ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT SỬ DỤNG THẦN KINH CƠ CẮN TRONG ĐIỀU TRỊ LIỆT MẶT: 85 CA LÂM SÀNG

Bùi Mai Anh1,, Trần Xuân Thạch1, Vũ Trung Trực1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Từ những năm 70 ghép thần kinh xuyên mặt đã được Smith, Anderl, Scaramelia và Tobias sử dụng để phục hồi dẫn truyền thần kinh từ nửa mặt bên lành sang bên liệt, phục hồi vận động các cơ mặt. Nhưng do đoạn ghép dài, nên đòi hỏi thời gian phục hồi dẫn truyền lâu, ngoài ra trên đường đi của đoạn ghép có 2 điểm nối cản trở hồi sinh sợi trục, do vậy kết quả phục hồi chức năng các cơ mặt bị hạn chế. Một loạt các tác giả như Sunder, Spira, Conley và Backer đã sử dụng thần kinh cơ cắn (TKCC) như nguồn vận động thay thế thần kinh mặt bị liệt với kết quả rất khả quan và ít di chứng nơi cho. Tuy nhiên, đây là phương pháp chuyển (hay mượn) thần kinh nên để có được kết quả tốt nhất việc tập phục hồi chức năng chiếm vai trò khá quan trọng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng cắt ngang trên 85 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị liệt mặt bằng sử dụng nguồn TKCC từ 2015-2023. Bệnh nhân được chia thành 02 lô: Tổn thương thần kinh VII dưới 24 tháng và Tổn thương thần kinh VII trên 24 tháng. Bệnh nhân được hướng dẫn tập phục hồi chức năng với các bài tập theo từng giai đoạn. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động ở giai đoạn sớm từ 3-6 tháng sau phẫu thuật và kết quả xa tính từ sau 6 tháng đến thời gian kết thúc nghiên cứu dựa trên các thang điểm FNGS 2.0 và Chuang’s smile excursion score. Kết quả: Từ 2015-2023 có 85 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị liệt mặt bằng sử dụng nguồn TKCC. 45 bệnh nhân tổn thương thần kinh VII dưới 24 tháng, 40 bệnh nhân tổn thương thần kinh VII mạn tính. Đánh giá mức độ tập phục hồi chức năng trước gương theo hướng dẫn: < 3 lần/ngày: 57,6%; > 3 lần/ngày: 42,4 %. Kết quả phục hồi chức năng: Kết quả gần: thời gian xuất hiện co cơ đầu tiên trung bình là 3,8 tháng; Kết quả xa theo thang điểm FNGS 2.0: bệnh nhân đạt độ II chiếm 74,1%, độ III chiếm 20% và độ IV 5,9%; biên độ vận động miệng bên liệt trung bình: 8,5 mm, cười tự phát không cắn khít hàm đạt 41,2%. Kết luận: Từ kết quả này cho thấy tính ưu việt của phương pháp trong tái dẫn truyền thần kinh nhằm phục hồi vận động cơ mặt, việc tập phục hồi chức năng khá đơn giản và mang lại thời gian phục hồi sớm với di chứng nơi cho thần kinh là tối thiểu nhất so với các phương pháp chuyển thần kinh khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Anderson, R.G., Facial nerve disorder and surgery Select reading and Plastic surgery 2006. 10(14).
2. Chwei-Chin Chuang, D., et al., Comparison of Functional Results After Cross-Face Nerve Graft-, Spinal Accessory Nerve-, and Masseter Nerve-Innervated Gracilis for Facial Paralysis Reconstruction: The Chang Gung Experience. 2018. 1.
3. Bermudez, L.E. and L.E. Nieto, Masseteric-facial nerve anastomosis: case report. J Reconstr Microsurg, 2004. 20(1): p. 25-30.
4. Spira, M., Anastomosis of masseteric nerve to lower division of facial nerve for correction of lower facial paralysis. Preliminary report. Plast Reconstr Surg, 1978. 61(3): p. 330-4.
5. Bradbury, E., W. Simons, and R. Sanders, Psychological and social factors in reconstructive surgery for hemi-facial palsy. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 2006. 59(3): p. 272-278.
6. Buendia, J., et al., Functional and anatomical basis for brain plasticity in facial palsy rehabilitation using the masseteric nerve. Journal of Plastic, Reconstructive & Aesthetic Surgery, 2016. 69(3): p. 417-426.
7. Biglioli, F., et al., Masseteric–facial nerve anastomosis for early facial reanimation. Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, 2012. 40(2): p. 149-155.
8. Manktelow R.T., Z.R.M., Facial Paralysis. Current therapy in Plastic surgery 2006 Saunders Elsevier 1600 John F.Kennedy Blvd Ste 1800 Philadelphia, PA 19103-2899 194-202.
9. Biglioli, F., et al., Recovery of emotional smiling function in free-flap facial reanimation. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery, 2012. 70(10): p. 2413-2418.