ĐỘC TÍNH CỦA HÓA TRỊ BỔ TRỢ BẰNG PHÁC ĐỒ M-FOLFOX6 TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Mông Thị Mai Hương1,, Trần Bảo Ngọc1, Trần Thị Ngọc Ánh1
1 Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả độc tính của phác đồ m-FOLFOX6 trong điều trị ung thư đại tràng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 44 bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn II nguy cơ cao và giai đoạn III đã phẫu thuật triệt căn tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 57,5 ± 9,8, tỷ lệ nam/nữ là 1,9. Tỷ lệ hạ bạch cầu độ 1 là 13,6% sau 06 chu kỳ và 9,1% sau 12 chu kỳ, 4,5% bệnh nhân hạ bạch cầu độ 2. Tỷ lệ hạ bạch cầu đa nhân trung tính độ 1 và 2 sau 06 chu kỳ lần lượt là 15,9% và 9,1%; sau 12 chu kỳ là 2,3% và 9,1%. Sau 06 chu kỳ, không có bệnh nhân nào bị thiếu máu, thiếu máu độ 1 gặp ở 4,5% bệnh nhân hóa trị sau 12 chu kỳ. Tỷ lệ giảm tiểu cầu độ 1 là 9,1% – 11,4%; độ 2 là 2,3%. Độc tính trên gan, thận ít gặp. Tỷ lệ độc tính thần kinh ngoại vi là 18,2% và 25% sau 06 và 12 chu kỳ hóa chất, chủ yếu là độc tính độ 1 và 2. Các độc tính khác như buồn nôn, nôn, tiêu chảy thường gặp ở mức độ nhẹ và không có độc tính độ 3,4. Tuổi, giới không phải yếu tố liên quan đến tiên lượng bị độc tính hạ bạch cầu đa nhân trung tính và thần kinh ngoại vi ở đối tượng nghiên cứu. Kết luận: m-FOLFOX6 là phác đồ có hiệu quả trong điều trị bổ trợ ung thư đại tràng và độc tính ở giới hạn chấp nhận được.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Lê Bá Tuấn Anh, Trần Thắng và Nguyễn Thị Thu Hường. Kết quả hóa trị bổ trợ phác đồ mFOLFOX6 trong ung thư đại tràng giai đoạn II nguy cơ cao và III tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024; 536 (1):47-51.
2. Freites-Martinez A, Santana N, Arias-Santiago S, et al. Using the Common Terminology Criteria for Adverse Events (CTCAE - Version 5.0) to Evaluate the Severity of Adverse Events of Anticancer Therapies. Actas Dermosifiliogr (Engl Ed). 2021;112 (1):90-92.
3. Kosugi C, Koda K, Ishibashi K, et al. Safety of mFOLFOX6/XELOX as adjuvant chemotherapy after curative resection of stage III colon cancer: phase II clinical study (The FACOS study). Int J Colorectal Dis.2018;33 (6):809-817.
4. Kotaka M, Yoshino T, Oba K, et al. Initial safety report on the tolerability of modified FOLFOX6 as adjuvant therapy in patients with curatively resected stage II or III colon cancer (JFMC41-1001-C2: JOIN trial). Cancer Chemother Pharmacol. 2015; 76 (1):75-84.
5. Nguyen TQ, Bui TO, Tran PT, et al. Modified Folfox6 as Adjuvant Chemotherapy in Vietnamese Patients With Colorectal Cancer. Cancer Control, 2019;26 (1): 1073274819864111.
6. Pectasides D, Karavasilis V, Papaxoinis G, et al. Randomized phase III clinical trial comparing the combination of capecitabine and oxaliplatin (CAPOX) with the combination of 5-fluorouracil, leucovorin and oxaliplatin (modified FOLFOX6) as adjuvant therapy in patients with operated high-risk stage II or stage III colorectal cancer. BMC Cancer,2015;15:384.
7. Roth AD, Delorenzi M, Tejpar S, et al. Integrated analysis of molecular and clinical prognostic factors in stage II/III colon cancer. J Natl Cancer Inst. 2012;104 (21):1635-46.
8. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71 (3):209-249.