VAI TRÒ CỦA ĐO CHIỀU DÀI CỔ TỬ CUNG KẾT HỢP XÉT NGHIỆM ACTIM PARTUS TRONG DỰ BÁO SINH NON

Nguyễn Xuân Mỹ1,, Phạm Bá Nha2, Nguyễn Thái Giang1, Nguyễn Quốc Tuấn3, Lê Trần Thanh Thảo4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Bệnh viện Phụ Sản Thành Phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Hiện nay, chuyển dạ sinh non vẫn là một thách thức lớn đối với chuyên gia y tế. Mặc dù các nghiên cứu về đo chiều dài cổ tử cung và xét nghiệm Actim Partus đã góp phần vào sự hiểu biết hơn con đường dẫn tới sinh non, nhưng trong thực hành lâm sàng vẫn còn chưa chắc chắn và mang tính riêng lẻ. Làm thế nào để các phương pháp dự báo sinh non có thể có ích trong việc chăm sóc lâm sàng? Kết hợp các phương pháp dự báo sinh non có thể xác định một nhóm các phụ nữ được điều trị nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm khả năng sinh non mục đích là làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội? Bài viết này đánh giá giá trị dự báo và độ chính xác của xét nghiệm Actim Partus kết hợp với đo chiều dài cổ tử cung đối với sinh non trong thực hành lâm sàng. Sự kết hợp hai phương pháp chính là đo chiều dài cổ tử cung và xét nghiệm Actim Partus đã giúp cung cấp thông tin quan trọng nhằm đưa ra quyết định chẩn đoán chuyển dạ thật và loại trừ chuyển dạ giả. Điều này giúp các chuyên gia y tế đưa ra can thiệp kịp thời và phù hợp để giảm thiểu biến chứng non tháng cho thai nhi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Heng, Y.J., et al., Human cervicovaginal fluid biomarkers to predict term and
preterm labor. Front Physiol, 2015. 6: p. 151.
2. World Health Organization (2015), Preterm birth Fact sheet No 363.
3. Berghella V, Saccone G. Fetal fibronectin testing for prevention of preterm birth in singleton pregnancies with threatened preterm labor: a systematic review and metaanalysis of randomized controlled trials. Am J Obstet Gynecol 2017; 215:431.]
4. Rutanen EM. Insulin-like growth factor in obstetrics. Curr Opin Obstet Gynecol 2000; 12(3):163–8.
5. Thain, S., Yeo, G. S., Kwek, K., Chern, B., & Tan, K. H. (2020). Spontaneous preterm birth and cervical length in a pregnant Asian population. PloS one, 15(4), e0230125.
6. Tripathi, R., et al., Comparison of rapid bedside tests for phosphorylated insulin-like growth factor-binding protein 1 and fetal fibronectin to predict preterm birth. Int J Gynaecol Obstet, 2016. 135(1): p. 47-50
7. Jones S.A., A.N. Brooks, and J.R. Challis (1989). Steroids modulate corticotropin-releasing hormone production in human fetal membranes and placenta. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, Volume 68, Issue 4, 1 April 1989, Pages 825–830..
8. Azlin, M.I., Bang, H., An, L., Mohamad, S.N., Mansor, N.A., Yee, B., Zulkifli, N., & Tamil, A.M. (2010). Role of phIGFBP-1 and ultrasound cervical length in predicting pre-term labour. Journal of Obstetrics and Gynaecology, 30, 456 - 459.
9. Cassell KA, O'connell CM, Baskett TF. The origins and outcomes of triplet and quadruplet pregnancies in Nova Scotia: 1980 to 2001. Am J Perinatol 2004; 21:439.2004; 21:439.
10. Danti, L., Prefumo, F., Lojacono, A., Corini, S., Testori, A., & Frusca, T. (2011). The combination of short cervical length and phIGFBP-1 in the prediction of preterm delivery in symptomatic women. The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine, 24, 1262 - 1266.