KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MÁU TỤ TRONG NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Minh Hải Vũ 1,
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét tỉ lệ, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị chấn thương sọ não máu tụ trong não. Phương pháp: Mô tả cắt ngang 39 bệnh nhân máu tụ trong não do chấn thương điều trị tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh-Cột sống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: 39 bệnh nhân máu tụ trong não trong tổng số 534 bênh nhân chấn thương sọ não chiếm (7,3%): gồm 28 nam (71,8%), 11 nữ (28,2%). Tuổi nhỏ nhất: 15; Tuổi cao nhất: 84; Tuổi trung bình: 51,21 ± 16,1. Nguyên nhân do tai nạn giao thông chiếm cao nhất (61,5%), tai nạn sinh hoạt chiếm (33,4%). Triệu chứng đau đầu chiếm cao nhất (76,9%), vết thương vùng đầu (38,5%), tụ máu sưng nề dưới da đầu (25,6%), nôn chiếm (12,8%), liệt nửa người (10,3%). Tổn thương phối hợp máu tụ trong não gồm: máu tụ dưới màng cứng tương đương chảy máu khoang dưới nhện là (15,4%), vỡ xương sọ (12,8%), máu tụ ngoài màng cứng (5,1%). Đa số diều trị nội khoa chiếm (92,3%), phẫu thuật (5,1%). Đa số bệnh nhân ra viện kết quả tốt (92,3%). Không có tử vong và sống thực vật. Kết luận: Tỉ lệ máu tụ trong não do chấn thương sọ não chiếm (7,3%), đa số gặp do tai nạn giao thông và ở độ tuổi lao động. Điều trị nội khoa chiếm đa số cho kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phan Minh Trung (2005), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và thái độ điều trị máu tụ trong não do chấn thương”. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngoại khoa, ĐHY Hà Nội, 2005.
2. Tôn Thất Quỳnh Út và cs (2011), “Đánh giá kết quả điều trị máu tụ trong não do chấn thương”. Khoa Ngoại Thần kinh Cột sống Bệnh viện Đa khoa Bình Định. https://binhdinhhospital.com.vn/bai-viet/danh-gia-ket-qua-dieu-tri-mau-tu-trong-nao-do-chan-thuong.
3. Võ Tấn Sơn (1999), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, vai trò chụp cắt lớp vi tính và điều trị máu tụ trong não ở bán cầu đại não do chấn thương kín”, Luận án tiến sĩ y khoa, Học viện Quân Y, 1999.
4. Bullock, M. R., (2006). Surgical Management of Traumatic Parenchymal Lesions. Neurosurgery, 58(Supplement), S2–25–S2–46.
5. Corrado Iaccarino (2014), Patients with brain contusions: predictors of outcome and relationship between radiological and clinical evolution. J Neurosurg / Volume 120 / April 2014.