KẾT QUẢ THỰC HIỆN KỸ THUẬT THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM (IVF) TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI VĨNH PHÚC NĂM 2020 - 2023

Đỗ Trọng Cán1,, Nguyễn Hoàng Hà1
1 Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện sản nhi Vĩnh Phúc năm 2020 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 55 cặp vợ chồng thực hiện IVF tại Bệnh viện sản nhi Vĩnh Phúc từ năm 2020 đến năm 2023, sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của nữ bệnh nhân là 34,13 ± 4,83 (nhỏ nhất là 26 và cao nhất là 46). Bệnh nhân có thời gian vô sinh từ dưới 2,5 đến 5 năm chiếm tỷ lệ 43,6 %, tỷ lệ bệnh nhân vô sinh I là 12,7% và 100% bệnh nhân sử dụng phác đồ antagonis. Tỷ lệ kích trứng thành công là 94,5%, trong đó, tỷ lệ số noãn chọc được từ 10-20 noãn là 40%, > 20 noãn là 3,6%, số noãn trung bình chọc được là: 9,27 ± 5,9. Tỷ lệ thụ tinh trung bình là 67,92 ± 31,34, số noãn thụ tinh trung bình 6,00 ± 4,71. Ca nhiều nhất là thụ tinh được 18 noãn. Số phôi trung bình ngày 3 thu được là: 5,73 ± 4,55, ca nhiều nhất được 18 phôi, 100% bệnh nhân đông phôi. Giai đoạn chuẩn bị khi làm chuyển phôi, độ dày niêm mạc tử cung đạt từ 8 – 14mm chiếm tỷ lệ 94,6%. Tỷ lệ có thai: thai lâm sàng/ số ca làm IVF là 23,6%, thai lâm sàng/số chu kỳ chuyển phôi là: 39,4%. Tỷ lệ có thai sinh hóa là 29,1%.  Đã có 11 trẻ ra đời sống khỏe mạnh và 3 bà mẹ đang mang thai; tuổi thai từ 20-25 tuần tuổi. Kết luận: Từ năm 2020 đến năm 2023, ứng dụng kỹ thuật IVF cho tỷ lệ mang thai lâm sàng đạt 23,6%, có 11 trẻ đã được sinh ra khỏe mạnh và 3 bà mẹ đang mang thai. Đây là thành công bước đầu khi áp dụng kỹ thuật mới về thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

World Health Organizatio, WHO. Manual for the standardized investigation, diagnosis and management of the infertile male”, Cambridge University Press. 2000.
2. Irvine S, Epidemiology of male infertility” , Current theory and Practice of ICSI, edited by Devroey P, Tarlatzis B and Van Sterteghem A. Human Reprod. 1998. 13(1): p. 33-34.
3. Lê Long Hồ, Hội chứng buồng trứng đề kháng với Gonadotropin Y học sinh sản, 2023. 64: p. 24-26.
4. Vũ Minh Ngọc, Đánh giá kết quả của phác đồ dài kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm tại bệnh viện Phụ Sản TW, in Luận văn thạc sỹ Y học. 2006: Đại học Y Hà Nội.
5. Phạm Như Thảo, Nghiên cứu hiệu quả kích thích buồng trứng của phác đồ dài và phác đồ ngắn trong điều trị vô sinh bằng thụ tinh trong ống nghiệm., in Luận án tiến sỹ y học. 2010: Luận án tiến sỹ y học.
6. Zhen, X.M., et al., The clinical analysis of poor ovarian response in in-vitro-fertilization embryo-transfer among Chinese couples. J Assist Reprod Genet, 2008. 25(1): p. 17-22.
7. Nguyễn Khánh Linh, Thất bại làm tổ nhiều lần. Y học sinh sản, 2023. 64: p. 56-61.
8. Nguyễn Thị Huyền Anh, Hồ Sỹ Hùng, Đặng Công Việt, Tỷ lệ có thai cộng dồn các cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm hiến nhận noãn. TC Phụ sản, 2019. 16(3): p. 98-103.
9. Bùi Văn Hiếu, Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm trong hai năm 2010 và 2015 tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia, Luận văn thạc sỹ y học. 2017, Trường Đại học Y Hà Nội.