VIỆT HÓA BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NỖI SỢ CÁI CHẾT “THANATOPHOBIA”

Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên1,2,, Lại Đặng Kiều Mỹ2, Đặng Thị Hồng Nhung2, Nguyễn Thị Thương2, Lê Đại Dương1,2
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược, Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chăm sóc người bệnh giai đoạn cuối đời là một phần rất quan trọng trong chăm sóc y tế và chăm sóc giảm nhẹ. Việc tìm hiểu suy nghĩ của nhân viên y tế về cái chết sẽ hỗ trợ cho việc chăm sóc cuối đời tốt hơn. Tuy nhiên, y văn Việt Nam vẫn chưa có nhiều thông tin về suy nghĩ, cảm xúc của nhân viên y tế khi đối mặt chăm sóc người bệnh cận tử. Chính vì thế việc có một công cụ đo lường nỗi sợ cái chết bằng tiếng Việt là vô cùng cần thiết. Mục tiêu: Chuyển ngữ bộ câu hỏi đánh giá nỗi sợ cái chết “Thanatophobia” sang tiếng Việt phù hợp với văn hoá người Việt Nam trên dân số nhân viên y tế. Phương pháp nghiên cứu: Quá trình chuyển ngữ bộ câu hỏi Thanaphobia dựa trên các hướng dẫn quốc tế gồm 5 bước. Giai đoạn 1: dịch xuôi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Giai đoạn 2: tổng hợp các bản dịch xuôi. Giai đoạn 3: dịch ngược trở lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Giai đoạn 4: hội đồng thống nhất bản dịch thử nghiệm. Giai đoạn 5: bản dịch thử nghiệm được kiểm tra trên 32 nhân viên y tế đang chăm sóc người bệnh tại khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ nhằm hoàn thiện bản dịch cuối cùng. Kết quả: Bộ câu hỏi được dịch xuôi thành hai bản dịch bởi hai người dịch độc lập. Các khác biệt giữa 2 bản dịch xuôi được giải quyết qua thảo luận ở giai đoạn tổng hợp. Bản dịch ngược khá tương đồng với bộ câu hỏi gốc và tất cả các khác biệt đều đồng nghĩa. Hội đồng thống nhất cho ra bản dịch thử nghiệm. Trong số 32 nhân viên y tế tham gia kiểm tra với bản dịch thử nghiệm, 26 nhân viên y tế (81,3%) hoàn thành và phản hồi bộ câu hỏi dễ hiểu, rõ ràng, không gây nhầm lẫn và 6 nhân viên y tế (18,7%) có thắc mắc về từ ngữ về các câu 1, 4, 6. Sau khi trao đổi thêm về mặt ngữ nghĩa, 6 đối tượng phản hồi bộ câu hỏi dễ hiểu. Kết luận: Quá trình chuyển ngữ bộ câu hỏi Thanatophobia được thực hiện theo quy trình chẩn hóa. Giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm đạt được kết quả tốt, nhận được phản hồi để hoàn thiện bản dịch. Bộ câu hỏi Thanatophobia Việt hóa được đánh giá dễ hiểu, đơn giản, rõ ràng.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Connor S. Global Atlas of Palliative Care 2nd Edition. 2020.
2. Sleeman KE, Brito M de, Etkind S, Nkhoma K, Guo P, Higginson IJ, et al. The escalating global burden of serious health-related suffering: projections to 2060 by world regions, age groups, and health conditions. Lancet Glob Health. 2019 Jul 1;7(7):e883–92.
3. Dzierżanowski T, Kozlowski M. Personal fear of their own death and determination of philosophy of life affects the breaking of bad news by internal medicine and palliative care clinicians. Arch Med Sci AMS. 2019 Nov 12;18(6):1505–12.
4. Kumar SP, D’Souza M, Sisodia V. Healthcare Professionals’ Fear of Death and Dying: Implications for Palliative Care. Indian J Palliat Care. 2013;19(3):196–8.
5. Guillemin F, Bombardier C, Beaton D. Cross-cultural adaptation of health-related quality of life measures: literature review and proposed guidelines. J Clin Epidemiol. 1993 Dec; 46 (12):1417–32.
6. Beaton DE, Bombardier C, Guillemin F, Ferraz MB. Guidelines for the process of cross-cultural adaptation of self-report measures. Spine. 2000 Dec 15;25(24):3186–91.
7. Yildiz Çifçioğlu Z, Harmanci Seren AK. The Validity and Reliability of the Thanatophobia Scale-Turkish Form: A Psychometric Study Among Nurses. Omega. 2022 Mar 27; 302228221082755.
8. Gryschek G, Cecilio-Fernandes D, Mason S, de Carvalho-Filho MA. Assessing palliative care education in undergraduate medical students: translation and validation of the Self-Efficacy in Palliative Care and Thanatophobia Scales for Brazilian Portuguese. BMJ Open. 2020 Jun 29;10(6):e034567.