KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GIẢI CHÈN ÉP ỐNG SỐNG QUA ỐNG BANH ĐIỀU TRỊ HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HÓA

Trường Sơn Vi 1,, Văn Sơn Nguyễn 1, Trọng Hậu Phan 2
1 Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ
2 Bệnh viện TƯQĐ108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật giải phóng chèn ép qua ống banh điều trị hẹp ống sống thắt lưng (HOSTL) do thoái hóa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 62 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán HOSTL do thoái hóa được phẫu thuật (PT) giải chèn ép ống sống qua ống banh thuật tại khoa CTCH cột sống - BVTWQĐ108 từ tháng 3/2015- 09/2016. Kết quả: 62 BN (25 nam, 37 nữ), tuổi trung bình là 57,61 ± 9,6 (từ 32 tới 81) đã được PT mở của sổ xương một bên giải chèn ép hai bên qua ống banh. Thời gian giải phóng chèn ép trung bình cho 1 mức đốt sống là 65,00 ±10,97 phút, 02 mức là 85,88 ± 18,04 phút. Kết quả xa sau PT được đánh giá theo thang điểm JOA (Japanese Orthopaedic Association score) tại thời điểm khám lại cuối cùng sau mổ trên 12 tháng 58/62 BN khám (93,5%) Thời gian kiểm tra trung bình: 33,47 ± 16,89 tháng (12-60). Rất tốt: 22 (37,9%), tốt: 31 (53,4%), trung bình: 3 (5,1%), kém: 2 (3,6%). Đánh giá cải thiện triệu chứng lâm sàng sau can thiệp tại thời điểm khám cuối cùng: điểm đau lưng VAS (Visual Analogue Scale) trước mổ 5,03 ± 1,24 khi khám lại là 0,67 ± 1,09, điểm đau chân VAS trước mổ là 7,23 ± 0,98 khi khám lại là 0,95 ±1,42, ODI (Oswestry Disability Index 2.0) trước mổ 66,32 ± 5,39 khi khám lại là 17,47±11,77, điểm JOA trước phẫu thuật là 11,29 ± 1,35 khi khám lại là  24,39 ± 2,70. Đánh giá sự gia tăng kích thước của ống sống trên phim cộng hưởng từ (CHT) sau PT giải chèn ép tại thời điểm khám cuối cùng  35/62 BN với sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001): đường kính trước sau ống sống (ĐKTS) là 4,82 ± 1,65 mm (trước PT: 6,43 ± 1,34 mm, sau PT:11,25 ± 1,59 mm) và diện tích ống sống (DTOS) 73,06 ± 18,80 mm² (trước PT: 49,29 ± 15,09, sau PT: 122,35 ± 25,79). Biến chứng trong mổ: rách màng cứng: 02 (3,2%), tụ máu ngoài màng cứng 01(1,6%). Kết luận: Phẫu thuật giải chèn ép ống sống qua ống banh dưới kính vi phẫu thuật là phương pháp can thiệp ít xâm lấn, hiệu quả và an toàn trong điều trị bệnh lý HOSTL do thoái hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Grath L. B., White-Dzuro G. A., Hofstetter C. P. (2019). "Comparison of clinical outcomes following minimally invasive or lumbar endoscopic unilateral laminotomy for bilateral decompression". Journal of Neurosurgery and Spine, 30 (4), pp.491–499.
2. Gu, Guangfei, Hailong Zhang, Shisheng He, Qingsong Fu, Xiaobing Cai, Xu Zhou, Xiaolong Shen, and Xin Gu. 2016. “A Novel Classification and Minimally Invasive Treatment of Degenerative Lumbar Spinal Stenosis” Turkish Neurosurgery 26 (2): 260–67.
3. Hwang, Sang-won, Seung-chul Rhim, and Sung-woo Roh. 2008. “Outcomes of Unilateral Approach for Bilateral Decompression of Lumbar Spinal Stenosis : Comparison between Younger and Geriatric Patients” 5 (2): 51–57.
4. Iwatsuki, Koichi, Toshiki Yoshimine, and Masanori Aoki. 2007. “Bilateral Interlaminar Fenestration and Unroofing for the Decompression of Nerve Roots by Using a Unilateral Approach in Lumbar Canal Stenosis.” Surgical Neurology 68 (5): 487–92.
5. Kerr SM, Tannuory C, White AP. 2007. “The Role of Minimally Invasive Surgery in the Lumbar Spine.” Current Orthopaedics 17: pp 183–89.
6. Lauryssen, Carl. 2010. “Technical Advances in Minimally Invasive Surgery - Direct Decompression for Lumbar Spinal Stenosis.” Spine 35 (26 Suppl): S287-93.
7. Nomura, Kazunori, and Munehito Yoshida. 2017. “Assessment of the Learning Curve for Microendoscopic Decompression Surgery for Lumbar Spinal Canal Stenosis through an Analysis of 480 Cases Involving a Single Surgeon.” Global Spine Journal 7 (1): pp 54–58..
8. Pao, Jwo Luen, Wein Chin Chen, and Po Quang Chen. 2009. “Clinical Outcomes of Microendoscopic Decompressive Laminotomy for Degenerative Lumbar Spinal Stenosis.” European Spine Journal 18 (5): pp 672–78.