YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NUỐT Ở NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO BẰNG CÁC BÀI TẬP NUỐT KẾT HỢP CHẤT LÀM ĐẶC THỨC ĂN

Nguyễn Thị Vân1,2, Phạm Văn Minh1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phục hồi Chức năng Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị rối loạn nuốt ở người bệnh nhồi máu não bằng các bài tập nuốt kết hợp chất làm đặc thức ăn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu can thiệp so sánh trước sau được tiến hành trên 33 bệnh nhân đột quỵ não có rối loạn nuốt tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội. Kết quả: Bệnh nhân khi vào viện có mức độ rối loạn nuốt từ nhẹ đến trung bình, chiếm tỷ lệ 87,9%, chỉ có một lượng nhỏ bệnh nhân có mức độ rối loạn nuốt nặng với tỷ lệ 12,2%. Đánh giá sau 15 ngày can thiệp chưa cho thấy sự khác biệt giữa tuổi và kết quả điều trị (p>0,05).  Không có sự khác biệt giữa giới tính với kết quả điều trị các nhóm không có rối loạn nuốt, rối loạn nuốt mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Có sự khác biệt về tỷ lệ tổn thương bán cầu não phải và bán cầu não trái với kết quả phục hồi rối loạn nuốt (p<0,05). Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cả 3 thời điểm can thiệp 1-4 tuần (p<0,001); 1-2 tháng (p=0,001) và >2 tháng (p<0,01) cho thấy việc can thiệp sớm ảnh hưởng đến kết quả điều trị sau 15 ngày.  Kết luận: Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về tỷ lệ tổn thương bán cầu não phải và bán cầu não trái với kết quả phục hồi rối loạn nuốt (p<0,05). Thời gian can thiệp nuốt càng sớm khả năng hồi phục rối loạn nuốt càng cao, tỷ lệ hồi phục chức năng nuốt cao hơn ở nhóm bệnh nhân can thiệp sớm dưới 1 tháng. Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tuổi và giới đến kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Katan M, Luft A (2018). Global Burden of Stroke. Semin Neurol;38(2):208-211.
2. Johnson CO, Nguyen M, Roth GA et al (2019). Global, regional, and national burden of stroke, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. The Lancet Neurology;18(5):439-458.
3. Bath PMW, Bath–Hextall FJ, Smithard DG (1999). Interventions for Dysphasia after Hemispheric stroke. J Neurol. 52, 236-241.
4. National Stroke foundation (2010). Clinical guilines for stroke Management 2010. Melbourne, Australia.
5. Newman Rea (2016). Effect of Bolus Viscosity on the Safety and Efficacy of Swallowing and the Kinematics of the Swallow Response in Patients with Oropharyngeal Dysphagia: White Paper by the European Society for Swallowing Disorders (ESSD). Dysphagia; 31,2:232-49.
6. Mann et al (2002). Mann of Assessment and Management of Dysphagia Post Stroke. Northeast Florida Medicine 58(2).
7. Bùi Thị Hồng Thúy (2019). Đánh giá hiệu quả điều trị rối loạn nuốt ở bệnh nhân nhồi máu não trên lều bằng các bài tập nuốt kết hợp liệu pháp phản hồi sinh học. Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Hà Nội.
8. Hughes TA, Wiles CM (1996). Clinical measurement of swallowing in health and in neurogenic dysphagia. QJM: An International Journal of Medicine,89(2):109-116.
9. Kwakkel G, Lindeman E (2004). Understanding the pattern of functional recovery after stroke: Facts and theories. Restorative Neurology and Neuroscience. 2004:22:281-299.