ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN THIẾU MÁU CHI DƯỚI TRẦM TRỌNG

Nguyễn Mạnh Chiến1,, Lê Văn Trường2, Nguyễn Trọng Tuyển2, Hoàng Văn1, Nguyễn Đình Hiến3, Hoàng Minh Lợi1
1 Bệnh viện Tim Hà Nội
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thiếu máu chi dưới trầm trọng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, mô tả các đặc điểm lâm sàng của 119 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu chi dưới trầm trọng, nhập viện từ tháng 01/2018- 03/2023 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 73,7 ± 10,7, nhóm tuổi thường gặp nhất là 60-79 tuổi, nam giới chiếm chủ yếu (73,1%). Yếu tố nguy cơ hay gặp là tăng huyết áp (79,8%), đái tháo đường type 2 (36,1%), rối loạn chuyển hóa lipid máu (43,7%), hút thuốc lá (35,3%). Tổn thương thường gặp ở cả hai chân (65,5%). Giai đoạn bệnh theo Rutherford cho thấy Rutherford loại 5 chiếm chủ yếu với tỉ lệ 53,9%. Có 52,9% số bệnh nhân có tình trạng loét/hoại tử ở chân, vị trí loét hay gặp là ở ngón chân. Kết luận: Thiếu máu chi dưới trầm trọng thường gặp ở người cao tuổi, có nhiều yếu tố nguy cơ, biểu hiện lâm sàng thường nặng, có thể có loét/hoại tử.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hưng Đoàn Quốc (2006), Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ngoại khoa bệnh động mạch chi dưới mạn tính do vữa xơ động mạch, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Conte Michael S, Bradbury Andrew W, Kolh Philippe, et al. (2019). Global vascular guidelines on the management of chronic limb-threatening ischemia. European Journal of Vascular and Endovascular Surgery, 58(1): S1-S109. e33.
3. Trần Đức Hùng (2016), Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính bằng phương pháp can thiệp nội mạch, Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y.
4. Lương Tuấn Anh (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị can thiệp nội mạch bệnh động mạch chi dưới mạn tính khu vực dưới gối, Luận án tiến sỹ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108.
5. Lê Đức Tín (2022), Đánh giá kết quả nong bóng và đặt giá đỡ nội mạch trong điều trị tắc động mạch chậu TASC II A, B, Luận án tiến sỹ y học, Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
6. Tan M.L., Feng J., Gordois A., et al. (2011), “Lower extremity amputation prevention in Singapore: economic analysis of results”, Singapore Med J, 52(9), pp. 662-8.
7. Hoàng Dương Đức (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và siêu âm Doppler ở bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mạn tính, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
8. Trần Công Quyền, Hồ Khánh Đức, Hồ Nam và cs (2006), “Kết quả điều trị thiếu máu mạn tính chi dưới tại Bệnh viện Bình Dân”, Y học Việt Nam, (Số đặc biệt), tr. 169-79.