ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TẠO HÌNH VÁ VỠ XƯƠNG SÀN HỐC MẮT THÌ ĐẦU

Mai Anh Bùi 1,, Ngọc Vân Trần 1, Xuân Thạch Trần 1, Trung Trực Vũ 1
1 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhằm hạn chế những di chứng sau chấn thương của vỡ xương ổ mắt, chúng tôi đã thực hiện tái tạo lại xương sàn ổ mắt cho bệnh nhân trong thì đầu phẫu thuật. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thời gian phẫu thuật, chất liệu tạo hình và đánh giá kết quả tạo hình sàn hốc mắt thì đầu tại bệnh viện Việt Đức. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang dựa trên 48 trường hợp bị vỡ xương sàn hốc mắt sau chấn thương, do mọi nguyên nhân, được phẫu thuật tạo hình sàn hốc mắt thì đầu tại Bệnh viện Việt Đức, thời gian từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 12 năm 2020.Đánh giá kết quả dựa trên chức năng và thẩm mỹ của bệnh nhân. Kết quả: Từ tháng 01/2019 đến 12/2020 tiến hành phẫu thuật tạo hình sàn hốc mắt sớm thì đầu cho 48 bệnh nhân. Tỷ lệ nam/nữ: 36/12, độ tuổi trung bình là 27. Kết quả chụp cắt lớp trước phẫu thuật với độ nhô nhãn cầu bên vỡ xương sàn hốc mắt: 13,2± 4,14 mm; Độ nhô nhãn cầu bên lành: 16,61 ± 2,81mm, có sự khác biệt trên 2mm. Kết quả sau phẫu thuật: cân xứng ổ mắt đạt 79,2%, mức độ hài lòng của bệnh nhân đạt 85,4%. Kết luận: Vỡ xương sàn hốc mắt là tổn thương phức tạp cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Tạo hình ổ mắt ngay thì đầu giúp mang lại hiệu quảvề chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Cương và cộng sự (2014). Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình ổ mắt sau chấn thương tại bệnh viện Việt Đức. Kỷ yếu Hội nghị chấn thương chỉnh hình toàn quốc 2014.
2. Sedar Duzgun, Bahar Kayahan Sirkeci (2020). Comparision of post-operative outcoms of graft material used in reconstruction of blow- out fracture. Ulus Travma Acil Cerrahi Derg. 2020; 26(4): 538-544
3. Joseph JM, Glavas IP (2011). Orbital fractures; A reviwiew. Clincal Ophthalmology; 5:95-100.
4. Asmura S, Ikada Y, Matsunaga K, Wada M, Isogai N (2010). Treatment of orbital floor fracture uusing a periosteume polumer complex; Journal of Craniomaxillofacial Surgery; 38:197-203.
5. Courtney DJ, Thomas S, Whitfield PH (2000). Isolated orbital blow-out fracture: Survey and review. BR J Oral Maxillofac Surg; 38:496-503.
6. Simon GJ, Syed HM, McCann JD, Goldberg RA (2009). Early versus late repair of orbital blow-out fracture. Ophthalimic Surg Laser Imaging; 40:141-148.
7. Roth FS et al. (2010). Pearls of orbital trauma management. Serminars in Plastic Surgery; 24(4): 398-409.
8. Whitehouse R. et al (1994). Prediction of enophthalmos by computed tomography after'blow out'orbital fracture. British journal of ophthalmology. 78 (8), pp. 618-620.