THAY KHỚP KHUỶU MEGAPROTHESIS CHO TRƯỜNG HỢP KHÔNG PHẢI UNG THƯ XƯƠNG: BÁO CÁO CA LÂM SÀNG HIẾM GẶP

Trần Quyết1,2,, Trần Trung Dũng1,2, Nguyễn Hữu Mạnh1,2, Vũ Đức Việt1,2, Nguyễn Quốc Trung2, Trần Đại Hiệp2
1 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
2 Viện Khoa học Sức khỏe - Trường Đại học VinUni

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu: Điều trị khuyết xương vùng khuỷu vẫn còn là một thách thức rất lớn trong chấn thương chỉnh hình nhằm phục hồi hình thể và chức năng của khớp khuỷu. Việc tái tạo xương khuyết là rất khó khăn do sự phức tạp về cơ sinh học của khớp khuỷu và phần mềm che phủ khu vực này rất kém, vì vậy thay khớp khuỷu megaprothesis có thể coi là giải pháp tối ưu nhất trong những trường hợp này. Ca lâm sàng: Chúng tôi giới thiệu 1 ca lâm sàng thay khớp khuỷu megaprothesis điều trị khuyết xương do di chứng chấn thương rất hiếm gặp. Bệnh nhân nữ 35 tuổi bị khuyết xương 3cm đầu xa xương cánh tay, mất vững hoàn toàn khớp khuỷu, không tự gấp duỗi chủ động được khuỷu tay. Thang điểm đánh giá chức năng khớp khuỷu Mayo [1] trước mổ đạt mức kém với 45 điểm, thời gian theo dõi sau mổ là 13 tháng. Kết quả sau mổ biên độ khớp khuỷu gấp chủ động đạt 130 độ, duỗi chủ động 0 độ, sấp cẳng tay chủ động 90 độ, ngửa cẳng tay chủ động đạt 70 độ, thang điểm đánh giá chức năng khớp khuỷu Mayo đạt mức xuất sắc với 95 điểm. Bệnh nhân hoàn toàn hài lòng với kết quả sau phẫu thuật. Kết luận: Kết quả của chúng tôi cho thấy thay khớp khuỷu megaprothesis là một lựa chọn rất hiệu quả với những trường hợp khuyết xương rộng vùng khuỷu do di chứng chấn thương. Tuy nhiên để có kết quả tốt nhất cần có sự chuẩn bị trước mổ kỹ lưỡng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. “Mayo Elbow Performance Score" (2006), Journal of Orthopaedic Trauma. 20(7), S127.
2. Reinhard Windhager, Markus Schreiner, Kevin Staats et al (2015), Megaprostheses in the treatment of periprosthetic fractures of the knee joint: indication, technique, results and review of literature, International Orthopaedics (SICOT).
3. Rodolfo Capanna, Francesco Muratori, Francesco R. Campo, Modular Megaprosthesis Reconstruction for Oncological and Non-oncological Resection of the Elbow Joint 47, 2016. Suppl 4, S78-S83.
4. Anthippi Gkavardina and Panagiotis Tsagozis (2014), The Use of Megaprostheses for Reconstruction of Large Skeletal Defects in the Extremities: A Critical Review, The Open Orthopaedics Journal, 2014, 8, 384-389.
5. Hattori H, Mibe J, Yamamoto K (2011). Modular megaprosthesis in metastatic bone disease of the femur. Orthopedics; 34(12): e871-6.
6. Höll S, Schlomberg A, Gosheger G, et al (2012). Distal femur and proximal tibia replacement with megaprosthesis in revision knee arthroplasty: a limb-saving procedure. Knee Surg Sports Traumatol Arthrosc Off J Esska; 20(12): 2513-8.
7. Lundh F, Sayed-Noor AS, Brosjö O et al (2014). Megaprosthetic reconstruction for periprosthetic or highly comminuted fractures of the hip and knee. Eur J Orthop Surg Traumatol Orthopedic Traumatol; 24(4): 553-7.
8. T. Waitzenegger, P. Mansat, P. Guillonc et al (2015). Radial nerve palsy in surgical revision of total elbow arthroplasties: A study of 4 cases and anatomical study, possible aetiologies and prevention. Orthopaedics & Traumatology: Surgery & Research 101, 903–907.
9. Xiaodong Tang, MD et al (2009), Custom-made prosthesis replacement for reconstruction of elbow after tumor resection, Journal of Shoulder and Elbow Surgery Board of Trustees, 18, 796-803.
10. S. A. Hanna, L. A. David, W. J. S. Aston et al (2007), Endoprosthetic replacement of the distal humerus following resection of bone tumours, Vol. 89-B.