BÁO CÁO THEO DÕI HÀNG NĂM VỀ PHÂN LẬP VI KHUẨN VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH, NĂM 2022, TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM TRÍ SÀI GÒN, TP. HCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát đinh danh vi khuẩn phân lập dương tính theo mẫu bệnh phẩm và đáp ứng kháng sinh của vi khuẩn trong năm 2022 tại chổ, bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn. Phương pháp: Khảo sát hồi cứu trên tổng số 400 mẫu bệnh phẩm được phân lập vi khuẩn và trên 99 vi khuẩn dương tính với kết quả kháng sinh đồ trong năm 2022. Kết quả: Tỷ lệ vi khuẩn dương tính chung là 24.75% (99/400). Tỷ lệ vi khuẩn dương tính cao nhất trong dịch tiết/mủ (79.8%), thấp nhất là mẫu phân (7.69%). Vi khuẩn Klebsiella spp. (52.7%) thường gặp trong đàm, Staphylococcus aures (46.15%) trong dịch tiết và mủ, E. coli (40%) trong nước tiểu, Staphylococcus aures (42.86%) trong cấy máu. Xếp hạng theo thứ tự thường gặp từ cao nhất đến thấp nhất là Klebsiella spp. (1st, n=23), S. aureus (2nd, n=16), M. tuberculosis (3rd, n=15), E. coli (4th, n=14), Beta-hemolytic Streptococci not group A (4th, n=14), Staphylococcus spp. coagulase (-) (5th, n=7). Klebsiella spp. (ESBL+) có 3 kháng sinh nhạy cảm >87.5% là colistin, fosfomycin và polymycin B, và Amikacin (62.5%). E.coli (ESBL+) có 3 kháng sinh nhạy cảm 75% là Amikacin, Colistin và Netilmicin. S. aureus và Staphylococcus coagulase (-) chỉ nhạy cảm với Netilmicin, Ticarcillin/Clavulanic acid và Vancomycin. Đối với Pseudomonas aeruginosae chỉ có 2 kháng sinh nhạy cảm là Colistin và Polymycin B. Beta-hemolytic Streptococci not group A nhạy cảm nhiều kháng sinh bao gồm Amox/Clavulanic acid (100%). Các kháng sinh kinh nghiệm được đề xuất: Amikacin cho Gram(-), Vancomycin (S. aureus), và Amox/Clavulanic cho Hemolytic Strep. Not group A. Kết luận: Cần thiết thực hiện phân lập định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ hàng năm để theo dõi sự thay đổi vi khuẩn và độ nhạy cảm kháng sinh tại cụ thể mỗi bệnh viện có điều trị bệnh lý nhiễm trùng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
khuẩn, định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ
Tài liệu tham khảo
2. Antimicrobial resistance surveillance in Europe. ISBN 97-892-890-5853-7. doi: 10.2900/63495
3. Antimicrobial Resistance Research and Surveillance Network. January 2020 to December 2020. Indian Council od Medical Research.
4. Antimicrobial Resistance Surveillance Program 2022 Annual Report. Philippines. https://arsp.com.ph/