HỖ TRỢ DINH DƯỠNG NHÂN TẠO TẠI NHÀ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lương Văn Đến1,, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên1,2, Thân Hà Ngọc Thể1,2, Nguyễn Ngọc Bích2, Phạm Duy Quang3
1 Bệnh viện Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phần lớn bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và gia đình bắt đầu có nhu cầu cần hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo tại nhà khi đối diện với thực tế lượng thức ăn tiêu thụ qua đường miệng giảm sút. Hỗ trợ dinh dưỡng tại nhà hay rộng hơn là chăm sóc giảm nhẹ tại nhà giúp giảm tải cho hệ thống y tế, thực hiện được nguyện vọng của bệnh nhân muốn được chăm sóc, ra đi bên cạnh người thân. Nhu cầu và mô hình chăm sóc dinh dưỡng tại nhà ngày càng gia tăng và mở rộng ở các nước trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam chưa được nghiên cứu rõ ràng dẫn đến việc thực hiện gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu: Khảo sát nguyện vọng hỗ trợ dinh dưỡng tại nhà và yếu tố liên quan đến bệnh nhân cao tuổi bị ung thư giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến hành trên 160 người cao tuổi bệnh ung thư giai đoạn cuối điều trị tại khoa Lão-Chăm sóc giảm nhẹ chuẩn bị xuất viện tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 12/2019 đến 05/2021. Chúng tôi thu thập các đặc điểm về dân số, nguyện vọng hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo tại nhà và các yếu tố liên quan. Kết quả: Nguyện vọng được hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo tại nhà là 42,5%, trong đó có 47,5% bệnh nhân muốn được dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Nhu cầu dinh dưỡng nhân tạo tại nhà có liên quan đến những yếu tố liên quan như số bệnh đồng mắc (OR, 2,72; KTC95% 1,05-7,04, p = 0,031); biết tiên lượng sống (OR=2,66; p=0,004; KTC95% 1,33-5,34); khả năng tự chi trả chi phí y tế (OR=3,45; p=0,009; KTC95% 1,28-9,20); gánh nặng tài chính cho y tế (OR=3,74; p=0,005; KTC95% 1,40-9,96) và phương thức hỗ trợ dinh dưỡng (OR=2,76; p=0,002; KTC95% 1,41-5,38). Kết luận: Nhu cầu được hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo tại nhà đang gia tăng. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến các đặc điểm bệnh nhân như bệnh đồng mắc, tiên lượng sống còn, khả năng tài chính và phương thức hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhân khi thiết lập dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ dinh dưỡng nhân tạo tại nhà.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Connor S. Global Atlas of Palliative Care 2nd Edition. Worldwide Palliative Care Alliance; 2020.
2. Gandy J, Elridge L, Power J, eds. Palliative care and terminal illness. In: Manual of Dietetic Practice. 5th edition. Wiley-Blackwell; 2014.
3. Arends J, Strasser F, Gonella S, et al. Cancer cachexia in adult patients: ESMO Clinical Practice Guidelines☆. ESMO Open. 2021;6(3):100092. doi:10.1016/j.esmoop.2021.100092
4. Balstad TR, Løhre ET, Thoresen L, et al. Parenteral Nutrition in Advanced Cancer: The Healthcare Providers’ Perspective. Oncol Ther. 2022; 10(1):211-223. doi:10.1007/s40487-022-00189-1
5. Phan Cảnh Duy, Nguyễn Minh Hành, Nguyễn Dư Quyền, Huỳnh Thị Minh Châu, Lê Hồ Xuân Thịnh, Mai Xuân Hào. Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ tại nhà và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tại Khoa Ung bướu-Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở II. Journal of Clinical Medicine- Hue Central Hospital. 2020; (65):89-95. doi:10.38103/jcmhch.2020.65.13
6. Furuya J, Suzuki H, Hidaka R, et al. Factors affecting the oral health of inpatients with advanced cancer in palliative care. Support Care Cancer. 2022;30(2): 1463-1471. doi:10.1007/ s00520-021-06547-5
7. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(3): 209-249. doi:10.3322/ caac.21660
8. Thayyil J, Cherumanalil J. Assessment of Status of Patients Receiving Palliative Home Care and Services Provided in a Rural Area—Kerala, India. Indian journal of palliative care. 2012;18:213-218. doi:10.4103/0973-1075.105693
9. May P, Garrido MM, Cassel JB, et al. Palliative Care Teams’ Cost-Saving Effect Is Larger For Cancer Patients With Higher Numbers Of Comorbidities. Health Aff (Millwood). 2016;35(1): 44-53. doi:10.1377/hlthaff.2015.0752
10. Guest JF, Panca M, Baeyens JP, et al. Health economic impact of managing patients following a community-based diagnosis of malnutrition in the UK. Clin Nutr. 2011;30(4):422-429. doi:10.1016/ j.clnu.2011.02.002