KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẮT LƯNG MẠN TÍNH DO THOÁI HOÁ ĐĨA ĐỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỐT NHIỆT NỘI ĐĨA (IDET) TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Đỗ Mạnh Hùng1,, Nguyễn Hoàng Long2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị đau thắt lưng mạn tính do thoái hoá đĩa đệm bằng phương pháp đốt nhiệt nội đĩa. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả theo dõi dọc, tiến cứu trên 34 bệnh nhân đau thắt lưng mạn tính do thoái hoá đĩa đệm bằng phương pháp đốt nhiệt nội đĩa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian 01/2017 đến 12/2019. Kết quả: Trong 34 bệnh nhân nghiên cứu, tỉ lệ nam/nữ là 1,6/1, độ tuổi trung bình là 37,47 ± 9,13. Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều đau cột sống thắt lưng, 50% bệnh nhân đau lan xuống chân theo rễ thần kinh, không có bệnh nhân nào liệt hai chân. Trên cộng hưởng từ, theo phân loại của Pfirrman hầu hết các đĩa đệm của bệnh nhân bị thoái hoá mức độ trung bình, tầng đĩa đệm L4L5 chiếm tỉ lệ cao nhất (66,7%), vị trí rách bao xơ thường gặp nhất ở ngách bên (61,5%), chủ yếu chỉ gặp 1 tầng đĩa đệm tổn thương (85,3%). Quá trình phẫu thuật có thời gian trung bình 36 ± 17,6 phút, chỉ có 7 bệnh nhân có biến chứng đau rát tại chỗ sau phẫu thuật, thời gian nằm viện chủ yếu là 2 ngày (64,7%), điểm VAS và ODI đều cải thiện đáng kể sau phẫu thuật với p<0,001. Kết luận: Phương pháp đốt nhiệt nội đĩa điều trị đau thắt lưng mạn tính do thoái hoá đĩa đệm là phương pháp can thiệp ít xâm lấn tương đối an toàn, ít biến chứng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
2. Pai S, Sundaram LJ. Low back pain: an economic assessment in the United States. Orthopedic Clinics of Noth America. 2004;35(1):1-5.
3. Zhang Y gang, Gou T mao, Guo X, Wu S xun. Clinical diagnosis for discogenic low back pain. Int J Biol Sci. 2009:647-658.
4. Kloth DS, Fenton DS, Andersson GBJ, Block JE. Intradiscal electrothermal therapy (IDET) for treatment of discogenic low back pain: Patient selection and indications for use. Pain Physician:10.
5. Haid RW, Dickman CA. Instrumentation and fusion for discogenic disease of lumbosacral spine. Neurosurg Chin N Am. 1993;4(1): 135-148
6. Schwartzer AC, Aprill CN, Derby R, Fortin J, Kine G, Bogduk N. The prevalence and clinical features of internal disc disruption in patients with chronic low back pain. Spine. 1995;20:1878–1883.
7. Hsi-Kai Tsou, Shao-Ching Chao, Ting-Hsien Kao. Intradiscal electrothermal therapy in the treatment of chronic low back pain: Experience with 93 patients. Surg Neurol Int. 2010; 1;37.
8. Si-Young Park, Seong-Hwan Moon, Moon Soo Park. Intradiscal electrothermal treatment for chronic lower back pain patients with internal disc disruption. Yonsei Med J. 2005 Aug 31; 46(4): 539-545.
9. Saal JS, Saal JA. Management of chronic discogenic low back pain with a thermal intradiscal catheter: a preliminary report. Spine. 2000;25:382–8. [PubMed] [Google Scholar]
10. Shah RV, Lutz GE, Lee J, Doty SB, Rodeo S. Intradiscal electrothermal therapy: a preliminary histologic study. Arch Phys Med Rehabil. 2001;82:1230–7. [PubMed] [Google Scholar]