KẾT QUẢ ỨNG DỤNG KỸ THUẬT GIẢM ĐAU BẰNG PHÓNG BẾ KHOANG CẠNH SỐNG Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG NGỰC KÍN

Anh Hải Vũ 1,, Việt Anh Lê 1
1 Bệnh viện 103, Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét chỉ định và đánh giá hiệu quả giảm đau của kỹ thuật phóng bế khoang cạnh sống trong điều trị người bệnh chấn thương ngực kín. Đối tượng và phương pháp: 73 bệnh chấn thương ngực kín điều trị tại Khoa Phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện Quân Y 103, được giảm đau bằng phóng bế khoang cạnh sống. Thời gian từ 01/2018 đến 12/2020. Tiến cứu, mô tả. Kết quả: Tuổi trung bình 52,82 ± 11,72 (lớn nhất 92, nhỏ nhất 27). Tỷ lệ nam/nữ là 3,6/1. Nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông (58,9%), tai nạn sinh hoạt 23,3% và tai nạn lao động 17,8%. Giảm đau bằng phóng bế khoang cạnh sống được chỉ định khi có gãy từ 3 xương sườn trở lên, ở cùng một bên lồng ngực (100%); 39,7% trường hợp có gãy xương kết hợp, gồm: xương đòn cùng bên (26,0%), xương bả vai cùng bên (12,3%) và xương chậu (1,4%). Điểm VAS khi nghỉ và khi ho tại các thời điểm lần lượt là: T0 là 6,6±0,9 và 8,0±1,0; T1 là 5,1±0,9 và 6,7±1,0; T2 là 4,1±0,9 và 5,5±1,0; T3 là 3,2±0,9 và 4,4±1,1; T4 là 2,5±0,8 và 3,3±0,9, xu hướng giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ biến chứng là 1,4%. Kết luận: Phóng bế khoang cạnh sống cho người bệnh CTNK gãy nhiều xương sườn ở một bên lồng ngực an toàn, hiệu quả giảm đau tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Beard1 L., Billy H., Catherine S., et al. (2020), "Analgesia of Patients with Multiple Rib Fractures in Critical Care: A Survey of Healthcare Professionals in the UK", Indian Journal of Critical Care Medicine (2020): 10.5005/jp-journals-10071-23375.
2. Cheema S. P., D. Ilsley, J. Richardson, and, Sabanathan S. (1995), "A thermographic study of paravertebral analgesia", Anaesthesia, 50(2), 118-21.
3. Dogrul B. N., Kiliccalan I., Asci E. S., et al. (2020), "Blunt trauma related chest wall and pulmonary injuries: An overview", Chin J Traumatol, 23(3), 125-138.
4. Eason MJ., Wyatt R., (1979), "Paravertebral thoracic block-a reappraisal", Anaesthesia; 34: 638 - 642.
5. Eghbalzadeh K., Sabashnikov A., Zeriouh M., et al. (2018), "Blunt chest trauma: a clinical chameleon", Heart, 104(9), 719-724.
6. Yeying G., Liyong Y., Yuebo1 C., et al. (2017), "Thoracic paravertebral block versus intravenous patientcontrolled analgesia for pain treatment in patients with multiple rib fractures", Journal of International Medical Research 2017, Vol. 45(6) 2085–2091.
7. Karmakar M. K., Critchley L. A., Ho A. M., et al. (2003), "Continuous thoracic paravertebral infusion of bupivacaine for pain management in patients with multiple fractured ribs", Chest, 123(2), 424-31.
8. Mohta M., Ophrii L.E., Agarwal D., et al. (2011), "Vocal cord palsy: an unusual complication of paravertebral block.", Anaesth Intensive Care. 2011 Sep;39(5):969-71.