KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ BỆNH NHÂN GÃY PHỨC HỢP XƯƠNG GÒ MÁ - Ổ MẮT TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Bùi Mai Anh1,2,, Thịnh Thái1,2, Nguyễn Tấn Văn2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Các chấn thương nghiêm trọng nói chung và chấn thương hàm mặt nói riêng vì thế xuất hiện ngày càng nhiều, trở thành một trong những loại chấn thương thường gặp. Trong đó, gãy phức hợp gò má - cung tiếp chiếm tỷ lệ cao trong chấn thương gãy xương vùng hàm mặt, chiếm tới 40%1, là một dạng gãy xương tầng mặt giữa phức tạp và gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu gồm 244 bệnh nhân gãy phức hợp xương gò má-ổ mắt thời gian từ 01/2022 đến 12/2022. Đánh giá dựa trên các đặc điểm lâm sàng, phim cắt lớp vi tính hàm mặt, phương pháp điều trị, biến chứng sớm sau điều trị, ngày nằm viện… Kết quả: Nam giới chiếm 77,5% nữ giới (22,5%). Tuổi trung bình là 32,4. Triệu chứng lâm sàng chính: Mất cân đối, sưng nề 98,4%, vết thương hàm mặt 63,5%, há miệng hạn chế 41,8%, tê bì 21,3%. Tổn thương phối hợp: Chấn thương sọ (33,2%), chấn thương chi 14,8%. Phân loại gãy xương theo Zingg: loại B (49,2%), loại C (26,6%). Chỉ định phẫu thuật kết hợp xương (88,9%), điều trị bảo tồn và tái tạo sàn ổ mắt lần lượt là 11,1% và 5,3%. Vít titan được sử dụng trong 93,5% các trường hợp. Chỉ có 6,5% các đối tượng nghiên cứu sử dụng vít tự tiêu. 90% các trường hợp tái tạo sàn ổ mắt sử dụng xương tự thân. Nẹp vít tại vị trí trụ gò má - hàm trên và bờ ngoài ổ mắt được sử dụng nhiều nhất. Biến chứng sớm: 3,2% nhiễm trùng vết, 1,8% sốt và 0,5% chảy máu vết mổ. Kết luận: Điều trị gãy phức hợp xương gò má- ổ mắt cần phối hợp các phương pháp phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít và tái tạo sàn ổ mắt để mang lại kết quả tối ưu về thẩm mỹ cũng như chức năng cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Dũng TM. Nghiên cứu lâm sàng và điều trị gãy xương gò má - cung tiếp. Luận án tiến sĩ Y học. 2002;Đại học Y Hà Nội.
2. Ogata H, Sakamoto Y, Kishi K. A New Classification of Zygomatic Fracture Featuring Zygomaticofrontal Suture: Injury Mechanism and a Guide to Treatment. Plastic Surgery: An International Journal. 2013;2013:6. doi:10.5171/ 2013.383486
3. Zingg M, Chowdhury K, Lädrach K, Vuillemin T, Sutter F, Raveh J. Treatment of 813 zygoma-lateral orbital complex fractures. New aspects. Archives of otolaryngology - head & neck surgery. Jun 1991;117(6):611-20; discussion 621-2. doi:10.1001/archotol.1991.01870180047010
4. Mabika BDD, Garango A, Lahmiti S, et al. Update on the management of orbitozygomatic fractures. 2021;27(1):8.
5. Hsu C-R, Lee L-C, Chen Y-H, Chien K-H. Early Intervention in Orbital Floor Fractures: Postoperative Ocular Motility and Diplopia Outcomes. 2022;12(5):671.
6. Zingg M, Laedrach K, Chen J, et al. Classification and treatment of zygomatic fractures: A review of 1,025 cases. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 1992/08/01/ 1992; 50(8): 778-790. doi: https://doi.org/10.1016/ 0278 -2391(92)90266-3
7. Bogusiak K, Arkuszewski P. Characteristics and epidemiology of zygomaticomaxillary complex fractures. The Journal of craniofacial surgery. Jul 2010; 21(4): 1018-23. doi: 10.1097/ scs.0b013e3181e62e47.
8. Ellis E, Tan Y. Assessment of internal orbital reconstructions for pure blowout fractures: Cranial bone grafts versus titanium mesh. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 2003/04/01/ 2003;61(4):442-453. doi:https://doi.org/10.1053/ joms.2003.50085
9. Whitehouse RW, Batterbury M, Jackson A, Noble JL. Prediction of enophthalmos by computed tomography after 'blow out' orbital fracture. 1994;78(8):618-620. doi:10.1136/ bjo.78.8.618 %J British Journal of Ophthalmology