CÁC TIẾN BỘ TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH CHỦ LOẠI A THEO STANFORD CẤP TÍNH TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Lê Tuấn Vũ1, Nguyễn Bảo Tịnh1,
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bóc tách động mạch chủ (ĐMC) ngực cấp tính là một bệnh lý phức tạp, nguy cơ tai biến, tử vong cao dù được điều trị kịp thời, đặc biệt bóc tách ĐMC loại A theo Stanford cấp tính là thể lâm sàng nặng nề, phức tạp nhất, tỉ lệ tử vong tính theo giờ. Phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh lý này, tại bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh lý này từ hàng chục năm nay, với sự cải thiện không ngừng về mặt kỹ thuật và chiến lượt điều trị, liệu kết quả sớm điều trị bằng phẫu thuật bệnh lý bóc tách ĐMC loại A theo Stanford cấp tính tại bệnh viện Chợ Rẫy thời gian gần đây đã đạt được những kết quả như thế nào, và những yếu tố gì ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh lý này? Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu tất cả các trường hợp bóc tách ĐMC loại A theo Stanford cấp tính được điều trị bằng phẫu thuật từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2022 tại khoa Hồi sức- Phẫu thuật Tim BVCR. Thu thập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm R. Kết quả: Có 122 bệnh nhân trong nghiên cứu, tỉ lệ nam/nữ = 2,57. Tuổi trung bình là 54,26 ± 12,49. 3 trường hợp tràn máu màng ngoài tim chèn ép tim cấp phải dẫn lưu khoang màng ngoài tim và sử dụng vận mạch, 1 trường hợp cấp cứu ngưng tuần hoàn trước phẫu thuật. Phân suất tống máu trước mổ EF=61 ± 9,4%. Thời gian chạy máy 218,46±80,15 phút, thời gian kẹp động mạch chủ 133,86 ± 72,09 phút. Phẫu thuật thay toàn bộ quai ĐMC chiếm 64%, can thiệp gốc ĐMC (phẫu thuật Bentall hoặc phẫu thuật David) chiếm 23%. 1 trường hợp sau phẫu thuật phải đặt ECMO hỗ trợ. Các biến chứng sau phẫu thuật: viêm phổi 22 trường hợp (18,03%), chạy thận nhân tạo 8 trường hợp (6,56%), nhồi máu não 10 trường hợp (8,02%), chảy máu sau mổ phải phẫu thuật cầm máu 8 trường hợp (6,56%), tỉ lệ tử vong 9/122 trường hợp (7,34%). Kết luận: Phẫu thuật cấp cứu điều trị bóc tách ĐMC loại A theo Stanford cấp tính là một cấp cứu tim mạch phức tạp, nặng nề, tỉ lệ tai biến, tử vong cao. Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện phẫu thuật này từ hàng chục năm nay, trong thời gian gần đây với những tiến bộ không ngừng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, với kết tỉ lệ tử vong chu phẫu (7,34%) và các biến chứng sớm tương đương với những trung tâm lớn trên thế giới

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Ngọc Tú, Nguyễn Hữu Ước (2013). Đánh giá kết quả phẫu thuật lóc động mạch chủ type A tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí phẫu thuật tim mạch và Lồng ngực Việt Nam,4,59-65.
2. Nguyễn Sinh Hiền, Hà Đức Linh (2018). Đánh giá kết quả phẫu thuật tách thành động mạch chủ type A tại bệnh viện Tim Hà Nội. Tạp chí phẫu thuật tim mạch và Lồng ngực Việt Nam, 21, 48-52.
3. Nguyễn Thái An, Phạm Thọ Tuấn Anh (2010). Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật phình và bóc tách động mạch chủ lên và quai. Tạp chí Y học Việt Nam,375,77-82.
4. Pape, L.A., et al., Presentation, Diagnosis, and Outcomes of Acute Aortic Dissection: 17-Year Trends From the International Registry of Acute Aortic Dissection. J Am Coll Cardiol, 2015. 66(4): p. 350-8.
5. De Bakey, M.E., et al., Surgical Management of Dissecting Aneurysms of the Aorta. The Journal of Thoracic and Cardiovascular Surgery, 1965. 49(1): p. 130-149.
6. Hiratzka, L., et al., Guidelines for the diagnosis and management of patients with thoracic aortic disease: A report of the american college of cardiology foundation/american heart association task force on practice guidelines, american association for thoracic surgery, american college of radiology, american stroke association, society of cardiovascular anesthesiologists, society for cardiovascular angiography and interventions, society of interventional radiology, society of thoracic surgeons, and society for vascular medicine. Circulation, 2010. 121(3): p. e266-e369.
7. Klein AL, Abbara S, Agler DA, et al (2013). American Society of Echocardiography Clinical Recommendations for Multimodality Cardiovascular Imaging of Patients with Pericardial Disease: Endorsed by the Society for Cardiovascular Magnetic Resonance and Society of Cardiovascular Computed Tomography. Journal of the American Society of Echocardiography, 26(9), 965-1012.e15.
8. Roberts WC (1982). Aortic dissection: anatomy, consequences, and causes. Am Heart J, 101, 195-214.
9. Hirst AE, Johns VJ, Kime SW (1958). Dissecting aneurysm of the aorta - A review of 505 cases. Medicine (Baltimore), 37(3), 217-79.
10. Pape, L.A., et al., Presentation, Diagnosis, and Outcomes of Acute Aortic Dissection: 17-Year Trends From the International Registry of Acute Aortic Dissection. J Am Coll Cardiol, 2015. 66(4): p. 350-8.