ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CAN THIỆP NỘI MẠCH Ở BỆNH NHÂN THIẾU MÁU CHI DƯỚI TRẦM TRỌNG

Nguyễn Mạnh Chiến1,, Lê Văn Trường2, Nguyễn Trọng Tuyển2, Hoàng Văn1, Nguyễn Đình Hiến3, Hoàng Minh Lợi1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch ở bệnh nhân thiếu máu chi dưới trầm trọng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm đối chứng. Đánh giá kết quả điều trị sau 1, 3, 6, 12 tháng ở 119 bệnh nhân thiếu máu chi dưới trầm trọng, nhập viện trong giai đoạn từ tháng 01/2018- 03/2023, được can thiệp nội mạch tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Tỷ lệ tai biến, biến chứng chung là 4,2%. Mức độ thành công về kỹ thuật là 88,8%; về lâm sàng là 89,5%; về huyết động là 78,3%. Sau can thiệp 12 tháng, phần lớn số bệnh nhân được đánh giá có giai đoạn Rutherford chủ yếu từ 1-3. Tỷ lệ liền vết loét/hoại tử sau 1 tháng là 3,1%; sau 12 tháng là 74,6%. Thời gian liền vết loét trung bình là 4,9 ± 2,7 tháng. Sau can thiệp 12 tháng có 42/119 bệnh nhân bị tái hẹp sau can thiệp (35,3%), có 46/119 bệnh nhân bị tái tắc sau can thiệp (38,7%), có 26/119 bệnh nhân có chỉ định tái can thiệp sau can thiệp (21,8%). Kết luận: Điều trị can thiệp nội mạch ở bệnh nhân thiếu máu chi dưới trầm trọng có kết quả tốt về kĩ thuật, về lâm sàng, về huyết động và tỉ lệ liền vết loét/hoại tử cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Conte Michael S, Bradbury Andrew W, Kolh Philippe, et al. (2019). Global vascular guidelines on the management of chronic limb-threatening ischemia. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery, 58(1): S1-S109. e33.
2. Nút Lâm Văn, Tường Nguyễn Hữu (2023). Đánh giá kết quả can thiệp nội mạch điều trị hẹp động mạch chậu đùi mạn tính có thiếu máu chi trầm trọng. Tạp chí Y học Việt Nam, 525(1B).
3. Giles K. A., Pomposelli F. B., Spence T. L., et al. (2008). Infrapopliteal angioplasty for critical limb ischemia: relation of TransAtlantic InterSociety Consensus class to outcome in 176 limbs. J Vasc Surg, 48(1): 128-36.
4. Alexandrescu V., Hubermont G., Philips Y., et al. (2009). Combined primary subintimal and endoluminal angioplasty for ischaemic inferior-limb ulcers in diabetic patients: 5-year practice in a multidisciplinary 'diabetic-foot' service. Eur J Vasc Endovasc Surg, 37(4): 448-56.
5. Galaria, II, Davies M. G. (2005). Percutaneous transluminal revascularization for iliac occlusive disease: long-term outcomes in TransAtlantic Inter-Society Consensus A and B lesions. Ann Vasc Surg, 19(3): 352-60.
6. Lương Tuấn Anh (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh động mạch chi dưới mạn tính khu vực dưới gối, Luận án tiến sỹ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
7. Kobayashi N., Hirano K., Nakano M., et al. (2015). Predictors of non-healing in patients with critical limb ischemia and tissue loss following successful endovascular therapy. Catheter Cardiovasc Interv, 85(5): 850-8.
8. Kawarada O., Yasuda S., Nishimura K., et al. (2014). Effect of single tibial artery revascularization on microcirculation in the setting of critical limb ischemia. Circ Cardiovasc Interv, 7(5): 684-91.