NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI CỦA VIÊN NÉN PHONG THẤP ĐAN KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM

Phạm Quốc Bình1,, Nguyễn Tiến Chung1, Bùi Thanh Hải1, Nguyễn Việt Anh1
1 Học viện Y-Dược học Cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh thoái hóa khớp gối. Đánh giá kết quả giảm đau và cải thiện tầm vận động của viên nén Phong thấp đan kết hợp điện châm trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân từ 40 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, nghề nghiệp được chẩn đoán là thoái hoá khớp gối theo YHHĐ và thể bệnh Can thận hư kiêm phong hàn thấp theo YHCT. Nhóm nghiên cứu (30 bệnh nhân): uống viên nén Phong thấp đan, ngày 12 viên, chia 03 lần, mỗi lần 04 viên sau khi ăn 30 phút; kết hợp điện châm vùng khớp gối bị bệnh ngày 01 lần. Nhóm đối chứng (30 bệnh nhân): uống sản phẩm Didicera, ngày 03 gói, chia 3 lần, mỗi lần dùng 01 gói sau khi ăn 30 phút; kết hợp điện châm vùng khớp gối bị bệnh ngày 01 lần. Kết quả: Bệnh nhân trong nghiên cứu đa số đều có những triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp gối, điểm đau VAS trung bình là khoảng 5,5, mức độ tổn thương chức năng vận động khớp gối theo thang điểm Lequesne từ mức rất nặng đến trầm trọng, chủ yếu là giai đoạn 2 trên phim Xquang. Sau 28 ngày điều trị, phân loại tầm vận động gấp khớp gối ở cả hai nhóm được cải thiện so với thời điểm trước điều trị, không còn hạn chế tầm vận động gấp khớp gối mức độ trung bình và nặng. Nhóm nghiên cứu có 02 bệnh nhân có biểu hiện táo bón ghi, nhóm đối chứng có 02 bệnh nhân biểu hiện đầy bụng trong quá trình điều trị. Kết luận: Phương pháp kết hợp uống viên nén Phong thấp đan và điện châm là phương pháp an toàn, có tác dụng điều trị thoái hóa khớp gối là bằng cách giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2020), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại”. Nhà xuất bản Y học
2. Y tông kim giám quyển 12 ngoại khoa tâm pháp tổng quyết. Nhà xuất bản Khoa học và công nghệ Y học cổ truyền Trung Quốc, 2017: 840
3. Fietze I, Laharnar N, Obst A, Ewert R, Felix SB, Garcia C, Gläser S, Glos M, Schmidt CO, Stubbe B, Völzke H, Zimmermann S, Penzel T (2019). Prevalence and association analysis of obstructive sleep apnea with gender and age differences - Results of SHIP-Trend. J Sleep Res. Oct;28(5):e12770
4. Kong LD, Yang C, Ge F, Wang HD, Guo YS (2004), “A Chinese herbal medicine Ermiao wan reduces serum uric acid level and inhibits liver xanthine dehydrogenase and xanthine oxidase in mice”, Journal of Ethnopharmacology, 93 pp.325-330
5. Neogi Tuhina, Jansen Tim L. Th A., Dalbeth Nicola et al (2015), 2015 Gout classification criteria: an American College of Rheumatology/European League Against Rheumatism collaborative initiative, Annals of the Rheumatic Diseases, 74(10).p1789
6. 中华人民共和国卫生部 (1995).《中药新药临床研究指导原则》第二辑. 中药新药治疗痛风的临床研究指导,179-183