KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM TẬT KHÚC XẠ CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng các thiết bị điện tử ngày càng nhiều, đòi hỏi mắt hoạt động liên tục nhiều giờ, dẫn đến tần suất mắc tật khúc xạ ngày càng tăng cao, nhất là tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định thực trạng mắc tật khúc xạ của sinh viên năm nhất Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 518 sinh viên năm nhất Trường Đại học Kỹ Thuật Y tế Hải Dương từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023. Kết quả: Trong tổng số 518 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ nữ/nam là 1,71, chủ yếu đối tượng thuộc khu vực nông thôn 76,3%, tỷ lệ mắc tật khúc xạ là 68,7%, cận thị chiếm 82,3%, cận thị mức độ trung bình chiếm 66,3%, Tỉ lệ đeo kính đúng số chiếm 45,7%. Tỷ lệ khám tại bệnh viện 17,2%, tại PK có BS/KTV chuyên khoa 19,5%. Kết luận: Tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao, chủ yếu là cận thị, còn nhiều sinh viên đeo kính không đúng số.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tật khúc xạ, cận thị học đường.
Tài liệu tham khảo
2. Hồng Văn Hiệp (2007), Nhãn khoa lâm sàng, Nhà xuất bản y học Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Phạm Thị Hồng (2017), Đặc điểm tật khúc xạ của sinh viên từ năm nhất đến năm thứ ba Trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố ảnh hưởng, Đại học Y Hà Nội.
4. Phạm Thị Nhuyên (2013), “Đánh giá thực trạng bệnh cận thị của sinh viên Khoa Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng – Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương năm 2013”. Tạp chí Y học Thực hành, 873 (6), 53-55.
5. Dương Hoàng Ân (2014) “Thực trạng cận thị của tân sinh viên trường Đại học Thăng Long năm 2013 -2014 và một số yếu tố ảnh hưởng”, Kỷ yếu công trình khoa học, tr. X-y
6. Nguyễn Thuỳ Linh (2019), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tật khúc xạ của tân sinh viên bác sĩ đa khoa năm học 2018 – 2019 trường Đại học Y dược Thái Nguyên, TNU Journal of Science and Technology, 194(1), 53-57.