NHẬN XÉT KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VIÊM PHÚC MẠC DO THỦNG TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Nguyễn Quang Huy1,, Phan Lương Huy1, Lê Nguyễn Trường Giang1, Trần Thị Mai Linh1
1 Bệnh viện 115, TP Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phúc mạc do thủng túi thừa đại tràng và nhận xét kết quả sớm điều trị phẫu thuật viêm phúc mạc do thủng túi thừa đại tràng tại Bệnh Viện Nhân Dân 115 từ năm 2020 – 2022. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Có 38 bệnh nhân,  tỉ lệ nam/nữ là 2,13; 26 TH thủng TTĐT trái và 12 TH thủng TTĐT phải. Tuổi trung bình 58,27 tuổi. Đau bụng là triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất (100%). Vị trí đau bụng thường gặp nhất là đau ½ bụng dưới và dễ chẩn đoán lầm với các nguyên nhân đau bụng khác. Kết quả CT Scan chẩn đoán xác định thủng TTĐT là 76,7% và dạng tổn thương hay gặp nhất trên CT bụng là hình ảnh thâm nhiễm mỡ xung quanh ĐT (93%) và dày thành ĐT (80%). Phân độ Hinchey III (VPM phân) chiếm 63,2%. Đa số BN được cắt đoạn đại tràng và làm HMNT (42,6%), số ít được nối ruột tận – tận trong cùng một lần mổ (23,7%). Cắt và khâu vùi túi thừa và đưa chỗ thủng làm HMNT chiếm lần lượt là 10,5% và 7,9%. Tỉ lệ mổ nội soi: 21,3%, mổ mở chiếm 74,5%, và tỷ lệ chuyển từ mổ nội soi sang mổ mở là 4,3%. Số ngày điều trị trung bình sau mổ là 10,8 ± 5,9 ngày. Biến chứng sớm sau mổ có 9 BN (23,7%), trong đó 8 BN bị nhiễm trùng vết mổ và 1 BN bung thành bụng (2,6%) phải mổ lại khâu tăng cường thành bụng. Không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Chụp CT ổ bụng là phương pháp CDHA có độ nhạy cao (76,7%), giúp hỗ trợ chẩn đoán xác định trước mổ và quyết định phương pháp điều trị sớm cho BN. Điều trị phẫu thuật thủng TTĐT rất đa dạng tuỳ theo vị trí túi thừa và mức độ tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phan Tiến Mạnh, (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị bệnh lý túi thừa đại tràng có biến chứng tại bệnh viện đại học y Hà Nội, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Hoan, Nguyễn Mạnh Dũng, Đỗ Bá Hùng, Dương Văn Hải, (2018),Tạp chí Y Học TPHCM, 22 (2), tr. 513-520.
3. Nguyễn Thanh Phong, Đỗ Bá Hùng, (2016), "Kết quả phẫu thuật điều trị thủng túi thừa đại tràng", Tạp chí Y Học TPHCM, 20, tr. 283- 289.
4. Paik P S, Yun J A, (2017), "Clinical Features and Factors Associated With Surgical Treatment in Patients With Complicated Colonic Diverticulitis", Ann Coloproctol, 33 (5), pp. 178-183.
5. Angenete E, Thornell A, Burcharth J, Pommergaard H C, et al, (2016), "Laparoscopic Lavage Is Feasible and Safe for the Treatment of Perforated Diverticulitis With Purulent Peritonitis: The First Results From the Randomized Controlled Trial DILALA", Ann Surg, 263 (1), pp. 117-122.
6. Sessa B, Galluzzo M, Ianniello S, Pinto A, et al, (2016), "Acute Perforated Diverticulitis: Assessment With Multidetector Computed Tomography", Semin Ultrasound CT MR, 37 (1), pp. 37-48.
7. Abboud M. E., Frasure S. E., Stone M. B. (2016), "Ultrasound diagnosis of diverticulitis". World J Emerg Med, 7 (1), pp. 74-6.
8. Vermeulen J, Lange J F, (2010), "Treatment of Perforated Diverticulitis with Generalized Peritonitis: Past, Present, and Future", World J Surg, 34 (3), pp. 587-593.