ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Nguyễn Võ Đăng Khoa1, Trần Đỗ Thanh Phong1, Trang Kim Phụng2,
1 Trường Đại học Võ Trường Toản
2 Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và nguyên nhân co giật do sốt của trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả, hồi cứu trên 222 bệnh nhi nội trú từ 6 tháng đến 5 tuổi có sốt được nhập viện tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi mắc sốt cao co giật trung bình 27 ± 13,69 tháng. Tỷ lệ trẻ nam cao hơn 1,6 lần so với trẻ nữ. Đa số các trẻ nông thôn chiếm 62,6%. Phần lớn các trường hợp co giật do sốt khi thân nhiệt của trẻ 39 - < 40°C chiếm 58,6%. Khoảng 66,2% số trẻ xuất hiện cơn co giật khi sốt dưới 6 giờ. Số lần co giật trung bình trong 24 giờ đầu là 1,37 ±0,743 giờ, hầu hết chỉ xuất hiện 1 cơn co giật chiếm 76,1%. Đa số trẻ vào viện với tình trạng ý thức bình thường 82,4%. Trẻ co giật do sốt sau cơn co giật bình thường, tỉnh táo, khóc to chiếm tỷ lệ 82,4%. Có 78,8% cơn co giật dạng đơn thuần ở trẻ và trong cơn giật có 80,6% trẻ co giật toàn thể. Nguyên nhân vào viện chiếm đa số là nhiễm trùng đường hô hấp và tai mũi họng chiếm 57,2%. Kết luận: Trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi bị sốt cao có nguy cơ bị co giật, nhất là nhóm dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO/FCH/CAH (2001), Model chapter for textbooks IMCI Integrated management of Childhood Illness, tr. 12 - 14.
2. Lâm Thị Mỹ (2020), “Thiếu máu thiếu sắt, Phác đồ điều trị Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Tập 2”, Nhà xuất bản Y học, tr. 842-846.
3. Nguyễn Mai Phương, Nguyễn Thị Nhật Hòa, Phạm Văn Thức, Đinh Dương Tùng Anh (2023), “Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và kết quả điều trị co giật do sốt đơn thuần” VietNam Medical 2, tr. 30 - 33.
4. Nguyễn Văn Bắc và các cộng sự. (2022), “Đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ co giật do sốt ở trẻ em tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, tr. 137 - 141.
5. Nguyễn Đình Thoại (2000), Đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của co giật do sốt ở trẻ em tại Viện nhi khoa, Luận án thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. .
6. Lê Thiện Thuyết (2003), "Đặc điểm dịch tễ lâm sàng và nguyên nhân co giật do sốt cao ở trẻ em", Y học thực hành số 447, tr. 47-59.
7. Maiko Suto Risa Hashimoto (2021), “Use of antipyretics for preventing febrile seizure recurrence in children: a systematic review and meta-analysis”, European Journal of Pediatrics. 180, tr. 987 - 997.
8. Heloise H. S Juliane S. D, Mariano M.E, Regina P. A (2015), “Febrile seizures: a population - based study Convulsion febril: estudo de base populacional”, Jornal de Pediatria. 91 (6), tr. 529-534.