HIỆU QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CHĂM SÓC VỀ PHÒNG NGỪA HÍT SẶC KHI HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH ĂN QUA ĐƯỜNG MIỆNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Năng lực chăm sóc ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cả người bệnh và người chăm sóc. Giáo dục bệnh mãn tính và thực hành chăm sóc sức khỏe đúng là chìa khóa để ngăn ngừa các biến cố. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giáo dục sức khỏe cho người chăm sóc về phòng ngừa hít sặc khi hỗ trợ cho ăn qua đường miệng. Đối tượng và Phương pháp: Gói can thiệp giáo dục sức khỏe được thực hiện trong thời gian từ tháng 04/2023 đến tháng 09/2023 với đối tượng tham gia là người nhà chăm sóc trực tiếp người bệnh (người chăm sóc) mà người bệnh này thuộc nhóm có yếu tố nguy cơ hít sặc khi ăn qua đường miệng, tại 08 khoa nội trú, bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Kết quả: Sau giáo dục sức khỏe, tỷ lệ kiến thức đủ tăng từ 31,0% lên 96,4%, mối quan tâm về phòng ngừa hít sặc khi ăn qua miệng tăng từ 65,5% lên 82,4% và thực hành đúng các hướng dẫn tăng từ 74,8% lên 96,2%. Kết luận: Gói Giáo dục sức khỏe bao gồm việc cung cấp tài liệu phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng, giáo dục sức khỏe trực tiếp bằng phương pháp teach- back đạt hiệu quả trong giáo dục phòng ngừa hít sặc khi ăn qua đường miệng cho người chăm sóc người bệnh có nguy cơ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hít sặc khi ăn qua đường miệng, người chăm sóc, giáo dục sức khỏe
Tài liệu tham khảo
2. Ying J, Wang Y, Zhang M, et al. Effect of multicomponent interventions on competence of family caregivers of people with dementia: A systematic review. J Clin Nurs. May 2018;27(9-10):1744-1758. doi:10.1111/jocn.14326
3. Rangira D, Najeeb H, Shune SE, Namasivayam-MacDonald A. Understanding Burden in Caregivers of Adults With Dysphagia: A Systematic Review. Am J Speech Lang Pathol. Jan 18 2022;31(1): 486-501. doi:10.1044/2021_ajslp-21-00249
4. Garvelink MM, Ngangue PA, Adekpedjou R, et al. A Synthesis Of Knowledge About Caregiver Decision Making Finds Gaps In Support For Those Who Care For Aging Loved Ones. Health Aff (Millwood). Apr 2016;35(4): 619-26. doi:10.1377/ hlthaff.2015.1375
5. Schindler A, Ginocchio D, Ruoppolo G. What we don't know about dysphagia complications? Rev Laryngol Otol Rhinol (Bord). 2008;129(2):75-8
6. Mack A, Hildebrand M. Interventions for Caregivers of People Who Have Had a Stroke: A Systematic Review. Am J Occup Ther. 2023 Jan 1;77(1): 7701205180. doi: 10.5014/ajot. 2023.050012. PMID: 36795373.
7. Trần Thị Thanh Tâm. Đo lường khả năng đọc hiểu thông tin sức khỏe của người bệnh nhập viện tại Bệnh Viện Thống Nhất năm 2018. Tạp chí Y học TPHCM, 2019;3 (77): 264 - 268
8. Correa B, Leandro Merhi VA, Pagotto Fogaca K, Marques de Oliveira MR. Caregiver's education level, not income, as determining factor of dietary intake and nutritional status of individuals cared for at home. J Nutr Health Aging. 2009 Aug;13(7):609-14. doi: 10.1007/ s12603-009-0171-1. PMID: 19621196.