MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VIÊM NÃO TỰ MIỄN DO KHÁNG THỂ KHÁNG THỤ THỂ N-METHYL-D-ASPARTATE TẠI TRUNG TÂM THẦN KINH BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023

Trương Thanh Thủy1,, Võ Hồng Khôi1,2,3, Phan Văn Toàn1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược ĐHQG HN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ viêm não tự miễn do kháng thể kháng thụ thể N-methyl-D-aspartate (Viêm não NMDA) tại Trung tâm Thần Kinh bệnh viện Bạch Mai năm 2023. Đối tượng nghiên cứu: 46 bệnh nhân được chẩn đoán viêm não NMDA trong thời gian từ 01/01/ 2023 –31/12/2022 tại Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Trong 46 bệnh nhân viêm não NMDA đã được nghiên cứu, tuổi trung bình của bệnh nhân là là 30,22 ± 14,055, phần lớn là bệnh nhân trẻ tuổi (từ 18-44 tuổi) chiếm tỷ lệ 69,6%. Nữ chiếm ưu thế với tỷ lệ nam: nữ là 1/2,07. Phần lớn bệnh nhân đến từ đồng bằng sông Hồng chiếm 60,9%, Trung du và vùng núi phía Bắc, Bắc trung tương đương nhau, cùng chiếm gần 20%. Tỷ lệ mắc bệnh nhiều nhất quý 3 (30,4%), ít nhất vào quý 4 với tỷ lệ mắc 19,6%. Không có sự khác biệt về tuổi trung bình giữa hai giới, giữa các vùng miền cũng như giữa các quý trong năm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính của nhóm đối tượng trong từng vùng miền. Tuy nhiên xu hướng tỷ lệ bệnh nhân nữ vượt trội hơn nam ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ Có sự khác biệt về giới trong nhóm đối tượng mắc vào quý 3 (p<0,05). Kết luận: Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy đặc điểm tuổi giới bệnh nhân viêm não NMDA tại trung tâm thần kinh năm 2023 tương tự với các nghiên cứu về viêm não NMDA khác tại Việt Nam với tỷ lệ nữ chiếm đa số, thường hay gặp bệnh nhân trẻ tuổi. Tỷ lệ bệnh nhân ở vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ lệ lớn nhất và quý 3 năm 2023 có tỷ lệ bệnh nhân cao nhất năm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Venkatesan A, Michael BD, Probasco JC, et al. Acute encephalitis in immunocompetent adults. Lancet. Feb 16 2019;393(10172):702-716. doi:10.1016/S0140-6736(18)32526-1
2. George BP, Schneider EB, Venkatesan A. Encephalitis hospitalization rates and inpatient mortality in the United States, 2000-2010. PLoS One. 2014;9(9): e104169. doi: 10.1371/journal. pone.0104169
3. Granerod J, Crowcroft NS. The epidemiology of acute encephalitis. Neuropsychol Rehabil. Aug-Oct 2007; 17(4-5): 406-28. doi:10.1080/ 09602010600989620
4. Parpia AS, Li Y, Chen C, et al. Encephalitis, Ontario, Canada, 2002-2013. Emerg Infect Dis. Mar 2016; 22(3): 426-32. doi:10.3201/ eid2203.151545
5. Vora NM, Holman RC, Mehal JM, et al. Burden of encephalitis-associated hospitalizations in the United States, 1998-2010. Neurology. Feb 4 2014; 82(5): 443-51. doi: 10.1212/WNL. 0000000000000086
6. Dalmau J, Graus F. Antibody-Mediated Encephalitis. N Engl J Med. Mar 1 2018;378(9): 840-851. doi:10.1056/ NEJMra1708712
7. Vitaliani R, Mason W, Ances B, et al. Paraneoplastic encephalitis, psychiatric symptoms, and hypoventilation in ovarian teratoma. Ann Neurol. Oct 2005; 58(4):594-604. doi: 10.1002/ ana.20614
8. Dalmau J, Gleichman AJ, Hughes EG, et al. Anti-NMDA-receptor encephalitis: case series and analysis of the effects of antibodies. The Lancet Neurology. 2008;7(12): 1091-1098. doi:10.1016/ s1474-4422(08)70224-2