xử trí mỏm tá tràng biến dạng giải phẫu (biến dạng, xơ chai tá tràng, ổ loét ở DI-DII trên bóng vater). <strong>Kết quả nghiên cứu: </strong>Từ 2000-2004 có 18 BN đủ tiêu chuẩn: Nam 15 BN (83,3%), nữ 3 BN (16,7%), Tuổi TB 63,8 (từ 47-77). Tiền sử loét tá tràng 10/18 BN (55,6%; Thủng cũ tá tràng 3/18 BN (16,7%); Viêm tụy cấp 2 BN (11,1%), nghiện rượu 27,8%. Lâm sàng: Đau thượng vị 55,6%; Đau không rõ 33,8%, hẹp môn vị 44,4%, xuất huyết tiêu hóa (XHTH) 11,1%; mass thượng vị 33,3%. Nội soi dạ dày (NSDD): UTDD và loét TT 9/18 BN (50%); UTDD, ko mô tả loét TT 9 BN (50%). Tổn thương trong mổ: UTDD- loét mặt trước TT 12/18 BN (66,7%); UTDD- loét 2 mặt tá tràng 1/18 BN (5,5%); UTDD-loét TT, hẹp môn vị 4/18 BN (22,2%). Phương pháp mổ: Cắt GTBDD + vét hạch + lấy ổ loét + DL mỏm tá tràng 5/18 BN (27,7%); Cắt GTBDD-vét hạch, lấy loét TT, đóng mỏm tá tràng kiểu con sên, khâu gục vào đầu tụy 5/18 (27,7%); Cắt GTBDD-VH, lấy ổ loét TT, đóng mỏm tá tràng 2 lớp mũi rời 5/18 BN (27,7%), Cắt GTBDD-VH, lấy ổ loét tá tràng, đóng mỏm tá tràng 2 lớp vắt-rời: 3/18 BN. Biến chứng sau mổ: Không có rò mỏm tá tràng, 1 BN tắc ruột do dính. Kết quả GPB: 100% loét tá tràng-UTDD. Adenocarcinome kém biệt hóa: 6 BN; AC biệt hóa cao: 4BN, AC biệt hóa vừa: 6BN; UT BM tế bào nhẫn: 2BN. <strong>Kết luận: </strong>Ung thư dạ dày phối hợp với loét tá tràng xuất hiện với tỷ lệ tăng lên trên BN có tiền sử hoặc đang điều trị loét tá tràng hay thủng tá tràng cũ. Nhiễm các chủng Helicobater Pylori khác nhau và điều trị kéo dài thuốc kháng acid (PPI hoặc kháng H2) làm giảm mạnh và kéo dài acid dạ dày có thể là các yếu tố nguy cơ gây UTDD. Điều trị phẫu thuật UTDD trên BN loét tá tràng gặp khó khăn do mỏm tá tràng sâu ở gối trên, D2 tá tràng, sát Vater hoặc BN loét tá tràng, thủng cũ gây biến dạng nhiều tá tràng. Dẫn lưu mỏm TT hay đóng mỏm tá tràng phối hợp với khâu gục vào đầu tụy hoặc tạo hình mỏm tá tràng băng dây chằng tròn là các phương pháp có tính an toàn cao có thể vừa lấy được tổn thương loét tá tràng kết hợp với phẫu thuật UTDD.</p> Thái Nguyên Hưng, Trần Xuân Dũng Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10151 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 CHỈ ĐỊNH VÀ KẾT QUẢ MỞ KHÍ QUẢN Ở TRẺ EM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10153 <p><strong>Đặt vấn đề:</strong> Mở khí quản (MKQ) là thủ thuật mở một lỗ ở khí quản (đoạn cổ) và đặt một ống thông (Canuyn) làm cho không khí lưu thông trực tiếp từ bên ngoài vào khí quản và phế nang mà không đi qua đường hô hấp nằm phía trên lỗ mở khí quản [1]. Đây là một phẫu thuật cấp cứu thường gặp trong chuyên ngành Tai Mũi Họng. Mở khí quản tạo ra đường thở an toàn trong những trường hợp bít tắc đường thở tại vị trí hầu họng, thanh quản, khí quản do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong chuyên ngành Nhi khoa, do sự phổ biến của phương pháp đặt nội khí quản và sự gia tăng số lượng bệnh nhân được điều trị tại các đơn vị điều trị tích cực, thở máy kéo dài trở thành lí do phổ biến nhất trong chỉ định mở khí quản ở trẻ em [2]. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về chỉ định, hiệu quả cũng như biến chứng của mở khí quản trên đối tượng người trưởng thành, tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về vấn đề này được thực hiện trên đối tượng trẻ em. <strong>Mục tiêu nghiên cứu: </strong>mô tả chỉ định và kết quả mở khí quản ở trẻ em từ 0 đến 15 tuổi, điều trị tại các khoa hồi sức tích cực bệnh viện Nhi Trung ương , có chỉ định và được mở khí quản từ 01/01/2020 đến 30/06/2023. Nghiên cứu mô tả, hồi cứu, chọn mẫu thuận tiện. <strong>Kết quả:</strong> Tuổi trung vị là 4,9 tuổi, nhóm tuổi hay gặp nhất là &gt; 28 ngày tuổi – 2 tuổi; phần lớn bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh (50%); chỉ định mở khí quản chủ yếu là thở máy kéo dài (88,5%), thời gian thở máy trung bình đến khi được mở khí quản là 27,6 ngày; Tại thời điểm ra viện, 44% bệnh nhân cai được máy thở, 44,5% bệnh nhân không cai được máy thở, 11,5% bệnh nhân tử vong, thời gian thở máy trước mở khí quản kéo dài làm tăng thời gian điều trị tại các khoa điều trị tích cực.</p> Phí Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Thùy Dương, Lê Tuấn Thành, Nguyễn Thị Trà Giang, Trần Minh Điển Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10153 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 HIỆU QUẢ VÀ AN TOÀN CỦA KỸ THUẬT HÚT U VÚ CÓ HỖ TRỢ ÁP LỰC ÂM DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG VÚ LÀNH TÍNH https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10155 <p>U vú lành tính nói chung và nhân xơ tuyến vú nói riêng là những tổn thương hay gặp, tuy nhiên đánh giá nguy cơ ác tính các tổn thương vú còn gặp nhiều khó khăn. Gần đây, kỹ thuật hút u vú có hỗ trợ áp lực âm dưới hướng dẫn siêu âm - vacuum-assisted breast biopsy (VABB) ngày càng được sử dụng rộng rãi để chẩn đoán và điều trị u lành tuyến vú. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là đánh giá hiệu quả và vai trò của kỹ thuật VABB tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (ĐHYHN). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu (NC) mô tả cắt ngang được thực hiện trên 20 bệnh nhân (BN) có u vú đã có kết quả giải phẫu phẫu bệnh (GPB) là tổn thương lành tính, sau đó được sinh thiết trọn u và điều trị bằng kỹ thuật VABB tại Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang (CĐHA &amp; CTĐQ), Bệnh viện ĐHYHN từ 01/2021 đến 04/2023. <strong>Kết quả:</strong> NC trên 20 BN cho thấy đường kính (ĐK) trung bình của tổn thương là 20,15mm (10-36 mm). Sau can thiệp, tỷ lệ loại bỏ hoàn toàn đạt được là 95% sau 3 và 6 tháng, tỷ lệ tái phát là 0%, không có sự tương quan giữa ĐK tổn thương và khả năng loại bỏ hoàn toàn tổn thương bằng kỹ thuật VABB (p=0,33). Tỷ lệ biến chứng sau can thiệp gồm tụ máu, đau, bầm tím lần lượt là 5%, 10% và 5%. Kết luận: Kỹ thuật VABB là phương pháp chẩn đoán và điều trị u vú lành tính hiệu quả, an toàn với tỷ lệ cắt bỏ hoàn toàn cao, ít tái phát và ít biến chứng.</p> Lê Tuấn Linh, Trương Thị Thanh Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10155 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CỦA MỘT SỐ MARKER VIÊM TRONG ĐÁNH GIÁ TÍNH TƯƠNG THÍCH SINH HỌC CỦA NẸP VÍT ZK60 TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10157 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Đánh giá tính tương thích sinh học của nẹp vít ZK60 bằng sự thay đổi nồng độ TNF-α, IL-1β và IL-6 huyết tương trên thực nghiệm. <strong>Phương pháp nghiên cứu: </strong>84 thỏ chia thành 3 nhóm được phẫu thuật gây khuyết xương đùi và kết xương bằng nẹp vít Titan hoặc ZK60 không phủ hydroxyapatite (HA) hoặc ZK60 được phủ HA. Xác định nồng độ TNF-α, IL-1β và IL-6 huyết tương của thỏ ở tất cả các nhóm ở thời điểm trước và sau phẫu thuật 3 ngày, 7 ngày và 30 ngày. <strong>Kết quả:</strong> Nồng độ IL-1β và TNF-α huyết tương tăng có ý nghĩa thống kê sau 3 ngày so với trước phẫu thuật ở các nhóm nghiên cứu. Ở thời điểm này, nồng độ IL-1β và TNF-α huyết tương ở nhóm ZK60 phủ HA là cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm ZK60 không phủ và nhóm chứng. <strong>Kết luận:</strong> Nẹp vít ZK60 phủ và không phủ HA có tính tương thích sinh học cao.</p> Lê Văn Hải, Nguyễn Việt Nam, Vũ Nhất Định Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10157 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 MỨC ĐỘ ĐỘC LẬP TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT HÀNG NGÀY CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO DIÊN HỒNG NĂM 2023 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10159 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Mô tả mức độ độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi (NCT) Trung tâm dưỡng lão Diên Hồng năm 2023. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu</strong>: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 114 NCT đang được chăm sóc tại Trung tâm dưỡng lão Diêm Hồng từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2023, sử dụng thang điểm Barthel để thu thập số liệu. <strong>Kết quả:</strong> Điểm trung bình đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của NCT là 78,94 ± 24,96; có 53,51% NCT là độc lập hoàn toàn; 46,49% là phụ thuộc. Nữ giới có mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày cao gấp 3,15 lần so với nam giới và có ý nghĩa thống kê (p&lt;0,05).</p> Ninh Thị Ngọc Bích, Nguyễn Thị Bông, Hoàng Thị Xuân Hương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10159 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN SINH SỐNG TẠI MỘT SỐ XÃ KHÓ KHĂN VÙNG BÃI NGANG VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10161 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Xác định tỷ lệ trầm cảm theo thang đo PHQ-9 và tìm hiểu một số yếu tố liên quan của người dân sinh sống tại một số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 595 đối tượng nghiên cứu là người dân từ 18 tuổi trở lên, từ tháng 10/2022 đến tháng 02/2023. Mô hình hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan với trầm cảm. <strong>Kết quả</strong>: Tỷ lệ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu là 13,9%. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm bao gồm người làm công việc nội trợ, (OR=3,10; KTC95%: 1,17-8,20); không hài lòng sức khỏe hiện tại (OR=5,92; KTC95%: 3,10-11,28), bị ảnh hưởng của lụt (OR= 4,42; KTC95%: 1,94-10,1); gia đình thường xảy ra mâu thuẫn (OR=11,4; KTC95%: 4,44-29,27) và mắc bệnh liên quan đến cơ xương khớp (OR=2,36; KTC 95%: 1,26-4,41). <strong>Kết luận</strong>: Chính quyền và ngành y tế địa phương cần tăng cường việc sàng lọc để phát hiện sớm trầm cảm. Khuyến khích người dân tìm đến sự giúp đỡ, chia sẻ của người thân, của bạn bè hay nhân viên y tế, hoặc tham gia các câu lạc bộ, tăng cường tập thể dục, cải thiện sức khỏe. Nâng cao kiến thức và kỹ năng ứng phó về lũ lụt cho người dân.</p> Nguyễn Thanh Gia, Nguyễn Thị Minh Anh, Trần Như Minh Hằng, Trần Thị Mỹ Huyền, Trần Đình Trung, Nguyễn Minh Tú, Trần Bình Thắng, Đặng Thị Anh Thư, Lê Đình Dương Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10161 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 TỶ LỆ MẮC HỘI CHỨNG ĐAU CỔ VAI GÁY CỦA SINH VIÊN KHOA KỸ THUẬT PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10163 <p><strong>Mở đầu: </strong>Hội chứng đau cổ vai gáy xảy ra phổ biến trên khắp thế giới và gây ra tàn tật đáng kể và chi phí kinh tế. Đau và tàn tật liên quan đến đau cổ có ảnh hưởng lớn đến cá nhân và gia đình, cộng đồng, hệ thống chăm sóc sức khỏe và doanh nghiệp của họ. Hiên tại, ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nhưng tình hình số người mắc hội chứng đau cổ vai gáy đang tăng theo từng ngày và có xu hướng trẻ hóa và tăng dần theo hằng năm nhưng vẫn chưa có thống kê cụ thể. Việc xác định mức độ phổ biến của hội chứng đau cổ vai gáy sẽ giúp cho việc thiết lập các chương trình giáo dục phòng ngừa cũng như điều trị trên đối tượng sinh viên được hiệu quả và được nhân rọng hơn. <strong>Mục tiêu: </strong>Mục đích việc tầm soát&nbsp; nhằm có cái nhìn tổng quan về mức độ phổ biến của hội chứng này trên sinh viên từ đó đưa ra cách phòng ngừa và điều trị đau cổ vai gáy cho sinh viên.Tầm soát còn là nguồn tư liệu cho các nghiên cứu tiếp theo. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các đối tượng là sinh viên khoa Kỹ thuật PHCN cả 2 hệ chính quy và liên thông đồng ý tham gia nghiên cứu. <strong>Kết quả: </strong>Mối quan hệ giữa hội chứng đau cổ vai gáy và giới tính chiếm tỷ lệ cao nhất là ở nữ 63 người chiếm 55.75% trong người có Hội chứng đau cổ vai gáy cho thấy sinh viên nữ dễ&nbsp; bị Hội chứng đau cổ vai gáy với (KTC 95%)=0.02-0.30 với p=0.029 và sai số chuẩn SE=0.07. Mối quan hệ giữa hội chứng đau cổ vai gáy và nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất là ở&nbsp; người có công việc làm thêm 57 chiếm 50.44 % trong người có Hội chứng đau cổ vai gáy cho thấy người có công việc làm thêm có dễ&nbsp; bị Hội chứng đau cổ vai gáy ở sinh viên với (KTC 95%)= -0.33- -0.02 với p=0.025 và sai số chuẩn SE=0.08. <strong>Kết luận:</strong> Nghiên cứu cho thấy được rằng số lượng sinh viên có hội chứng đau cổ vai gáy là 113/183 chiếm 61.75% trong tổng số lượt khảo sát là khá cao. Nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ Hội chứng đau cổ vai gáy với các đặc tính về dân số.</p> Phạm Xuân Hiệp, Trần Thị Diệp, Lê Thị Huỳnh Như Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10163 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 BÁO CÁO THEO DÕI HÀNG NĂM VỀ PHÂN LẬP VI KHUẨN VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH, NĂM 2022, TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ SÀI GÒN, TP. HCM https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10165 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Khảo sát đinh danh vi khuẩn phân lập dương tính theo mẫu bệnh phẩm và đáp ứng kháng sinh của vi khuẩn trong năm 2022 tại chổ, bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn. <strong>Phương pháp: </strong>Khảo sát hồi cứu trên tổng số 400 mẫu bệnh phẩm được phân lập vi khuẩn và trên 99 vi khuẩn dương tính với kết quả kháng sinh đồ trong năm 2022. <strong>Kết quả: </strong>Tỷ lệ vi khuẩn dương tính chung là 24.75% (99/400). Tỷ lệ vi khuẩn dương tính cao nhất trong dịch tiết/mủ (79.8%), thấp nhất là mẫu phân (7.69%). Vi khuẩn Klebsiella spp. (52.7%) thường gặp trong đàm, Staphylococcus aures (46.15%) trong dịch tiết và mủ, E. coli (40%) trong nước tiểu, Staphylococcus aures (42.86%) trong cấy máu. Xếp hạng theo thứ tự thường gặp từ cao nhất đến thấp nhất là Klebsiella spp. (1<sup>st</sup>, n=23), S. aureus (2<sup>nd</sup>, n=16), M. tuberculosis (3<sup>rd</sup>, n=15),&nbsp; E. coli (4<sup>th</sup>, n=14), Beta-hemolytic Streptococci not group A (4<sup>th</sup>, n=14), Staphylococcus&nbsp; spp. coagulase (-) (5<sup>th</sup>, n=7). Klebsiella spp. (ESBL+) có 3 kháng sinh nhạy cảm &gt;87.5% là colistin, fosfomycin và polymycin B, và Amikacin (62.5%). E.coli (ESBL+) có 3 kháng sinh nhạy cảm 75% là Amikacin, Colistin và Netilmicin. S. aureus và Staphylococcus coagulase (-) chỉ nhạy cảm với Netilmicin, Ticarcillin/Clavulanic acid và Vancomycin. Đối với Pseudomonas aeruginosae chỉ có 2 kháng sinh nhạy cảm là Colistin và Polymycin B. Beta-hemolytic Streptococci not group A nhạy cảm nhiều kháng sinh bao gồm Amox/Clavulanic acid (100%). Các kháng sinh kinh nghiệm được đề xuất: Amikacin cho Gram(-), Vancomycin (S. aureus), và Amox/Clavulanic cho Hemolytic Strep. Not group A. <strong>Kết luận: </strong>Cần thiết thực hiện phân lập định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ hàng năm để theo dõi sự thay đổi vi khuẩn và độ nhạy cảm kháng sinh tại cụ thể mỗi bệnh viện có điều trị bệnh lý nhiễm trùng.</p> Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Hữu Tùng, Nguyễn Văn Bắc, Trần Văn Thịnh, Hà Thọ Thái, Trịnh Văn Hải, Trần Tiến Dũng Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10165 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VI PHẪU THUẬT DỊ DẠNG THÔNG ĐỘNG TĨNH MẠCH NÃO ĐỘ THẤP https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10166 <p><strong>Mục tiêu: </strong>Đánh giá kết quả điều trị vi phẫu thuật dị dạng thông động – tĩnh mạch não độ thấp. <strong>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang 65 bệnh nhân dị dạng động tĩnh mạch độ thấp được điều trị bằng vi phẫu thuật tại Trung Tâm Phẫu thuật Thần kinh – Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 01/01/2017 – 30/04/2022. <strong>Kết quả: </strong>Tuổi trung bình chẩn đoán: 34,5 ± 16,6 (tuổi). Tỉ lệ nam/nữ: 1,24. AVM vỡ chiếm tỉ lệ 58,5%. Bệnh nhân được điều trị bổ trợ trước mổ chiếm tỉ lệ 16,9%. Có 3 phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho các bệnh nhân: lấy máu tụ, dẫn lưu não thất ra ngoài và cắt khối AVM lần lượt chiếm tỉ lệ 52,3%; 9,2% và 100%. Không có trường hợp nào tồn dư AVM sau mổ. Chưa phát hiện trường hợp AVM nào tái phát. Biến chứng trong và sau mổ lần lượt chiếm tỉ lệ 1,5% và 7,7%. Thời gian theo dõi trung bình: 37,8 ± 16,1 (tháng). Điểm mRS trung bình khi khám lại: 0,60 ± 0,86, giảm có ý nghĩa thống kê so với trước mổ (1,60 ± 1,23) với p &lt; 0,001. <strong>Kết luận: </strong>Phẫu thuật AVM độ I và II theo phân độ Spetzler – Martin là phương pháp an toàn và hiệu quả.</p> Nguyễn Văn An, Ngô Mạnh Hùng Copyright (c) 2024 https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10166 Sun, 16 Jun 2024 00:00:00 +0000