TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM MẮC BỆNH RUỘT VIÊM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Thị Hồng Hải Phan 1, Thị Việt Hà Nguyễn 1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Suy dinh dưỡng và chậm phát triển là những biểu hiện chính ngoài đường tiêu hóa trong bệnh ruột viêm trẻ em. Mục tiêu: mô tả tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mắc bệnh ruột viêm tại bệnh viện Nhi trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả loạt ca bệnh gồm 31 trẻ mắc bệnh ruột viêm điều trị tại bệnh viện Nhi trung ương từ 01/07/2020 đến 31/03/2021. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai và trẻ gái là 1,6:1. Tuổi mắc bệnh trung bình là 48,0 ± 50,3 tháng. 42% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi, trong đó mức độ vừa và nặng lần lượt là 19,4% và 22,6%. 35,5% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (9,7% nhẹ cân vừa và 25,8% nhẹ cân nặng). 25,8% trẻ có thiếu máu. Tỷ lệ trẻ thiếu calci và thiếu sắt lần lượt là 90,3% và 70%. 34,6% trẻ có giảm vitamin D và 50% có thiếu kẽm. Kết luận: Trẻ em mắc bệnh ruột viêm có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trong đó thiếu yếu tố vi lượng là các biểu hiện thường gặp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Selbuz S, Kansu A, Berberoğlu M et al (2020). Nutritional status and body composition in children with inflammatory bowel disease: a prospective, controlled, and longitudinal study. Eur J Clin Nutr. Published January 9, 2020. doi:10.1038/s41430-019-0555-1
2. Song SM, Kim Y, Oh SH et al (2014). Nutritional Status and Growth in Korean Children with Crohn’s Disease: A Single-Center Study. Gut Liver. 2014;8(5):500-507. doi:10.5009/gnl13183
3. Aurangzeb B, Leach ST, Lemberg DA et al (2011). Assessment of Nutritional Status and Serum Leptin in Children With Inflammatory Bowel Disease. J Pediatr Gastroenterol Nutr 52: 536-541. doi:10.1097/MPG.0b013e3181f87a95
4. Nguyễn Thị Ngọc Hồng, Nguyễn Thị Việt Hà (2020). Đặc điểm lâm sàng và tổn thương trên nội soi của trẻ bị bệnh ruột viêm tại bệnh viện Nhi trung ương. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 128(4), 58-68.
5. Aljomah G, Baker SS, Schmidt K, et al (2018). Anemia in Pediatric Inflammatory Bowel Disease. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2018;67 (3):351-355. doi:10.1097/MPG.0000000000002002
6. Massironi S, Rossi RE, Cavalcoli FA, et al (2013). Nutritional deficiencies in inflammatory bowel disease: therapeutic approaches. Clin Nutr Edinb Scotl. 2013;32(6):904-910. doi:10.1016/ j.clnu.2013.03.020
7. Fritz J, Walia C, Elkadri A, et al (2019). A Systematic Review of Micronutrient Deficiencies in Pediatric Inflammatory Bowel Disease. Inflamm Bowel Dis. 2019;25(3):445-459. doi:10.1093/ ibd/izy271
8. Wiskin AE, Fleming BJ, Wootton SA, et al (2012). Anaemia and iron deficiency in children with inflammatory bowel disease. J Crohns Colitis. 2012;6(6):687-691. doi:10.1016/j.crohns.2011.12.001
9. Alkhouri RH, Hashmi H, Baker RD, et al (2013). Vitamin and Mineral Status in Patients With Inflammatory Bowel Disease. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2013;56(1):89-92. doi:10.1097/MPG.0b013e31826a105d