ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI MỘT BỆNH VIỆN Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2022 – 2023

Nguyễn Thắng1,, Hoàng Phước Sang2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BPTNMT năm 2018 của Bộ y tế cần chỉ định kháng sinh ở những bệnh nhân có đợt cấp BPTNMT mức độ trung bình hoặc nặng. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh hợp lý là vấn đề cần được quan tâm trong tình hình đề kháng kháng sinh hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm sử dụng kháng sinh và tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý trong đợt cấp BPTNMT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 224 bệnh nhân điều trị nội trú mắc đợt cấp BPTNMT và được sử dụng kháng sinh tại một bệnh viện ở khu vực đồng bằng sông cửu long trong khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến 03/2023. Kết quả: Cephalosporin là nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất (47,9%), phác đồ sử dụng kháng sinh ban đầu chủ yếu là phối hợp (91,1%). Có 93,3% bệnh án có lựa chọn kháng sinh hợp lý, 72,8% bệnh án có kháng sinh sử dụng liều dùng hợp lý, 64,3% bệnh án sử dụng kháng sinh có tần suất hợp lý và 64,7% bệnh án không có tương tác thuốc của kháng sinh ở mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ sử dụng kháng sinh hợp lý chung là 40,6%. Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cung cấp một cách nhìn khách quan về sử dụng kháng sinh hợp lý trong đợt cấp BPTNMT ở góc độ Dược lâm sàng. Từ đó giúp sử dụng kháng sinh hợp lý, hiệu quả và an toàn hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Moghoofei, Mohsen, et al., Bacterial infections in acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease: a systematic review and meta-analysis. Infection, 2020. 48(1): p. 19-35.
2. Vollenweider, D.J., et al., Antibiotics for exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease. Cochrane Database Syst Rev, 2018. 10(10): p. Cd010257.
3. WHO. Antimicrobial resistance. 2021 28/01/2023; Available from: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/antimicrobial-resistance.
4. Ngô Trần Ái Linh, Khảo sát đặc điểm sử dụng kháng sinh điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang năm 2020. Luận Văn Thạc sĩ Dược học, 2021.
5. Ma, Yiming; Huang, Ke; et al., Real-world antibiotic use in treating acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease (AECOPD) in China: Evidence from the ACURE study. 2021. 12.
6. Nguyễn Văn Đồng, Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Hưng Yên năm 2019. Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, 2019.
7. Vương Ngọc Thắng, Lý Quốc Trung, Thạch Thị Thanh Thảo, Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp tại một Bệnh viện ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long năm 2018 - 2019. 2019.
8. Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Phạm Thành Suol và cộng sự, Tương tác thuốc trong đơn thuốc điều trị ngoại trú - nội trú và yếu tố liên quan tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2022(51): p. 236-244.