NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI STRESS Ở BỆNH NHÂN SAU NHIỄM COVID-19

Phạm Ngọc Thảo1,, Đỗ Đức Thuần1
1 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tỷ lệ Stress và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân sau nhiễm COVID-19 đi khám tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: tổng số 111 bệnh nhân độ tuổi từ 20 tới 48, tiền sử được chẩn đoán dương tính với Covid-19 bằng test realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên được thu thập tại khoa Chẩn đoan Chức năng, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 2/2022 tới tháng 5/2022. Tình trạng stress của bệnh nhân được đánh giá bằng bộ câu hỏi đánh giá Lo âu – Trầm cảm – Stress (DASS 21). Tương quan hạng pearson hoặc kiểm định Independent Samples T-Test được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa thang điểm đánh giá Stress với tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI, thời gian sau nhiễm Covid-19, tình trạng hút thuốc lá, uống rượu bia của bệnh nhân.Phân tích phương sai (Analysis of variance) được sử dụng để so sánh thang điểm đánh giá Stress giữa các nhóm đối tượng sau nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ, vừa và nặng. Kết quả:Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện Stress là 15.3%. Nhóm bệnh nhân có hút thuốc lá và sau nhiễm COVID-19 mức độ nặng biểu hiện tăng có ý nghĩa thống kê về điểm đánh giá tình trạng Stress so với nhóm không có hút thuốc lá và nhiễ COVID-19 mức độ nhẹ và vừa. Kết luận: Tỷ lệ biểu hiện Stress ở đối tượng sau nhiễm COVID-19 là 15.3%. Hút thuốc lá và sau nhiễm COVID-19 mức độ nặng là yếu tố nguy cơ gia tăng tình trạng Stress ở đối tượng sau nhiễm COVID-19.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Wang S, Quan L, Chavarro JE, Slopen N, Kubzansky LD, Koenen KC, Kang JH, Weisskopf MG, Branch-Elliman W, Roberts AL. Associations of Depression, Anxiety, Worry, Perceived Stress, and Loneliness Prior to Infection With Risk of Post-COVID-19 Conditions. JAMA Psychiatry. 2022. 79(11):1081-1091.
2. Ferrando SJ, Lynch S, Ferrando N, Dornbush R, Shahar S, Klepacz L. Anxiety and posttraumatic stress in post-acute sequelae of COVID-19: prevalence, characteristics, comorbidity, and clinical correlates. Front Psychiatry. 2023.14:1160852.
3. Zeng N, Zhao YM, Yan W, Li C, Lu QD, Liu L, Ni SY, Mei H, Yuan K, Shi L, Li P, Fan TT, Yuan JL, Vitiello MV, Kosten T, Kondratiuk AL, Sun HQ, Tang XD, Liu MY, Lalvani A, Shi J, Bao YP, Lu L. A systematic review and meta-analysis of long term physical and mental sequelae of COVID-19 pandemic: call for research priority and action. Mol Psychiatry. 2023. 28(1):423-433.
4. Lovibond PF, Lovibond SH. The structure of negative emotional states: comparison of the Depression Anxiety Stress Scales (DASS) with the Beck Depression and Anxiety Inventories. Behav Res Ther. 1995. 33(3):335-43
5. Trang LTT, Ngoc Le C, Chutipatana N, Shohaimi S, Suwanbamrung C. Prevalence and predictors of depression, anxiety, and stress among recovered COVID-19 patients in Vietnam. Rocz Panstw Zakl Hig. 2023.74(2):217-230.
6. Hoang VTH, Nguyen HTH. Factors associated with depression, anxiety, and stress symptoms among men in a rural area in Vietnam during COVID-19. Front Psychiatry. 2022. 13:987686.
7. Crook H, Raza S, Nowell J, Young M, Edison P. Long covid-mechanisms, risk factors, and management. BMJ. 2021.374:n1648.
8. Guedj E, Million M, Dudouet P, Tissot-Dupont H, Bregeon F, Cammilleri S, Raoult D. 18F-FDG brain PET hypometabolism in post-SARS-CoV-2 infection: substrate for persistent/delayed disorders? Eur J Nucl Med Mol Imaging. 2021. 48(2):592-595.
9. Arnsten AF. Stress signalling pathways that impair prefrontal cortex structure and function. Nat Rev Neurosci. 2009.10(6):410-22.