CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ NẶNG TRÊN TRẺ MẮC COVID-19 CÓ BỆNH NỀN THẦN KINH

Phùng Nguyễn Thế Nguyên1,, Trần Quốc Khánh1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến mức độ nặng trên trẻ mắc COVID-19 có bệnh nền thần kinh. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả 97 trẻ mắc COVID-19 có bệnh nền thần kinh nhập khoa COVID-19, bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/07/2021 đến 01/07/2022. Kết quả: Có 76 trẻ (78,4%) mắc COVID-19 nhẹ – trung bình, có 21 trẻ (21,6%) mắc COVID-19 nặng – nguy kịch. Tỉ lệ tử vong là 5,2%. Trên nhóm mắc COVID-19 nặng – nguy kịch, 71,4% trẻ có bại não; 95,2% có sốt, 76,2% có ho, 100% có thở mệt; ferritin trung vị là 345 (227,7 – 654,7) μg/L, aPTT trung vị là 34,1 (31,1 – 43,1) giây, fibrinogen trung vị là 3 (2,5 – 3,6) g/L; 76,2% có tổn thương đông đặc, 76,2% có tổn thương mô kẽ trên X-quang; 95,2% sử dụng corticosteroids với thời gian trung vị là 9 (7 – 10) ngày; 95,2% sử dụng kháng đông với thời gian trung vị là 10 (8 – 12) ngày, 100% sử dụng kháng sinh, 57,1% sử dụng remdesivir, thời gian nằm khoa COVID-19 trung vị là 12 (8 – 22) ngày, thời gian nằm viện trung vị là 15 (11 – 45) ngày; tỉ lệ tử vong là 23,8%. Các kết quả trên đều cao hơn so với nhóm mắc COVID-19 nhẹ – trung bình, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Các yếu tố liên quan đến mắc COVID-19 nặng – nguy kịch trên trẻ có bệnh nền thần kinh bao gồm: trẻ bại não; có sốt, ho, thở mệt; CRP > 20 mg/L; ferritin, aPTT, fibrinogen tăng cao; có tổn thương đông đặc hoặc tổn thương mô kẽ trên X-quang ngực. Tỉ lệ sử dụng corticosteroids, kháng đông, kháng sinh, remdesivir, thời gian nằm viện và tỉ lệ tử vong của nhóm nặng – nguy kịch đều cao hơn nhóm nhẹ – trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Quyết định số 2959/QĐ-BYT. Quyết định về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em. 2023: 9-49.
2. Nguyen PNT, Thuc TT, Hung NT. Risk factors for disease severity and mortality of children with COVID-19: A study at a Vietnamese Children’s hospital. J Infect Chemother. 2022;28(10):1380-1386. doi:10.1016/j.jiac.2022.06.010.
3. Brandenburg JE, Fogarty MJ, Sieck GC. Why individuals with cerebral palsy are at higher risk for respiratory complications from COVID-19. J Pediatr Rehabil Med. 2020;13(3):317-327. doi:10. 3233/PRM-200746.
4. Drouin O, Hepburn CM, Farrar DS, et al. Characteristics of children admitted to hospital with acute SARS-CoV-2 infection in Canada in 2020. CMAJ. 2021;193(38):1483-1493. doi:10. 1503/cmaj.210053.
5. Harwood R, Yan H, Talawila N, et al. Which children and young people are at higher risk of severe disease and death after hospitalisation with SARS-CoV-2 infection in children and young people: A systematic review and individual patient meta-analysis. EClinicalMedicine. 2022;44(2):261-287. doi:10.1016/j.eclinm.2022.101287.
6. Kompaniyets L, Agathis NT, Nelson JM, et al. Underlying Medical Conditions Associated With Severe COVID-19 Illness Among Children. JAMA Netw Open. 2021;4(6): 211-282. doi:10.1001/ jamanetworkopen.2021.11182.
7. Saleh M, Alkofide A, Alshammari A, et al. Changes in Hematological, Clinical and Laboratory Parameters for Children with COVID-19: Single-Center Experience. J Blood Med. 2021; 12(10):819-826. doi:10.2147/JBM.S321372.
8. Sedighi I, Fahimzad A, Pak N, et al. A multicenter retrospective study of clinical features, laboratory characteristics, and outcomes of 166 hospitalized children with coronavirus disease 2019 (COVID‐19): A preliminary report from Iranian Network for Research in Viral Diseases (INRVD). Pediatr Pulmonol. 2022;57(2):498-507. doi:10.1002/ppul.25756.