THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG VI KHUẨN AEROMONAS SPP. PHÂN LẬP TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103

Lê Hạ Long Hải1,2, Nguyễn Văn An3,
1 Bệnh viện Da Liễu Trung Ương
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu thực trạng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn Aeromonas spp. phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả, đối tượng nghiên cứu là các chủng vi khuẩn Aeromonas spp. phân lập tại Bệnh viện Quân y 103 giai đoạn 2014-2022. Kết quả: Tổng số 76 chủng Aeromonas spp. phân lập trong thời gian nghiên cứu, trong đó 46,1% số chủng phân lập được ở người bệnh ≥ 60 tuổi. Tỉ lệ Aeromonas spp. gây bệnh ở nam giới (80,3%) cao gấp hơn 4 lần ở nữ giới (19,7%). Máu và bệnh phẩm hô hấp là hai loại bệnh phẩm phổ biến nhất thường phân lập được Aeromonas spp., chiếm tỉ lệ lần lượt là 52,6% và 17,1% tổng số chủng. Tỉ lệ Aeromonas spp. phân lập được ở các khoa nội (34,2%) cao nhất trong bệnh viện. Aeromonas spp. có tỉ lệ kháng cao nhất với meropenem (56,4%), trimethoprim/ sulfamethoxazole (39,6%) và piperacillin/ tazobactam (33,3%). Ngược lại Aeromonas spp. có tỉ lệ nhạy cảm cao nhất với amikacin (93,7%), gentamycin (84,4%). Kết luận:  Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn đường hô hấp là hai bệnh phổ biến nhất gây ra bởi Aeromonas spp. Aeromonas spp. kháng cao nhất với meropenem, trimethoprim/ sulfamethoxazole, piperacillin/ tazobactam; nhạy cảm cao nhất với amikacin và gentamycin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A. Sakurai, et al., Clinical Features, Genome Epidemiology, and Antimicrobial Resistance Profiles of Aeromonas spp. Causing Human Infections: A Multicenter Prospective Cohort Study. Open Forum Infect Dis (2023). 10(12), ofad587.
2. R. Kaki, A retrospective study of Aeromonas hydrophila infections at a university tertiary hospital in Saudi Arabia. BMC Infect Dis (2023). 23(1), 671.
3. S. Yang, et al., Distinct Antimicrobial Resistance Profiling Of Clinically Important Aeromonas Spp. In Southwest China: A Seven-Year Surveillance Study. Infect Drug Resist (2019). 12, 2971-2978.
4. W. C. Khor, et al., Comparison of Clinical Isolates of Aeromonas from Singapore and Malaysia with Regard to Molecular Identification, Virulence, and Antimicrobial Profiles. Microb Drug Resist (2018). 24(4), 469-478.
5. J. Nolla-Salas, et al., Clinical significance and outcome of Aeromonas spp. infections among 204 adult patients. Eur J Clin Microbiol Infect Dis (2017). 36(8), 1393-1403.
6. Amy L. Leber, Clinical Microbiology Procedures Handbook, . 2016: ASM Press.
7. Clinical and Laboratory Standards Institute, Methods for Antimicrobial Dilution and Disk Susceptibility Testing of Infrequently Isolated for Fastidious Bacteria 3rd ed. CLSI guideline M45. (2015).
8. H. A. Sinclair, et al., Epidemiology of Aeromonas Species Bloodstream Infection in Queensland, Australia: Association with Regional and Climate Zones. Microorganisms (2022). 11(1).