BÁO CÁO CA LÂM SÀNG: BÓC TÁCH ĐỘNG MẠCH VÀNH NGUYÊN PHÁT Ở SẢN PHỤ

Lý Ích Trung1, Nguyễn Đăng Khoa2,, Nguyễn Hoàng Tài My1, Nguyễn Thượng Nghĩa1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bóc tách động mạch vành nguyên phát là một nguyên nhân hiếm gặp gây nhồi máu cơ tim cấp và cho đến nay vẫn chưa có các hướng dẫn lâm sàng cụ thể điều trị bệnh lý này. Các bệnh nhân bóc tách động mạch vành nguyên phát thường trẻ tuổi, có thể liên quan đến thai kỳ và ít có các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn mỡ máu. Điều trị nội khoa bảo tồn thường được lựa chọn cho các bệnh nhân có lâm sàng ổn định và không có tình trạng thiếu máu cơ tim hay rối loạn huyết động tiến triển trong khi can thiệp mạch vành chỉ đặt ra ở các đối tượng có tình trạng lâm sàng không ổn định. Chúng tôi báo cáo một tình huống được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp do bóc tách động mạch vành nguyên phát liên quan đến thai kỳ được điều trị thành công bằng can thiệp đặt stent mạch vành và thảo luận về cách điều trị cho những bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kim E. S. H. (2020) Spontaneous Coronary-Artery Dissection. N Engl J Med. 383(24), pp.2358-2370.
2. Smilowitz N. R., Gupta N., Guo Y., Zhong J., Weinberg C. R., Reynolds H. R., et al. (2018) Acute Myocardial Infarction During Pregnancy and the Puerperium in the United States. Mayo Clin Proc. 93(10), pp.1404-1414.
3. Hayes S. N., Tweet M. S., Adlam D., Kim E. S. H., Gulati R., Price J. E., Rose C. H. (2020) Spontaneous Coronary Artery Dissection: JACC State-of-the-Art Review. J Am Coll Cardiol. 76(8), pp.961-984.
4. Kaddoura R., Cader F. A., Ahmed A., Alasnag M. (2023) Spontaneous coronary artery dissection: an overview. Postgrad Med J. 99(1178), pp.1226-1236.
5. Byrne R. A., Rossello X., Coughlan J. J., Barbato E., Berry C., Chieffo A., et al. (2023) ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes. Eur Heart J. 44(38), pp.3720-3826.
6. Rogowski S., Maeder M. T., Weilenmann D., Haager P. K., Ammann P., Rohner F., et al. (2017) Spontaneous Coronary Artery Dissection: Angiographic Follow-Up and Long-Term Clinical Outcome in a Predominantly Medically Treated Population. Catheter Cardiovasc Interv. 89(1), pp.59-68.
7. Vongbunyong K,, Chua F,, Ghashghaei R. (2023) Pregnancy-related spontaneous coronary artery dissection: a rare cause of acute coronary syndrome in the third trimester. BMC Cardiovasc Disord. 23(1), p.292.
8. Saw J., Humphries K., Aymong E., Sedlak T., Prakash R., Starovoytov A., et al. (2017) Spontaneous Coronary Artery Dissection: Clinical Outcomes and Risk of Recurrence. J Am Coll Cardiol. 70(9), pp.1148-1158.