ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC SAU CHẤN THƯƠNG

Đoàn Kim Thành1, Nguyễn Trần Kiên An1,, Lê Nhật Nam2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Lê Văn Thịnh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm loét giác mạc nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù/giảm thị lực trầm trọng. Bệnh khởi phát do sự mất cân bằng giữa hệ thống phòng thủ của bề  mặt nhãn cầu và sự phát triển quá mức của vi sinh vật, trong đó chấn thương là yếu tố hàng đầu và là điều kiện tiên quyết tạo cơ hội cho vi sinh tấn công trực tiếp mô giác mạc. Do sự khác biệt về vị trí địa lý, trình độ kinh tế – xã hội nên loại vi sinh gây bênh cũng phát triển khác nhau. Song song đó ý thức người dân còn hạn chế về độ nghiêm trọng của bệnh nên có những hành vi góp phần gây biến chứng. Như vậy việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng từ đầu là vấn đề rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả điều trị. Theo thời gian với tình hình kinh tế xã hội phát triển, tác nhân vi sinh ở các vùng địa lý, dân cư cũng có thể thay đổi do đó các biểu hiện lâm sàng, đặc điểm vi sinh có thể có nhiều sự biến đổi theo. Nhằm cập nhật vấn đề mang tính thời sự và góp phần vào việc chẩn đoán, nâng cao hiệu quả điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, vi sinh và mối liên quan của các đặc điểm đó với tiên lượng thị lực và kết quả điều trị viêm loét giác mạc nhiễm trùng sau chấn thương. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét giác mạc có tiền căn bị chấn thương đến khám và điều trị tại khoa Giác mạc, Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 5/2023 đến 11/2023. Có phiếu thu thập thông tin được sử dụng để ghi nhận bệnh sử, các yếu tố nguy cơ, kết quả xét nghiệm vi sinh, theo dõi điều trị và ghi nhận các đặc điểm lâm sàng tại mắt trước và sau điều trị. Viêm loét giác mạc do các nguyên nhân khác (virus, amip, bệnh lý tự miễn, đeo kính tiếp xúc) được loại khỏi nghiên cứu. Kết quả: Nghiên cứu gồm 60 mắt, tuổi trung bình là 47 ± 11,1 tuổi, nam mắc bệnh cao hơn nữ (71,7%). Đa số chấn thương là do tai nạn sinh hoạt (67%), trong đó tác nhân bụi đất chiếm hàng đầu (36,7%). Thời gian bị chấn thương trước vào viện trung vị là 10 ngày. Tỷ lệ soi tươi dương tính 62,7%, nuôi cấy dương tính 37,5% cho kết quả vi sinh đơn tác nhân do nấm chiếm nhiều nhất (45%), tiếp theo đa tác nhân chiếm 16,7%. Staphylococcus coagulase âm kháng Methicillin là tác nhân phổ biến nhất (86,6%). Lúc vào viện, 98,3% bệnh nhân có thị lực dưới 3/10. Có 58% bệnh nhân cần can thiệp phẫu thuật, trong đó 46,7% do biến chứng dọa thủng giác mạc, thủng giác mạc và chậm lành biểu mô giác mạc. Dán keo và kính tiếp xúc là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất (65,7%). Thị lực sau điều trị có cải thiện đáng kể so với thị lực lúc vào viện (p < 0,05). Kết luận: Viêm loét giác mạc sau chấn thương chủ yếu do tai nạn sinh hoạt, bụi đất, thị lực ở mức mù vẫn chiếm ưu thế. Nấm là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. N. T. Q. Như, “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm loét giác mạc do nấm và vi khuẩn,” Y học TP Hồ Chí Minh, 2014.
2. Chidambaram, J. D., Venkatesh Prajna, N., Srikanthi, P., Lanjewar, S., Shah, M., Elakkiya, S., Lalitha, P., & Burton, M. J., "Epidemiology, risk factors, and clinical outcomes in severe microbial keratitis in South India," Ophthalmic epidemiology , vol. 25, no. 4, pp. 297-305, 2018.
3. Puri, L. R., Burn, H., Roshan, A., Biswakarma, R., & Burton, M., "Epidemiology and clinical outcomes of microbial keratitis in South East Nepal: a mixed-methods study," BMJ open ophthalmology, vol. 7, no. 1, 2022.
4. T. N. Huy, “Khảo sát tác nhân viêm loét giác mạc nhiễm trùng tại bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh,” Luận văn Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2020.
5. Chang, Y. S., Tai, M. C., Ho, C. H., Chu, C. C., Wang, J. J., Tseng, S. H., & Jan, R. L., "Risk of Corneal Ulcer in Patients with Diabetes Mellitus: A Retrospective Large-Scale Cohort Study," Scientific reports, vol. 10, no. 1, p. 7388, 2020.
6. Dong, P. N., Hang, D. T. T., Duong, N. T. N., Lien, M. T., Chen, A. C., & Aldave, A. J., "Infectious keratitis in Vietnam: etiology, organisms, and management at Vietnam National Eye Hospital," International journal of ophthalmology, vol. 15, no. 1, pp. 128-134, 2022.
7. Khor, W. B., Prajna, V. N., Garg, P., et al. & ACSIKS Group, "The Asia Cornea Society Infectious Keratitis Study: A Prospective Multicenter Study of Infectious Keratitis in Asia," American journal of ophthalmology, vol. 195, pp. 161-170, 2018.
8. Taneja, M., Ashar, J. N., Mathur, A., Nalamada, S., & Garg, P., "Microbial keratitis following vegetative matter injury," International ophthalmology, vol. 33, no. 2, p. 117–123, 2013.
9. Chen, C. A., Hsu, S. L., Hsiao, C. H., Ma, D. H., Sun, C. C., Yu, H. J., Fang, P. C., & Kuo, M. T. , "Comparison of fungal and bacterial keratitis between tropical and subtropical Taiwan: a prospective cohort study," Annals of clinical microbiology and antimicrobials, vol. 19, no. 1, p. 11, 2020