MỐI LIÊN QUAN GIỮA KI67 TRONG PHÂN ĐỘ VÀ TIÊN LƯỢNG U MÀNG NÃO TRÊN LỀU

Lê Viết Thắng1,2,, Trần Văn Thuận1, Trần Minh Tùng1, Huỳnh Thị Mỹ Anh1, Nguyễn Long Phúc1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: U màng não là một trong những loại u rất thường gặp trong hệ thần kinh trung ương, chiếm khoảng 1/3 toàn bộ khối u nội sọ. Mục đích của nghiên cứu này để đánh giá việc sử dụng dấu ấn hóa mô miễn dịch Ki67 để dự đoán mức độ mô học của u màng não, đóng vai trò quan trọng trong tiên lượng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang bệnh nhân u màng não được thu thập từ khoa Ngoại Thần Kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, trong thời gian từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2022. Dữ liệu về các ca bệnh được thu thập để nghiên cứu về độ tuổi, giới tính và cấp độ của khối u. Các mẫu mô học được nhuộm hematoxylin/Eosin (H&E) và xét nghiệm hóa mô miễn dịch với dấu ấn Ki67. Kết quả nghiên cứu: 282 bệnh nhân ở độ tuổi trung niên (44 ± 12), 65,2% bệnh nhân là nữ và 34,8% bệnh nhân là nam, 79,1% bệnh nhân có mức Ki67 thấp, 14,9% có Ki67 trung bình và 6% bệnh nhân có Ki67 cao. Nhóm tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40-59 tuổi (51%). Trị số trung bình (%) và SD của Ki67 của u màng não độ I, II và III lần lượt là: (0,5 ± 0,07), (7 ± 5,21) và (38 ± 0,15). Nghiên cứu cũng nhận thấy có mối liên hệ đáng kể giữa các mức độ của u màng não và Ki67; 100% độ I có Ki67 thấp, 100% độ III có Ki67 cao và 64% độ II có Ki67 trung bình. Ki67 trung bình ở bệnh nhân u màng não độ III nhiều hơn có ý nghĩa thống kê so với bệnh nhân độ II và I theo phân loại của WHO 2016 (p < 0,05). Kết luận: Việc sử dụng dấu ấn cho sự tăng sinh (Ki67) kết hợp với các đặc điểm mô bệnh học có thể giúp xác định u màng não ác tính về mặt sinh học.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abry E., Thomassen I, Salvesen O., Torp S. H. (2010), "The significance of Ki-67/MIB-1 labeling index in human meningiomas: a literature study". Pathol Res Pract, 206 (12), pp. 810-5.
2. Holleczek B., Zampella D., Urbschat S., Sahm F., von Deimling A., et al. (2019), "Incidence, mortality and outcome of meningiomas: A population-based study from Germany". Cancer Epidemiol, 62, pp. 101562.
3. Kim Y. J., Ketter R., Steudel W. I., Feiden W. (2007), "Prognostic significance of the mitotic index using the mitosis marker anti-phosphohistone H3 in meningiomas". Am J Clin Pathol, 128 (1), pp. 118-25.
4. Li X., Zhao J. (2009), "Intracranial meningiomas of childhood and adolescence: report of 34 cases with follow-up". Childs Nerv Syst, 25 (11), pp. 1411-7.
5. Madsen C., Schrøder H. D. (1997), "Ki-67 immunoreactivity in meningiomas--determination of the proliferative potential of meningiomas using the monoclonal antibody Ki-67". Clin Neuropathol, 16 (3), pp. 137-42.
6. Mukherjee S., Ghosh S. N., Chatterjee U., Chatterjee S. (2011), "Detection of progesterone receptor and the correlation with Ki-67 labeling index in meningiomas". Neurol India, 59 (6), pp. 817-22.
7. Ostrom Q. T., Gittleman H., Fulop J., Liu M., Blanda R., et al. (2015), "CBTRUS Statistical Report: Primary Brain and Central Nervous System Tumors Diagnosed in the United States in 2008-2012". Neuro Oncol, 17 Suppl 4 (Suppl 4), pp. iv1-iv62.
8. Roser F., Samii M., Ostertag H., Bellinzona M. (2004), "The Ki-67 proliferation antigen in meningiomas. Experience in 600 cases". Acta Neurochir (Wien), 146 (1), pp. 37-44; discussion 44.