MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ AXIT URIC HUYẾT THANH VỚI CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN VẢY NẾN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả mối liên quan giữa nồng độ ãit uric huyết thanh với các đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân vẩy nến. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 240 bệnh nhân vẩy nến được điều trị tại Bệnh viện Da liệu Trung ương. Kết quả: 28,3% bệnh nhân vẩy nến có tăng nồng độ axit uric huyết thanh. Nam giới mắc bệnh vẩy nến có tỷ lệ tăng axit uric cao hơn nữ giới. Không có mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh và tuổi khởi phát bệnh vảy nến với mức độ tăng nồng độ axit uric huyết thanh. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ bệnh nhân có tăng axit uric huyết thanh giữa nhóm bệnh mức độ nhẹ, vừa và nặng. Chỉ số BMI và PASI là hai yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tăng axit uric huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến với các chỉ số lần lượt là: OR =1,1 (95% CI: 1,1-1,3) và OR = 1,2 (95% CI: 1,1-1,2). Kết luận: có mối liên quan giữa mức độ tăng nồng độ axit uric với các đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vẩy nến
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đặc điểm lâm sàng, nồng độ axit uric, bệnh nhân vẩy nến.
Tài liệu tham khảo

2. Kwon H.H., Kwon I.H., Choi J.W. et al (2011). Cross-sectional study on the correlation of serum uric axit with disease severity in Korean patients with psoriasis. Clinical and Experimental Dermatology, 36, 473-478.

3. Lai T.L., Cheuk W.Y., Pui Y.W. et al (2018). Hyperuricemia in Asian psoriatic arthritis patients. International Journal of Rheumatic Diseases, 21, 843-849.

4. Kwon H.H., Kwon I.H., Choi J.W. et al (2011). Cross-sectional study on the correlation of serum uric axit with disease severity in Korean patients with psoriasis. Clinical and Experimental Dermatology, 36, 473-478.

5. Paolo G., Giovanni T., Anna C. and Giampiero G. (2013). Hyperuricemia in patients with chronic plaque psoriasis. Journal of the American Academy of Dermatology, 70(1), 127-130.

6. Andrea P., Zanetti G., Padovan S., Patrizia Bertoli, C. Veller Fornase, R. Cipriani, G. B. Ambrosio, S. Zamboni and A. Pagnan (1987). Relationship between body weight and bood pressure and some metabolic parameters in psoriasis patients. Bririst Journal of Dermatology, 8, 191-194.

7. Berna S., Bahar S.D., and Teoman E. (2017). Impact of Elevated Serum Uric Axit Levels on Systemic Inflammation in Patients With Psoriasis. Angiology, 68(3), 266-270.
