PHẪU THUẬT NỐI LẠI NGÓN TAY ĐỨT RỜI BẰNG KỸ THUẬT VI PHẪU

Mẫn Trường Phú Hồ1,, Đặng Huy Nhật Nguyễn 1, Khánh Linh Lê 1, Văn Nhân Hồ1, Trần Nhật Linh Phạm 1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm tổn thương trong đứt rời ngón tay và đánh giá kết của phẫu thuật nối lại ngón tay vi phẫu. Đối tượng và phương pháp: 14 bệnh nhân với 32 ngón tay được phẫu thuật nối lại ngón tay bằng kỹ thuật vi phẫu tại BVTW Huế (từ 4/2019 đến tháng 6/2020). Nghiên cứu mô tả tiến cứu có theo dõi các đặc điểm tổn thương ngón tay đứt rời ngón và các đặc điểm chức năng và thẫm mỹ ngón tay sau mổ. Kết quả: 14 bệnh nhân với 32 ngón taybị đứt rời ngón tay được khâu nối vi phẫu, gồm 13 nam và 1 nữ; độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi; có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chiếm đa số là cưa cắt với 50%. Ngón 2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 9 ngón trong số 32 ngón bị đứt rời. Chiếm đa số là tổn thương tại vùng V với 15 trường hợp. Có 3/32 ngón có sung huyết tĩnh mạch, 3 trường hợp hoại tử. Thời gian mổ kéo dài tuỳ trường hợp, giới hạn từ 2 đến 9 giờ và trung bình là 4.9 ± 2.2 giờ. Theo dõi sau 1 tháng và 3 tháng, không ghi nhận trường hợp nào có rối loạn dị cảm, đau hay tê rần đầu ngón tay. Tất cả những bệnh nhân được nối ngón tay sau mổ đều bắt đầu có cảm giác nông (đau và sờ thô sơ). 20/29 ngón tay được nối ngón vi phẫu đã có cơ năng tương đối tốt, biên độ vận động gần bình thường so với tay bên đối diện. Biến dạng móng và teo búp ngón có xảy ra nhưng không đáng kể. Đa số bệnh nhân đều thể hiện hài lòng về mặt thẫm mỹ với ngón tay sau khi được nối lại. Kết luận: Phẫu thuật nối lại ngón tay bằng kỹ thuật khâu nối vi phẫu đang trở thành lựa chọn chính yếu trong đứt rời ngón tay và chỉ định này càng được mở rộng hơn nhờ sự thành thạo về kỹ năng phẫu thuật vi phẫu và sự phát triển vượt bậc của các loại kính vi phẫu thế hệ mới.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Venkatramani .H, Sabapathy .S .R, (2011), “Fingertip replantation: Technical considerations and outcome analysis of 24 consecutive fingertip replantations”. Indian J Plast Surg; 44(2):237‐245.
2. Yoshimura, .M, (2003), “Indications andLimits of Digital Replantation”. Journal of the Japan Medical Association; 46(10): 460-467.
3. Weiland . A .J, Villarreal-Rios .A, Kleinert .H .E, Kutz J, et all, (1977), “Replantation of digits and hands: analysis of surgical techniques and functional results in 71 patients with 86 replantations”. J Hand Surg Am; 2(1):1‐12.
4. Molski .M, (2007), “Replantation of fingers and hands after avulsion and crush injuries”. J Plast Reconstr Aesthet Surg;60(7):748‐754.
5. Hattori .Y, Doi .K, Ikeda .K, et all, (2003), “Significance of venous anastomosis in fingertip replantation”. Plast Reconstr Surg;111(3):1151‐1158.
6. Motamedolshariati .M.S, Rezaei .E, Dahmardehei . M, (2015), “Finger Replantation: A Review of Replantation of Four Fingers in Three Patients”. Zahedan J Res Med Sci; 17(1): 47-50.
7. An‑shi .H, Subhash .R, Jia‑xiang .G et al, (2016), “Fingertip replantation (zone I) without venous anastomosis: clinicalexperience and outcome analysis”. SpringerPlus; 5:1835.