NHẬN XÉT KẾT QUẢ SỬ DỤNG TỔ CHỨC TẠI CHỖ TRONG TẠO HÌNH KHUYẾT DA ĐẦU SAU CẮT UNG THƯ

Diệp Linh Lê 1,, Ngọc Lâm Vũ 1, Trọng Nghĩa Nguyễn 1, Thu Phương Nguyễn 1
1 Bệnh viện TWQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng - phân loại khuyết da đầu sau cắt ung thư và đánh giá  kết quả  sử dụng tổ chức tại chỗ tạo hình che phủ khuyết da đầu sau cắt ung thư. Đối tượng và phương pháp: 25 bệnh nhân khuyết da đầu sau cắt ung thư được điều trị bằng phẫu thuật tạo hình với tổ chức tại chỗ; nghiên cứu hồi cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 66,33; nguyên nhân chủ yếu là K biểu mô tế bào vảy và tế bào đáy; phẫu thuật cắt rộng tổn thương tạo nên khuyết da lớn >20cm2 và tạo hình bằng vạt có cuống mạch kết hợp ghép da nơi lấy vạt chiếm 52%. Kết quả gần loại tốt 68%; kết quả xa loại tốt đạt 80%. Kết luận: Vùng da đầu có tổn thương hay gặp là vùng đỉnh, đỉnh -chẩm và thái dương, tỷ lệ tổn khuyết vừa và lớn chiếm 72%, có 28%  thâm nhiễm sâu (cốt mạc, xương, màng não). Chỉ định  đóng trực tiếp với các tổn khuyết nhỏ (<5 cm2 ) và sử dụng vạt da cân ngẫu nhiên với các tổn khuyết trung bình (5 -20cm2 ) là hoàn toàn phù hợp, trong khi kết hợp vạt cuống động mạch thái dương nông hoặc động mạch chẩm kết hợp ghép da xẻ đôi che phủ phần cho vạt để che phủ các tổn khuyết lớn (>20cm2 ) là phương án hữu dụng, an toàn, hiệu quả cao đặc biệt đối với nhóm bệnh nhân lớn tuổi có nhiều yếu tố bệnh lý nền, thể trạng sức khoẻ không đảm bảo cho các phương pháp khác như giãn da, vi phẫu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bắc Hùng (2017), Bài giảng phâu thuật tạo hình thẩm mỹ.
2. Nguyễn Huy Phan (1999), Lịch sử phát triển kỹ thuật vi phẫu thần kinh trên thế giới và ở Việt Nam.
3. Trần Thiết Sơn (2007), Nhận xét các kết quả tạo hình khuyết lớn da đầu.
4. Archontaki M., et al (2009). Giant Basal Cell Carcinoma: Clinicopathological Analysis of 51 Cases and Review of the Literature. Anticancer Research 29: 2655-2664.
5. Cherubino M., et al. (2013). A New Algorithm for The Surgical Management of Defects of the Scalp. ISRN Plast Surg, 2013, 1-5.
6. Cleyton .D. Souza (2012). Reconstruction of large scalp and forehead defects following tumor resection: personal strategy and experience – analysis of 25 cases. Rev Bras Cir Plást. 2012;27(2):227-37.
7. Keck M, et al (2012). Primary cutaneous adenoid carcinoma of the scalp. GMS Interdiscip Plast Reconstr Surg DGPW. 2012;1:Doc04
8. Onishi K., et al. (2005). Repair of scalp defect using a superficial temporal fascia pedicle VY advancement scalp flap. Br J Plast Surg, 58 (5), 676-680.