TỶ LỆ TRẺ MẮC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

Tấn Đức Nguyễn 1,, Văn Thắng Võ 2, Ngọc Khuê Lương 3, Thanh Quang Vũ Nguyễn 4, Trong Đặng 4, Thị Xuân Duyên Nguyễn 5
1 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi
2 Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược Huế
3 Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
4 Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Ngãi
5 Sở Y tế Quảng Ngãi

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ, đặc điểm của trẻ 24-72 tháng tuổi mắc rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) và đánh giá hiệu quả bước đầu can thiệp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tại Quảng Ngãi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ tháng 9/2016 đến tháng 12/2016 trên 74.308 trẻ 24-72 tháng tuổi. Nghiên cứu can thiệp có đối chứng từ tháng 8/2017 đến tháng 8/2019. Kết quả: Tỷ lệ  RLPTK tại tỉnh Quảng Ngãi là 0,38% với 63,57% mức độ nặng và 36,43% mức độ nhẹ - vừa; phân bố theo giới tính nam:nữ là 3,1:1. Độ tuổi trung bình của trẻ RLPTK là 45,49 tháng tuổi. Có mối liên quan giữa giới tính và nơi ở của gia đình và tình trạng mắc RLPTK của trẻ. Điểm thang CARS trung bình thay đổi ở nhóm chứng 2,12 điểm (từ 39,89 xuống 37,77), ở nhóm can thiệp 7,42 điểm (từ 41,09 xuống 33,67) (p<0,05). Ở nhóm can thiệp có 72,7% số trường hợp có cải thiện mức độ RLPTK theo điểm thang CARS, 27,3% số trường hợp không cải thiện (p<0,05). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê ở nhóm tuân thủ can thiệp chuyên biệt tại Bệnh viện, tuân thủ can thiệp tại gia đình, tuân thủ can thiệp tại cộng đồng với sự cải thiện mức độ RLPTK theo điểm thang CARS. Kết luận: Trẻ 24 -72 tháng tuổi mắc RLPTK ở tỉnh Quảng Ngãi chiếm 3,8 ‰, khá giống với tỷ lệ trẻ RLPTK trong các nghiên cứu tương tự khác trên thế giới. Mô hình can thiệp dành riêng cho bệnh viện kết hợp với sự tham gia của gia đình và mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng đã đạt được kết quả tốt và hiệu quả cho trẻ RLPTK.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Bích Hạnh (2012), RLPTK cùng con lớn lên, Hà nội.
2. H. Kaplan, B. J. Sadock và Nguyễn Kim Việt (biên dịch) (2013), Rối loạn sự phát triển lan tỏa, Tóm lược tâm thần học trẻ em và thanh thiếu niên - Nhà xuất bản y học.
3. Nguyễn Lan Trang (2012), "Thực trạng RLPTK ở trẻ em từ 18 – 60 tháng tuổi tại Thành phố Thái Nguyên", Y học thực hành Số (851) 11/2012, tr. 29-32.
4. Blenner S and M Augustyn (2014), "Is the prevalence of autism increasing in the United States?", BMJ. 348, p. g3088.
5. Centers for Disease Control and Prevention (2012), "Prevalence of Autism Spectrum Disorders - Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 14 Sites, United States, 2008", Morbidity and Mortality Weekly Report. Surveillance Summaries. Volume 61, Number 3.
6. Icasiano F, P Hewson, P Machet, et al. (2004), "Childhood autism spectrum disorder in the Barwon region: a community based study", Journal of paediatrics and child health. 40(12), p. 696-701.
7. Schopler E, RJ Reichler, RF DeVellis, et al. (1980), "Toward objective classification of childhood autism: Childhood Autism Rating Scale (CARS)", Journal of autism and developmental disorders. 10(1), p. 91-103.