MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NHỒI MÁU NÃO SAU CAN THIỆP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Phạm Văn Minh1,2,, Phạm Thị Minh Thu2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Phục hồi Chức năng Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới CLCS của người bệnh đột quỵ nhồi máu não sau can thiệp phục hồi chức năng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp, đánh giá trước và sau điều trị trên 92 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị nội trú tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Nội được can thiệp chương trình phục hồi chức năng gồm vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, dinh dưỡng, điều dưỡng trong 01 tháng. Bệnh nhân được đánh giá bằng thang điểm CLCS cho người bệnh đột quỵ não (Stroke Specific Quality of Life/SSQOL). Kết quả: Sau 4 tuần can thiệp cho thấy mức độ khiếm khuyết thần kinh càng nặng thì ảnh hưởng đến CLCS càng nhiều, mức độ suy giảm nhận thức càng nặng thì CLCS càng thấp, bệnh nhân bị đột quỵ lần đầu có điểm CLCS cao hơn so với bệnh nhân bị đột quỵ tái phát từ 2 lần trở lên, tuy nhiên không thấy sự khác biệt có ý nghĩa về điểm CLCS giữa nhóm dưới 60 tuổi so với nhóm lớn hơn hoặc bằng 60 tuổi, giữa bệnh nhân đột quỵ nam và nữ, giữa bệnh nhân bị đột quỵ có dưới 2 bệnh kèm theo và những bệnh nhân có từ 2 bệnh kèm theo trở lên. Kết luận: Sau 4 tuần can thiệp phục hồi chức năng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ khiếm khuyết thần kinh, mức độ suy giảm nhận thức, số lần bị đột quỵ quỵ và CLCS, tuy nhiên không thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm tuổi, giới tính, các bệnh đồng mắc kèm theo và CLCS.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Skolarus LE, Burke JF, Brown D, Freedman VA (2014). Understanding Stroke Survivorship: Expanding the concept of post-stroke disability. Stroke;45(1):224-230.
2. Winstein CJ, Stein, et al (2016). Guidelines for Adult Stroke Rehabilitation and Recovery: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Assouciation. Stroke. Jun;47(6):e98-e169.
3. Nguyễn Tấn Dũng (2012). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và hiệu quả phục hồi chức năng
cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tai biến mạch máu não tại Đà Nẵng, Luận án
Tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Đặng Thị Hân, Ngô Huy Hoàng, Phạm Thị Hiếu và CS (2018). Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quy não điều trị tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Nam Định năm 2017, Tạp chí Khoa học Điều dưỡng, Tập 1 Số 2
5. Trần Quốc Dũng (2020). Chất lượng cuộc sống người bệnh NMN và một số yếu tố liên quan đến két quả chắm sóc tại BVTM. Luận văn thạc sĩ điều dưỡng
6. Gilworth G, Phil M, Sansam KAJ, et al (2009). Personal experiences of returning to work following stroke: An exploratory study. Work ; 34:95-103.
7. Nys GMS, et al (2005). Domain-specific cognitive recovery after first-ever stroke: A follow-up study of 111 cases, Journal of the International Neuropsychological Society, 11, pp. 795-806.
8. Caroline H, Astrid A et al (2006). Long-term outcome after stroke, evaluating health-related quality of life using utility measurements, Stroke, 37, pp. 193-198.