ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH LOẠN THỊ GIÁC MẠC TRONG PHẪU THUẬT NHŨ TƯƠNG HÓA THỦY TINH THỂ KẾT HỢP RẠCH GIÁC MẠC RÌA

Nguyễn Hoàng Phúc1,2,, Nguyễn Công Kiệt1, Trương Tiến Dũng1
1 Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự an toàn và hiệu quả điều chỉnh loạn thị giác mạc trong phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể kết hợp rạch giác mạc rìa. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp tiến cứu không nhóm chứng, thực hiện trên đối tượng bệnh nhân đục thủy tinh thể có loạn thị giác mạc đều 1,0 – 3,0 D, được phẫu thuật nhũ tương hóa thủy tinh thể kết hợp rạch giác mạc rìa bằng dao LRI. Đường rạch giác mạc rìa được thực hiện tại vùng rìa, vuông góc với kinh tuyến giác mạc có công suất lớn nhất, độ dài đường rạch dựa trên toán đồ Nichamin, độ sâu đường rạch ≥ 90% độ dày nhỏ nhất giác mạc, thực hiện bằng dao LRI dùng một lần với các độ sâu cố định tương ứng 500 µm, 550 µm, 600 µm và 650 µm. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 21 mắt của 14 bệnh nhân. Độ tuổi trung bình 56,4 ± 14,8. Công suất loạn thị giác mạc trước phẫu thuật là 1,86 ± 0.47 D. Công suất loạn thị giác mạc sau phẫu thuật tại các thời điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 0,84 ± 0,31 D; 0,60 ± 0,25 D; 0,65 ± 0,25 D và 0,64 ± 0,25 D. Công suất loạn thị giác mạc ổn định sau 1 tháng và giảm có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước phẫu thuật (P < 0,05). Tại thời điểm theo dõi cuối cùng (6 tháng), UCVA và BCVA đạt 8/10 hoặc tốt hơn lần lượt ở 71,4% mắt và 95,2% mắt. Cả UCVA (P < 0,05) và BCVA (P < 0,05) đều cho thấy cải thiện có ý nghĩa thống kê so với mức độ trước phẫu thuật. Kết luận: Rạch giác mạc rìa (LRI) là một thủ thuật bổ trợ có hiệu quả giúp điều chỉnh loạn thị giác mạc thường được thực hiện phối hợp với phẫu thuật Phaco với ưu điểm chi phí thực hiện thấp đem lại kết quả tốt và có thể dự đoán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

A. C. Day, M. Dhariwal, M. S. Keith và cộng sự. Distribution of preoperative and postoperative astigmatism in a large population of patients undergoing cataract surgery in the UK. Br J Ophthalmol, 2019, 103(7): 993-1000.
2. S. Ganekal, S. Dorairaj and V. Jhanji. Limbal relaxing incisions during phacoemulsification: 6-month results. J Cataract Refract Surg, 2011, 37(11): 2081-2.
3. C. Kaufmann, J. Peter, K. Ooi và cộng sự. Limbal relaxing incisions versus on-axis incisions to reduce corneal astigmatism at the time of cataract surgery. J Cataract Refract Surg, 2005, 31(12): 2261-5.
4. J. C. Arraes, F. Cunha, T. A. Arraes và cộng sự. [Limbal relaxing incisions during cataract surgery: one-year follow-up]. Arq Bras Oftalmol, 2006, 69(3): 361-4.
5. Harry W. Roberts, Vijay K. Wagh, Daniel L. Sullivan và cộng sự. Refractive outcomes after limbal relaxing incisions or femtosecond laser arcuate keratotomy to manage corneal astigmatism at the time of cataract surgery. Journal of Cataract & Refractive Surgery, 2018, 44(8):
6. R. Lim, E. Borasio and L. Ilari. Long-term stability of keratometric astigmatism after limbal relaxing incisions. J Cataract Refract Surg, 2014, 40(10): 1676-81.
7. M. J. Carvalho, S. H. Suzuki, L. L. Freitas và cộng sự. Limbal relaxing incisions to correct corneal astigmatism during phacoemulsification. J Refract Surg, 2007, 23(5): 499-504.