ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY PHỐI HỢP VỚI LOÉT TÁ TRÀNG

Thái Nguyên Hưng1,, Trần Xuân Dũng1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Báo cáo hồi cứu mô tả loạt ca lâm sàng ung thư dạ dày phối hợp với loét tá tràng với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng (LS), cận lâm sàng (CLS) và các yếu tố nguy cơ của BN phẫu thuật ung thư dạ dày (UTDD) phối hợp với loét tá tràng (LTT). 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dạ dày do UTDD phối hợp lấy ổ loét tá tràng và kỹ thuật xử trí mỏm tá tràng biến dạng giải phẫu (biến dạng, xơ chai tá tràng, ổ loét ở DI-DII trên bóng vater). Kết quả nghiên cứu: Từ 2000-2004 có 18 BN đủ tiêu chuẩn: Nam 15 BN (83,3%), nữ 3 BN (16,7%), Tuổi TB 63,8 (từ 47-77). Tiền sử loét tá tràng 10/18 BN (55,6%; Thủng cũ tá tràng 3/18 BN (16,7%); Viêm tụy cấp 2 BN (11,1%), nghiện rượu 27,8%. Lâm sàng: Đau thượng vị 55,6%; Đau không rõ 33,8%, hẹp môn vị 44,4%, xuất huyết tiêu hóa (XHTH) 11,1%; mass thượng vị 33,3%. Nội soi dạ dày (NSDD): UTDD và loét TT 9/18 BN (50%); UTDD, ko mô tả loét TT 9 BN (50%). Tổn thương trong mổ: UTDD- loét mặt trước TT 12/18 BN (66,7%); UTDD- loét 2 mặt tá tràng 1/18 BN (5,5%); UTDD-loét TT, hẹp môn vị 4/18 BN (22,2%). Phương pháp mổ: Cắt GTBDD + vét hạch + lấy ổ loét + DL mỏm tá tràng 5/18 BN (27,7%); Cắt GTBDD-vét hạch, lấy loét TT, đóng mỏm tá tràng kiểu con sên, khâu gục vào đầu tụy 5/18 (27,7%); Cắt GTBDD-VH, lấy ổ loét TT, đóng mỏm tá tràng 2 lớp mũi rời 5/18 BN (27,7%), Cắt GTBDD-VH, lấy ổ loét tá tràng, đóng mỏm tá tràng 2 lớp vắt-rời: 3/18 BN. Biến chứng sau mổ: Không có rò mỏm tá tràng, 1 BN tắc ruột do dính. Kết quả GPB: 100% loét tá tràng-UTDD. Adenocarcinome kém biệt hóa: 6 BN; AC biệt hóa cao: 4BN, AC biệt hóa vừa: 6BN; UT BM tế bào nhẫn: 2BN. Kết luận: Ung thư dạ dày phối hợp với loét tá tràng xuất hiện với tỷ lệ tăng lên trên BN có tiền sử hoặc đang điều trị loét tá tràng hay thủng tá tràng cũ. Nhiễm các chủng Helicobater Pylori khác nhau và điều trị kéo dài thuốc kháng acid (PPI hoặc kháng H2) làm giảm mạnh và kéo dài acid dạ dày có thể là các yếu tố nguy cơ gây UTDD. Điều trị phẫu thuật UTDD trên BN loét tá tràng gặp khó khăn do mỏm tá tràng sâu ở gối trên, D2 tá tràng, sát Vater hoặc BN loét tá tràng, thủng cũ gây biến dạng nhiều tá tràng. Dẫn lưu mỏm TT hay đóng mỏm tá tràng phối hợp với khâu gục vào đầu tụy hoặc tạo hình mỏm tá tràng băng dây chằng tròn là các phương pháp có tính an toàn cao có thể vừa lấy được tổn thương loét tá tràng kết hợp với phẫu thuật UTDD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hideyuki Ubukata et al. Why is the coexistence of gastric cancer and duodenal ulcer rare? Examination of factors related to both gastric cancer and duodenal ulcer. Gastric Cancer (2011) 14: 4-12.
2. Uemura N, Okamoto S, Yamamoto S, Matsumura N, Yamaguchi S, Yamakido N. Helicobacter pylori infection and the development of gastric cancer. N Engl J Med.2001;345: 784-9.
3. Fischer A, Clagett OT, McDonald JR. Coexistent duodenal ulcer and gastric malignancy. Surgery 1947;21: 168-74.
4. Camels S, Berezial JC, Oshima H, Barsch.H. Bacterial formation of N-nitroso compounds in rát after omeprazol-induced achlorhydria. In O'Neill IK, Chan J,Bartsch. editor. Relevance to human cancer of N-nitroso compounds, tobacco smoke and mycotocin (IARC scientific publication on cancer; 1991.p.1987-91.
5. Takatsu S, Tsuchia H, Kitamura A, Yoshida S, Ito M, Sakura Y et al. Detection of early gastriccancer by panendoscopy. Jpn J Clin Onco. 1984;14: 243-52.
6. Fuccio L, Zagari RM, Minardi ME, Bazzoli F. Systematic review: Helicobacter pylori for prevention of gastric cancer. Aliment Pharmacol Ther. 2007;25:133-41.
7. Lars-Eric Hasson, Olof Nyren , Ann W. Hsing et al. The risk of stomach cancer in patients with gastric or duodenal disease. The New England Journal of Medicine 1996; 335:242-9.
8. Feng CW, Wang LD, Jiao LH, Lui B,Zheng s, Xie XL. Expression of P 53, inducible nitric oxide synthase and vascular endothelial growth factor in gastric precancerous and cancerous lesions: correlation with clinical features. BMC cancer. 2000;29: 2-8.