KIỂU HÌNH KHÒ KHÈ Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI QUẢNG NINH

Thị Huyền Nguyễn 1,2,, Thị Diệu Thúy Nguyễn 2
1 Bệnh viện Đa khoa Bãi cháy
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Khò khè là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Kiểu hình khò khè khác nhau gây nên bởi nguyên nhân khác nhau. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Nhi bệnh viện Bãi Cháy và khoa nội nhi bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh trên 164 bệnh nhân dưới 5 tuổi vào viện vì khò khè  trong giai đoạn từ 01/07/2020 đến 30/06/2021. Mục tiêu: Mô tả kiểu hình khò khè ở trẻ em dưới 5 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh. Kết quả: Tỷ lệ trẻ khởi phát khò khè sớm (trước 12 tháng tuổi), trung gian (từ 12 đến 24 tháng tuổi), muộn (sau 24 tháng đến 60 tháng) lần lượt là 77,4%; 17,7% và  4,9%. Trong đó, nhóm trẻ dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ 57,9%. Có 54,9% trẻ dưới 5 tuổi có ít nhất 2 đợt khò khè. Khò khè từng đợt do virus hay gặp ở nhóm dưới 12 tháng, chiếm tỷ lệ 46%, khò khè nhiều yếu tố khởi phát gặp ở nhóm trên 12 tháng chiếm tỷ lệ 80%. Có mối liên quan giữa số đợt khò khè với tiền sử dị ứng của bản thân và gia đình, tiền sử tiếp xúc với khói thuốc lá (p<0,05). Nguyên nhân khò khè hay gặp nhất ở nhóm dưới 12 tháng là viêm tiểu phế quản chiếm tỷ lệ 74,7%. Nhóm 25 đến 60 tháng nguyên nhân hay gặp là hen phế quản chiếm tỷ lệ 87,5%. Kết luận: Kiểu hình khò khè khác nhau trong các nhóm bệnh lý khác nhau

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Martinez FD, Wright AL, Taussig LM, et al. Asthma and wheezing in the first six years of life. The Group Health Medical Associates. N Engl J Med. 1995; 332(3): 133-138. doi:10.1056/NEJM199501193320301
2. Spycher BD, Silverman M, Kuehni CE. Phenotypes of childhood asthma: are they real? Clin Exp Allergy. 2010;40(8):1130-1141. doi:10.1111/j.1365-2222.2010.03541.x
3. Hoàng Thị Thanh Mai. Nghiên cứu một số kiểu hình khò khè thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 2018
4. Nguyễn Thị Hà. Nghiên cứu nguyên nhân khò khè ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa miễn dịch-dị ứng-khớp bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn Bác sỹ nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội. 2013
5. Brand PLP, Baraldi E, Bisgaard H et al. Definition, assessment and treatment of wheezing disorders in preschool children: an evidence-based approach. Eur Respir J. 2008;32(4):1096-1110. doi:10.1183/09031936.00002108
6. Bacharier LB, Beigelman A, Calatroni A et al. NIAID sponsored Inner-City Asthma Consortium. Longitudinal Phenotypes of Respiratory Health in a High-Risk Urban Birth Cohort. Am J Respir Crit Care Med. 2019;199(1):71-82. doi:10.1164/ rccm.201801-0190OC
7. Garcia-Marcos L, Mallol J, Solé D, Brand PLP, EISL Study Group. International study of wheezing in infants: risk factors in affluent and non-affluent countries during the first year of life. Pediatr Allergy Immunol. 2010;21(5):878-888. doi:10.1111/j.1399-3038.2010.01035.x
8. Sonnenschein-van der Voort AMM, Arends LR, de Jongste JC et al. Preterm birth, infant weight gain, and childhood asthma risk: a meta-analysis of 147,000 European children. J Allergy Clin Immunol. 2014;133(5):1317-1329. doi:10.1016/ j.jaci.2013.12.1082